thichnghenhac
member
ID 54191
07/27/2009
|
Như kỳ vô phong
Uống rượu ở Sài G̣n hiện nay đă trở thành một hiện tượng phổ biến. Các con đường nhậu nhẹt b́nh dân nổi tiếng như Kha Vạn Cân, Lê Văn Sĩ, Thanh Đa, bờ kè kênh Nhiêu Lộc... san sát cả trăm quán nhậu đông nghẹt khách.
Ở những khu này rượu nhiều hơn bia v́ khiến người ta dễ say hơn mà giá lại rẻ hơn trong khi bia muốn ngà ngà cũng phải cả két, nhất là tại các quán lẩu dê, cầy tơ, tiểu hổ... có vô số rượu: Rượu ngâm thuốc Bắc, ngâm chuối hột, rượu rắn, rượu b́m bịp... Nhiều loại được đặt thành mỹ danh như rượu Càn Long, rượu Minh Mạng... tương truyền từ cung vua chạy ra. Hai loại rượu này rất nổi tiếng v́ hiệu quả của nó, thêm một phần chắc do sự đồn thổi về việc vua lắm vợ con. Không biết nguồn gốc của rượu Càn Long và Minh Mạng gồm những thành phần nào, nhưng thường không người nào thắc mắc bởi v́ mỗi bài thuốc ngâm rượu đều là bí mật làm ăn chẳng ai tiết lộ. Truy hỏi vô ích v́ khi đó chủ quán sẽ trịnh trọng giới thiệu trong đó gồm có mật gấu, nhung hươu, cao khỉ, sâm Cao Ly,... hạ thổ trăm năm chỉ khiến ai nấy cười x̣a.
Dĩ nhiên rượu ở quán cóc vỉa hè, quán b́nh dân không dán nhăn, không có xuất xứ... Bao giờ rượu cũng từ b́nh lớn chiết vào các chai xị nhỏ. Nói b́nh nghe cho có vẻ lịch sự chứ thật ra đó là những can nhựa vừa chứa nhiều vừa tiện vận chuyển. Khách kêu tới đâu từng chai hay bầu rượu được mang ra đủ màu trắng trong, nâu đậm, nâu nhạt, hổ phách...
Thật ra người uống dư biết toàn rượu giả, mười chai giả chín. Giả có nghĩa chỉ là nước lă pha cồn thêm hương liệu, muốn mùi nào có mùi đó, muốn vị nào có vị đó. Muốn nồng, muốn cay, muốn dịu, muốn thơm... đều sẵn. Khách biết nhưng vẫn uống do giá vừa túi tiền. Mười hai ngàn đồng một xị tha hồ uống đến say.
Dầu sao đó cũng là giá trung b́nh, nếu là khách quen th́ sẽ được chủ quán biệt nhăn mang ra chai rượu “thật”, tức là rượu trắng ngâm những thành phần rẻ tiền: trái nhàu, chuối hột, hà thủ ô ta... chẳng hạn. C̣n không bèo bèo cỡ công nhân, thợ hồ... th́ giá c̣n thấp hơn nữa, khoảng năm ngàn đồng một xị có trời mới biết đó là loại nước ǵ.
Khách muốn rượu loại nào đều được chiều ư ngay. Rượu rắn có cạp nong, hổ mang, hổ chúa hay tắc kè, hải mă... Trong b́nh rượu giơ lên xem bao giờ cũng nguyên vẹn h́nh dáng con vật hoặc nguyên củ sâm, nguyên quả táo tàu...
Những ẩm khách sành sỏi ở Sài G̣n, Chợ Lớn và các nơi có dịp đến Hóc Môn ăn nem, không ai quên được hương vị đặc biệt của rượu đế nơi này. Rượu nấu bằng gạo nếp, men ngọt, nước trong nên vị ngọt, mùi thơm và nhiều bọt. Không chỉ Hóc Môn mới nổi tiếng rượu nếp, rất nhiều địa danh khác sản xuất ra những thương hiệu lừng danh như rượu Bàu Đá ở B́nh Định, rượu Làng Vân ở Bắc Ninh, Rượu G̣ Đen-Long An...
Ngày xưa theo nguyên tắc gạo nếp nấu chín ủ với men ruợu khoảng mười ngày mới cất thành rượu, c̣n bă biến ra hèm là phần quan trọng trong thức ăn cho ḅ để ra sữa có mùi thơm. Thời kỳ khó khăn, người ta nấu rượu bằng gạo tẻ, khoai ḿ... Ngày nay hầu như không c̣n ai kỳ công nấu rượu kiểu cổ truyền đó nữa, chỉ cần nước lă pha cồn và thuốc khử mùi “Made in China” mua ở chợ Kim Biên ra giá thành độ 2,000 đồng/lít. Rượu nấu ở Củ Chi bán 15,000 đồng/lít với nồng độ khoảng 45 độ, nếu muốn ngâm thuốc th́ phải đặt làm rượu 60 độ giá 20,000 đồng.
Ở tỉnh Bắc Ninh, có những làng chuyên nấu rượu theo kiểu tiểu thủ công nghiệp: Trung b́nh mỗi nhà chứa hai thùng phuy rượu theo cách thức pha chế đơn giản, chẳng hao tốn công sức bao nhiêu: Cứ một phuy cho chảy vào một ṿi nước lă, pha với ṿi kia cồn công nghiệp 95 độ là ra sản phẩm bán từ bốn đến năm ngh́n đồng một lít. Nghĩa là mỗi ngày một nhà xuất xưởng 440 lít rượu. Trừ tiền cồn và nước lă ra một lời một rưỡi.
Rượu bán rất chạy, làm ra tới đâu bán hết tới đó, người từ các nơi nườm nượp đến mua. Sau khi mang về, họ lại tiếp tục đong can bán tiếp hay vào chai, vào b́nh, dán nhăn... biến thành rượu tổ hợp, công ty ma.
Đâu có ai biết cồn công nghiệp chứa Etanol và Metanol là những chất có thể gây tử vong tức th́ cho người uống. Vả lại chính khách hàng cũng không hề quan tâm đến chất lượng rượu như thế nào. Với tiền ít th́ người ta chỉ chú ư đến giá cả có vừa túi tiền hay không mà thôi.
Gần đây người chết v́ ruợu xảy ra dồn dập. Ở Sài G̣n thời gian qua đă có ba mươi mốt trường hợp ngộ độc rượu và mười một người chết v́ rượu.
Theo một cuộc khảo sát th́ chiếm tỷ lệ uống rượu cao nằm ở thành phần cán bộ công chức, không biết có phải do tiền của ngân sách, kinh phí nhà nước mặc t́nh phung phí. Hơn nữa tại bàn tiệc, trong lúc men say la đà, mọi người đều trở nên thân thiết khiến các hợp đồng dễ kư kết, biên bản dễ thông qua... Công chức lấy giờ công đi ăn nhậu nhiều quá nên nhiều nơi co cụm lại, không nhậu nhẹt kéo dài từ trưa đến chiều mà chỉ tạm uống vào giờ nghỉ trưa hoặc chiều tối sau giờ tan sở. Tỉnh Bến Tre đặt ra quy tắc không được say xỉn trong giờ làm việc và xét đó là một trong những tiêu chuẩn “văn minh đô thị.”
Thành phần uống rượu cũng mở rộng đủ mọi thành phần, mọi nơi chốn, mọi lư do. Người ta nhậu v́ sinh nhật, họp mặt, lên lương, rửa xe... nhưng thường th́ chẳng cần lư do ǵ cả, mà nhậu đă trở thành thói quen, một sinh hoạt quen thuộc ngày thường. Sếp lớn nhậu nhà hàng, công nhân nhậu vỉa hè; nhậu một ḿnh hay nhậu theo nhóm; nhậu toàn đàn ông, toàn đàn bà hay vừa đàn ông vừa đàn bà... Để thể hiện sự b́nh đẳng giữa nam nữ th́ không những đàn ông mà đàn bà cũng nâng ly không kém. Thành thử mấy năm gần đây xuất hiện một nghề mới là nghề đi “uống rượu.”
Khi nộp đơn xin việc chức phụ tá giám đốc nếu có phần tửu lượng cao th́ chắc chắn ứng viên sẽ được cộng thêm điểm, bởi v́ trong nhiều trường hợp giám đốc nhậu với đối tác, người phụ tá đi cùng có bổn phận uống đỡ cho giám đốc. Cô thư kư uống giỏi sẽ giúp vui cho bàn tiệc rất nhiều mà bàn nhậu lại tỏ ra đàng hoàng, không cần nhờ đến tiếp viên!
Ban ngày, các lề đường đều quang đăng v́ ḷng lề đường bị dẹp thường xuyên nhưng từ 6 giờ chiều trở đi, cảnh sát cũng hết giờ làm việc, thế là tận dụng lề đường của trường học, công sở, xí nghiệp... rộng răi, bàn ghế xếp dă chiến nhanh chóng bày ra, bếp ga, ḷ than, nồi niêu xoong chảo... nấu nướng đủ món: ḅ lá lốt, chân gà nướng... Khói bay nghi ngút tỏa mùi thức ăn thơm phức dọc đường Thành Thái, Điện Biên Phủ, Đinh Tiên Hoàng, Kha Vạn Cân... Nhậu ven đường tuy hơi bụi bặm nhưng được ngắm cảnh người xe qua lại giăng mắc, giá tại rẻ hơn trong tiệm rất nhiều v́ không chịu thuế má.
Công nhân sau một ngày làm việc vất vả th́ nhậu cũng là cách giải trí duy nhất. Không nhậu th́ họ biết làm ǵ khác. Xem báo chỉ vài phút, coi tivi một tiếng c̣n nhậu th́ lấp đầy cả mấy giờ đồng hồ với chiến hữu thân thiết. Các quán nhậu b́nh dân gần kư túc xá cũng thu hút khá nhiều sinh viên đến uống, tệ nạn cũng bắt đầu từ đấy mà ra.
Có thời gian, dân nhậu toàn uống đế lúc đế c̣n sản xuất bằng gạo, nếp, khoai ḿ... Rồi nhà máy bia dựng lên hàng loạt: nào là Huế, Khánh Ḥa, Daklak, Đà Nẵng, Tiền Giang... Sang hơn th́ uống rượu Tây đóng chai nhưng do rượu Tây đắt quá, người ta c̣n làm giả nhiều hơn rượu nội hóa. Ngày nào bà ve chai chẳng rao các xóm thu mua vỏ chai rượu cũ, nhất là nhăn ngoại quốc, ve chai mua cũng có giá lắm. Thông thường, vỏ chai rượu ngoại quốc được thu mua từ các nhà hàng, quán bar, vũ trường lớn.
Hậu quả rượu thấy liền trước mắt: bệnh hoạn, ngộ độc, tai nạn giao thông thảm khốc, ẩu đả gây trọng thương, chết người... Nhưng mặc kệ tất cả những chuyện đó, dân thành phố vẫn nhậu thản nhiên.
Nguồn: Nguyễn Thị Hàm Anh/Người Việt
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|