Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Câu lạc bộ Hội Già >> NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN NGỌC HOÀI - (Tự truyện)...

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 langdong008
 member

 ID 69240
 08/30/2011



NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN NGỌC HOÀI - (Tự truyện)...
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Thế giới vô h́nh quả là "Huyền bí" !
Mấy chục năm qua ,các nhà "Ngoại cảm" đă đóng góp công sức rất lớn trong việc t́m kiếm ,qui tập hài cốt liệt sĩ sau chiến tranh...Đă đưa hàng vạn hài cốt liệt sĩ về gia đ́nh ,quê hương ,hoặc đặt trong các nghĩa trang liệt sĩ .
Những ai chưa từng trải nghiệm th́ cũng rất khó tin vào những ǵ mà các "Nhà ngoại cảm" thấy và làm ...
"Nhà ngoại cảm" Nguyễn Ngọc Hoài -" Nguyễn Ngọc Hoài-sinh năm 1965 ,quê ở tỉnh Thái B́nh , sinh ra và lớn lên ở Điện Biên. là một trong 10 nhà ngoại cảm xuất sắc nhất trong 10 năm 1997-2007, đă được các tổ chức của Việt Nam là UIA, Viện Khoa học H́nh sự (Bộ Công an), Trung tâm Bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) tặng bằng khen ngày 21 tháng 7 năm 2007."là một trong số những nhà ngoại cảm đă đóng góp nhiều công lao trong công việc này...
Những khó khăn ,trăn trở ,nỗi niềm tâm sự và cuộc sống của "Nhà ngoại cảm" ra sao ? Xin trích giới thiệu một phần trong"TỰ TRUYỆN" của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài để các Ông-Bà trong CLB Hội già và các bạn đọc tham khảo .

***

Người ở thiên thu

Có lẽ đấng tạo hóa bày đặt ra những hiện tượng huyền bí mà con người tóm gọn lại gọi chung vào hai chữ "tâm linh". Những nghịch lí và cả tính logic trong chuyện này như một tṛ chơi ú tim để con người phải t́m phải kiếm…

Hơn một lần tôi hối tiếc rằng giá như bao nhiêu năm qua, mỗi lần tôi làm công việc t́m mộ thất lạc cho dù những lần t́m mộ đó thành công hay thất bại, tôi đều ngồi viết lại tất cả th́ bây giờ những câu chuyện của tôi sẽ được trích trong cuốn sổ “Nhật kí làm việc”. Nhưng tiếc rằng…

Hơn mười năm qua tôi đă t́m được bao nhiêu ngôi mộ? Tôi đă tiếp cận được với bao nhiêu vong hồn để t́m hài cốt? Tôi không nhớ và cũng chẳng ư thức rằng ḿnh phải nhớ.

Tôi chỉ biết t́m và t́m… Ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm lại nối năm, thông tin nối tiếp thông tin…

Với tôi trải nghiệm là tất cả.

Cuộc sống của con người là bức tranh muôn màu. Công cuộc t́m hài cốt thất lạc của tôi cũng thế, tôi đă phải trải qua bao nhiêu gian truân sóng gió trong công việc nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua. Bao nhiêu gia đ́nh là bấy nhiêu liệt sĩ, mỗi một liệt sĩ dù tôi có giúp gia đ́nh t́m được mộ hay không đều là một câu chuyện dài giúp tôi có thêm kinh nghiệm, như một bài học đă qua để rồi ngày mai tôi lại có thêm những bài học mới, bài học trong cuộc đời của một nhà ngoại cảm như tôi.

Tôi hoàn toàn mất khái niệm sự sống và cái chết của con người.

Với tôi tất cả là hiện hữu, là hoàn toàn có thực!

Tôi viết lại câu chuyện này như một món quà dành cho chính tôi khi đang làm công việc này và tôi muốn lưu tặng gia đ́nh chị Oanh, anh Mạnh và tôi sẽ gửi tặng người thân, bạn vong niên, những người tri kỉ thân thiết của tôi đă phần nào hiểu về tôi. Câu chuyện tôi kể ra đây là một trong những câu chuyện tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất. Người liệt sĩ ấy đă giúp tôi có thêm hiểu biết, dạy tôi trưởng thành lên thật nhiều trong công việc. Tôi hiểu rơ hơn về thế giới tâm linh, nơi có những con người mà chúng ta quen gọi là linh hồn đang tồn tại ở một thế giới mà tôi vẫn quen gọi là thế giới âm, thế giới bên kia.

Trong con mắt tôi, con người ở cái thế giới thứ hai họ đang tồn tại, sự tồn tại ấy thực chất là ǵ? Cần phải có cái nh́n như thế nào đối với sự tồn tại mà tôi đang hàng ngày chứng kiến? Trăn trở của tôi giống như một mớ chỉ thắt nút rối tung th́ giờ đây cùng với thời gian mọi chuyện đang dần sáng tỏ.

Công lao này là của những con người ở cơi bên kia, con người cơi bên kia vẫn đang được người ở bên này quen gọi là ma, là linh hồn, là đồng cốt, là vong, là cô hồn… nhưng tôi hiểu đó chỉ là những danh từ mà người sống đặt cho những người đă khuất. Những người đó đă giúp tôi viết lại được phần nào câu chuyện mà tôi quen gọi họ là người âm.

Với tôi, người âm cũng là con người như tất cả chúng ta.

Tôi mang ơn họ bởi họ là những người thầy dẫn dắt tôi khám phá thế giới huyền bí. Trải nghiệm này đă cho tôi nhận thức ra rằng, thế giới tâm linh là một kho tàng bí ẩn, để cho mỗi chúng ta khám phá và chiêm nghiệm, và hơn hết bất cứ nơi đâu trên thế giới này tôi đă t́m ra được “nguồn sống bất tận” từ thế giới bên kia…

Từ chuyện liệt sĩ Lê Hữu Hạc…

Đó là khoảng thời gian cuối năm 2008.

Một buổi tối như bao nhiêu buổi tối khác. Sau một ngày làm việc vất vả, tôi lại phải tiếp tục với công việc của ḿnh. Bỗng có tiếng chuông điện thoại reo, tôi cầm máy:

- A lô, tôi nghe!

Một giọng phụ nữ trầm ấm vang trong máy. Chị xưng tên và địa chỉ của chị lẫn tên của liệt sỹ mà tôi đă nhận t́m cho gia đ́nh chị. Chị hỏi tôi c̣n nhớ trường hợp của gia đ́nh chị không? Tôi không thể nhớ rơ ràng trường hợp này v́ chị gọi rất bất ngờ nên cứ ú ớ nhớ nhớ, quên quên. Tuy vậy tôi liền hỏi chị:

- Có vấn đề ǵ không chị?

Chị thông báo cho tôi biết ngôi mộ mà tôi t́m cho gia đ́nh chị đă được gia đ́nh chị mang mẫu hài cốt đi giám định AND và kết quả là… không chính xác! Chị nói thêm:

- Em dẫn t́m mộ từ xa, các đặc điểm em nêu khi gia đ́nh đi t́m là rất chính xác. Do vậy thật ḷng bây giờ chị cũng chẳng hiểu ra làm sao nữa.

Chị chào tôi rồi cúp máy.

- Anh Hải đâu? Lục t́m ngay hồ sơ liệt sỹ Lê Hữu Hạc!

Đă biết tính tôi, Anh Hải lục t́m hồ sơ theo yêu cầu của tôi. Một lúc sau Anh Hải đưa tập hồ sơ cho tôi và đứng bên cạnh chờ đợi. Con bé đă quá quen chịu đựng với mọi sự vui buồn, nóng giận bất thường trong công việc của tôi. Nó luôn là người hứng chịu. Tôi bắt Anh Hải phải nhớ cả liệt sỹ, nhớ cả người nhà liệt sỹ và mô tả nhanh để giúp tôi h́nh dung ra được trường hợp ấy… Nó lắp bắp, lí nhí trong cổ họng:

- Dạ… thưa… nhiều trường hợp quá nên con không thể nhớ nổi đây là trường hợp nào cả ạ!

Chỉ chờ có thế, tôi nổi xung với con bé. Nó đứng nép vào một góc nhà chịu trận cứ như thể kết quả giám định ADN không đúng là do lỗi của nó mà nên vậy.

Lục t́m lại toàn bộ hồ sơ và đọc kỹ lại bản báo cáo kết quả t́m mộ liệt sỹ của gia đ́nh tôi mới hiểu là: Chị Lê Thị Kim Oanh là em gái liệt sỹ Lê Hữu Hạc. Gia đ́nh trước đây đă nhờ nhà ngoại cảm Nguyễn Khắc Bảy và một cô giáo Mai (cũng là nhà ngoại cảm) nào đó t́m mộ cho liệt sỹ Hạc. Hai nhà ngoại cảm Bảy và Mai chỉ vào hai ngôi mộ khác nhau trong nghĩa trang Lộc Ninh - B́nh Phước, do vậy gia đ́nh chị Oanh đă lấy mẫu cả ở hai ngôi mộ mang đi giám định ADN. Trong khi chờ đợi kết quả giám định ADN, gia đ́nh chị Oanh đă đến văn pḥng của tôi đăng kư áp vong. Sau khi áp vong, gia đ́nh chị Oanh nhờ tôi hướng dẫn t́m mộ anh Hạc.

Sau khi nhận được thông tin từ liệt sỹ Hạc, tôi kiểm tra thấy thông tin là chính xác nên tôi nhận lời với gia đ́nh chị Oanh là sẽ hướng dẫn qua điện thoại cho gia đ́nh chị Oanh đi t́m mộ liệt sỹ Lê Hữu Hạc. Theo sự hướng dẫn của tôi, ngôi mộ tôi chỉ trùng với ngôi mộ mà cô Mai đă chỉ trước đó. Nhưng bây giờ th́ kết quả giám định ADN cho thấy cả hai ngôi mộ đều không phải hài cốt của liệt sỹ Lê Hữu Hạc.

Nhận được thông báo kết quả từ chị, tôi thật sự choáng váng!

Trong ḷng tôi trào lên nỗi cay đắng lẫn giận hờn chính bản thân ḿnh.

Trời đất ơi! Sao lại có chuyện như thế này! Trong sự dằn vặt, tôi mâu thuẫn với bản thân ḿnh. Tôi không c̣n hiểu nổi chính con người của tôi nữa. Tôi cố thuyết phục bản thân tôi rằng tôi làm công việc này cũng v́ ước muốn mong mang hạnh phúc đến cho người khác. Hạnh phúc của mọi người là hạnh phúc của tôi. Liệu tôi c̣n đủ can đảm để vượt qua sự cố tương tự như sự cố này không? V́ mang danh một nhà ngoại cảm và chính tôi là người đă chỉ mộ anh Hạc cho gia đ́nh liệt sỹ mà bây giờ tôi cũng chẳng thể hiểu nổi cái gọi là “ngoại cảm” của tôi nữa.

Tôi phải nghĩ làm sao? Tôi phải hiểu thế nào?

Trải nghiệm từ chính bản thân ḿnh, tôi tâm nguyện sẽ cho ra đời cuốn tự truyện mà tôi đă tâm huyết miệt mài viết ra cuốn sách đó. Tôi sẽ nói cho mọi người nghe về những hiểu biết của tôi với thế giới người âm và ngược lại. Tôi muốn chia sẻ cùng tất cả mọi người trong thế gian này những điều tôi thấy, những điều tôi biết. Cả những trăn trở cùng những thắc mắc, bởi nhiều năm tiếp cận với thế giới thứ hai tôi đă nhận ra rằng tất cả những buồn rầu và đau khổ tột cùng sẽ rời xa khi con người đạt đến độ khai sáng tâm linh. Nhưng giờ đây tất cả dường như lại không phải như vậy, trong trường hợp này tôi biết hiểu làm sao? Có ai hiểu cùng tôi, ai sẽ chia sẻ với tôi hay chỉ có ḿnh tôi lạc lơng giữa cuộc đời này?

Người đầu tiên mà tôi nhớ đến để “bám víu” là anh Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp khoa học tin học ứng dụng (UIA). Tôi gọi điện cho anh và vừa kể đầu đuôi vừa ấm ức khóc:

- Như thế là làm sao hả anh? Có lẽ… em… xin thôi…

Trong sự ấm ức, bức xúc tôi gọi điện thoại cho nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải và nhà báo Đinh Trần. Tôi khóc lóc và... ăn vạ:

- Có lẽ cháu bỏ… việc thôi chú ạ.

Hiểu và thông cảm cho suy nghĩ của tôi, cả ba người đều an ủi, động viên tôi hăy tiếp tục an tâm công tác.

Ngay sau đó chú Nguyễn Phúc Giác Hải và chú Đinh Trần cùng xuống văn pḥng tôi để nghiên cứu kỹ trường hợp này. Chúng tôi cùng đi đến thống nhất là sẽ bắt đầu từ việc gọi linh hồn liệt sỹ Hạc lên, cho áp vong vào thân nhân liệt sỹ để xác định nguyên nhân. Việc này rất cần có sự đồng thuận của gia đ́nh liệt sỹ. May sao, gia đ́nh chị Oanh rất quyết tâm đi theo hướng chúng tôi đă vạch ra. Sau nhiều lần áp vong đi áp vong lại, vong anh Hạc đă về nhập vào hai người em trong nhà. Anh Hạc cho biết ngôi mộ tôi và cô giáo Mai cùng chỉ đúng là có hài cốt của anh, nhưng cốt c̣n rất ít lẫn lộn với cốt của đồng đội…

Xét về mặt tâm linh th́ có thể chấp nhận thông tin của liệt sĩ, nhưng xét về khoa học th́ khả năng của tôi trong trường hợp này là không chính xác. Từ việc t́m kiếm này, gia đ́nh liệt sĩ Hạc và tôi có nhiều thời gian làm việc với nhau nên các chị em gái của liệt sĩ như đă hiểu về tôi hơn.

Tôi cảm nhận được t́nh cảm của các chị dành cho ḿnh.

Nhưng cho đến tận bây giờ, mỗi lần nghĩ về câu chuyện t́m mộ anh Hạc tôi không khỏi băn khoăn, tôi không biết nên giải thích với chính ḷng ḿnh như thế nào cho thanh thản. Công việc hàng ngày ở đây tiếp xúc với hàng trăm thân nhân liệt sỹ mỗi ngày, tôi vẫn biết có rất nhiều trường hợp không thể t́m được mộ, và tôi hiểu trong chiến tranh th́ chẳng có điều ǵ là không thể xảy ra…

Một lần, tôi bị ốm khá nặng, nằm trơ trọi một ḿnh ở văn pḥng nghĩ linh tinh, ứa nước mắt v́ bỗng thấy cô đơn cô độc. Tôi nghĩ đến cuốn sách “Chuyện về thế giới tâm linh” của nhà văn Trần Ngọc Lân.

Ông viết về các nhà ngoại cảm và những đầu đề kêu như chuông đánh, nào là biệt tài ở giữa chúng ta, nào các nhà ngoại cảm Việt Nam…

Người ta chỉ biết đến các nhà ngoại cảm, những người nổi tiếng ấy vào những lúc t́m mộ, c̣n cuộc sống thường nhật họ thường tránh tiếp cận, v́ nhà ngoại cảm là những người lập dị, người bất thường, là những ông đồng bà cốt v.v…

Lúc này, tôi mới thấy trơ trọi, bơ vơ và lạc lơng làm sao!

Tôi tủi thân quá độ. Trời cao đất dày ơi! Thánh thần ơi! Tôi là một con người, tôi chỉ là một con người như bao người khác.

Đúng lúc tủi thân nhất ấy, người em gái của liệt sĩ Hạc đến thăm. Tôi bám chặt lấy chị Oanh:

- Chị Oanh ơi, em muốn về sống ở Quảng Ninh.

Trong cơ quan lúc th́ tôi kêu việc này với sếp, lúc th́ tôi tŕnh bày cái kia. Có lần sếp Khanh phải gắt lên:

- Thế bây giờ “người thời tiết” muốn ǵ? Có phải chiều cô hơn “chiều vong” nữa không đây?

Tôi xấu hổ chẳng nói ǵ, chỉ nghĩ: “Thôi sếp thông cảm cho em đi, em cũng chẳng hiểu nổi em nữa mà!”.

Giờ tôi mới thấm câu đùa của anh Khanh “Nhà ngoại cảm là người nhạy cảm, tâm hồn th́ mong manh như lá liễu, tính t́nh th́ sớm nắng, chiều mưa, trưa nổi băo”.

Khi tôi khỏi ốm cũng là lúc chứng minh cho chị Oanh thấy nhà ngoại cảm là người có tính khí bất thường mọi lúc mọi nơi, tóm gọn là “người lập dị” . Tôi chẳng về Quảng Ninh nữa. Chị vui vẻ trách tôi:

- Tôi bắt đền cô v́ phải lo dọn pḥng cho cô về ở đây này!

Chị coi tôi như em gái, đôi khi tôi cũng làm nũng chị dài dài.

Ngẫm mới thấy “Tái ông mất ngựa” là chuyện thật.

Chị bắt đền tôi t́m giúp một trường hợp liệt sĩ của gia đ́nh anh Mạnh hàng xóm nhà chị.

Tôi vui vẻ nhận lời.

... đến liệt sĩ Lương Xuân Tách

Lần đầu tiên gặp anh Mạnh, đó là một người đàn ông trên 50 tuổi cao lớn. Chị Oanh giới thiệu anh với tôi. Ngồi bên cạnh anh Mạnh là anh Cường cùng công tác với anh Mạnh. Anh Cường nói chuyện với tôi khá lâu, trong câu chuyện tôi cảm nhận được t́nh cảm của anh Cường và sự đồng cảm sâu sắc của anh đối với việc t́m mộ liệt sĩ.

Anh Mạnh nói oang oang:

- Cô ơi! Em đă đi t́m bố em nhiều lần lắm rồi mà chưa t́m ra. Có bệnh th́ phải vái tứ phương, nhiều thày nhiều bà phán quá làm em loạn cả đầu, giờ chẳng biết đi đâu nữa chỉ biết nhờ cô thôi đấy, cô giúp gia đ́nh em với.

Nghe anh nói đă thấy đầy chất lính. Chị Oanh bảo:

- Trường hợp của chú Mạnh, cô nhất định phải t́m giúp chú ấy đấy. Chú ấy là con trai duy nhất của liệt sỹ đấy.

Tôi nói với các anh chị chuẩn bị cho một số giấy tờ của liệt sĩ th́ anh Mạnh đưa cho tôi một loạt giấy tờ liên quan đến bố anh. Hóa ra do anh Cường cũng có người anh trai là liệt sĩ nên các anh khá rơ về đường đi nước bước trước khi t́m liệt sĩ cần phải chuẩn bị những giấy tờ ǵ.

Xem xong hồ sơ về liệt sỹ, tôi tư vấn thêm cho anh Mạnh, hẹn ngày đến văn pḥng áp vong mời hương hồn bố anh về để gặp. Sau cuộc tṛ chuyện, tôi cảm nhận được sự đồng cảm, t́nh thương của chị Oanh và anh Cường đối với anh Mạnh - người con trai liệt sĩ.

Rồi ngày áp vong cũng đến. Anh Mạnh cũng như bao gia đ́nh khác tới văn pḥng làm lễ áp vong. Vong hồn liệt sĩ về nhập vào người cháu trai nhưng chỉ khóc rồi đi mất, không nói điều ǵ.

Một chút thôi, thông qua vong hồn liệt sĩ tôi biết vợ liệt sĩ c̣n sống nhưng đă đi tái giá. Có điều ǵ vướng mắc ở chỗ này? Tôi trộm nghĩ có thể là vợ của liệt sĩ không tới dự buổi cầu hồn này nên liệt sĩ không nói.

Tôi đă thấy nản. Song tôi cảm nhận được sự quyết tâm của con trai và con dâu của liệt sĩ, họ thất vọng khi không áp được vong nhưng ánh mắt hi vọng vào tôi của họ mà tôi đọc được làm cho tôi cứ thấy khổ sở và tội nghiệp cho họ. Tôi khuyên họ tiếp tục áp vong lần tiếp theo và không quên dặn anh con trai nhớ đưa mẹ anh đi dự buổi cầu vong lần tới.

Thời gian xoáy tôi vào công việc, tôi vẫn chưa sắp được lịch áp vong cho gia đ́nh anh Mạnh lần tới. Chị Oanh lại gọi điện giục tôi về việc của nhà anh Mạnh, chị hỏi hay tôi mời liệt sĩ về gặp có được không. Vâng, em sẽ nhớ! - Tôi xuề x̣a.

Ngay tối hôm đó, trước khi vào việc tiếp xúc với các vong hồn liệt sĩ, tôi lưu tâm trường hợp liệt sĩ của nhà anh Mạnh. Mở tập hồ sơ, bố anh Mạnh không có ảnh để cho tôi nhận diện.

Tôi bắt đầu mời liệt sĩ về để tiếp cận. Măi cũng không thấy liệt sĩ xuất hiện, tôi cố gắng chờ đợi, thời gian cứ chậm răi trôi qua. Căng thẳng lẫn chờ đợi khiến người tôi mệt mỏỉ, thất vọng v́ đêm nay không làm được việc ǵ tôi bỏ vào pḥng ngủ. Vậy mà nằm măi tôi chẳng thể ngủ được, thay vào đó nằm nghĩ ngợi linh tinh. Tự nhiên, tôi thấy sợ phát run lên v́ một ḿnh nằm vong vóng ở cái văn pḥng giữa cánh đồng, bốn bề vắng lặng như chùa Bà Đanh thế này.

Người đàn ông cao nhưng gầy, nhất là khuôn mặt, ánh mắt sắc lẹm, lông mày khá rậm, tuổi trạc 27, 28…

Tôi run rẩy cuống cà kê:

- Dạ… dạ… thưa chú là… chú là…

- Tôi chưa được về nước đâu, vẫn ở chỗ chôn lần đầu đấy, xương cốt c̣n ít lắm, khó t́m…

Tôi bủn rủn hết cả người. Tiếng người âm vang lạnh lùng, giọng nói gần như quát lại thêm phần nghiêm nghị. Họng tôi cứng lại, quưnh quáng chẳng nói được câu nào, đồng thời người kia cũng biến mất…

Thế là chẳng kịp hỏi thêm được ǵ, hồn vía tôi tự nhiên bay hết lên chín tầng mây.

Tôi chạy vào pḥng ngủ, lại chạy ra pḥng làm việc, nhà tắm, ngoài sân, điện bật vung lên.

Ôi sợ quá! Thỉnh thoảng lại có liệt sĩ xuất hiện kiểu này sợ chết đi được… Đă nhiều năm tôi vẫn quen với cảnh một ḿnh gặp gỡ các vong giữa đêm để được nghe người âm tâm sự, nhưng đêm nay sao cái sợ ở đâu lại kéo đến tràn ngập trong con người tôi đến thế này?

Có những khi mải mê tiếp cận với người âm trong đêm để có thông tin t́m hài cốt, những câu chuyện li ḱ, dí dỏm người âm kể cho tôi nghe khiến tôi quên hết thực tại. Tôi quên mất tôi là con người đang sống ở trần gian. Một lần tôi tiếp cận với một liệt sĩ c̣n rất trẻ, anh nói khi anh hi sinh tuổi tṛn 18, nh́n mắt anh ngân ngấn lệ tôi thương quá nên nói đùa cho anh đỡ buồn.

- Anh đẹp trai thế kia, các cô gái hồi đó nh́n thấy anh đă say anh như cù rồi anh nhỉ?

- Nghĩa là sao? Anh tṛn mắt hỏi tôi như chợt hiểu ư, anh tiếp lời:

- Anh chưa yêu ai, yêu có thích không?

Anh chờ câu trả lời của tôi nhưng lúc ấy tôi bí từ không biết nói với anh thế nào, có lẽ nh́n tôi đang ngố ngọng trước câu anh hỏi, mặc dù tôi đă trở thành bà nội mà không trả lời được câu hỏi của anh, nên anh ḅ lăn ra cười, tôi nh́n anh cười mà không sao nín cười được nên cũng khanh khách cười theo và hét lên:

- Anh ơi, đừng cười em nữa, em xấu hổ lắm, em không biết tả yêu.

Sau tiếng cười nói một ḿnh của tôi khi đó giữa đêm, mọi người trong nhà thức giấc hết, họ chạy lại pḥng tôi làm việc ngơ ngác nh́n, họ ngỡ tôi bị khùng.

C̣n tôi tới khi nh́n thấy mọi người mới giật ḿnh trở về thực tại. V́ mặc cảm với khả năng lập dị này nên tôi thường sống một ḿnh nhiều hơn. Mà sao cuộc đời tôi lại gắn với công việc chẳng giống ai thế này… Tủi phận, thương thân, nước mắt tôi lại đầm đ́a ướt gối.

Tôi chẳng giống ai, cũng chẳng ai giống tôi. Chồng con bạn bè người thân cứ thấy ḿnh như xa lạ, Tôi tự biết được ḿnh là người như thế nào, nên cố gắng sống cách biệt để khỏi ảnh hưởng tới người khác. Măc dù mọi người thân vẫn yêu thương tôi, tôn trọng tôi, nhưng tôi vẫn quá mặc cảm với công việc và con người của chính tôi. Nhiều khi tôi trộm nghĩ hay phải chăng kiếp trước tôi là con nợ của nhân gian? Kiếp này con người tôi mới sống trong t́nh trạng nửa nọ nửa kia thế này…

Ngày ngày đầy ắp công việc, việc này chưa xong việc kia đă tới. Việc nhà anh Mạnh phải áp vong lại lần nữa chứ biết sao đây. Tôi đành nhắn chị Oanh nhắc anh chăm thắp hương để vong hồn bố anh về gặp để c̣n xin đi t́m mộ.

Ánh mắt, gương mặt của liệt sĩ ám ảnh tôi…

(Mời xem tiếp ở phần "Góp ư")



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 langdong008
 member

 REF: 610479
 08/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
(tiếp theo)

Một ngày tháng 11/2009, trước khi đi công tác Quảng Ninh, tôi điện cho chị Oanh v́ lúc đó tôi chẳng nhớ nổi tên anh Mạnh nữa, tôi nhắc chuẩn bị cho tôi một số người để tối hôm sau tôi tranh thủ đến nhà áp vong liệt sĩ luôn.

Chiều hôm đó sau khi xong việc, tôi đến nhà chị Oanh. Buổi tối, tôi và chị Oanh cùng sang nhà anh Mạnh. Tôi lên thẳng pḥng thờ khấn vong liệt sĩ để tŕnh bày việc tôi đến nhà. Bất chợt, tôi nh́n thấy hai người âm về. Một người tôi nhận ra là liệt sĩ, lúc ẩn lúc hiện họ nói chuyện với nhau, nghe qua câu chuyện, tôi biết người kia là chị gái của liệt sĩ. Tôi hỏi anh Mạnh, anh xác nhận thông tin, tôi mừng quá nói gia đ́nh anh tập trung ngồi vào pḥng nhanh lên để tôi c̣n mời liệt sĩ về nhập vào một ai đó. Kết quả vong liệt sĩ nhập vào cháu gái ở quê mới ra khóc ầm ầm. Sau đó đ̣i uống rượu rồi hút thuốc. Liệt sĩ nói chuyện, đủ các thứ chuyện… đến khi anh Mạnh nhắc đến mẹ anh, tức là vợ của liệt sĩ th́ liệt sĩ mắng té tái không cho nhắc đến cái con người “bạc t́nh bạc nghĩa” đó. Tóm lại là liệt sĩ nói vợ ḿnh không ra làm sao cả.

Tôi bắt đầu thấy bực ḿnh khi nghĩ ông liệt sĩ này sao lại hẹp ḥi thế, sao ông lại vẫn c̣n ghen ghét đến mức quá tệ như thế được. Liệt sĩ đă hy sinh lâu lắm rồi, khi đó người vợ c̣n rất trẻ sao ông không thông cảm khi vợ đi bước nữa. V́ không muốn gia đ́nh và liệt sĩ lạc đề, tôi chen vào hỏi liệt sĩ về phần mộ. Mặc dù liệt sĩ đă chỉ chỗ nằm đằng trước, đằng sau, phải, trái có những cái ǵ và hy sinh như thế nào nhưng v́ tôi muốn chắc chắn nên hỏi rất kỹ khu vực hy sinh. Liệt sĩ nói đi nói lại với tôi về chỗ liệt sĩ nằm, nhưng liệt sĩ cứ chắc như đinh một câu ở chỗ đó có suối mà không có cá, tôi hỏi măi địa danh hy sinh th́ liệt sĩ nổi cáu:

- Đă bảo hy sinh ở Cánh Đồng Chum mà hỏi làm ǵ lắm thế!
Tôi bắt bẻ liệt sĩ v́ trong trích lục ghi liệt sĩ hy sinh ở Xiêng Khoảng, liệt sĩ đă quát ầm ầm khiến mọi người sợ rúm, liệt sĩ bảo tôi:

- Tôi không việc ǵ phải báo cáo với cô là tôi nằm ở chỗ nào, đầu cô c̣n xanh lắm, tôi nói với con trai tôi, Cánh Đồng Chum là chỗ bố nằm…

Rồi liệt sĩ quay về phía anh Mạnh:

- Con ơi, Mạnh ơi con nghe bố nhé, cứ đi rồi bố sẽ chỉ cho, không phải t́m bố đâu, sẽ có người t́m bố, con không được nói đưa bố về, khi bố về sẽ có cờ dong trống rước, chính phủ hai nước đưa đón bố về theo nghi lễ hoành tráng ấy chứ. Con hứa với bố, con sẽ đi vào lúc nào, phải đi đấy nhé, đi rồi bố chỉ cho…

Nghe đến thế tôi tức quá, liệt sĩ nói thế này th́ t́m làm sao được, con cái đi t́m hết cả hơi bao nhiêu năm trời, thầy bà tam tứ phen c̣n chẳng thấy mộ. Vậy mà ông liệt sĩ về cứ nói thánh tướng thế này th́ t́m làm sao được, đă thế c̣n cứ bảo con đi…

Dù rất cáu trong ḷng, nhưng tôi cố nhịn hạ giọng nịnh liệt sĩ, th́ người ta vẫn nói chiều như chiều vong mà, công việc bắt buộc tôi phải có tính nhẫn nại, nhưng lần này liệt sĩ coi như không có tôi cứ ḥ hét con cháu đi t́m, tôi nháy anh Mạnh thay đổi chiến thuật.
Anh Mạnh vào nịnh hỏi lại bố nơi ông hy sinh và trường hợp hy sinh của ông th́ ngoắt một cái, giọng ông ráo hoảnh:

- Th́ sang đó ở đơn vị buồn, buổi tối bố đi vào bản chơi nên bị phỉ nó bắn bị thương chạy rồi chết, có người Lào phát hiện chôn cất bó tăng đắp mộ bố to lắm, sang là thấy, đă bảo là việc ǵ phải t́m.

Tôi lại lăn vào hỏi:

- Bác đi cùng ai, bác bị bắn phải có người biết chứ, thế đơn vị không có kỷ luật à? Thời chiến làm sao mà vào bản chơi được, bác toàn nói dối, hay là bác không muốn về th́ thôi vậy…

Rồi tôi hạ giọng:

- Cháu nói cho bác nghe này, bác đừng có lừa cháu. Thứ nhất, người Lào mà chôn bác th́ bộ đội quy tập bác từ lâu rồi. Thứ hai, người Lào không bao giờ đắp mộ cả, bác đang nói dối. Nếu bác không muốn cho t́m th́ anh Mạnh cũng thôi luôn, đi t́m làm sao được, nghe lời bác mà đi như thế th́ chỉ có mà về không thôi, bác nói như thế này ai mà tin được, tin bác th́ có mà chết. Cháu có nhiều kinh nghiệm xương máu lắm rồi, thôi cháu chán nghe bác nói linh tinh lắm rồi, mời bác về âm cho…

Liệt sĩ quát um lên và bảo tôi không có quyền đuổi liệt sĩ v́ đây là nhà của con liệt sĩ chứ không phải nhà của tôi, rồi bảo tôi là loại trẻ ranh, không thèm nói với tôi nữa. Tức quá đi mất! Tôi lôi tay anh Mạnh ra không cho nói chuyện với liệt sĩ nữa. Anh Mạnh theo tôi đi ra nhưng liệt sĩ lao vào anh Mạnh kéo lại gào lên thảm thiết:

- Mạnh ơi! Mạnh ơi! con nghe bố đừng bỏ bố con ơi, con đừng nghe người ta, nghe bố đi con ơi đừng bỏ bố con ơi… Mạnh ơi…

Tôi kéo anh Mạnh theo, đẩy anh xuống cầu thang một cách quyết liệt, rồi tôi quay lại cho vong xuất hẳn khỏi người cháu gái.

Tôi ái ngại nh́n người cháu gái trở lại trạng thái ban đầu sau một hồi gào thét, tóc tai rũ rượi.

Tối hôm ấy khi về nhà chị Oanh, tôi và chị bàn luận trường hợp bố anh Mạnh rất lâu. Cả hai chị em chỉ biết đưa ra những câu hỏi bỏ ngỏ.

Phải rất khuya tôi mới đi nằm, nhưng tôi không sao chợp mắt được. Nghĩ lại chuyện áp vong tối nay, tôi tức ông liệt sĩ này đến phát điên lên.

Lần gọi này cũng không có mặt vợ liệt sĩ. Rất may liệt sĩ về nhập vào người cháu gái, liệt sĩ nhập về khá lâu. Theo lời liệt sĩ th́ người vợ của bác là con người vô t́nh vô nghĩa và c̣n nhiều lời lẽ rất nặng nề mà tôi cảm thấy ông thành kiến quá. Tôi thúc anh Mạnh hỏi thật kĩ về trường hợp hi sinh, nơi hi sinh cũng như đặc điểm ở nơi có mộ để đi t́m đưa về. Như hiểu được ư nghĩ của tôi vậy mà liệt sĩ nói với con ḿnh việc đi t́m hài cốt của liệt sĩ dễ như thể đi lấy mộ về vậy. Tại sao liệt sĩ không chịu hiểu cho tôi đi “t́m mộ” khác với đi “lấy mộ” rất nhiều. Nếu như t́m dễ dàng như liệt sĩ nói th́ từ trước tới nay người ta sẽ dùng câu nhà ngoại cảm đi lấy mộ chứ chẳng ai lại c̣n phải nói nhà ngoại cảm đi t́m mộ, từ “lấy” và từ “t́m” khác nhau một trời một vực mà thưa liệt sĩ, tại sao liệt sĩ cứ làm khó cho tôi và gia đ́nh đến như thế này. Vẫn biết rằng công việc gọi vong liệt sĩ lên để hỏi thông tin đi t́m mộ đă cho tôi những bài học đắt giá. Thông thường mỗi gia đ́nh gọi vong linh lên tôi không can thiệp vào việc của họ, tôi chỉ dám hướng dẫn thân nhân cách tiếp xúc và lấy thông tin để phục vụ cho việc t́m hài cốt. Chỉ khi nào tôi thấy thông tin không ổn, tôi mới vào cuộc để hỏi liệt sĩ. Tất nhiên tôi đă hỏi là phải nói tới từ “chuyên nghiệp” và các câu hỏi của tôi luôn luôn mang tính “lập luận”, v́ thế cuộc nói chuyện của tôi và liệt sĩ thành ra căng thẳng như thể căi nhau, nhiều khi cả hai cùng đánh thừng đánh chăo, có những lúc tôi như người căi vă với liệt sĩ, song tôi vẫn phải “nịnh như nịnh vong”. Cuộc gọi vong tuy thành công là gọi được vong về để gia đ́nh gặp gỡ, nhưng thông tin của vong đưa ra không đủ niềm tin cho việc t́m mộ, ôi những người âm, họ khó hiểu!

Chẳng c̣n hiểu nổi người âm ra làm sao nữa!

Liệt sĩ này là người ích kỉ, đă hi sinh rồi th́ phải thông cảm cho phụ nữ chứ! Ai lại vẫn c̣n ghen kinh khủng đến thế. Liệt sĩ nói vợ khiếp quá đi mất, nghĩ lại những lời liệt sĩ nói vừa thấy sợ lại vừa thấy tức. Ai lại gọi người đă từng là vợ ḿnh là “cái con mẹ ấy” bao giờ.

Tôi cũng chẳng hiểu liệt sĩ nghĩ sao mà cứ luôn mồm “Con không phải đưa bố về, con cứ t́m được là bố có nhà nước lo, bố là người nhà nước, bố hi sinh v́ nhiệm vụ quốc tế cao cả, bố về là nhà nước đưa rước bố về chứ không cần con đưa bố về, cả hai nước Việt - Lào tiễn đưa và tiếp đón bố về trong nghi lễ long trọng lẫn tưng bừng ấy chứ. Bố về là phải hoành tráng ấy chứ làm sao con phải đưa bố về…”

Bằng ấy câu của liệt sĩ cứ văng vẳng bên tai tôi, chẳng biết ông liệt sĩ này có hiểu được nỗi nhọc nhằn vất vả của những người đi truy t́m cũng như qui tập liệt sĩ hay không mà liệt sĩ nói cứ nhẹ như lông hồng thế không biết.

Như anh Mạnh nói th́ khu vực chôn cất liệt sĩ ngày xưa, bây giờ là cánh rừng hoang vắng rậm rạp, chỗ liệt sĩ nằm sau này bị bom chà đi đánh lại, đội qui tập đă đến tọa độ đó đào bới măi không thấy ǵ, không chắc có c̣n hài cốt của liệt sĩ hay bom bỏ bay hết cả rồi nên liệt sĩ nói thế. Chỉ mỗi việc t́m kiếm thông tin của liệt sĩ mà gia đ́nh anh Mạnh đă phải đi nhờ hết thầy nọ, cô kia, vậy mà cho tới giờ vẫn chưa có nguồn thông tin nào đáng tin cậy để làm cơ sở lên đường đi t́m liệt sĩ…

Việc đi t́m liệt sĩ đâu có phải một bước tới ngay, t́m cái thấy ngay.

Không biết liệt sĩ có hiểu cho ḷng tôi, liệt sĩ có thấu hiểu được nỗi ḷng của người thân khi đi t́m không thấy mộ, người ta sẽ sụp đổ tinh thần, v́ khi đó người thân của liệt sĩ quá ḱ vọng vào các nhà ngoại cảm.

(c̣n nữa)


 

 langdong008
 member

 REF: 610481
 08/30/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(Tiếp theo)

Bài học về t́m mộ liệt sĩ Quang Minh ở Camphuchia tôi vẫn c̣n nhớ, vẫn biết lỗi không phải do tôi nhưng cũng chính tại anh Quang Minh nhập về bắt anh Lê Thái Thọ phải đi t́m ngay. Anh Minh nói t́m dễ quá tới mức tôi có góp ư thế nào anh Thái Thọ cũng không chịu nghe, anh bảo anh phải đón bằng được bạn anh về… Để rồi đến khi anh đi không t́m thấy hài cốt anh Quang Minh lại kéo theo cả một hệ lụy, anh Thái Thọ cứ đáu đáu một điều: “Chị ơi bằng mọi giá phải t́m được bạn tôi, mong chị giúp đỡ, tôi thật sự không biết trông chờ vào đâu nữa”.

Nghe anh nói ḷng tôi đắng chát, tôi th́ biết làm sao bây giờ, có phải người liệt sĩ nào tôi cũng t́m được hài cốt đâu?

Ôi, các liệt sĩ kính mến, khi người thân có nguyện vọng đi t́m hài cốt của liệt sĩ bằng con đường tâm linh ngoại cảm th́ các thân nhân liệt sĩ đến nhờ các nhà ngoại cảm t́m mộ trong đó có tôi, khi muốn t́m liệt sĩ, người thân của liệt sĩ trông chờ tất cả vào tôi. C̣n tôi ḱ vọng vào những cuộc giao tiếp với liệt sĩ mà bây giờ liệt sĩ nói như thể đánh đố tôi thế này th́ tôi biết làm sao…

Băn khoăn, tôi gọi điện nói chuyện với chú Đinh Trần. Chú bảo Cánh Đồng Chum là một khu vực thuộc tỉnh Xiêng Khoảng của Lào.

Nghe chú nói tôi hơi giật ḿnh. Liệt sĩ đă chỉ dẫn đúng, nhưng v́ tôi không thuộc địa danh cho rằng liệt sĩ nói sai, nên liệt sĩ bực tức chăng? Tôi bỗng thấy sờ sợ…

Một đêm tôi mời liệt sỹ về.

Tôi tŕnh bày lí do mời liệt sĩ. Tôi xin lỗi liệt sĩ về những hành động thật không phải của tôi đối với liệt sĩ ở lần gọi trước và xin phép lần này được hỏi chuyện. Liệt sĩ đồng ư.

Thông qua lời kể của liệt sĩ, tôi chắp nối lại nội dung như sau: Liệt sĩ sinh ra trong một gia đ́nh có 7 chị em, 2 trai 5 gái, có một chị gái chết khi c̣n bé. Liệt sĩ là con trai út, trước khi đi bộ đội, liệt sĩ có yêu một người cùng làng, nhưng không lấy được nhau v́ gia đ́nh bắt cưới người khác. Người vợ này sinh được một người con trai là anh Mạnh. Vợ liệt sĩ lấy chồng có thêm 5 người con nữa. Người yêu của liệt sĩ cũng đă có gia đ́nh và đang ở xa. Liệt sĩ nói phần mộ hài cốt c̣n ít khó t́m, nếu quyết tâm cao th́ mới lấy được c̣n không th́ không chắc…

Tất cả bấy nhiêu là những thông tin cần thiết giúp cho tôi “truyền thông” cho cơi sống này…

Ngay hôm sau tôi gọi cho anh Mạnh và kể cho anh Mạnh nghe về những thông tin tôi nắm bắt được qua vong hồn liệt sĩ. Anh xác nhận thông tin và hồ hởi:

- Đúng bố em rồi cô ơi. Đúng rồi! Đúng rồi! Thế th́ chắc chắn lần này em sẽ t́m được bố em cô ạ.

Nghe anh nói mà tôi băn khoăn, v́ thông thường liệt sĩ sẽ hướng dẫn kỹ cho tôi đường đi nước bước để tôi c̣n biết cách hướng dẫn người nhà t́m mộ. C̣n bố anh cứ lững lờ, hờ hững đến khó hiểu.

Anh Mạnh nói nhất định đi t́m bố, nhưng tôi giao kèo phải có tôi đi cùng, bởi ai mà biết được cuộc t́m kiếm sẽ diễn ra như thế nào?

Phải công nhận anh Mạnh có quyết tâm rất cao, chứ tôi th́ chùn bước. Tôi băn khoăn gọi điện tâm sự với chị Oanh. Chị đồng t́nh với ư kiến của tôi và tôi nhờ chị làm công tác tư tưởng cho anh Mạnh. Hơn ai hết tôi hiểu tâm lí của người đi t́m mộ.

Người ta có thể quá ḱ vọng vào nhà ngoại cảm, nhưng đến khi đi không t́m được mộ họ sẽ bị thất vọng, đau đớn và đổ vỡ trong ḷng, vết thương tinh thần ấy khó mà hàn gắn kịp.

Tôi không muốn đau thương chồng chất đau thương.

Sức mạnh yêu thương

Vào tháng 12/2009, khi tôi đang đi công tác Trà Vinh, một đêm vong hồn bố anh Mạnh về gặp tôi, ông nhắc lại lời hẹn t́m ông đă đến ngày.

Tôi gọi điện cho anh Mạnh và mặc cả:

- Nếu anh c̣n nhờ tôi t́m bố anh th́ anh nhất định phải chờ tôi về để tôi đi cùng. Anh không được tự đi, xa xôi khó khăn như thế không t́m thấy là khổ lắm đấy.

Nhưng sáng ngày 29/12/2009, tôi vừa đi công tác về đến văn pḥng, nghe điện anh thông báo anh đang ở trên đất Lào. Tôi không c̣n dám nói câu ǵ, tôi hiểu lúc này niềm hi vọng duy nhất của anh là tôi, bởi ai đó đi t́m mộ thông qua ngoại cảm đều đặt một niềm tin to lớn vào nhà ngoại cảm mà họ đang nhờ cậy. Dù có lo lắng v́ anh đă không làm theo ư kiến của tôi, th́ tôi cũng phải cố b́nh tĩnh động viên anh yên tâm, ngày mai tôi sẽ hướng dẫn cho anh t́m hài cốt bố anh. Nhưng thực sự sau cuộc điện thoại, áp lực tâm lư đè chặt lấy tôi.

Đêm 29/12/2009, tôi chẳng dám nghĩ đến nghỉ ngơi sau chuyến công tác dài. Tôi chủ động mời liệt sĩ về trong hồi hộp lo âu. Rất may liệt sĩ đă xuất hiện, khi nghe tôi thưa chuyện con trai ông đang ở Xiêng Khoảng th́ liệt sĩ bảo tôi:

- Được! Tôi sẽ đi để chỉ cho nó.

- Bác đi đâu ạ? Bác phải ở đây với cháu chứ?

Nghe tôi nói liệt sĩ cười. Ôi nụ cười là mười thang thuốc bổ giành cho tôi lúc này. Tôi dỗ dành:

- Bác ơi! Bác đừng đi, bác phải ở đây với con chứ, mai sẽ t́m được hài cốt của bác, bác ơi bác muốn dùng thứ ǵ con dâng cúng bác.

Liệt sĩ nhắc tôi sáng mai cúng cho liệt sĩ cái bánh đa vừng nướng, rượu, trà... thuốc lá… bánh kẹo, cái ǵ th́… tùy tâm.

Sáng sớm hôm sau, Anh Hải đă sắm một cái lễ thật tươm tất và không quên cái bánh đa vừng thơm phức cúng liệt sĩ. Khoảng 9 giờ, anh Mạnh gọi điện cho tôi. Tôi bắt đầu công việc chỉ dẫn cho anh. H́nh ảnh nơi anh t́m kiếm hiện ngay trước mắt, vậy mà dù tôi chỉ dẫn ra các đặc điểm nơi anh đang đứng rất chính xác, nhưng c̣n phần quan trọng nhất tôi lại quá loay hoay không căn được nơi nằm của bố anh chính xác ở chỗ nào trong cái khoảng h́nh ảnh tôi đang thấy có cả anh và mấy người nữa cùng hài cốt liệt sĩ. Quả là quá lúng túng bởi tôi biết cái ḿnh thấy không lột tả hết bằng lời được, ngôn ngữ hạn hẹp th́ phải, có thể tôi sẽ thất bại chăng?

Đang không biết xoay xở ra sao th́ liệt sĩ xuất hiện. Tôi mừng hơn vớ được kim cương đá quư. Tôi van nài, cầu cứu ông, nhưng ông lạnh lùng nói:

- Thằng này vô tâm không khéo thành người bất hiếu, nó đi t́m bố nó có thèm mời ai lấy một điếu thuốc chén rượu đâu. Bố nó là bộ đội th́ phải có đồng đội chứ… Kém lắm! Kém lắm…

Dùng hết sức b́nh sinh tôi cố nh́n thật kỹ nơi anh Mạnh và đội quy tập đang hiện hữu. Tôi chỉ thấy có mấy nén hương đang cháy dở…

Kinh nghiệm cho tôi biết là không thể t́m được mộ bố anh nếu anh làm những việc mà ông chưa vừa ư. Tôi nhắc anh dừng cuộc t́m kiếm, hăy ra khỏi rừng chuẩn bị tươm tất bánh kẹo, thuốc chè cho các liệt sĩ liên hoan với nhau và không quên nhắc anh thắp hương cho đồng đội của liệt sĩ đang nằm ở đội quy tập.

Tại văn pḥng, tôi nhắc Anh Hải đi sắm ngay một mâm lễ cúng các liệt sĩ.

Ngày hôm sau anh Mạnh điện về cho tôi. Tôi bắt đầu vào việc. H́nh ảnh nơi anh đứng đưa về khá rơ cho tôi hướng dẫn chi tiết. Liệt sĩ cũng xuất hiện, nét mặt ông tươi tỉnh. Lúc này, tôi nh́n rất rơ ông có đôi môi rất dày. Khi hướng dẫn từ xa qua điện thoại cho thân nhân liệt sĩ t́m hài cốt, điều tất yếu trong công việc là tôi phải định lượng được khoảng cách các vật chuẩn đặc biệt làm mốc để hướng dẫn cho thân nhân t́m mộ. Cái cây tôi lấy để làm chuẩn nh́n rất quen mà tôi không tài nào nhớ ra tên gọi của nó là cây ǵ để nói cho anh Mạnh nhận diện. Tôi cố vắt óc nhớ xem cái cây ấy nó được gọi chính xác là cây ǵ mà sao đầu óc tôi lúc này lại mụ mị đến thế… Như hiểu được tôi, liệt sĩ cất tiếng hát:

- Con gà cục tác… lá chanh, con lợn ủn ỉn mua… hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng… riềng…

Mừng quá, tôi hét vào máy:

- Anh t́m đi, ở đó có một khóm riềng duy nhất, cái bụi cây mà ở Việt Nam người ta lấy củ ăn với thịt chó ấy, anh t́m xem có cái cây tôi nói không?

Sau một hồi chỉ dẫn anh Mạnh và đội quy tập đă t́m được phần mộ của bố anh. Liệt sĩ mừng lắm. Lúc này, tôi thấy ông vui vô cùng. Ông nói với tôi là cứ b́nh tĩnh, hôm nay ông sẽ hướng dẫn cho con trai t́m thêm cả đồng đội cùng nằm với ông và cứ thế ông dạy tôi. Tôi lại hướng dẫn anh Mạnh sau mỗi lần anh gọi cho tôi và thêm một bất ngờ sau khi t́m được hài cốt của ông, trong lần ông hướng dẫn tiếp sau xuất hiện thêm hai người bộ đội đến cùng, nhưng ở phía xa tôi hơn, họ im lặng, tôi nh́n thấy họ c̣n rất trẻ, trẻ lắm…

Ngày hôm đó ở bên Lào, anh Mạnh cùng đội quy tập đă t́m được cả thảy được 3 mộ liệt sĩ. Ở văn pḥng tại Việt Nam, tôi sung sướng quá cũng nhảy tưng tưng. Nhưng nước mắt lại cứ trào ra.

Thấy tôi giống trẻ con, liệt sĩ cười bảo:

- Vui quá hóa khóc hẳn, cám ơn chị tôi về…

Tôi cố níu kéo các liệt sĩ ở lại với tôi. Tôi xin họ kể cho tôi nghe tại sao cả ba người lại xuất hiện ở đây và tôi hỏi hai người liệt sĩ đi cùng kia, nhưng cả hai chẳng ai nói chuyện với tôi. Cả hai người đều hiền lắm, c̣n liệt sĩ nhà anh Mạnh th́ chỉ nh́n tôi cười chẳng nói ǵ. Kệ cho tôi ríu ran thưa gửi, tôi ngờ ngợ cách cười của ông không phải ông cười v́ ông vui đă t́m được hài cốt mà có lẽ ông buồn cười cái tính của tôi. Không biết liệt sĩ có nghĩ là tôi cũng đang rất vui khi con trai liệt sĩ cùng đội qui tập đă t́m thấy mộ, mà c̣n t́m thêm được 2 liệt sĩ nữa nên tôi đang vui lắm hay liệt sĩ lại đánh giá tôi là một con người có tính cách dở hơi.

Phải nói rằng liệt sĩ đă để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất từ khi mời vong liệt sĩ lên cho đến khi t́m được mộ. Liệt sĩ đă làm cho tôi vừa tức, vừa buồn cười vừa sợ...

Sau này khi đă t́m được liệt sĩ Lương Xuân Tách, v́ điều kiện công tác của cả hai người nên tôi và anh Mạnh không có dịp gặp nhau trực tiếp, nhưng anh vẫn dành thời gian liên lạc điện thoại với tôi. Anh kể lại cho tôi nghe khi ở bên Lào tôi đă hướng dẫn như thế nào để cho anh t́m được mộ, nghe anh kể lại tôi có cảm giác như anh đang kể về một ai đó, chứ không phải là chính ḿnh.

Công việc đă giúp tôi nhận ra mỗi lần tiếp xúc được với một liệt sĩ là một cuộc đời, là một câu chuyện. T́m mộ liệt sĩ là cả một sự dẫn dắt con người trần thế tới kho tàng văn hóa tâm linh huyền bí nhưng cực ḱ hấp dẫn. Bởi vậy công việc này càng ngày càng thêm thôi thúc tôi khám phá một thế giới mới, thế giới cuộc đời thứ hai của con người đang tồn tại.

(c̣n nữa)
Hẹn sẽ post lên DD vào hôm khác .


 

 langdong008
 member

 REF: 610622
 09/01/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(Tiếp theo)
Trở về Đất Mẹ

Thường th́ việc t́m mộ sẽ dừng lại ở đây. Họa hoằn lắm cũng có liệt sĩ khi t́m được hài cốt mang về quê an táng, tôi có điều kiện đến gia đ́nh dự lễ. Hơn mười năm t́m hài cốt liệt sĩ có lẽ tôi có vinh dự được dự ngày lễ an táng các liệt sĩ chỉ có thể điểm trên đầu ngón tay.

Tôi vinh hạnh được gia đ́nh anh Mạnh mời sang Lào đón bố anh cùng các liệt sĩ về nước trong đợt này. Tôi rất vui v́ biết rằng chỉ mấy ngày nữa thôi tôi sẽ được đi đến địa danh Cánh Đồng Chum nổi tiếng thời chống Mỹ, khám phá là sở thích bất tận của tôi.

Tháng cuối năm, trời vừa mưa vừa rét. Mấy hôm nay trời lại mưa tầm tă. Anh Mạnh đến văn pḥng đón tôi đi. Nh́n chiếc xe ô tô gầm thấp của anh, tôi ái ngại hỏi anh liệu chiếc xe này có sang tới Lào được không? Anh bảo lần trước anh đă đi bằng xe này. Tôi lên xe ngồi cùng cô gái khá trẻ, anh không giới thiệu nên tôi cũng không tiện hỏi.

Xe chạy qua văn pḥng một đoạn, tôi nghe cái ào th́ đă nh́n thấy liệt sĩ ngồi ở giữa ghế của tôi và cô gái kia. Tôi khẽ nép người sát vào cánh cửa nhường chỗ cho bác. Cô gái kêu lạnh và cứ dịch ra xa tôi. Vô t́nh hai chị em tạo ra một khoảng trống giữa băng ghế đủ cho một người ngồi.

Tôi cố trấn tĩnh nhưng bắt đầu thấy run. Tôi cố lờ liệt sĩ đi v́ tôi không biết phải làm thế nào khi mà trên xe c̣n hai người nữa. Nếu ứng xử không đúng lúc, đúng chỗ gia đ́nh anh Mạnh lại cho tôi là “điên”.

Anh Mạnh mở đĩa có bài hát thời chiến ra nghe.

Qua tṛ chuyện, tôi mới biết cô gái tên là T́nh, em gái của vợ anh Mạnh. Anh kể cho chị em tôi nghe tuổi thơ nhọc nhằn của anh, những kỉ niệm về người bố liệt sĩ, về bà nội, về quê hương anh, về những chuyến đi t́m bố đằng đẳng mà anh đă trải qua. Đoạn đường cứ dài thêm theo câu chuyện anh kể. Thỉnh thoảng anh lại thay đĩa hát các bài khác nhau để bố anh nghe. T́nh cảm của anh đối với người bố đă khuất thấm dần sang tôi. Tôi chạnh ḷng nghĩ về cuộc đời ḿnh và người bố đẻ của tôi.

Hơn ai hết lúc này đây, tôi thèm muốn cái t́nh cảm của anh dành cho bố ḿnh. Tôi ước ao giá như người bố đẻ của tôi cũng là liệt sĩ th́ hạnh phúc cho tôi biết nhường nào? Anh hỏi tôi về thế giới bên kia nhiều lắm, tôi chỉ biết chia sẻ với anh trong sự hiểu biết của tôi. Tôi kể cho anh nghe cuộc đời của tôi, về cội nguồn của cuộc đời và hành tŕnh truy t́m gốc tích người bố đẻ để mà sau mười năm cất công t́m kiếm, tôi đă phải sống như thế nào khi mà tôi phải t́m một trong bốn ông bố kia, ai là bố của tôi, cuối cùng tôi phải nhờ vào giám định ADN để có một kết luận chính thức.

Cả một đoạn đường trường trên ngh́n cây số đi với nhau, phải đến hàng trăm lần anh Mạnh ao ước… Anh ước những năm tháng trong chiến trận bom rơi đạn nổ, bố anh kịp có thêm đứa con nữa để lại trên đời này ở bên Lào, anh sẽ bảo lănh đưa về sống ở Việt Nam…

Tôi bảo anh là nhà văn hay sao mà mộng ra chuyện ấy? Có lẽ anh suy diễn câu nói của bố anh lúc nhập vong “bố đi bản chơi bị thương rồi chết”. Tôi nhắc anh cẩn thận với những suy nghĩ của ḿnh.

Xe đi hai ngày mới tới Xiêng Khoảng, một đoạn đường dài đă giúp anh em tôi hiểu về nhau hơn.

Đường đi càng ngày càng như leo lên cao. Giữa trưa nắng gay nắng gắt, mặt trời như chúc xuống ngang đầu. Tôi nao nao h́nh dung ra 40 năm trước bố anh và những người lính Cụ Hồ đi bộ ṛng ră biết bao nhiêu tháng trời mới sang đến đất Lào. Ngồi trên xe nh́n con đường ngoằn nghèo hun hút càng khiến cho tôi khâm phục những con người anh hùng năm xưa.

Xe đến Xiêng Khoảng cũng là lúc mặt trời lặn xuống núi. Chiều tà chạng vạng nơi đây khiến ḷng người trống vắng quạnh hiu đến lạ thường. Cảm giác tha hương đè nặng lên tôi, ḷng tôi bỗng dâng trào t́nh yêu quê hương mănh liệt. Ôi sao nhớ Việt Nam yêu thương tới cồn cào.

Cảm giác lo sợ không quay về Việt Nam xâm chiếm ḷng tôi…

Anh Mạnh đi xe thẳng vào trong đội quy tập, anh em trong đội ào ra đón. Chúng tôi xuống nhà quàn thắp hương cho các liệt sĩ.

Hương hoa nghi ngút trên bàn quàn. Tất cả có hơn một trăm liệt sĩ. Tôi thương quá, nước mắt chỉ chực trào ra.

Chúng tôi lần lượt thắp hương, tôi chắp tay khấn thầm:

- Dạ thưa các bác, các chú liệt sĩ! Cháu tên là Nguyễn Ngọc Hoài, hôm nay đứng trước nơi thờ hài cốt các bác, các chú, cháu thắp nén nhang xin phép các bác, các chú cho phép cháu được dự ngày lễ truy điệu và được cùng mọi người rước đón các bác các chú về Việt Nam quê hương ḿnh…

Người tôi như muốn đờ ra. Ôi nhiều liệt sĩ quá mọi người quanh tôi nói cười ồn ào…

Mùi máu tươi tanh nồng xộc vào mũi, tôi th́ thầm với T́nh:

- T́nh… T́nh em có thấy ǵ không? Có ngửi thấy ǵ không?

T́nh hoảng hốt hít hít:

- Có, có mùi máu, mùi máu chị ạ!

Rồi ngơ ngác:

- Ở đâu thế nhỉ, mùi máu tươi…

Tôi bấu T́nh kéo ra khỏi nhà quàn. T́nh cứ liến thoắng hỏi tôi tại sao tôi biết có mùi máu. T́nh phán đoán hay bộ đội làm thịt lợn. Tôi nhắc T́nh chạy lại chỗ cũ ngửi lại, nó chạy lại thật rồi chạy ra nói: “Không thấy mùi ǵ nữa chị ạ”. Tôi cười trêu: “Đặt tên em là ǵ, sắp thành trạng hít chưa”. Cả hai chị em cùng cười.

Đội qui tập mời chúng tôi nghỉ lại doanh trại, nhưng do hôm nay đội cũng tiếp nhiều khách nên chúng tôi xin phép ra ngoài nghỉ. Anh Mạnh đưa chúng tôi đến nhà anh Cảnh là Việt kiều. Nghe anh Mạnh giới thiệu, anh Cảnh nh́n tôi từ đầu đến chân rồi lại nh́n từ chân lên đầu, anh bảo:

- Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài đây à, nh́n như người b́nh thường thôi nhỉ?

Nghe anh nói thế, tôi chỉ cười. Anh Cảnh hỏi tôi chuyện hôm trước t́m bố anh Mạnh, ở Việt Nam tôi đă “nh́n” thấy như thế nào tất cả mọi thứ tại hiện trường, nơi các anh đang có mặt cách tôi hàng ngàn km? Anh bảo:

- Cảnh nh́n chị Ngọc Hoài cũng b́nh thường như mọi người Việt ḿnh thôi nhỉ, sao chị giỏi thế, có phải trong người chị có “phi” không? (phi nghĩa là ma).

Rồi những thắc mắc của anh về lần t́m bố anh Mạnh đưa ra thành một loạt câu hỏi để tôi trả lời. Tôi chỉ cười trừ v́ không biết giải thích với anh như thế nào.

Chợt nhớ ra chúng tôi cần phải nghỉ ngơi, anh Cảnh lật đật đi t́m nhà nghỉ cho chúng tôi nhưng chỗ nào cũng hết pḥng, cuối cùng cũng t́m được một nhà nghỉ của người Lào.

Nằm xuống giường người tôi như rệu ră. Hai ngày đi xe người đau như dần. Tôi cảm thấy sức khỏe của ḿnh sa sút trông thấy. Tôi nhớ ngày nào đi Khe Sanh bị lạc trong rừng cả một ngày trời, phải đi không biết bao nhiêu là đường đất. Muỗi th́ như văi trấu, ve rừng già kêu inh tai nhức óc, vắt th́ nhiều không biết đâu mà kể. Một con cắn được vào kẽ chân máu chảy ra, 7, 8 con khác ḅ lên chồng chất, châu đầu nhau vào vết cắn trước hút máu. Tôi phải nhảy xuống khe nước gỡ vắt, chao ơi vắt nhiều kinh khủng, nó trơn và dai như cao su, tôi cứ lôi dài người nó ra nhưng miệng nó vẫn cắn chặt vào kẽ chân thành thử không dứt con vắt ra khỏi chân được. Thật kinh khủng! Cứ nghĩ lại chuyện vắt ở Trường Sơn tôi lại muốn ói hết cả ḷng phèo của tôi ra ngoài. Vậy mà ngày hôm sau chân và đùi đau như vỡ ra vẫn hăng vào rừng… Sao lúc ấy ḿnh khỏe thế. Bây giờ ngồi xe có hai ngày mà tôi đă thấy ḿnh muốn nhắm mắt tắt hơi, già rồi nên sức khỏe cũng sa sút nhanh thật.

Đang vừa nghĩ vừa lơ mơ ngủ th́ tôi thấy bố anh Mạnh xuất hiện. Tôi mừng quá nhưng lặng thinh v́ ngại T́nh sợ hoặc cho tôi là kẻ lập dị.

Liệt sĩ nh́n tôi với cái nh́n tŕu mến thân thương, ông nhẹ nhàng bảo tôi:

- Cảm ơn chị Hoài lắm, không ǵ quí bằng đâu. Thôi nghỉ cho đỡ mệt, bác vui quá, vui quá…

Rồi bác khóc, bác lại cười v́ bác vui, bác vui v́ sắp được cùng đồng đội trở về quê hương, bác khóc v́ bác thương anh Mạnh. Bác bảo anh Mạnh khổ lắm, khổ từ khi c̣n trong bụng mẹ. Con người ta thiếu cha c̣n có mẹ, c̣n anh thiếu tất. Mẹ c̣n đấy mà cả đời chẳng bao giờ nh́n tới đứa con của ḿnh…

Tôi bần thần rồi lơ mơ hiểu phần nào lời bác nói. Thương bác, giận ḿnh đă không hiểu ǵ về người khác lại hay nói càn, chợt nghĩ thế nào tối nay bác cũng sang pḥng anh Mạnh, băn khoăn tôi gọi với sang T́nh:

- Không biết bên pḥng anh Mạnh có biết buông màn cho bố anh ấy về nằm ngủ cùng không, hay em sang bên đó nhắc anh đi.

T́nh ngần ngại v́ đă quá khuya, tôi cũng ngại, mắt nó thao láo:

- Chị nh́n thấy ǵ?, bố anh Mạnh ở đây à?

Tôi biết nó sợ nên đánh trống lảng:

- Chả nh́n thấy cái ǵ sất, người ta đi t́m mộ vẫn hay làm thế, thôi ngủ đi em. Ngủ đi mai c̣n đi thăm thú nơi này nữa chứ.

Chẳng thể nào ch́m vào giấc ngủ, thấy thương bác quá, càng nghĩ lời bác kể càng thấy thương. Tôi trách ḿnh hành xử quá không phải với bác trong lần áp vong trước. Bác ơi! Cháu ngàn vạn lần xin lỗi bác, cháu hiểu giờ đây bác đă cởi ḷng cho cháu biết những bí mật của bác mà câu chuyện này chỉ có người thân kiểm chứng.

Bác ơi! Cơi giới bên kia bác có biết phải khó khăn lắm bác cháu ḿnh mới có thể bày tỏ được với nhau. Cháu cảm ơn anh Mạnh nếu không có sự quyết tâm t́m bố của anh th́ làm sao cháu có duyên được đến tận nơi bác ngă xuống. Được nghe bác dốc ḷng tṛ chuyện. Cháu biết bác quí cháu, cháu xin cảm ơn bác rất nhiều, nếu bác không kể cho cháu nghe về bác th́ cháu làm sao mà biết được, người về cơi thiên thu và câu chuyện về một con người ch́m măi trong hư vô...

Sáng sớm hôm sau anh Mạnh sang pḥng tôi lập cập kể lại:

- Cô ơi, đúng là đêm qua bố em về với em, chưa bao giờ em thấy hiện tượng như thế cả. Em đang nằm ngủ th́ giật ḿnh tỉnh giấc, mở mắt em nh́n thấy một người đàn ông c̣n rất trẻ chỉ khoảng 26, 27 tuổi thôi, nh́n em tŕu mến lắm, cứ như thể canh cho em ngủ. Em nhổm dậy th́ người đó biến mất thế là em thức luôn tới sáng ngồi hút thuốc lào vặt mong trời sáng quá. Đúng là bố em cô ạ, chưa bao giờ em thấy thế cả cô ơi…

Tôi hỏi anh:

- Thế anh có nh́n rơ không? Có đúng bố anh không!

- Em có nhớ nổi mặt mũi bố em thế nào đâu cô. Lúc bố em đi em c̣n bé quá không h́nh dung ra bố như thế nào.

Anh sụt sùi. T́nh há mồm nghe anh Mạnh kể rồi hết nh́n tôi lại nh́n anh Mạnh nó bảo:

- Eo ơi! Chị nói dối em, thôi tối nay em nằm chung với chị chứ em sợ lắm.

Anh Mạnh giục chị em tôi đi ăn sáng nhanh, rồi c̣n vào đội thắp hương cho bố và các liệt sĩ.

Xong việc anh đưa tôi đi thăm Cánh Đồng Chum. Thị xă Xiêng Khoảng hoang sơ nghèo nàn, dấu tích chiến tranh c̣n vương khắp nơi, một số nhà dân của thị xă phía trước cửa nhà họ xếp đầy vỏ đạn, vỏ bom, b́nh tông, mũ sắt để cho khách du lịch xem miễn phí.

Buổi chiều dự lễ truy điệu, các sư người Lào đến đọc kinh. Cả ngày hôm đó, tôi thấy vong bố anh Mạnh xuất hiện bên chúng tôi liên tục. Anh Mạnh vui lắm, tất cả t́nh cảm của anh giành cho bố dồn nén trong mấy chục năm qua mà hôm nay tôi là người chứng kiến.

Sáng hôm sau, đoàn phải đi từ 2, 3 giờ sáng cho kịp thời gian về Nghệ An, đoàn xe của chính phủ hai nước kéo dài nối đuôi nhau. Người tiễn kẻ đón diễn ra tưng bừng, hai bên đường người dân đổ ra đông nghẹt, cờ hoa vẫy chào lẫn trong sương mù. Cảm nhận hạnh phúc chứa chan, tôi cùng các liệt sĩ tạm biệt Xiêng Khoảng trở về Việt Nam.

Cửa khẩu Nậm Cắn hiện ra. Biên giới Việt Lào là đây, bánh xe vượt qua trạm chở các liệt sĩ về với Đất Mẹ. Hai bên đường cán bộ nhân dân và các em học sinh nhiệt liệt chào đón các liệt sỹ trở về trong niềm hạnh phúc hân hoan.

118 liệt sỹ được đưa về nghĩa trang tỉnh Nghệ An. Chỉ có duy nhất một liệt sĩ được gia đ́nh nhận, đó là bố anh Mạnh. C̣n lại những liệt sĩ đă có danh tính c̣n phải truy lại thông tin để t́m người nhà. Các liệt sĩ chưa biết tên đành phải t́m nhiều cách để có thể trả lại tên cho các bác các chú, công việc này c̣n dài… chiến tranh mà, biết làm sao được.

Tôi ngậm ngùi thưa với các liệt sĩ rằng, công việc t́m kiếm hài cốt các liệt sỹ mà tôi đang làm đă giúp tôi hiểu biết nhiều hơn. Mỗi một gia đ́nh là một hoàn cảnh, mỗi lần t́m mộ là một câu chuyện dài. Nhà nước ta vẫn đêm ngày t́m các anh qui tập về nghĩa trang liệt sĩ. Các đội qui tập liệt sĩ quanh năm ngày tháng lặn lội nơi rừng sâu núi thẳm, hải đảo xa xôi, đi cả ra nước ngoài lặn lội trong gian khổ để t́m kiếm hài cốt các anh qui tập về Đất Mẹ. Đi t́m mộ là gian nan, là vất vả, có khi c̣n cả có sự hy sinh tính mạng. Đất nước chiến tranh, dân tộc Việt Nam chịu bao đau thương mất mát. Dù chiến tranh đă qua từ thế kỉ trước, nhưng con người Việt Nam vẫn tiếp tục phải gánh chịu đau thương và cả sự hi sinh to lớn do chiến tranh để lại, trong đó có việc t́m mộ liệt sĩ.

(c̣n nữa)


 

 langdong008
 member

 REF: 610697
 09/02/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(Tiếp theo)
Nhưng không phải tất cả những chuyến đi t́m cũng mang lại kết quả. Chúng ta có thể đi t́m mộ thất lạc bằng rất nhiều cách khác nhau. Qua những đội qui tập liệt sĩ trải dài khắp đất nước. Cũng có thể t́m từ giấy báo tử, từ đồng đội hoặc các cựu chiến binh, các tầng lớp nhân dân trong toàn xă hội bằng cách đưa thông tin và truy cập các trang website.

Đi t́m mộ liệt sĩ từ trích lục hồ sơ gốc của liệt sĩ để biết liệt sĩ đang ở đâu, rồi t́m đến Ban chính sách các quân khu. Cũng có thể t́m từ các phương pháp tâm linh như gặp lại linh hồn người quá cố hoặc t́m qua các nhà ngoại cảm t́m mộ, họ sẽ vẽ sơ đồ phần mộ liệt sĩ chỉ dẫn cho t́m mộ từ xa bằng điện thoại cho mỗi gia đ́nh. Nhà ngoại cảm phải chỉnh đi chỉnh lại thông tin cùng với gia đ́nh để t́m mộ…

Công việc t́m mộ thật gian nan, vất vả kể sao cho xiết. Nh́n vào các nghĩa trang liệt sĩ mà tôi kính nể và khâm phục những tập thể, những cá nhân đă và đang góp sức đưa các anh về.

Anh Mạnh làm thủ tục xin phép đưa bố về quê an táng, mọi người cũng tiễn đưa ông lên xe. Chị vợ anh Mạnh vào chờ đón bố ở cửa khẩu Nậm Cắn. Do vậy khi đi ra Bắc đoàn tôi có hai xe. Xe chạy được một lát anh Mạnh phát hiện có một con vật màu trắng, nh́n giống con ve sầu, nó đậu ngay ở máy lạnh của xe, ngay phía ghế đặt hài cốt liệt sĩ. Nó nằm im giống như chết rồi. Mọi người sợ hăi hỏi tôi rồi lại nghi ngờ nó nằm đó lạnh quá nên chết cứng, tôi bảo không sao đâu, nó chẳng chết đâu mà lo, bao giờ về tới nhà nó sẽ bay, anh Mạnh hỏi:

- Bố em hóa thân thành con vật đó hả cô?

Không phải, tôi quả quyết và giải thích cho anh hiểu là người âm có thể điều khiển được con vật, bố anh đă điều khiển con vật này để chứng minh cho anh thấy sự tồn tại của bố chứ không phải bố hóa thân thành con vật đó.

Chốc chốc anh lại quay sang bên hài cốt bố nói chuyện:

- Bố ơi, bố thích nghe bài hát nào để con mở, đây toàn bài hát thời bố đây này…

- Bố ơi trưa này bố ăn ǵ… Bố ơi con cố gắng đi thật êm…

- Bố ơi con đưa bố đi một ṿng quanh thị xă Thái B́nh, bố nhé…

Rồi anh lo lắng:

- Không biết thời tiết này lúc đưa bố về tới nhà, trời có thương mà nắng lên không chứ mưa dầm dề lo quá cô ơi…

Tôi biết anh đang sung sướng, anh đang rất hạnh phúc, chẳng ng̣i bút nào tả hết được t́nh cảm của người con xa bố mấy chục năm trời.

Đường càng về gần tới nhà th́ bác lại xuất hiện bên tôi nhiều hơn. Bác bảo:

- Thằng này nó có tính cẩn thận giống bác, đừng lo lắng nhiều lúc về đưa bác ra nghĩa trang là trời sẽ nắng, c̣n việc này chẳng cần thày bà làm ǵ cho mệt. Bác lo tất, chỉ cần cháu giúp cho bác đến khi mồ yên mả đẹp là được.

Vợ chồng anh Mạnh th́ lo không nhờ được thày tính giờ tính ngày cho bác, họ cứ nghĩ cái ǵ tôi cũng biết nên quay sang nhờ tôi. Tôi bảo tôi không biết làm việc ấy, nhưng bác lại bảo cứ nhận lời với anh Mạnh đi chứ bác có lời nhờ tôi trước rồi.

Một cổ ba tṛng, tôi chẳng hiểu ra làm sao, chỉ thấy sợ là sợ. Tôi không biết cái việc gơ mơ khua chiêng, tôi làm sai việc này th́ tôi là người mang tội với cả người sống lẫn người chết, mà căi bác th́ tôi không dám v́ tôi bị bác ấy làm cho sợ mất hết vía rồi, đă thế trên đường đi thỉnh thoảng anh Manh lại quát tướng lên khi T́nh hoặc vợ anh ấy làm ǵ khiến anh Mạnh không vừa ḷng.

Xe về đến gần nhà th́ lúc này cái con vật nằm im như chết cứng bắt đầu ngọ nguậy, rồi nó ḅ từ từ trên mặt dàn máy, rồi nó bay sang người anh Mạnh đậu lại, nó lại ḅ và rồi nó bay đi lúc nào không ai thấy…

Tôi th́ lo lắng chẳng hiểu sẽ phải tiến hành các việc tiếp theo như thế nào, cho nên tôi phải chăm chú nghe lời bác dạy đến đâu tôi lại nhắc mọi người làm đến đó, cho tới khi khách bắt đầu đến chia vui, phải nói đúng là chia vui v́ liệt sĩ đă trở về.

Cả thảy đi về một tuần ṛng, anh Mạnh không thay lái, tất cả chúng tôi ngủ rất ít, một đoạn đường trường đi về ngang tầm với đi dọc Việt Nam, tôi mệt bă bời, chui vào pḥng riêng ngủ tít…

Chị Oanh lay gọi lơ mơ nghe mấy câu:

- Em ơi, dậy sang nhà chị đi, bên này có việc bận thế này em sang chị tắm táp cơm nước cho khỏe, thích ăn ǵ chị nấu cho nào…

Tôi mơ mơ, tỉnh tỉnh, mệt quá ch́m vào giấc ngủ, miệng nói đứt quăng mấy câu:

- Chị ơi liệt sĩ này thiêng lắm, em sợ, bỏ đây mà sang nhà chị, bác ấy đập cho th́… chết, để xong việc chị nhé…

Rồi tôi lại ngủ thiếp…

Đă cơn buồn ngủ cũng là lúc tới việc của tôi, thế là cái việc của các “thầy” tôi đă làm tuốt tuột trơn tru như có tay nghề. Sau buổi lễ tiễn đưa liệt sĩ về nơi an nghỉ vĩnh hằng, khi mọi người ra về hết ḿnh tôi ở lại nghĩa trang với bác, ngồi bên mộ tôi thầm khấn:

- Thưa bác, giờ này mồ yên mả đẹp rồi cháu xin phép bác ra về. Thời gian qua bác đă cho cháu hiểu biết nhiều hơn, cháu xin lỗi v́ đă hiểu sai về con người bác, giờ cháu mới hiểu phần nào nỗi buồn của bác ngày xưa, xin bác tha lỗi cho cháu. Âm dương cách biệt, c̣n nhiều việc cháu không hiểu, không biết v́ vậy trong cả quá tŕnh t́m kiếm và đưa bác về, cháu có làm những việc ǵ chưa phải, không đúng xin bác tha lỗi và bỏ qua cho cháu!

Bác vui vẻ:

- Bác rất vui, tất cả đẹp tốt rồi, bác cảm ơn cháu!

Rồi đột nhiên bác bảo tôi:

- Bác nhận con làm con gái, chỉ có con gái mới lo được cho bố như vậy, con gái bố, để từ nay anh con có con là em gái.

Tôi quá đỗi bất ngờ v́ từ trước tới nay, tôi đi t́m mộ nhưng chưa thấy người âm nào nói với tôi như thế. Tôi cảm ơn và khước từ lời đề nghị của bác th́ bác bảo:

- Nhất định! Con là con gái yêu quí của bố!

Lúc về nhà anh Mạnh, tôi không nói ǵ tới chuyện bố anh đề nghị, nói thật tôi cũng chẳng dám làm con bác ấy. Sợ chết đi được, hai bố con nhà bác ấy cứ tính cách như hùm như hổ, có chuyện ǵ cứ quát loạn cả lên, hơn nữa nếu tôi nói ra chuyện này th́ gia đ́nh anh Mạnh sẽ nghĩ thế nào về tôi? Mọi người biết chuyện sẽ nghĩ thế nào về tôi và gia đ́nh anh Mạnh?

Chụp ảnh người âm

Ngay buổi chiều hôm ấy chị Thủy - vợ anh Mạnh rủ tôi đi gọi hồn bác. Tôi theo anh chị đến nhà một “cậu đồng”. Đó là một người đàn ông trạc 40 tuổi sống độc thân, người ẻo lả, má phấn môi son, mồm lúc nào cũng nhai trầu. Nhà “cậu đồng” thờ nhiều lắm. Bắt đầu cuộc nhập hồn vào “cậu”, thông qua thân xác “cậu” bác nói chuyện với vợ chồng anh Mạnh, tṛ chuyện một lát, tôi ngồi sau cất tiếng chào:

- Cháu chào bác ạ!

- Chào chị Hoài nhé, cảm ơn chị mọi công việc xong xuôi tốt lành cả, bác vui lắm rồi.

“Cậu” tiếp luôn:

- Con gái dâng cho bố chén rượu nào?

Anh Mạnh và chị Thủy ngơ ngác, tôi ngồi im “cậu” phán tiếp:

- Con gái Hoài đâu, bố muốn uống rượu của con dâng mời bố.

Anh Mạnh lập cập:

- Cô… cô Hoài, em… em… mời bố rượu đi, bố nhận em là con gái rồi…

Rồi anh quay sang phía chị Thủy:

- Thủy… Thủy… lấy rượu lấy rượu cho em gái mời bố.

Anh chị khóc ̣a. Sau khi uống hết chén rượu đầy tôi dâng, “cậu” vừa hút thuốc tôi mời vừa bảo vợ chồng anh Mạnh:

- Bố nhận em gái cho các con, từ nay trở đi các con đă có anh có em. Các con yêu thương đùm bọc nhau, bảo ban nhau mà sống cho tốt các con nhé, thôi bố vui lắm bố đi đây…

Hôm đó trở về nhà, anh chị Mạnh vui như tết. C̣n tôi không khỏi băn khoăn, không phải tôi không muốn làm con của bác nhưng thật khó khi một người đă khuất nhận tôi là con gái. Con người sống ở trên đời c̣n chẳng thể hiểu nhau để mà thương yêu nhau cho trọn vẹn… Tôi chưa thấy người đă khuất nào về nhận con nuôi bao giờ, chỉ người đang sống nguyện làm con người đă khuất… Liệu tôi có làm nổi trách nhiệm con cái trong nhà như liệt sĩ mong muốn hay không?

Tôi sẽ nói với gia đ́nh thế nào về vấn đề này, nói với chồng con và anh chị em trong đại gia đ́nh tôi. Phải vất vả khổ sở lắm cả gia đ́nh tôi mới t́m ra người bố đẻ cho tôi, bây giờ tôi sẽ phải nói với gia đ́nh thế nào? Tôi đă phải t́m 4 ông bố để nhận ra một ông bố chính thức sinh ra ḿnh, bây giờ tôi lại có thêm một ông bố mới nữa th́ nghĩa là sao? Tại sao trong mắt mọi người tôi không phải là người đơn giản, tại sao lúc nào tôi cũng bị gắn với với lập dị, với những phức tạp cồng kềnh…

Trong chuyện này tôi chẳng biết sẽ phải vào đề với gia đ́nh ḿnh như thế nào được nữa… Thật khó cho tôi quá!

Lẽ ra công việc xong xuôi là tôi trở về văn pḥng, nhưng tôi c̣n đang ôm ấp đi t́m một chứng nghiệm. Chuyện là, sau việc t́m mộ liệt sĩ Lê Hữu Hạc, một lần khoảng tháng 10/2009 chị Oanh gọi điện cho tôi nói có người chụp được h́nh ảnh anh bộ đội trên ngôi mộ anh Hạc mà tôi đă chỉ cho gia đ́nh chị trong nghĩa trang Lộc Ninh và người ta bảo đó chính là h́nh anh Hạc. Người quản trang bèn gửi tấm ảnh chụp được về cho gia đ́nh liệt sỹ xác nhận xem người trong ảnh có đúng là liệt sĩ nhà ḿnh hay không? Khi nhận được ảnh các chị em gái của liệt sĩ đă ̣a khóc, tấm ảnh anh bộ đội đó chính là liệt sĩ Lê Hữu Hạc.

Tôi biết trên thế giới người ta cũng đă chụp được một số tấm ảnh của người đă khuất, nhưng chỉ do vô t́nh h́nh ảnh của người âm lọt vào ống kính, c̣n việc chủ động gọi linh hồn người chết về chụp ảnh th́ tôi chưa nghe và cũng chưa thấy bao giờ, dù rất tin chị Oanh nhưng từ khía cạnh khoa học không cho phép tôi chỉ nghe thông tin mà không trực tiếp thực hành việc đó. Tôi nghĩ ngay tới gia đ́nh anh Mạnh v́ liệt sĩ Lương Xuân Tách cũng không có ảnh. Sau khi nghe tôi có ư kiến, gia đ́nh anh Mạnh nhất trí liên lạc với anh Quân, người có khả năng gọi được hồn người chết về hiện h́nh để thân nhân chụp lấy h́nh ảnh người đă khuất.

Chiều hôm đó anh Quân đến. Đó là người đàn ông nhỏ nhắn nước da đen, khuôn mặt hiền lành, anh ngồi đối diện với tôi, mắt nh́n chằm chằm vào một khoảng trống rồi nói với anh Mạnh:

- Bố anh đang ở đây!

Anh Quân nhắc anh Mạnh dẫn lên bàn thờ và anh quay sang bên tôi:

- Chị lên đi, bố chị bảo con gái cùng lên!

Tôi không nói ǵ, hơi bất ngờ không hiểu anh Quân tiếp xúc được với liệt sĩ nên nói thế hay anh ta tưởng tôi là con gái của liệt sĩ.

Anh Mạnh đi trước, anh Quân theo sau, tôi đi sau cùng nhưng khi lên gần tới nơi thờ tôi bỗng thấy liệt sĩ xuất hiện phía trước anh Mạnh.

Sau khi khấn làu làu một bài dài, giọng khấn rất giống các thầy cúng, anh Quân nhắc tôi:

- Tư nữa bố chị về chỉ cho ḿnh chị chụp h́nh bố thôi đấy!

Nói rồi anh ta móc chiếc điện thoại đeo bên hông, rồi huơ lên huơ xuống và bất ngờ h́nh ảnh một người đàn ông hiện ra rất rơ.

- Bố về rồi này, chụp lại nhanh lên… nhanh lên…

Tôi và anh Mạnh cuống cà kê. Anh Mạnh đưa máy điện thoại lên chụp, rồi anh giục tôi, v́ quá bất ngờ nên tôi ớ ra, rồi tôi cũng lật bật đưa điện thoại di động của ḿnh lên chụp, tất cả xảy ra chưa đầy mươi giây, h́nh liệt sĩ hiện lên trên điện thoại của anh Quân biến mất.

Anh Mạnh nhăn nhó xuưt xoa v́ tôi chụp lại không được rơ như khi ba chúng tôi nh́n thấy. Anh Quân nói có thể gọi liệt sĩ lên chụp tiếp ở ngoài mộ. Vậy là chúng tôi cùng nhau đi ra nghĩa trang liệt sĩ, trên đường đi tôi đă hỏi anh Quân rất nhiều chuyện liên quan tới tâm linh và khả năng của anh. Thỉnh thoảng anh lại nhắc tôi nhớ chụp ảnh cho liệt sĩ v́ liệt sĩ đă dặn anh là chỉ cho ḿnh tôi chụp được h́nh liệt sĩ thôi. Tôi ậm ừ cho qua chuyện, nhưng không làm theo lời anh dặn mà nhắc anh Mạnh nhờ thêm mấy “tay” chụp ảnh nữa cho chuẩn, c̣n tôi bỏ điện thoại mượn máy ảnh để chụp.

Tới nghĩa trang lên kỳ đài thắp hương xin phép, rồi quay về phần mộ. Anh Quân tiếp tục lặp lại động tác lúc trước, nhưng thời gian cứ lặng lẽ trôi đến sốt ruột mà không thấy h́nh ảnh liệt sĩ hiện lên, tôi càng thêm nôn nóng. Khoảng thời gian trôi đi khá lâu, anh Quân khấn lên khấn xuống măi vẫn chưa thấy ǵ, anh nhắc tôi và anh Mạnh gọi bố, thế là anh Mạnh gọi.

C̣n tôi chưa kịp th́ bất ngờ liệt sĩ lại hiện h́nh lên chiếc điện thoại của anh Quân đặt trên mộ. Ai cầm máy ảnh trong tay đều liên tục bấm máy, h́nh ảnh liệt sĩ hiện lên rất rơ, khoảng một phút lại biến mất, màn h́nh điện thoại lại trở lại một màu tối đen. Dù là chứng kiến lần thứ hai mà tôi vừa thảng thốt vừa vui mừng, mọi người đều kiểm tra máy ảnh của ḿnh. Kỳ lạ thay, tất cả những chiếc máy ảnh kỹ thuật số đều không để lại dấu tích của một tệp ảnh nào. Hy vọng vào chiếc máy cơ do một chú tên là Hải chụp sẽ lấy được ảnh đẹp nên mọi người tích tốc mang máy ảnh ra thợ để rửa, nhưng đoạn phim trong máy ảnh đều bị cháy, không có một bức h́nh nào hiện lên. Riêng chiếc máy ảnh của tôi chụp lưu được 4 tệp ảnh. Song do sử dụng không quen và có ánh đèn flash nên bốn tấm ảnh liệt sĩ đều bị lóa.

Tôi tin vào khả năng của anh Quân. Ngoài ra c̣n rất khâm phục v́ trên thế giới đă có một số người chụp được ảnh của người đă khuất hiện h́nh bằng cách nào đó mà người chụp không hề nh́n thấy, họ vẫn thường gọi là chụp được “ma” hoặc chụp được “ảnh ma”, nhưng chỉ là do vô t́nh mà h́nh ảnh của người âm lọt vào ống kính, người ta chỉ phát hiện được sau khi rửa ảnh. C̣n trường hợp của anh Quân th́ hoàn toàn khác, anh chủ động mời được linh hồn người quá cố về hiện h́nh lên màn h́nh điện thoại di động để người thân có thể chụp lại được h́nh ảnh.

Phải kết luận rằng đă có những trường hợp vô t́nh phó nháy chụp được ảnh người đă chết, c̣n trường hợp đặc biệt này là Việt Nam có người gọi được vong hồn lên cho gia đ́nh chụp ảnh.

Tôi đă nh́n thấy liệt sĩ bằng chính con mắt của ḿnh rất nhiều lần, nhưng bây giờ nh́n vào tấm ảnh chỉ giống người tôi nh́n thấy khoảng 70 %: đôi mắt và bộ lông mày với cái miệng của liệt sĩ th́ không thể lẫn đi đâu được. Điều này tôi thấy cũng dễ hiểu v́ chính tôi khi chụp trong ảnh nh́n cũng khác ở ngoài đời, nhưng những nét cơ bản th́ không thể khác được. Tôi nhắc gia đ́nh phải mang tấm h́nh tôi chụp được về quê, hai bên nội ngoại và những người biết liệt sĩ xem họ xác nhận người trong ảnh có đúng là liệt sĩ Lương Xuân Tách hay không?

Tại nghĩa trang, chúng tôi chụp ảnh liệt sĩ Tách này cũng có một ngôi mộ giả của anh Hạc. Sau khi chụp ảnh bác Tách xong, chị Oanh nhờ anh Quân sang bên đó mời anh Hạc lên để chụp và chị Oanh cũng chụp được ảnh anh Hạc bằng điện thoại di động, tiếc rằng sau đó tấm h́nh chụp anh Hạc ở nghĩa trang Quảng Ninh bị biến mất, không lưu lại được. Lúc đi cùng anh Quân, tôi hỏi anh có t́m được mộ thất lạc, anh bảo anh không phải là nhà ngoại cảm mà anh chỉ là “nhà công chứng”. Thấy anh nói chuyện hài hước tôi ph́ cười. Chia tay anh Quân, tôi thầm hứa sẽ hẹn anh một ngày nào đó tôi sẽ đi theo anh Quân nhiều buổi như thế này, có như vậy tôi mới có thể t́m hiểu và nghiên cứu kĩ hơn về khả năng của anh.

T́nh nghĩa Âm Dương

Tối hôm ấy sau khi xong việc, tôi xin phép gia đ́nh về ngay. Gia đ́nh anh Mạnh tặng tôi một chiếc tivi, tôi nhất định không nhận. Anh bảo thấy cái tivi ở văn pḥng bé quá, nên anh chị tặng tôi mang về văn pḥng cho mọi người cùng xem cái màn h́nh to th́ tốt hơn. Hai anh em cứ đưa đi đẩy lại, rồi anh Mạnh khóc nói bố đă nhận tôi làm con gái rồi.

Trên đường về, xe càng chạy cách xa Quảng Ninh bao nhiêu th́ ḷng tôi càng thêm trống vắng bấy nhiêu. Tôi bâng khuâng nhớ lại những ngày bận rộn đă qua, t́nh cảm cha con của anh Mạnh cứ thấm sâu vào tâm khảm tôi, những chuyện tâm linh, những nhà ngoại cảm, những điều huyền bí… Tất cả đều có thể đến với con người.

Tôi về nhà được khoảng 3 ngày, anh Mạnh gọi điện thông báo anh đang ở quê. Người thân của liệt sĩ đă ̣a khóc nức nở khi nh́n thấy tấm h́nh và gia đ́nh anh Mạnh quyết định dùng tấm h́nh đầu tiên tôi chụp làm ảnh thờ liệt sĩ. C̣n tôi từ lúc về nhà, tôi phải làm việc liên tục v́ thời gian đi vắng công việc ùn lại. Chuyện giữa tôi và liệt sĩ tôi cũng chưa sắp xếp được thời gian nói chuyện với gia đ́nh thế nào cho hợp lư. Tôi có thói quen không kể chuyện công việc của tôi với người thân, v́ tôi rất ít thời gian rảnh rỗi. Hơn nữa, trong gia đ́nh mỗi người, mỗi lứa tuổi có nhận thức, hiểu biết khác nhau. Gia đ́nh tôi có trẻ nhỏ, tôi không muốn con trẻ biết đến những chuyện quá xa vời mà chúng chưa đến tuổi phải biết. Tuy nhiên, tôi vẫn đang loay hoay không biết vào đề chuyện này ra sao cho thuận…

Chiều chủ nhật, tôi nhắc chồng tôi ra văn pḥng để lắp cho tôi chiếc tivi gia đ́nh liệt sĩ tặng. Cả nhà háo hức cũng ra văn pḥng hết để xem tivi màn h́nh mỏng h́nh ảnh nó như thế nào.

Khi chồng tôi đang loay hoay tháo thùng tivi th́ tôi nh́n thấy liệt sĩ đứng ngay bên cạnh Anh Hải. Bé Lâm Như mới 9 tháng tuổi đang nằm trên tay mẹ Anh Hải bế. Bỗng nhiên Lâm Như khóc váng lên, nó giăy giụa tụt khỏi tay mẹ nó lao sang ôm chặt lấy chồng tôi khóc thét.

Lúc này người Anh Hải tím tái, nó run lẩy bẩy từng cơn rồi nó ̣a lên khóc. Tôi hoảng quá ào ra chỗ nó, nó vồ lấy tôi và cứ thế nó gào thét lên khóc một cách bất thường. Tôi biết là liệt sĩ đă nhập vào người nó nên cuống quưt dỗ dành, mặc cho tôi nói ǵ th́ nói nó gào khóc ôm chặt lấy tôi. Tai tôi bị váng, lộng hết óc bởi tiếng gào khóc quá độ của nó. Lo con bé là gái đẻ mà khóc thế này nó bị làm sao th́ gay go, lại tưởng liệt sĩ không vừa ư cái tivi, nên tôi khóc theo:

- Ôi trời ơi, bố liệt sĩ ơi, bố đừng làm con sợ nữa, con không dám nhận cái tivi này. Con sẽ đóng lại ngay để trả anh Mạnh. Bố ơi, con của con bị bố nhập vào người thế này th́ nó chết mất bố ơi... Có ǵ không vừa ḷng bố nhập vào con… Con của con chết mất bố ơi… Con xin bố con lạy bố… Con không phải điều ǵ, bố tha thứ cho con…

Mặc cho tôi kêu xin, Anh Hải vẫn cứ gào lên thảm thiết. Tôi xin trả tivi, tôi xin tha thứ, tôi xin bỏ qua lỗi lầm khi tiếp xúc với liệt sĩ, tôi đă sai điều ǵ th́ tôi xin cắn cỏ cắn rơm… thôi th́ tất cả mọi điều tôi đều van… đều lạy…

Bé Lâm Như vừa bám chặt lấy chồng tôi, vừa khóc thét lẹt từng cơn. Nó tè dầm hết ra áo ông nó. Chồng tôi vừa dỗ cháu vừa lo lắng hết nỗi, tôi bảo anh lấy cho chiếc điện thoại, t́m măi mới thấy số của anh Mạnh, gọi cho anh và dí vào tai Anh Hải.

- Bố! bố ơi, anh Mạnh gọi cho bố này, con trai của bố này bố ơi…

Mặc cho tôi dỗ dành chiếc điện thoại áp bên tai, Anh Hải vẫn gào thét, tiếng gào khóc, đau đớn, ai oán khiến tôi rối như tơ ṿ không c̣n biết ra làm sao nữa, chồng tôi tới gần dỗ theo:

- Bố ơi, anh Mạnh gọi bố này…

(Sau này chồng tôi kể, chẳng biết đầu cua tai nheo ra sao, thấy cảnh này hoảng quá đành liều gọi con ḿnh là bố, anh nói theo tôi vậy)

Nghe chồng tôi nói, Anh Hải gạt điện thoại ra vừa khóc vừa nói:

- Con rể của bố ơi, bố đau ḷng lắm…

Rồi ôm chặt lấy tôi gào khóc to hơn, trong tiếng gào tôi nghe được từng câu nói đứt quăng:

- Con gái… ơi! Con… gái ơi… bố đau đớn… đời bố lắm… con có hiểu ḷng bố không con ơi… con ơi, bố đau đớn… quá… các con ơi…

Rồi lại gào… lại khóc, tôi dí máy điện thoại vào tai năn nỉ:

- Bố ơi, con thương bố… chúng con biết, chúng con hiểu bố, bố ơi, anh Mạnh gọi bố này, bố ơi…

Chợt dừng tiếng khóc “bố” gào lên:

- Các con ơi, bố đau đớn lắm, con có hiểu cho ḷng bố không… Mấy chục năm bố giữ chặt trong ḷng… Ôi đau đớn quá…

Tôi không hiểu đầu bên kia anh Mạnh đă nói những ǵ, nhưng chỉ nghe bên này bố gào lên lẫn tiếng khóc:

- Ô cái thằng này, mày gặp bố mày…, không hề hỏi han bố có khỏe không? Bố sống như thế nào? Chỉ có bố phù hộ độ tŕ cho con thế là như thế nào hả cái thằng này… Ôi bố thương con lắm, bố chỉ có mỗi ḿnh con côi cút trên đời này thôi, con trai của bố… con dâu của bố… các cháu của bố… bố thương các con…

Vừa gào vừa khóc, rồi bố hất điện thoại ra. Gục đầu vào vai tôi nằm im. Tôi gọi chồng châm thuốc, bố rít mạnh mấy hơi qua vai tôi, rồi ngồi thẳng người lại, lúc này không khóc nữa, bố ngồi hút thuốc, bắt đầu nói chuyện, vừa hút thuốc vừa nói, giọng cứ oang oang như lệnh vỡ… Từ cái giọng nói… đến cung cách ngồi, cử chỉ hành động đều là của người đàn ông, đúng là không thể tưởng tượng nổi.

- Hôm con gái bố từ Quảng Ninh về, bố cũng theo về luôn. Bố chờ con gái nói chuyện với con rể bố, các cháu của bố về bố mà con gái chẳng nói ǵ cả. Bố tủi thân quá, vậy mà con gái bố lại hứa với con trai của bố, dâu của bố là về sẽ nói chuyện với rể bố chứ lại…

Rồi quay về phía chồng tôi, bố nói tiếp:

- Con rể của bố, con có biết không mấy hôm trước vợ con với anh con sang Lào đón bố. Trên đường đi, anh em nó nói chuyện với nhau bố ngồi bố nghe hết, thương chúng nó quá, đứa nào cũng khổ. Anh con có bố th́ bố hy sinh sớm, nên anh con côi cút lắm các con ơi, tuổi thơ của anh con khổ cực lắm đấy các con ạ… C̣n vợ con có bố đẻ sống đấy mà chẳng nh́n nom đến phút nào, cứ như thể không có mặt con ḿnh trên đời, người ǵ mà vô t́nh bạc nghĩa đến vậy, nên bố thương con trai, con gái bố. Đời bố bị người ta phụ bạc, đă vậy lúc bố ra đi người ta cũng quên luôn cả ḥn máu đào của bố… Bố thương anh con lắm. Các con của bố, tội nghiệp các con quá, bố thương, bố xót lắm…

Và rồi bố quay sang phía bé Lâm Như đă ngủ, bố sờ nắn tay con nhỏ, bố bảo:

- Cháu ngoại của cụ, nó nh́n thấy cụ nên nó lạ quá, nó sợ nó khóc đấy, chứ cụ về cụ có làm ǵ đâu mà con sợ thế con… khổ thân nó, cụ về thăm mà nó hết hồn hết vía v́ cụ nó đây…

Rồi bố cười nhẹ:

- Ơn trời giờ đây bố có con trai, con gái, con dâu con rể, có cháu nội, cháu ngoại, có cả chắt ngoại nữa. Bố sung sướng, hạnh phúc lắm, các con của bố ơi, giai của bố, dâu của bố, gái của bố, rể của bố, các cháu của bố…

Tôi chen ngang:

- Thưa bố! Con lạy bố, xin bố nhập vào con, cháu Anh Hải nó mới sinh con, bố về thế con sợ lắm bố ạ…

Bố xoa đầu tôi bảo:

- Bố hợp nó, thôi bố đi đây! Bảo anh chị con từ nay đến tết lên đây cho bố gặp nhé. Bố cảm ơn con, nhất là con rể bố.

Thấy bố đă vui, tôi thật ḷng thưa:

- Thưa bố, con có sai ǵ con xin bố tha thứ, bố về bố khóc hết hơi thế này, lần sau bố lại về con sợ lắm!

- Thông cảm cho bố, chỉ một lần này thôi, bố dồn nén trong tâm mấy chục năm rồi, bố không có ai có thể hiểu để bố chia sẻ nỗi khổ day dứt trong tâm này. Nay bố nói được với con gái bố, bố thấy nhẹ nhơm đi nhiều rồi, bố sẽ cố gắng không nghĩ đến chuyện buồn đó nữa, lần sau về bố sẽ vui. Bố không chấp ǵ con v́ khi đó con chưa biết, chưa hiểu, c̣n bây giờ con đă biết mà c̣n hành động như thế là không được. Hai con nghe bố dạy, từ nay bố về nhà ở với các con, chứ bố không ở nhà anh chị con đâu, bố hợp với con gái bố, cho nên từ nay trở đi phải thờ bố đấy nhé, bố hợp với con gái bố, bố ở với con gái bố…

Nói đến đây Anh Hải đổ vật ra. Chân, tay, người ngợm nó lạnh ngắt, môi tím tái, tôi đặt Anh Hải nằm đắp chăn cho nó rồi lay nó tỉnh lại… Cả nhà tôi được một mẻ hồn bay… phách lạc… Lúc này tôi mới b́nh tâm lại. Đúng là sợ quá, sợ hết cả hồn lẫn vía, cái tai trái của tôi nhức buốt v́ Anh Hải khóc hét vào bên đó. Tôi ngồi thở dốc như hết hơi, nghĩ lại mà hăi mà kinh, cũng may tôi đă trải qua nhiều năm tháng làm việc. Tôi đă chứng kiến rất nhiều những hiện tượng tương tự như thế này, chứ nếu như tôi và người thân của tôi chứng kiến lần đầu th́ có lẽ sợ quá mà phát loạn lên mất, không th́ cũng vỡ tim mà chết.

C̣n Anh Hải lần đầu tiên bị hồn nhập. Ngày hôm sau con bé nằm li b́ như người bệnh nặng, nhiều ngày sau đó nó cứ như người mất hồn, tôi lên trạm y tế xă nhờ người khám và tiếp đạm, nước cho nó.

Thế là sau chuyện xảy ra, cả nhà tôi chẳng ai bảo ai, tôi cũng khỏi phải t́m cách nói chuyện với gia đ́nh. Cả nhà tôi vui hẳn lên v́ từ nay gia đ́nh tôi có thêm một ông ngoại nữa. Các con tôi luôn mồm nói chuyện về “ông ngoại liệt sĩ nhà ḿnh”, v́ bây giờ tôi có tới ba người bố, nên gia đ́nh tôi quyết định đặt danh như sau cho dễ hiểu: Người bố sinh ra tôi nhưng không một ngày nuôi nấng gọi là ông ngoại sinh. Người bố cả một đời nuôi dưỡng tôi, gọi là ông ngoại nuôi và gia đ́nh tôi tự hào có thêm một ông ngoại liệt sĩ.

(c̣n nữa)


 

 langdong008
 member

 REF: 610776
 09/03/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(Tiếp theo)
Nguồn sống bất tận

Sau lần đó, mỗi lần tôi gặp được bố tôi thấy bố tôi vui lắm. Bố dạy bảo, tṛ chuyện, căn dặn tôi đủ điều. Tôi sung sướng và hạnh phúc lẫn tự hào được làm con gái bố. Mỗi bước tôi đi dù khó khăn đến đâu bố cũng bên tôi động viên kịp thời. Bố kể cho tôi nghe về cuộc đời của bố.

Chuyện rằng: Thời gian trôi đi từ nửa thế kỉ trước, câu chuyện này chỉ c̣n những người già họa chăng mới nhớ. Ở một làng quê thuộc tỉnh Thái B́nh có hai gia đ́nh rất thân nhau. Họ thân nhau tới mức củ khoai bẻ nửa, đấu thóc chia hai. Và một ngày cả hai bà vợ đều mang thai. Họ hẹn với nhau rằng nếu cả hai cùng sinh trai hoặc gái th́ khi hai đứa bé sinh ra sẽ làm lễ cho chúng kết nghĩa làm chị làm em như anh em một nhà. C̣n nếu như hai bà, người sinh con trai kẻ sinh con gái th́ họ sẽ làm lễ gả con cho nhau ngay sau khi cả hai đứa trẻ ra đời.

Đến ngày khai hoa, hai đứa trẻ một trai một gái ra đời trong sự vui mừng khôn xiết của hai họ, giao ước được thực hiện.

Ngày qua tháng lại, hai trẻ lớn lên và trở thành đôi trai tài gái sắc. Họ yêu nhau giống như ông tơ bà nguyệt sắp đặt xe duyên cho họ từ kiếp nào. Nhưng thương thay cho mối t́nh mặn nồng tưởng không ǵ có thể chia cắt được lại bị vướng vào chuyện vẫn thường xảy ra trong cuộc đời này. Gia đ́nh người con trai vướng vào chuyện mang ơn một gia đ́nh khác. Người con trai buộc phải lựa chọn giữa “bên t́nh bên nghĩa bên nào nặng hơn?”.

Người con trai phải lấy một người con gái không yêu để trả món nợ đời của gia đ́nh. Vậy là mối giao ước keo sơn đành để lại. Gia đ́nh nhà cô gái càng thêm thương cho gia đ́nh người bạn, xót xa cảnh hai con trẻ phải đôi đường đôi ngả.

Người con gái sống âm thầm, lặng lẽ vắng hẳn tiếng cười tiếng nói. Mỗi lần nh́n thấy bóng dáng người yêu lại thảng thốt nhớ lại mối t́nh xưa. Người con trai dù đă lấy vợ, song chàng chẳng thể nào quên nổi người con gái ḿnh yêu.

Chuyện từ ngàn xưa ở trên đời cho tới tận bây giờ có mấy ai sống hạnh phúc bên người ḿnh không yêu, người con trai cũng không là ngoại lệ.

Sau đám cưới chẳng được bao lâu, đôi vợ chồng trẻ cơm chẳng lành canh không ngọt, ông chằng bà chuộc bắt đầu ruồng rẫy lẫn nhau.

Người vợ cắp nón về nhà đẻ trong lúc bụng đang mang thai đứa con đầu ḷng. Sinh con xong, người vợ mang trả cháu cho gia đ́nh bên nội. Rồi cả đôi vợ chồng ấy thoát ly khỏi quê hương theo một cách riêng.

Chuyện vợ chồng đứt ngang đường, người con trai càng nhớ tới mối t́nh đầu nồng thắm, nghĩ tới người yêu bao nhiêu th́ chàng trai càng thương đứa con của ḿnh bấy nhiêu.

Một lần về thăm quê, lấy hết can đảm của người đi xa về, trái tim người con trai vẫn thổn thức tiếng gọi tha thiết của t́nh yêu. Người con trai dẫn con đến gặp người yêu, tuy nhiên chuyện cũ qua rồi dù có đau đớn bao nhiêu th́ cả hai cũng chẳng dám nhắc tới, dù cho bên ngoài vẫn nói nói, cười cười nhưng trong sâu thẳm con tim cả hai đều đau như thắt chẳng thể vỡ ̣a tiếng yêu thương.

Dằn ḷng gửi lại những yêu thương, thổn thức chia tay người con gái, người con trai chỉ dám dặn một câu ư tứ xa vời:

- Thôi, hay cậu đừng đi lấy chồng nữa, ở nhà nuôi con giúp tớ!

Tay trong tay, người con gái lặng im mắt ngấn lệ sầu.

- Chờ anh về… chờ anh về…

Người con trai lí nhí trong họng mấy lời hẹn ước.

Chỉ bấy nhiêu thôi lời người yêu nói, cô gái như hiểu được tất cả nỗi giằng xé trong ḷng của người yêu ḿnh, chẳng biết nói làm sao? Biết hẹn ước thế nào cho đúng nghĩa?

Bây giờ người con trai c̣n đi chiến đấu, biết hẹn ngày nào về…

Bước trong hàng quân, ḷng người nơi chiến trận mong đất nước ḥa b́nh, quê hương sạch bóng quân thù. Người con trai trở về trong ṿng t́nh yêu của người con gái. Người con trai sẽ bù đắp cho người con gái tất cả. Họ và con sẽ sống một cuộc đời viên măn. Các thành viên trong gia đ́nh phải nhất mực yêu thương nhau, những đứa con sau của họ phải hết ḷng yêu thương anh trai chúng nó, bởi chúng đều cùng một bố sinh ra, nhưng anh chúng nó thiệt tḥi lớn lắm, không có t́nh yêu thương của mẹ, lại thiếu vắng cha. Những thứ đó không ǵ bù đắp được ngoài t́nh yêu thương to lớn của tổ ấm gia đ́nh.

Niềm khát khao nhỏ nhoi nhưng cháy bỏng của người con trai không thành hiện thực. Như bao chàng trai Việt Nam khác, người con trai đă ngă xuống nơi chiến trận. Người con trai hy sinh cho ngày mai, cho nền độc lập tự do và khi ấy người con trai c̣n mang theo cả nỗi niềm của ḿnh sang thế giới bên kia…

C̣n người con gái đẹp người đẹp nét ấy thề với ḷng quyết chờ ngày tái hợp nên duyên với người con trai. Lời dặn, cô gái vẫn nhớ như in nhưng không thể mang con người yêu về nuôi được v́ cô chẳng phải vợ cũng chẳng phải họ hàng. Cô gái chỉ biết âm thầm chăm con của người yêu bằng cả tấm ḷng của người mẹ.

Năm này qua năm khác cô gái mong bóng nhạn trở về.

Nhưng rồi một ngày, cô gái là một trong những người chính thức dự lễ truy điệu chàng trai ḿnh yêu ở ủy ban xă, đất dưới chân cô như sụp đổ… Cô tôn thờ mối t́nh trong trắng…

Nghe truyện mà trái tim tôi như vỡ ra, tan nát. Tôi mất hết cảm giác của con người thực tại, đau khổ trào dâng trong ḷng, thương xót quá. Tôi đă ngồi khóc như mưa như gió, tôi vô cùng xót xa…

Người ta thường có câu “chết là hết”. Nhưng không, người ta đă quá nhầm về điều đó. Chết chưa phải là hết, chết chỉ là sự chấm dứt một cuộc đời hiện tại để tiếp tục sống một cuộc đời khác.

Tôi đă hiểu hơn những ǵ bố tôi muốn nói với tôi, và tôi càng thấm thía một điều trên đời này: mỗi con người đều có một khoảng riêng tư sâu lắng. Không phải gặp ai cũng nói ra chuyện của ḿnh, cái ǵ cũng có thể chia sẻ, bố tôi cũng vậy. Tôi hiểu giờ đây bố đă gửi gắm t́nh cảm yêu thương nhất mực dành cho tôi, người con gái nuôi của bố.

Tôi nhớ lại lần thứ hai bố về nhập vào Anh Hải, đó là vào một ngày giáp Tết nguyên đán. Vợ chồng anh Mạnh lên văn pḥng chia tay gia đ́nh tôi trước khi chúng tôi về quê ăn Tết. Bố đă về nhập vào Anh Hải như lời dặn lần trước, nhưng hôm đó bố không khóc. Bố ngồi nói chuyện với chúng tôi, những đứa con trai, con gái, con dâu, con rể của bố, bố căn dặn chúng tôi sống với nhau cho có t́nh có nghĩa.

Bố nói:

- Các con hăy hiểu rằng bố đang tồn tại, đừng bao giờ nghĩ bố đă chết. Bố vẫn c̣n sống trong trái tim các con từng giờ từng phút, thân xác của bố tuy không c̣n nhưng linh hồn bố luôn gần gũi các con. Bố nói thế này cho các con của bố hiểu ư bố dạy. Ví như bố đă hy sinh cách đây mấy chục năm, nhưng trong ḷng con Mạnh chưa khi nào quên bố, c̣n bố dù không c̣n thân xác như các con nhưng ở nơi đây bố vẫn đau đáu nghĩ về con, bố trông con trưởng thành từng ngày… Như vậy bố không phải là người đă chết. Tuy không nh́n thấy bố, nhưng trong thâm tâm các con lúc nào cũng thấy sự hiện diện của bố. Như vậy chứng tỏ bố vẫn đang c̣n tồn tại cùng người thân. Chỉ có những người c̣n đang sống mà họ không cần biết đến cha mẹ ông bà của họ là ai, người thân ruột thịt của họ con cháu họ là ai, ở đâu, họ chỉ sống cho riêng họ, họ cố t́nh quên đi cái đạo lư con người, cái tâm của họ bị mất đi, họ không hiểu thế nào là sống cho có đạo làm người, đạo gia tiên. Họ sẵn sàng bỏ đi tất cả để theo đuổi mục đích riêng phục vụ cho chính họ, họ chà đạp lên cả luân thường đạo lư, không biết yêu thương đồng loại, không coi đồng loại như máu mủ ruột thịt của ḿnh, những người như thế mới thật sự đă chết, họ đă chết trong ḷng người thân và trong xă hội nơi họ đang tồn tại… Khi nghe bố nói th́ các con sẽ hiểu hơn, có quan niệm mới hơn về “sống” và “chết” của con người. Khái niệm về sự sống chết sẽ được hiểu rộng hơn… Bố cảm ơn các con đă giành cho bố hạnh phúc này. Hôm nay bố gọi con trai bố, con dâu bố lên đây là để gia đ́nh ta đoàn viên, các con trai, gái, dâu, rể của bố hăy nhớ mốc ngày hôm nay, để rồi mỗi ngày qua đi… ta đă sống tốt rồi th́ ta sẽ sống cho tốt hơn nữa… Sống sao cho “tốt đời đẹp đạo”. Con người sống phải lấy chữ lương tâm đạo đức làm đầu các con ạ”.

Rồi bố nhận xét điểm ưu, nhược của mỗi đứa con của bố, cần phải thay đổi thế nào cho con người toàn diện hơn.

Bố bảo lẽ ra những điều này các con đă được bố mẹ dạy từ khi nhỏ, nhưng nay v́ chúng tôi những đứa con của bố lớn đến bằng này tuổi mà vẫn chịu một nỗi thiệt tḥi không lấy ǵ bù đắp được. Chúng tôi chưa được nghe một lời dạy bảo nào từ bố, th́ lần này âu cũng là một kỷ niệm đáng ghi nhớ trong cuộc đời của mỗi chúng tôi, đây cũng là niềm an ủi, một hạnh phúc nho nhỏ theo lẽ thường của người làm cha làm mẹ.

Chúng tôi, những người con của bố đă khóc trong hạnh phúc thiêng liêng mà tôi biết không phải bất cứ ai cũng có hạnh phúc này.

Rất nhiều ngày sau này tôi vẫn nhớ những điều dạy bảo của bố, qua bố tôi hiểu hơn về thế giới mà tôi đang tiếp cận trong đó có những người ruột thịt của tôi. Trước đây tôi tự hào về ḿnh lắm, tôi tự cho ḿnh là người đặc biệt, là kỳ tài và hiểu biết về thế giới tâm linh hơn hẳn những người khác. Nhưng giờ đây tôi mới hiểu thêm rằng, người ta nói con người luôn luôn vướng phải cái chữ “tôi” quả là không sai chút nào.

Nhớ lại cả một quá tŕnh gặp bố, đúng là bố đă dẫn dắt tôi hiểu nhiều về cuộc đời của bố, tôi sẽ hiểu về những con người nơi ấy nhiều hơn và đây cũng là những bài học cho tôi cố gắng tự hoàn thiện ḿnh.

(c̣n nữa)


 

 baxebe
 member

 REF: 610783
 09/03/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Đọc chút xíu chiện này thui mà cứ như bị uống 2 lít mỡ Heo + 3 kg cơm nếp nhăo vậy ..Hê..Hê..


 

 langdong008
 member

 REF: 610785
 09/04/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


-Thích đọc th́ đọc mà không th́ thôi ...Ai bắt đọc mà la!!!
-Chuyện về thế giới vô h́nh (Tâm linh) .Muốn tin th́ tin mà không tin th́ thôi.
Cũng chẳng ai bắt phải tin !!!


 

 langdong008
 member

 REF: 611485
 09/11/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

(Tiếp theo và hết)
Khi trước chính tôi không hiểu ǵ về cuộc đời bố để mà chia sẻ, để mà thông cảm, để mà yêu thương. Đă thế tôi chụp mũ đánh giá bố tôi là người ích kỷ, không biết thông cảm cho người vợ trẻ của bố.

Hoặc cả những điều bố nhắc nhở dặn ḍ khi bố trở về có cờ dong trống rước th́ tôi lại cho rằng bố nói vậy mà bố chẳng hiểu ǵ, nhưng thực ra tôi mới là người không hiểu ǵ cả. Tôi bảo thủ chỉ cố t́nh hiểu theo cái lư của ḿnh mà không chịu lắng nghe người khác nói.

Bố nhận tôi làm con là v́ bố quá thương tôi và bố cũng muốn bù đắp cho anh tôi. Bố nhận tôi làm con gái bố là để cho chúng tôi những người đang sống. Nhớ hôm bố về gặp các con, anh Mạnh hỏi bố.

- Bố ơi! Bố cứ nói thật với con đi, thế bao nhiêu năm ở bên Lào bố có “d́” nào sinh cho con một đứa em không hả bố?

Nghe anh Mạnh nói, bố nghiêm mặt quát:

- Con nghĩ thế nào về bố mà hỏi bố câu ấy? Phẩm chất đạo đức của người lính Cụ Hồ là phải như thế nào? Con nghĩ ǵ mà hỏi bố thế, các con coi thường bố đấy phải không?

Thấy bố quát, tôi sợ xin lỗi thay anh rồi thắc mắc:

- Dạ thưa bố, con có nói sai bố tha thứ cho con gái bố. Thế sao trước khi đi t́m mộ bố, chúng con mời bố về bố lại bảo bố đi bản chơi bị phỉ nó bắn chết có phải không ạ?

Bố cười bảo tôi:

- Con gái nghe bố dạy. Con làm việc này là việc tâm việc đức, khi tiếp xúc với người âm con phải biết lắng nghe người ta nói. Khi người ta nói cái ǵ không biết, phải t́m hiểu rồi hăy nói. Không nên nói bừa nói ẩu, bố rất không vừa ḷng với con, khi con hỏi trường hợp bố hy sinh. Bố đă nói bố hy sinh ở Cánh Đồng Chum rồi, con c̣n căi bố. Tức quá th́ bố nói như vậy. Bố hy sinh trong trường hợp đang chiến đấu, bố bị thương rất nặng ở đùi và bụng bên phải, máu ra nhiều nên hy sinh.

Tôi ṭ ṃ hỏi:

- Bố ơi, con rất muốn biết, trước lúc chết bố có biết ḿnh sẽ chết không ạ? Lúc đó bố có nghĩ ǵ không hả bố?

Dừng một lúc, bố rầu rầu nói:

- Bố bị thương nặng lắm. Trước lúc chết bố vẫn tỉnh táo. Bố nghĩ về cuộc chiến tranh này và tin vào ngày chiến thắng… Rồi bố nghĩ về quê hương, bố nghĩ về con trai bố, bố thương anh con thắt ruột… rồi bố… ngóp ngép bố… chết…

Nghe bố nói, họng tôi nghẹt đắng, không thể nào hỏi thêm bố được câu nào nữa, tôi h́nh dung ra cảnh đó mà trong ḷng cồn cào xót xa.

Tôi hiểu tại sao bố lại thương lại xót anh Mạnh đến như thế. Cái lần tôi gặp mẹ anh Mạnh, khi nói chuyện tôi thấy bà xưng mợ với vợ chồng anh Mạnh nhưng người em cùng mẹ của anh Mạnh th́ bà lại xưng bằng mẹ. Tôi hỏi anh Mạnh, anh bảo là anh cũng chẳng biết từ hồi bé tí mẹ đă dạy anh gọi mẹ là mợ mỗi khi anh t́m đến thăm bà. Và cái từ “mợ” ấy anh cũng chỉ được gọi năm th́ mười họa, chứ có được gặp bà đâu mà gọi.

Ôi trời ơi! Tôi chẳng biết nói thế nào, chỉ biết nhớ như in câu chuyện bố kể. “… Những đứa con sau của chàng và nàng phải hết ḷng yêu thương anh trai chúng nó, bởi chúng đều cùng một bố sinh ra, nhưng anh chúng nó thiệt tḥi lớn lắm, không có t́nh yêu thương của mẹ lại thiếu vắng cha, những thứ đó không ǵ bù đắp được ngoài t́nh yêu thương to lớn của tổ ấm gia đ́nh…”.

Có lẽ bố giận mẹ anh Mạnh nhất là việc mẹ anh bỏ đứa con mà chính ḿnh dứt ruột đẻ ra. Thương bố bao nhiêu th́ tôi chỉ biết cố sống tốt hơn, cố hoàn thiện ḿnh nhiều hơn để có thể bù đắp cho tất cả những ǵ mà khi xưa bố đă mất mát. Tôi hiểu bố đă rất cố gắng tiếp xúc với tôi bằng mọi cách, bằng cử chỉ hành động bằng lời nói, có nghĩa bằng tất cả t́nh thương yêu bố dành cho tôi. Bố muốn truyền sang cho tôi sức mạnh của t́nh yêu thương bao la, và tôi cố gắng cảm nhận nó một cách chính xác nhất. Tôi thật cố gắng hết ḿnh để đón nhận t́nh cảm thiêng liêng, quí báu này của con người từ hai cơi giới.

Bố tôi thường bảo chuyện của bố tôi đă được biết, bố mong tôi hiểu, sự hiểu biết của tôi về bố phải được liên hệ rộng hơn trong cuộc đời này. Điều đó thật quan trọng cho công việc của tôi đang làm, nó đ̣i hỏi phải trải qua nhiều sự việc, hiện tượng và tôi biết c̣n nhiều gian nan vất vả đang ở phía trước.

Bố tôi là người rất nóng tính, nhưng là người rất đỗi thương yêu tôi. Bố bảo bố chỉ hợp nhất với mỗi con gái bố, cho nên tôi mới được bố cho biết về cuộc đời bố nhiều hơn bất cứ ai.

Qua bố tôi tự tích lũy thêm được nhiều hiểu biết, việc nhận thức này như một sự thẩm thấu trong tôi. Bố vẫn thường dạy tôi rằng, nếu như con người ta không chịu trải ḿnh và trau dồi để gột bỏ bớt cái tôi trong mỗi người th́ khó sống lắm. Điều bố mong muốn nhất là chính tôi phải hiểu công việc của tôi c̣n rất dài. Tôi đă tiếp xúc với rất nhiều người âm, tôi đă được trải nghiệm trong thế giới nhiệm màu, qua đây sẽ là một sự minh chứng, chứng minh sự tồn tại của con người trong thế giới bên kia. Sự nhận thức ấy chính là một sự khai sáng tâm linh của con người

Và bố nhấn mạnh với tôi rằng, nếu như tôi không phải người am hiểu về bản chất của tâm linh th́ rồi tất cả đều sẽ trở thành nửa vời.

Bố muốn tôi hiểu được điều bố nói.

Nghe bố dạy, tôi giật ḿnh. Quả thật tôi chưa nghĩ đến điều này. Điều bố nói tôi c̣n phải nghĩ xem nên bắt đầu từ những việc như thế nào. Vấn đề này đ̣i hỏi tôi phải có nhiều trải nghiệm mới có thể hiểu để mà tự giải thích được phần nào.

Một đời trăn trở

Tôi đă bắt tay vào viết từ rất lâu câu chuyện có thật này. Tôi viết từ khi câu chuyện được khai sinh, từ những ngày đầu tiên tôi lọt vào khoảng trời đất của thế giới thứ hai. Cơ thể tôi phát tác ra khả năng nghe, nh́n về một thế giới khác đang tồn tại song hành với chúng ta và tôi đă tiếp xúc với biết bao nhiêu tầng lớp người của thế giới đó. Tôi đă t́m ra biết bao câu chuyện và cả những bí mật trong chính cuộc đời tôi và những người khác nữa. Cứ thế, con đường khám phá tâm linh huyền bí cứ dẫn dắt tôi đi ngày một dài thêm từ những câu chuyện rất đỗi đời thường của con người cho đến những lần t́m mộ, những thông tin tôi nhận được về thân thế liệt sĩ. Những chuyến đi t́m mộ đă để lại trong tâm tôi rất nhiều câu chuyện cảm động về t́nh anh em, t́nh cha con, t́nh đồng đội. Điều này càng thôi thúc tôi làm việc hết ḿnh và nghiên cứu về những lĩnh vực liên quan đến t́m mộ bằng phương pháp ngoại cảm của con người.

Trong những lần sử dụng khả năng của ḿnh trong việc t́m mộ, tôi cố gắng t́m hiểu các luận cứ mang tính khoa học để phần nào lư giải những thắc mắc mà chính tôi cũng muốn t́m lời giải đáp. Những người có khả năng tiếp cận được với người đă khuất là rất ít, có thể như ông Vũ Thế Khanh cho biết “99% là nhà ngoại cảm rởm”. Khả năng ngoại cảm là khả năng hoàn toàn tự nhiên của con người, không ai có thể học hoặc được truyền nghề mà trở thành nhà ngoại cảm được.

Các lần t́m mộ nơi rừng sâu núi thẳm trong ḷng đất lạnh, tôi đă thấy những phần xương cốt mục nát vụn tơi chỉ thành vệt trắng bột h́nh người nằm theo nhiều tư thế chất khác nhau. Từ những thông tin của liệt sĩ mà sau đó t́m ra được những hố chôn tập thể, bao nhiêu hài cốt chồng chất lên nhau, hoặc khi t́m thấy di vật bé tí ti của liệt sĩ phải tẩn mẩn ṃ t́m, nhưng chiếc răng viền vàng, răng giả, chiếc cúc áo, đôi dép liệt sĩ đi… những di vật nằm cùng hài cốt và cả những ngôi mộ trong rừng mà khi khai quật th́ cả đoàn tá hỏa v́ sau bốn mươi năm ḷng trong ḷng đất lạnh thân thể người liệt sĩ không hề tiêu, tất cả c̣n y nguyên.

Và tôi cũng biết có rất nhiều trường hợp không thể t́m được hài cốt, chính điều này làm tôi phân vân nhất. Vậy th́ có nhất thiết phải t́m bằng được hài cốt hay không? Người ta sẽ phải t́m như thế nào khi mà hài cốt không c̣n nữa? Chính vấn đề này mới gây nhiều bức xúc, tranh luận trong nhiều người, vấn đề này tôi cần phải được nghiên cứu thêm trước khi kết luận. Nhưng bằng trải nghiệm thực tế th́ rơ ràng tôi phải hiểu con người khi sống gồm có hai phần đó là linh hồn và thân xác. Khi người ta chết linh hồn và thân xác tách dời nhau, cho dù hài cốt có trở về với cát bụi th́ linh hồn vẫn c̣n tồn tại chính v́ thế khi chúng ta đi t́m hài cốt phần linh hồn buộc phải t́m cách xuất hiện để hỗ trợ chúng ta t́m kiếm phần hài cốt.

Hoặc giả linh hồn cho chúng ta những thông tin để chúng ta nhận biết hài cốt có c̣n hay không? Nhưng tôi vẫn biết rất nhiều trường hợp v́ quá thương quá tiếc người đă khuất cho nên khi có thông tin từ linh hồn hài cốt không c̣n người thân vẫn không chịu tin.

Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong cuộc đời này là con người ta không bao giờ lăng quên nhau. Là cái t́nh con người, là sự nối kết của hai cơi âm dương, là sự hiểu nhau, chắc người chết không bao giờ sợ bị mất hài cốt, bởi rằng những thứ đó sẽ dần trở về với cát bụi, người chết chỉ sợ người sống lăng quên họ.

Tôi đă tiếp cận với bao nhiêu câu chuyện có thực của các linh hồn. Nhờ vào sự tiếp cận này người thân mới t́m lại được nhau, con người tồn tại ở hai cơi giới dạy bảo lẫn nhau, họ cùng nhau soi vào những cái gương của người đi trước để rồi lấy đó làm bài học cho người người đi sau sẽ tự hoàn thiện chính ḿnh hơn nữa…

Vẫn biết rằng thế giới tâm linh là một thế giới có thật tồn tại song song với thế giới của chúng ta đang sống, nhưng nhận thức điều đó như thế nào mới là cả một vấn đề lớn cho chúng ta phải suy nghĩ. Tôi tự ư thức rằng khả năng ngoại cảm chỉ là sự ứng dụng, là sự tiếp cận với con người cả hai thế giới duy vật và duy linh của tôi, để từ đó tôi có thể vận dụng vào làm một số việc hữu ích cho cả hai thế giới này.

Tuy nhiên khả năng tiếp cận với thế giới bên kia của tôi không phải lúc nào cũng thực hiện được, và cũng không phải khi tôi là nhà ngoại cảm th́ có nghĩa tôi là người cái ǵ tôi cũng biết cũng hiểu, nhất là cái hiểu biết ở thế giới bên kia, hoặc giả cái ǵ tôi cũng làm được, v́ nhà ngoại cảm chỉ là một con người hoàn toàn bằng xương bằng thịt.

Sự trải nghiệm này cho tôi những kinh nghiệm rút ra từ chính trong công việc tôi đang làm, nó tích cóp thêm những hiểu biết, những thật và những giả trong thế giới hư ảo này.

Tôi chắc một điều rằng tâm linh không phải là mục đích trong cuộc đời mỗi người, mà thông qua đó mỗi người tự cố gắng hoàn thiện ḿnh theo từng cách riêng.

Phải chăng tâm linh là cả một kho tàng tri thức.

Mỗi cá nhân đều phải có nhận thức đúng đắn về lĩnh vực “tâm linh”

Bởi chữ Tâm là cái tâm của con người, cái suy nghĩ của con người, cái tính cách của con người, ư diễn đạt cái tâm là góc nh́n hiểu biết về một góc độ nào đó.

Và chữ Linh, là một cái nh́n về linh hồn, linh hồn th́ theo thế giới vật chất người ta khẳng định không tồn tại.

Tôi đă và đang hàng ngày tiếp cận cùng những con người tồn tại thế giới bên kia. Tôi cần phải hiểu phải biết nhiều hơn để chứng minh sự tồn tại của con người trong thế giới tâm linh, những con người đó họ cũng đang tồn tại và cũng sống phần nào như chúng ta mà chỉ có tôi hoặc một số người khác biết được họ qua những khả năng ngoại cảm của chính ḿnh.

Có thể khả năng này của tôi kéo dài cả một đời của cá nhân tôi, cùng với nhiều đời, nhiều người có những phần nào về khả năng đặc dị như thế này.

Khả năng ngoại cảm của nhà ngoại cảm là chứng minh một sự thật có tồn tại một thế giới duy linh, quá tŕnh chứng minh này không phải một lần mà phải nhiều lần, nhất định tâm linh phải được chứng minh cho dù nó có phải trải qua một quá tŕnh dài dằng dặc để được mọi người cảm thấy xác đáng và sự thật.

Để rồi một thế giới vô hư được tỏ trong tâm mỗi người.

Tôi nhận thấy trách nhiệm dành cho tôi và các nhà ngoại cảm lớn lao lắm. Có thể tôi chưa tin vào những điều kỳ diệu một cách tuyệt đối, tôi luôn luôn đ̣i hỏi sự kiểm chứng có thể bằng cách này hay cách khác, song tôi tin thế giới tâm linh đă và đang diễn ra mọi lúc mọi nơi, ở những thời khắc bất chợt nào đó trong cuộc sống trần tục này.

Có thể tôi chưa hiểu về Chúa, về phật, và các đấng siêu nhiên cũng như những thiên thần hộ mệnh. Về người âm, về linh hồn…

Tôi chưa hiểu chính cả tôi, trong khi tôi vẫn đau đớn v́ t́nh yêu thương con người với con người mất đi, và cả những người thân thiết của tôi ra đi mai măi không bao giờ gặp lại, tôi sợ sự chết chóc, tôi sợ cả sự đau thương, những tai nạn, cả những căn bệnh hiểm nghèo hoành hành con người.…Nhưng tôi tin con người là một sinh vật mầu nhiệm nhất và trực giác chúng ta có một sức mạnh vô địch.

Điều này được chứng minh qua cá nhân tôi và rất nhiều người khác nữa, qua rất nhiều câu chuyện có thật đang diễn ra hàng ngày.

Những người có khả năng thấu thị họăc có giác quan thứ sáu để “nhận thức” được những đấng vô h́nh trong khỏanh khắc…

Những tiếng nói vọng về từ cơi xa xăm, những h́nh ảnh, hoặc một hiện tượng nào đó xảy đến trong những giây phút thóang qua trong đời mỗi người, Tôi luôn luôn tin tưởng và lắng nghe, t́m kiếm những điều kỳ diệu trong cuộc sống.

Những trải nghiệm kỳ bí nhưng rất thật này sẽ giúp tôi tin rằng cuộc sống này cuộc đời này là sức mạnh của t́nh yêu thương bao la.

Qua thực hành tâm linh tôi thấy ḿnh là người hạnh phúc nhất thế gian, tôi đă được trải nghiệm với con người của hai thế giới, tôi hiểu được nhiều điều, và tôi hiểu ra rằng trong cuộc đời này người hạnh phúc nhất là người là biết cho và biết nhận, sự chia sẻ không phải chờ chời điểm.

Sự cống hiến phải là cả cuộc đời. Sống cuộc đời này là để yêu thương và tha thứ. Sức mạnh của t́nh yêu thương sẽ xóa tan hận thù.

Trải nghiệm tâm linh giúp tôi nh́n nhận vào cuộc sống thực tế nhiều hơn, và từ cuộc sống của mỗi người quanh tôi để tôi đúc rút thêm ra kinh nghiệm trong cuộc sống của cuộc đời này.

Xă hội Việt nam hiện nay số đông đă nhận thức khá rơ vấn đề nhạy cảm, nhà ngoại cảm là những người sở hữu tự nhiên những cảm quan không bằng các giác quan b́nh thường, t́m mộ bằng ngoại cảm là một bộ môn khoa khọc, người t́m hiểu khai thác lĩnh vực này phải có nhận thức, hiểu biết đúng đắn, các nhà ngoại cảm giỏi là những người ngoài việc người đó có khả năng xuất chúng ḱ tài, họ c̣n phải là một người có học thức hiểu biết sâu rộng.

Tôi nghĩ rằng những hiện tượng ngoại cảm cũng là một nét văn hóa trong nền văn hóa tâm linh. Từ những trải nghiệm tâm linh đă cho tôi biết, không ai làm việc này một ḿnh, ai ai cũng có những khả năng cảm nhận, có điều khả năng có nhiều hay ít của chúng ta phụ thuộc vào mỗi cá nhân, chúng ta sẽ ứng dụng được vào được trong cuộc sống thực tế của mỗi chúng ta.

Tôi biết rằng khả năng ngoại cảm của tôi chỉ là phương tiện cho tôi tự hoàn thiện chính ḿnh. Từ đây tôi rút ra được những bài học hữu ích trong cuộc đời và sự trưởng thành của tôi, tôi tin rằng suy nghĩ, nhận thức của tôi cũng sẽ phần nào giống như rất nhiều người. Cả đời này tôi chỉ mong được cùng tất cả mọi người cùng chia sẻ cái biết, cái thấy, cái hiểu, những mắc mớ những băn khoăn về thế giới vô hư, và rồi tất chúng ta cùng hành tŕnh, cùng khám phá, cùng phân tích những phải trái những đúng sai, để chúng ta tích lũy nhiều hơn vào vốn hiểu biết của chính chúng ta về cuộc sống thứ hai của mỗi chúng ta trong thế giới tâm linh huyền bí lung linh luôn tỏa sáng.

Để rồi trong mỗi chúng ta khi nhắc đến điều này đều thật sự trân trọng cái giá trị đích thực của nó.


Nguyễn Ngọc Hoài.




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network