nvdtdnguyen
member
ID 17937
12/15/2006
|
Nguồn Gốc Của Sự Sống
Thế Nào Là Sự Sống?
Tôi đang sống. Anh đang sống. Nó đang sống... Động từ “sống” được dùng hàng ngày trong ngôn ngữ của mọi chủng tộc. Nó quen thuộc đến mức không c̣n ai để ư đến ư nghĩa của nó nữa...
Hăy tưởng tượng, nếu bạn bị lạc lỏng, trơ trọi một ḿnh giữa cảnh hoang vu của hành tinh “Trái Đất”; Quanh bạn hoàn toàn không có một biểu hiện nào của sự sống, không có một loài cây cỏ nào, không có một loài vật nào...; Chỉ có đất, đá vô tri và mưa, gió thét gào mà thôi. Chắc chắn lúc đó, bạn sẽ cảm thấy cô độc và sợ hăi biết mấy !
Nhưng đó chỉ là một sự tưởng tượng, chưa bao giờ xảy ra. Thực tế là xung quanh ta luôn có cái mà ta gọi là sự sống: cây cỏ xanh tươi, hoa lá ŕ rào, bao nhiêu loài chim, thú đang tung tăng bay, nhảy...
Và có thể xung quanh ta, trẻ em đang vui vẻ nô đùa, người người đi lại, xe cộ đông đúc... Rồi đêm đến, đèn sáng như sao sa, tiếng nhạc du dương vang lên... Nghĩa là sự sống có mặt ở khắp nơi.
Lịch sử loài người thật là quá ngắn ngủi so với lịch sử của Trái Đất. Theo ước tính, Trái Đất được h́nh thành khoảng 4,7 tỉ năm trước đây, c̣n con người dường như chỉ mới xuất hiện trong khoảng 2 triệu năm mà thôi.
2 triệu so với 4,7 tỉ! Một tỉ số xấp xỉ bằng 1/2400. Nghĩa là Trái Đất già gấp 2400 lần con người xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất (nếu như người đó c̣n sống...!). Do đó, con người có cảm giác sai lầm rằng, dường như Trái Đất không có ǵ thay đổi cả và sự sống vẫn y như cũ, bất biến với thời gian. Từ thời ông cụ, ông kị... vẫn con gà trống như thế gáy sáng, vẫn hoa quỳnh đó nở về đêm, vẫn con trâu như thế đi cày... Có ǵ thay đổi đâu?
Nhưng sự thật là sự sống đă thay đổi rất nhiều. Một thay đổi cho dù nhỏ đến mấy cũng phải diễn ra trong khoảng thời gian hàng trăm, hàng ngh́n, thậm chí hàng triệu năm. Băi biển biến thành nương dâu và ngược lại. Chỗ này hiện nay là xa mạc nhưng cách đây năm mươi triệu năm lại là biển cả. Nhiều sinh vật sống cách đây hàng trăm triệu năm nay đă biến mất. Khủng long, voi Ma mút... nay không c̣n nữa. Nhiều sinh vậy hiện nay lại có nguy cơ bị diệt vong. Đời con người ta quá ngắn ngủi để có thể cảm nhận được sự thay đổi của thế giới xung quanh. Thế th́ làm sao biết được quá tŕnh thay đổi đó diễn ra như thế nào?
Có một số người có thể giải đáp phần nào thắc mắc đó của bạn, họ là những nhà nghiên cứu về sinh vật cổ. Công việc của họ là đào bới trong đất đá, lùng sục dưới biển, trên rừng các dấu viết c̣n lại của sinh vật cổ. Từ đó bằng những suy luận mang tính khoa học, họ dựng lại h́nh dáng và đặc điểm của sinh vật cổ đó.
Nhưng bạn lại muốn biết, mọi sinh vật trên Trái Đất được bắt nguồn từ đâu? Nguồn gốc của cái gọi là sự sống là ǵ?
Đến đây các nhà nghiên cứu sinh vật cổ cũng cảm thấy lúng túng rồi, v́ vấn đề không đơn giản chút nào cả.
SỰ SỐNG BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
NHƯ THẾ NÀO?
Trong suốt lịch sử hàng triệu năm của ḿnh, con người luôn bị dằn vặt bởi các câu hỏi: Con người từ đâu ra? Tại sao có con người? Con người sống để làm ǵ? Con người chết sẽ đi về đâu?
Câu hỏi chủ yếu nhất vẫn là: Con người đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất là ai? Xuất hiện như thế nào? Câu hỏi đó cứ lửng lơ măi trong đầu mà vẫn chưa có lời giải đáp rơ ràng nào cả !
Để thoả măn ḷng mong muốn biết được cái bí mật đó, hị đă sáng tác ra rất nhiều câu chuyện ly ḱ. Những câu chuyện đó thường rất đẹp, rất lăng mạn, và luôn được bắt đầu bằng hai chữ “Ngày xưa...”. Ngày nay ta gọi đó là những huyền thoại về tổ tiên loài người.
Mỗi dân tộc, mỗi vùng địa lí, mỗi thời đại đều có một cách giải thích về nguồn gốc con người nói riêng và nguôn gốc sự sống nói chung.
Các cụ ta ngày xưa, khi nói đến một hiện tượng thiên nhiên, một sinh vật nào đó... đều cho là do “Trời sinh ra”! Trời sinh ra trăng, sao, núi, sông. Trời sinh ra bốn mùa. Trời sinh ra cỏ cây. Trời sinh ra các giống vật. Và tất nhiên trời sinh ra con người. Ai ăn ở thất đức th́ bị trời phạt !
Trời là ai? Đó không phải là một con người cụ thể mà chỉ là một nhân vật trong trí tưởng tượng, chúa tể của muôn loài, có quyền uy vô song...
Trời sinh ra sự sống nói chung và con người nói riêng như thế nào? Cũng không ai rơ! Cũng chẳng ai hay.
Một huyền thoại về tổ tiên loài người ở đảo Xôxiêtê (Societe) thuộc Thái B́nh Dương đă kể lại rằng:
Người sáng lập ra muôn loài là Ta Arôa (Taaroa). Người này sống trong một cái vỏ, như kiểu vỏ ốc, to bằng quả trứng và xoay tṛn trong hoảng không gian bao la vô tận.
Thuở ấy chưa có Trời, chưa có Đất, chưa có Trăng, Sao...thế rồi Ta Arôa lắc mạnh cái vỏ, trườn ra ngoài. Chỉ có bóng tối và sự im lặng. Trên Trái Đất này chỉ có một ḿnh Ta Arôa. Ông ta (hay bà ta?) lại rút vào một cái vỏ mới và ở trong đó rất nhiều đời trước khi sáng tạo ra các tác phẩm của ḿnh. Trước hết, Ta Arôa tạo ra Trời và Đất bằng những cái vỏ của ḿnh. Rồi Ta Arôa lại tung những nắm lông màu đỏ và vàng lên để tạo ra cây cỏ, hoa lá. Rồi muôn thú cũng lần lượt được tạo ra, bay nhảy tung tăng.
Từ đó cuộc sống cứ tiếp tục sinh sôi nảy nở không ngừng...
Loại chuyện hoang đường như vậy có rất nhiều trong kho tàn chuyện cổ tích nhân gian của mọi dân tộc, nó được truyền từ dời này sang đời khác, thể hiện ḷng khắc khoải muốn biết rơ được nguồn gốc tổ tiên của dân tộc ḿnh, của con người và của sự sống nói chung.
Mỗi chuyện một vẻ, hay có, dở có, ly ḱ có, đơn giản có, nhưng đều có một môtíp chung là khẳng định sự tồn tại của một vị siêu phàm (như Ta Arôa mà ta nói ở trên chẳng hạn), mà con người gọi là Thượng Đế, hay Đấng tối cao. Vị đó có quyền uy tối thượng, có phép biến hoá thần thông, muốn làm ǵ cũng được, tài năng xuất chúng, biến núi thành biển, biến sông thành rừng, có khả năng tạo ra sấm sét, mưa gió. Rồi vào một ngày đẹp trời, Đấng tối cao đó tạo ra muôn loài sinh vật mà cao cấp nhất là con người, ban cho nó sự sống. Rồi giống người sinh sôi nảy nở ra để tôn thờ Đấng tối cao. Nếu ai cưỡng lại ư Trời (Đấng tối cao), sẽ bị trừng trị...
Nói tóm lại, theo như những huyền thoại th́ con người và muôn loài sinh vật được sinh ra, được tạo ra như vậy đó.
Có người tin, mà cũng có rất nhiều người không tin. Họ thực tế hơn và cũng rất ṭ ṃ. Họ bắt đầu quan sát thế giới tự nhiên xung quanh ḿnh.
Tuy nhiên, do ban đầu, họ chỉ có một vài phương tiện đơn giản và thô sơ dành cho việc nghiên cứu (như họ không có kính hiền vi chẳng hạn) cho nên những kết luận họ đưa ra thường không chính xác, đôi khi đưa đến những ư tưởng hết sức sai lạc, vô lí và ngây ngô! Bạn có biết không, họ đă cho rằng chính cây cỏ đă sinh ra các loài sâu bọ, côn trùng nói riêng, cũng như muôn loài sinh vật nói chung, đều tự nhiên mà được sinh ra !
Tự nhiên sinh ra ?
Ở những chỗ dơ bẩn, hôi thối thường có nhiều ruồi muỗi. Ở chỗ tối tăm, ngóch ngách thường có nhiều chuột. Ở chỗ lá cây xanh non thường có nhiều sâu bọ. Điều đó rất hợp lí.
Nhưng từ nhận xét đó, do tŕnh độ có hạn, cho đến thế kỷ XVI, người ta vẫn nghĩ rằng có hai cách sinh sản: sinh sản từ bố mẹ và sinh sản từ môi trường, tức là “tự nhiên sinh ra”!
Chuột con do chuột mẹ sinh ra. Đúng! Nhưng Văng Henmông (Van Helmont), một thầy thuốc có cỡ vào thế kỷ XVII lại bày cho bạn một cách nữa để “làm ra chuột”
“Ép chặt một cái áo bẩn - của phụ nữ càng tốt - vào trong miệng của một thùng gỗ chứa hạt lúa ḿ. Chất men tiết ra từ cái áo bẩn đó, được biến đổi bởi mùi hạt lúa sẽ biến lúa ḿ thành chuột trong ṿng 21 ngày “
Thế mà có nhiều người tin đấy!
Rồi từ lí luận của cái ông Văng Henmông đó lại nảy ra các cách sinh ra ḍi, ruồi , muỗi, sâu bọ...khác nữa !
Ví dụ: Thịt ôi sinh ra ḍi (tức thịt ôi biến thành ḍi trực tiếp!), ngách đá ẩm ướt sinh ra cóc (không cần có cóc cha, cóc mẹ!), con bọ que trên cây là do lá non sinh ra nên nó giống như một cái que trên cành, rất khó nh́n thấy.v.v... Nghĩa là vẫn có hai cách sinh sản ra một loài sinh vật: hoặc do cha mẹ sinh ra, hoặc do tự nhiên sinh ra.
Thời ông Văng Henmông, có một quư ông tên là Frăngxếtcô Rêđi (Francesco Redi) không tin vào thuyết “Tự nhiên sinh ra”. Ông ta tiến hành thí nghiệm rất thực tế và đơn giản bác bỏ ư kiến của Văng Henmông.
Vào năm 1668, để bác bỏ cái thuyết “Thịt ôi sinh ra ḍi”, ông Redi đă làm ra một thí nghiệm như sau: lấy một tấm vải màn mỏng bọc kín thịt lại, không cho ruồi đến đậu vào thịt. Thịt có ôi nhưng không thấy ḍi xuất hiện trên thịt. Nếu lấy trứng ruồi đẻ lên vải màn đó bỏ vào thịt, th́ trứng đó lại sinh ra ḍi.
Như vậy theo ông Redi, mọi việc đă rơ ràng: Ḍi chính là ấu trùng của ruồi. Thịt chẳng qua là cái “Tổ” để ḍi sống và phát triển ra mà thôi.
Cũng như vậy ngách đá ẩm ướt là cái tổ để cóc dẽ dàng sinh sống v́ ở đó có nhiều sâu bọ, môi trường ẩm ướt, mát mẻ và kín đáo. Con bọ que sống được dễ dàng trên cây xanh v́ ở đó có nhiều lá non là thức ăn tốt cho nó. Thế thôi! Làm ǵ có chuyện “tự nhiên sinh ra”! Muốn có chuột con phải có chuột cha mẹ. Chuột cha mẹ do chuột ông bà sinh ra. Cứ như thế, chuột sinh sôi từ thế hệ này qua thế hệ khác. Thuyết “Tự nhiên sinh ra” rơ ràng là hoang đường, phản khoa học, phản thực tế.
Bạn nghĩ rằng ông Redi đă đánh một đ̣n trí mạng vào phe bảo thủ, bắt bọn họ phải đầu hàng vô điều kiện? Không đâu! Cái cũ bao giờ cũng ngoan cố, nó quẫy đạp, chống lại đến cùng để tồn tại, để tác oai, tác quái! Nó sinh sông dai dẳng lắm, nếu không đánh tiếp những đ̣n quyết định, th́ nó sẽ lại lớn hơn, sẽ quật lai...
Một vũ khí mới của phe Redi, đó là kính hiển vi được ra đời vào cuối thế kỷ XVII..
Với kính hiển vi con người đă khám phá ra một thế giới kỳ lạ, đó là thế giới của vi sinh vật. Lấy một giọt nước hồ, một mẩu thực phẩm bị hỏng, một chút xíu mủ ở vết thương...đặt dưới kính hiển vi: Ca một thế giới gồm hàng triệu vi sinh vật lúc nhúc, tầng tầng lớp lớp đến ghê rợn! Họ không thể tưởng tượng được có những sinh vật lại nhỏ đến như vậy, nhiều đến như vậy. Họ gọi chung các sinh vật đó là “Vi đọng vật” và công nhận rằng đó là những mầm sống, có ăn, có thở và có sự sinh sản nhanh chóng.
Đến như vậy rồi mà phe bảo thủ vẫn c̣n cố căi lại rằng “Đồng ư rằng chuột , cóc , ḍi... không thể tự nhiên sinh ra. Nhưng vi sinh vật th́ do cái ǵ sinh ra. Phải hiểu là do “tự nhiên sinh ra” chứ “!...
Và thế là thuyết “tự nhiên sinh ra” lại “tái xuất giang hồ”, xoay quanh vấn đề nguồn gốc của loài vi sinh vật.
Các cuộc tranh căi gay gắt “bất phân thắng bại” lại tiếp tục nổ ra giữa các nhà bác học và phải đợi đến...hai thế kỷ sau nữa, khi Louis Pasteur xuất hiện...
Thí nghiệm lịch sử của Pasteur
Louis Pasteur là một nhà bác học lớn. Ông đă có những phát hiện đáng kể về các bệnh nhiễm trùng. Chính những phát hiện đó đă mang lại cho ông danh hiệu “Vị ân nhân của nhân loại”.
Khi Pasteur bắt đầu quan tâm đến vấn đề “Tự nhiên sinh ra” th́ đối thủ chính của ông là Archimede Pouche - Một nhà bác học Pháp. Ông này luôn vững tin vào suy nghĩ của ḿnh: các loài vi sinh vật đều tự nhiên được sinh ra, giống như những con chuột của Văng Henmông 200 năm về trước!
Chính Pasteur đă giáng một đ̣n quyết định để chấm dứt cái gọi là “Thuyết tự nhiên sinh ra”, khi tiến hành một thí nghiệm rất nổi tiếng của ông.
Rất đơn giản, Pasteur đă tŕnh bày thí nghiệm của ḿnh như sau:
Bạn hăy nh́n vào bát nước canh thịt này nhé! Thơm, ngon, trong veo v́ mới được đưa từ bếp xuống. Các vi sinh vật rất khoái loại nước này, v́ nó bổ và ngon, hợp với khẩu vị của chúng!
Tôi lấy hai cái b́nh cầu thuỷ tinh rất sạch và đă được luộc kỹ, để nguội.
Tôi đổ 1/2 bát nước canh thịt vào b́nh cầu thứ nhất, b́nh cầu thứ hai được tôi chữa lại như sau: Dùng đèn x́ đốt nóng phần cổ rồi kéo dài nó ra thành dạng cổ c̣ rất mảnh. Tôi đổ phần nước canh thịt c̣n lại vào b́nh cầu thứ hai này.
Đun soi cả hai b́nh cầu khoảng chừng dăm phút, cho chết hết các vi sinh vật có sẵn trong nước canh thịt ở cả hai b́nh.
Để nguội cả hai b́nh và hăy yên tâm chờ đợi cái ǵ sẽ xảy ra trong cả hai b́nh này.
Vài ngày sau...
Mời bạn trở lại quan sát hai b́nh cầu chứa nước canh thịt. Nước canh thịt trong b́nh cầu thứ nhất bị vẩn đục lên trong khi nước canh thịt trong b́nh thứ hai vẫn c̣n trong veo!
Thật là kỳ lạ phải không các bạn?
“Không có cái ǵ là lạ cả!”- Pasteur giải thích:
Không khí chứa sẵn vô số mầm vi sinh vật, chỉ cần có một con rơi vào trong nước canh thịt là nó sinh sôi nảy nở ra thành hàng triệu con và làm cho nước canh thịt bị vẩn đục đi. Đó là trường hợp cái b́nh cầu thứ nhất.
C̣n cái b́nh thứ hai, b́nh cổ cong th́ sao? B́nh cầu thứ hai cũng để mở nhưng phần lớn vi sinh vật đă bị ngăn chặn lại, không đến được nước canh thịt do cấu trúc của cái cổ cong. Do đó nước canh thịt vẫn trong suốt. Thật là dễ hiểu phải không?
Nếu b́nh có cái cổ cong càng dài, càng ngoằn ngoèo th́ nước canh thịt càng để được lâu và vẫn ở trạng thái trong veo.
Đến lúc này mà một số nhà khoa học bảo thủ vẫn cố bám lấy cái ư tưởng vô lí của họ măi cho đến đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên, sự thật vẫn là sự thật, sau khi các nhà khoa học này chết đi th́ “Thuyết tự nhiên sinh ra” của họ cũng hết thời, không c̣n thuyết phục được ai nữa! Chuyện tạo ra chuột, muỗi và vi sinh vật chỉ c̣n là chuyện hoang đường, chỉ càng làm cho ngụi nhắc lại thêm ngượng ngùng.
Như vậy, sự xuất hiện của sự sống quả thật không đơn giản, không phải là một cái ǵ tầm thường như người ta đă nghĩ như vậy từ hàng ngàn năm nay.
Một màn bí mật vẫn bao phủ trên vấn đề: Sự sống bắt nguồn từ đâu? Xảy ra như thế nào? Từ lúc nào?
NHỮNG SINH VẬT ĐẦU TIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT
Đáng tiếc là không có ai chứng kiến được sự xuất hiện đầu tiên của sự sống trên Trái Đất để mà chụp ảnh, ghi lại cái giây phút trọng đại và thiêng liêng đó. Chỉ toàn là những suy diễn chủ quan và nhuốm màu thiêng liêng, huyền bí.
Con người sống trên Trái Đất, và chỉ có Trái Đất mới giải đáp được câu hỏi: “Sự sống bắt nguồn như thế nào?”. Như vậy, chỉ c̣n một cách là lật tung các lớp đất đá lên nghiên cứu và t́m hiểu. Cái này lại phải nhờ vào các nhà Khảo Cổ Học. Bên trong các lớp đất đá chứa đựng cả một lịch sử sống động, lịch sử của sự sống.
Cách đây hàng tỉ năm, Trái Đất lúc đó chỉ có một đại lúc duy nhất và biển cũng chiếm đa số. Các tác đọng của thiên nhiên và hoạt động của địa chất làm cho Trái Đất vỡ ra thành các lục địa nhỏ hơn. Rồi đất, đá, bùn bị nước cuốn đi lôi kéo theo xác đọng, thực vật xuống biển. Xác đông-thực vật chết nằm lẫn trong đất đá, được xếp thành từng lớp, từng lớp từ triệu năm này đến triệu năm khác.
Những lớp đất đá có chứa xác động - thực vật đó được gọi là trầm tích. Chúng tích tụ lại thành từng lớp dày hàng Km. Khi những ngọn núi mới được tạo ra, các lớp trầm tích này bị đẩy lên trên, lật ra ngoài, phơi bày ra các di tích của động - thực vât nằm trong nó.
Các nhà cổ sinh vật học sẽ lật “từng trang sách” của lớp đất đá để “đọc” và t́m hiểu xem cái ǵ đă xảy ra từ hàng triệu năm trước?...
Ngày nay, các nhà cổ sinh vật học đă có thể tái hiện lại những cảnh vật trên Trái Đất cách đây hàng trăm triệu năm.
Sinh vật đầu tiên như thế nào?
Các nhà cổ sinh vật học t́m thấy ở Canada những vật dạng tṛn có độ tuổi khoảng 2 tỉ năm, rất giống với một loài tảo lam, chúng được xem là một loài vi sinh vật nguyên thuỷ.
Các nhà cổ sinh vật vẫn tiếp tục t́m kiếm...chính ở Auxtralia và Nam Phi người ta đă t́m thấy dấu vết đầu tiên của sự sông. Trong những tảng đá xưa đến 3,5 tỉ năm hoặc có thể là hơn nữa, người ta t́m được những dấu vết làm ta không chút ngi ngờ ǵ mà không ngĩ đến những loài vi sinh vật, những loài vi khuẩn. Đó là những dạng h́nh cầu ḱ lạ được gọi là cầu khuẩn hay coccoide (côccôit) có thể là dạng sinh vật nguyên thuỷ nhất chăng?
Theo ước đoán th́ Trái Đất đă được h́nh thành từ 4,7 tỉ năm trước. Như vậy khi nó chỉ mới sống được hơn 1/4 quăng đời th́ sự sống bắt đầu xuất hiện. Nghĩa là phải cần một khoảng thời gian lâu dài, cả hàng tỉ năm “ấp ủ” để nảy mầm cài mà ta gọi là sự sống. C̣n “ấp ủ” như thế nào, nảy mầm như thế nào? Khi nào? Th́ câu hỏi vẫn c̣n đó.
Sau đâu là một giả thuyết tương đối có giá trị:
Vào khoảng 15 tỉ năm trước đây, thời kỳ mà vũ trụ chỉ là một khoảng không mông lung, không có ǵ rơ ràng cả. Ta hăy tưởng tượng có một vụ nổ kinh hoàng mà các nhà bác học gọi là Big Bang xảy ra. Vụ nổ này làm toả ra xung quanh một nhiệt độ cực kỳ cao. Thế là, như một phép lạ, không gian được h́nh thành và được tắm trong một thứ ánh trăng lạ thường. Không gian chứa đầy một thứ khí nhẹ mà ta gọi là Hiđro. Đó là nguyên tố đầu tiên vào nguyên thuỷ mà con người đă nhận ra và đặt tên.
Hiđro tập trung lại thành từng đám, tạo nên các ngôi sao lấp lánh kỳ ảo. Đó là những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ. Rồi các ngôi sao ấy trở thành những nhà máy hoá chất, lấy ngay nguyên liẹu H của ḿnh để tạo ra những nguyên tố mới : Cacbon, Ôxi, nước, Sắt...
...Và rồi một ngày nào đó, các nhà máy hoá chất đó lại nổ tung, tạo thành những đám mây khổng lổ chứa đầy những nguyên tố vật chất nguyên thuỷ, bắn tung toé ra khắp khoảng không gian bao la, vô tận.
Câu chuyện h́nh thành nên vũ trụ mới nghe tưởng như là chuyện bịa, hoang đường, do sáng tác ngẫu hứng của một người có đầu óc không b́nh thường. Nhưng đó là điều mà các nhà khoa học cho đến nay vẫn cho là một “Giả thuyết nghiêm chỉnh” nhất. Tất nhiên các giả thuyết được nêu ra đều phải dựa vào những lập luận khoa học. Chỉ có điều kiểm tra lại các giả thuyết ấy bằng thực nghiệm là điều không thể làm được và không bao giờ có thể làm được.
Thế rồi, cách đây khoảng 5 tỉ năm,một trong những đám mây khổng lồ ấy tạo ra hệ mặt Trời.
Đầu tiên, hệ có h́nh dạng hư một cái đĩa lớn quay tít như một con quay. Con quay đó cứ quay măi trong không gian bằng một lực vô h́nh cho đến khi nó cô đặc lại thành một cái nhân rất nóng, đó là tiền thân cuả Mặt Trời.
Vô số bụi không gian quay tít xung quanh cái nhân đó được kết dính lại với nhau thành từng đám, từng cục, từng khối. Các khối ấy trong khi quay tít cứ lớn lên dần theo kiểu quả cầu biết lăn v́ được nhiều đám bụi khác bám vào. Thế là các hành tinh được tạo ra: Thuỷ tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hoả tinh...
Như vậy Trái Đất đă được h́nh thành, các nguyên liệu từ những ngôi sao nóng bỏng sẽ tạo ra những sinh vật đầu tiên trên Trái Đất. Nói một cách khác, sinh vật, mầm sống không phải hiện ra một cách ngẫu nhiên mà phải trăi qua cả một quá tŕnh biến đổi lâu dài của vật chất để tạo ra một thực thể sống mà sản phẩm cuôií cùng và cao nhất cho đến hiện nay là con người chúng ta.
Trái Đất đă biến đổi và măi măi vẫn c̣n biến đổi. Ngay từ khi mới ra đời nó đă liên tục bị những trận mưa bom kinh khủng dội xuống. Bom ở đây là những thiên thạch đến từ vũ trụ bao la. Sự va đập giữa Trái Đất và thiên thạch tạo thành nhiệt. Trái Đất Lúc này nóng bỏng và sục sôi, nham thạch.khắp nơi là núi lửa...những vết nứt mở ra và các chất khí bị giam hăm trong các lớp đất đá được tuông ra ngoài: Đó là hơi nước và khí cacbonic. Các bầu trời của hành tinh Trái Đất đầy rẫy những đám mây dầy và mưa bắt đầu dội xuống. Một trận đại hồng thuỷ ! Những ḍng nước cuồn cuộn cuốn trôi bùn và đá. Những vũng nước lớn biến thành biển. Trong khi đó núi lửa vẫn không ngừng phun trào, nham thạch nóng bỏng. Những cơn giông dữ dội kèm theo sấm chớp lại nổi lên, làm cho cả bầu trời bị rung động, một bầu trời sặc mùi khí độc, không tài nào thở được!
Chính trong cái mớ hỗn mang đó, sự sống lại bắt đầu xuất hiện. Có thể nói mọi điều kiện bài trí, dàn dựng của sân khấu đă xong, chỉ c̣n chờ diễn vên hoạt động, nghĩa là chỉ c̣n chờ cho sức sống nảy mầm và phát triển lên mà thôi.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat