Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Chuyện tình cảm động của cặp vợ chồng mù

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 58114
 01/08/2010



Chuyện tình cảm động của cặp vợ chồng mù
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Một cô gái mù, một chàng trai mù đã bỏ gia đình dắt nhau lang thang cốt để được bên nhau. Họ đã vượt qua biết bao rào cản, sóng gió để đến được với nhau.



Tôi bước vào ngôi nhà cấp bốn ở cuối xã Thiên Hương (Thủy Nguyên, Hải Phòng), thấy chỉ có hai chiếc giường, chiếc bàn thờ, chiếc bàn uống nước cũ kỹ và ba chiếc ghế thì hai chiếc gãy chân. Anh Trần Mạnh Thư bắt đầu câu chuyện từ hoàn cảnh đau thương của mình.

Trần Mạnh Thư sinh năm 1971, trong một gia đình nghèo khó. Bố biền biệt ở chiến trường, mẹ bệnh tật không chăm nổi hai anh em Thư, nên cứ để vạ vật, mặc hai đứa lớn lên như cây cỏ.

Năm lên 3 tuổi, Thư bị sởi. Không được điều trị kịp thời, bệnh chạy vào trong gây ra tai biến. Trận tai biến đó đã khiến đôi mắt đẹp đẽ của Thư cứ dại dần, nhìn kém, rồi mù hẳn.

Người cha phục vụ trong quân đội không yên lòng về người vợ ốm yếu, đứa con bệnh tật, nên xin về một cục. Ông đưa con trai đi chạy chữa khắp nơi, chữa cả Đông lẫn Tây y, song không có kết quả. Bác sĩ ở một bệnh viện lớn bảo cứ đưa Thư về nuôi dưỡng cho lớn, có sức khỏe, rồi tiến hành mổ mắt sau.

Nhưng rồi, bệnh mẹ Thư mỗi ngày một nặng, khiến kinh tế gia đình suy kiệt. Năm 1995 bà mất. Bố Thư lo nghĩ nhiều, làm việc quá sức nên cũng mắc đủ thứ bệnh. Nặng nhất là viêm phổi mãn tính, ho sù sụ suốt ngày đêm. Gia cảnh khó khăn như thế, nên bố mẹ không còn sức quan tâm đến đôi mắt của Thư nữa.


Nỗi đau lớn nhất ập xuống ngôi nhà đầy bất hạnh này, đó là vào năm 2005, người em trai, là trụ cột gia đình của Thư đã mất tích ngoài biển cả trong một chuyến hải hành. Em trai Thư mất đi, không để lại cái gì, không vợ, không con, không cả xác.

Cuộc sống khó khăn, năm 1991, bố mẹ đã gửi Thư xuống Trường thanh thiếu niên mù Hải Phòng để học văn hóa, sau đó về một cơ sở của người mù để học nghề. Với đôi bàn tay khéo léo, Thư làm được mọi việc, từ đan các loại chổi đót, chổi lông, tăm tre, thảm lót, võng dù, thậm chí khoét sáo. Những chiếc tiêu, sáo trúc do Thư làm ra âm thanh rất chuẩn. Tiếng sáo của Thư cũng làm mê đắm lòng người.

Một lần, ấy là vào năm 2000, khi đang ôm một bó chổi đót trước ngực, vai đeo đầy túi tăm tre, sáo trúc cùng một số người mù trong Hội Người mù TP Hải Phòng về một trường học ở huyện An Dương bán hàng, thì Thư va vào một cô gái. Cả hai cùng ngã chỏng chơ giữa đường. Cô gái vừa xuýt xoa kêu đau vừa bảo: “Trời ạ! Anh không nhìn thấy em à?”. Thư đáp: “Xin lỗi cô, tôi bị mù từ nhỏ, nên không nhìn thấy gì cả!”. Cô gái cũng vội vàng cất lời: “Em cũng bị mù bẩm sinh, em đang đi bán chổi đót”.

Thế là hai người quen nhau…

Cuộc đời của cô gái Phí Thị Tuất, sinh năm 1982, ít hơn Thư 11 tuổi, cũng bị kịch không kém gì anh. Quê Tuất ở xóm Kim Sơn, xã Lê Thiện (An Dương, Hải Phòng).

Mẹ Tuất bị mù từ nhỏ. Ông bà cũng chắp nối cưới cho mẹ cô một người đàn ông, gọi là có một tấm chồng. Thế nhưng, khi Tuất vừa lọt lòng, cha cô trông thấy đôi mắt cứ nhắm tịt, biết rằng con gái cũng mù bẩm sinh như mẹ, nên ông đã bỏ đi biệt tích. Đến giờ cũng không rõ ông phiêu bạt ở đâu, còn sống hay đã chết.

Sau lần đâm nhau ngã chỏng chơ ngoài đường, hai người trở nên thân quen, thành bạn tốt, rồi tình yêu nảy mầm.


Một hôm, Thư thông báo với gia đình: “Chiều nay, con sẽ đưa con dâu tương lai về giới thiệu với mọi người”. Cha Thư vui lắm. Không ngờ cậu con trai mù lòa của mình lại lấy được vợ. Ông lo nhất cho Thư. Một ngày nào đó, ông mất đi, không biết ai sẽ chăm sóc cho đứa con mù lòa của mình.

Chiều hôm ấy, gia đình, họ hàng tụ tập đông đủ để xem mặt con dâu, cháu dâu tương lai. Cả nhà đã chết lặng khi thấy Thư dẫn về một cô gái mù.

Thư tươi vui rạng rỡ giới thiệu người sẽ làm vợ anh trong tương lai. Dứt lời giới thiệu, không thấy ai nói gì. Không gian trở nên ngột ngạt. Cuối cùng, cha Thư cất lời với Tuất: “Cháu ạ! Bác công nhận cháu là một cô gái xinh đẹp, nết na. Nhưng điều bác cần là một cô gái mắt sáng, dù không đẹp, không tốt nết như cháu”. Rồi ông quay sang nói với con trai: “Dù đôi mắt con mù, nhưng suy nghĩ của con hãy sáng suốt lên. Con chỉ có một lựa chọn, là gia đình, hoặc cô gái kia”.

Tuất khóc nức nở, nhao ra khỏi nhà, hốt hoảng chạy, ngã dúi ngã dụi. Thư cũng bỏ mặc gia đình, chạy theo người yêu.

Điều đau khổ nhất là khi Tuất dẫn Thư về nhà mẹ đẻ, mẹ đẻ Tuất cũng như toàn thể gia đình đều quyết liệt phản đối. Dù bị mù, song Tuất là một cô gái khá xinh xắn. Gia đình mong Tuất lấy được một người mắt sáng, dẫu có bị què cụt chăng nữa.

Còn tiếp
Phạm Ngọc Dương



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 taolao
 member

 REF: 511692
 01/08/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thật cảm động bạn sontunghn ơi, rồi kết thúc câu chuyện thế nào?

 

 sontunghn
 member

 REF: 513147
 01/14/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Vợ chồng mù và tổ ấm trong… chuồng bò bên sông Cấm


Đêm tân hôn của họ diễn ra tại một cái chuồng bò bên sông Cấm, dù hôi thối, song họ đã tìm thấy hạnh phúc đích thực.


Photobucket
Họ đã tìm thấy hạnh phúc từ cái chuồng bò ngoài bãi sông.

Không được gia đình hai bên ủng hộ, nhưng Thư và Tuất quyết tâm đến với nhau. Cơ sở sản xuất chổi đót, tăm tre, nơi Thư sống và làm việc đã đứng ra tổ chức lễ cưới cho hai người. Khách mời trong lễ cưới toàn là người mù và người mắt kém. Chỉ có vài mâm cơm đạm bạc mà hai người nên vợ, thành chồng.

Cưới xong, mọi người hỏi: “Thế hai đứa ở đâu? Đã có chỗ ở chưa? Chỗ tập thể đông đúc thế này vợ chồng ở sao tiện?”. Thư bảo: “Mọi người yên tâm, vợ chồng tôi thuê được một căn phòng nhỏ rồi”. Nói vậy cho đỡ tủi, chứ thực ra, vợ chồng Thư làm gì có tiền mà thuê nhà.

Tổ chức cưới xong, hai vợ chồng dắt díu nhau rời cơ sở sản xuất tăm tre, chổi đót. Hai đứa dắt nhau dò dẫm đi trên đê sông Cấm. Nghĩ tủi thân cho phận mình, nên vừa đi vừa khóc nức nở. Đúng lúc đó, một người đàn ông tiến đến hỏi: “Hai đứa chúng mày làm sao mà đêm hôm kéo nhau ra đây khóc lóc. Chúng mày không sợ bọn nghiện giết à?”. Sau khi biết hoàn cảnh hai kẻ mù lòa, người đàn ông tên Vinh bảo: “Hai đứa chúng mày yên tâm, tao sẽ lo chỗ ở miễn phí cho”.

Photobucket
Bé Trần Thu Trang cũng mù bẩm sinh như cha mẹ.

Tối hôm đó, ông Vinh dẫn vợ chồng Thư đến trạm thoát nước bên sông Cấm và bảo: “Đây là cái trạm thoát nước, lẽ ra tao ở trạm trông nom cái cống thoát nước này, nhưng nhà tao ở gần đây, nên tao biến cái trạm này thành chỗ nhốt bò. Giờ tao sẽ xua bò ra, nhường cái trạm thoát nước này cho hai đứa ở”.

Ông Vinh là bảo vệ trông nom cống thoát nước. Do đất bãi rộng, nên ông tranh thủ trồng chuối và nuôi bò. Ngày ông thả bò xuống bãi, đêm ông nhốt chúng vào trạm. Thương vợ chồng mù mới cưới không có nhà ở, ông Vinh đã xua đàn bò ra vườn chuối, nhường cái trạm rộng 10m2 này cho đôi uyên ương. Ông múc nước xối phân bò ra ngoài, rồi ôm rơm trải xuống nền nhà thành đệm. Hôm sau, ông dựng tạm một cái lán nhỏ ngoài bãi sông để nhốt bò.

Thế là, đêm tân hôn của cặp vợ chồng mù diễn ra ở chuồng bò…

Nhớ lại những ngày ấy, Thư kể: “Người mù thì thường thính nhạy cái khác anh ạ. Dù chú Vinh và bọn em đã lau dọn rất kỹ, song suốt cả tháng trời, vợ chồng em vẫn không chợp mắt được vì mùi phân bò cứ xộc vào mũi. Sáng hôm sau, hai đứa ra khỏi nhà, vẫn ngửi thấy mùi phân bò đượm ở quần áo. Nhưng ở mãi rồi quen, mùi phân bò cũng hết dần”.

Hạnh phúc đã nảy mầm khi Tuất mang bầu. Thế nhưng, buồn thay, cô con gái đầu lòng Trần Thu Trang lại cũng giống mẹ và bà ngoại, bị mù bẩm sinh. Những ngày vượt cạn là những ngày gian khổ, khó khăn nhất. Cũng may mà mẹ đẻ Tuất bỏ qua giận hờn, xuống Hải Phòng trông nom giúp, để hai vợ chồng còn đi bán hàng rong kiếm sống, nuôi con. Trong cái trạm thoát nước nhỏ xíu ven sông ấy, có tới 3 thế hệ với 4 người mù sinh sống.

Hạnh phúc đã vỡ òa trong căn phòng vốn là chuồng bò ven sông khi Tuất sinh hạ bé gái nữa. Cháu bé có cái tên rất đẹp Trần Kiều Anh hoàn toàn bình thường, không bị mù bẩm sinh như chị nó. Thư bảo với tôi: “Hai đứa em đã bàn tính, nếu đứa thứ hai mà mù nốt, thì sẽ gửi chúng cho Nhà nước nuôi, rồi nhảy xuống sông Cấm cho xong. Cũng may mà cháu không bị mù, nên vợ chồng em còn hy vọng để sống”.

Năm 2005, biển cả cướp mất người con trai, vợ thì đã mất từ chục năm trước, một mình cô quạnh, thương con, nên mới đây, cha Thư đành xuống nước, gọi vợ chồng Thư về. Người chủ tàu trợ cấp cho gia đình 30 triệu đồng để làm tang ma cho em trai Thư. Số tiền ấy, cha Thư dùng để dựng một ngôi nhà cấp bốn nho nhỏ để vợ chồng Thư ở.


Photobucket
Hàng ngày, chị Tuất phải đẩy xe bán hàng rong kiếm sống.

Nhà có hai sào ruộng, cha Thư dành cả cho hai vợ chồng. Vợ bị mù bẩm sinh, Thư mù từ khi lên ba tuổi, nên không thể hình dung nổi cây lúa thế nào, càng không biết làm ruộng. Mấy ngày liền các anh chị họ dẫn hai vợ chồng ra ruộng hướng dẫn cách nhổ mạ, cấy lúa, tuy nhiên, không nhìn thấy gì, nên cấy chẳng ra hàng lối, tý tý lại ngã chỏng chơ giữa ruộng. Làm riết rồi cũng quen, giờ hai vợ chồng mù cày cấy thoăn thoắt.

Để “làm giàu”, Thư mạnh dạn vay quỹ của Hội Người mù Hải phòng được một triệu, vay thêm họ hàng, làng xóm được tổng cộng 4 triệu nữa, rồi mượn ngôi nhà bỏ không của một chị hàng xóm để mở cơ sở tẩm quất người mù.

Vợ chồng đánh tẩm quất đều giỏi, nhưng vì địa điểm đặt ở ngõ sâu hun hút, giữa vùng quê nghèo, nên chả mấy khi có khách. Thi thoảng có mấy ông chủ lò đúc ở xã cạnh làm việc mệt quá thì phóng xe máy tìm đến tẩm quất. Người dân trong xóm toàn thợ xây và phu hồ, làm việc quần quật cả ngày mới kiếm được 50 đến 70 ngàn, nên chả ai dám tẩm quất, dù mỗi ca tẩm quất chỉ có giá 5 đến 10 ngàn đồng.

Ngoài lúc có khách gọi tẩm quất, từ sáng đến nửa đêm, Thư miệt mài làm đủ mọi việc, từ chẻ tăm, đan chổi, đan võng, bện tấm thảm lau chân…

Ngày nắng cũng như ngày mưa, nóng hầm hập cũng như rét căm căm, sáng nào Tuất cũng mò mẫm đẩy chiếc xe tự chế chứa đầy hàng hóa rời nhà qua thị trấn Núi Đèo, đi dọc quốc lộ 10 về TP. Hải Phòng. Đi một vòng quanh TP. Hải Phòng, Tuất trở về nhà đúng vào lúc nhập nhoạng tối. Thư bảo: “Đi bán hàng rong cũng như người đi câu, ngày nào khấm khá kiếm được 40-50 ngàn đồng, bình thường thì chỉ được 20-30 ngàn, cũng có ngày về không, chả được đồng nào”.

Số tiền vay tổng cộng 5 triệu đồng từ mấy năm trước để sắm thiết bị mở phòng tẩm quất với quyết tâm “làm giàu”, đến giờ hai vợ chồng mù vẫn chưa trả nợ được. Nó cứ như cái bóng, đè nặng lên tâm trí hai vợ chồng.

Với người khiếm thị, hành trình đi tìm hạnh phúc thật vô cùng khó nhọc!

Phạm Ngọc Dương



 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network