Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Giới Thiệu Vắn Tắt Về Pháp Tu Tịnh Độ(ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 83064
 09/15/2016



Giới Thiệu Vắn Tắt Về Pháp Tu Tịnh Độ(ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Giới Thiệu Vắn Tắt Về Pháp Tu Tịnh Độ

Khi sắp lâm chung, người tu Tịnh Độ sẽ được Phật và chư Bồ Tát đến đón về Tây Phương Cực Lạc. Nhờ được thấy Phật mà “ Tâm bất điên đảo, tức đắc văng sanh”.

- Đời người ngắn ngủi, người- không- biết- tu khi chết sẽ hoang mang trước 6 nẻo luân hồi. Tội nhiều phước ít, chắc ǵ lại được làm người. Lỡ vào địa ngục th́ phải chịu cả trăm ngàn kiếp, sau đó đầu thai làm ngạ quỷ cả trăm ngàn kiếp, rồi lại đầu thai làm súc sanh cả trăm ngàn kiếp, sau khoảng thời gian dài dằng dặc đó mới ngoi lên được làm người mà lại là người hèn hạ, tật nguyền, thiếu sứt. C̣n được sanh về cơi trời th́ càng khó hơn.


- Nhưng có cơi Phật gọi là Tây Phương Cực Lạc của Đức A Di Đà sẵn sàng đón nhận chúng ta, điều kiện dễ dàng đến nhiều người khó tin. Cơi này ở ngoài sanh tử luân hồi, măi măi an vui, tuổi thọ không cùng.


- Muốn được về đó, chúng ta (tu sĩ hay cư sĩ) cần có niềm tin (TÍN) cơi Cực lạc là có thật và tin vào lời hứa tiếp dẫn chúng sanh của Đức Phật A Di Đà (Trích điều nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện của Đức Phật A Di Đà: “Nếu tôi được thành Phật, mà chúng sanh trong mười phương dốc ḷng tin tưởng, muốn sinh về cơi nước tôi, chỉ trong mười niệm, nếu không được toại nguyện th́ tôi chẳng trụ ở ngôi chánh giác, trừ kẻ phạm tội ngũ nghịch và phỉ báng chánh pháp”), phải thành khẩn cầu nguyện (NGUYỆN) được sanh sang cơi ấy và luôn niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, đi, đứng, nằm, ngồi (HẠNH). Tín, Nguyện, Hạnh là ba điều kiện đủ để văng sanh. Niệm Phật đến chỗ không c̣n vọng tưởng xen vào gọi là Nhất Tâm Bất Loạn, th́ phẩm vị càng cao. Có 9 thứ bậc (chin phẩm) văng sanh cả thảy.


- Muốn niệm mười niệm lúc sắp chết là điều cực kỳ khó, khi và chỉ khi chúng ta có nội lực tu hành, công phu nhiều ngày hoặc may mắn lắm vào giờ chót gặp thiện tri thức chỉ bảo. Vậy nên chúng ta phải niệm Phật ngay từ bây giờ.


- Khi sắp lâm chung, người tu Tịnh Độ sẽ được Phật và chư Bồ Tát đến đón về Tây Phương Cực Lạc. Nhờ được thấy Phật mà “ Tâm bất điên đảo, tức đắc văng sanh”.


- Chúng sanh dù c̣n nghiệp chướng chưa trừ sạch vẫn được văng sanh theo ân huệ : Đới nghiệp văng sanh.


- Tốt nhất, chúng ta phải lo làm điều lành, ngưng điều ác, sám hối cho nghiệp chướng vơi nhẹ, hiếu hạnh, tôn sư, bố thí, cúng dường, in kinh, tạo tượng, giới thiệu Phật Pháp, tham gia công tác từ thiện xă hội,…Tất cả để giúp cho thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng ta tăng trưởng, có đủ tư cách và phẩm chất đạo đức để về cơi Phật.

- Tu Tịnh Độ không phải là tu thành Tiên, mà là tu thành Phật. Phật nói, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Và Pháp Môn Tịnh Độ đưa chúng ta từ cơi người lên thẳng cơi Phật, nơi đó, với những điều kiện tối ưu để tu hành, chúng ta sẽ chóng thành Phật quả, hơn là tu tự lực, trơn trượt trong sanh tử luân hồi.


- Nhiều người nghe về Cực Lạc cũng ham nhưng c̣n bán tín bán nghi, th́ tuy có niệm Phật mà chỉ được về biên địa của Cực Lạc, ở đây 500 năm chờ Hoa Khai Kiến Phật. Năm trăm năm đó cũng sung sướng như ở cơi trời, có điều không được thấy Phật, không được nghe Pháp.

- Khi niệm Phật th́ : miệng niệm + tai nghe tiếng niệm ấy rơ ràng từng lời + tâm nhớ nghĩ tới Phật. Phải đủ ba điều ấy th́ mới thành công. Nếu tâm nghĩ đến điều khác (vọng tưởng) th́ miệng niệm chỉ như cái máy mà thôi. Mấu chốt thành công là ở chỗ này để đạt đến Niệm Phật nhất tâm.



- Tu Tịnh Độ là biết sống những ngày c̣n lại hữu ích, biết trân trọng thời giờ để tu và để làm lợi lạc cho chúng sanh. C̣n cái chết, th́ chúng ta đă chuẩn bị kỹ, ung dung chờ đợi nó như một cơ hội giải thoát. Sau một đời tu hành, cái chết là dịp làm bài thi, chúng ta làm trọn được mười câu hay nộp tờ giấy trắng ?



- Cơi Người, thật ra chỉ là cơi trung b́nh trong sáu nẻo, nhưng lại là nơi dễ tu, có thể dùng làm bàn đạp để ra khỏi Tam giới. Trong biển sanh tử, hăy nắm chắc Pháp Tu Tịnh Độ như chiếc phao cứu hộ duy nhất, hăy tự thề với ḷng rằng đây là kiếp đọa lạc cuối cùng trong Tam giới, là đêm chót để ngày mai tháo cũi sổ lồng.



Theo Ngọc Thạnh





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 taolao
 member

 REF: 711636
 09/15/2016

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


 

 sontunghn
 member

 REF: 711657
 09/17/2016

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Nhận Thức Về Pháp Môn Tịnh Độ
ĐĂNG NGÀY 06 06 2010 MỤC SUY GẪM & THỰC HÀNH | 6 PHÚC ĐÁP

Nhận Thức Về Pháp Môn Tịnh Độ
Thông thường khi nói đến tịnh độ chúng ta thường liên tưởng đến cảnh giới Tây Phương tịnh độ, Phật A Di Đà và chư thánh chúng. Kỳ thực theo thế giới quan của Phật giáo Đại thừa có mười phương tịnh độ và mười phương chư Phật, Tây phương tịnh độ được xem là đại biểu của mười phương tịnh độ. Tuy vậy, trên phương diện kinh điển thường đề cập đến bốn cơi tịnh độ mà chúng ta được biết cụ thể nhất: Di Lặc tịnh độ – Dược Sư tịnh độ – A Súc Phật tịnh độ – A Di Đà tịnh độ. V́ sao phần đông người tu học phát nguyện văng sanh về cảnh giới A Di Đà tịnh độ. Đó là vấn đề mà chúng ta cần bàn đến trong bài viết này.
1- Khái niệm về Tịnh Độ
Tịnh độ là cảnh giới an lạc không có phiền năo, khổ đau. Kinh điển thường nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau như Thanh Tịnh quốc độ, Thanh Tịnh Phật sát, Tịnh quốc, Tịnh thế giới hoặc là Phật quốc. Đó là trụ xứ của chư Phật chư Bồ Tát tiếp độ và giáo hóa chúng sanh. Tùy theo công đức và nguyện lực đối với mọi thành phần căn cơ của chúng sanh mà mỗi vị Phật có mỗi cơi nước khác nhau. Đó là phương tiện giáo hóa của tất cả chư Phật, có nghĩa rằng ngoài thế giới mà chúng ta đang sống c̣n có vô số thế giới khác.
2- Giới thiệu bốn cơi Tịnh độ
– Di Lặc tịnh độ tức chỉ đức Phật Di Lặc đang ở cơi trời Đâu Suất, một vị Phật tương lai của thế giới chúng ta đang sống. Tôn thờ một vị Phật tương lai tức là tạo nhân duyên phước đức trong cuộc sống của chúng ta. Ở trong trường phái Duy thức học của Phật giáo do ngài Vô Trước khai sáng, Ngài đă viết những bộ luận nỗi tiếng như Du Già sư địa luận, Đại thừa trang nghiêm luận, Phân biệt du già luận và Kim cang bát nhă luận. Tất cả những công đức và trí tuệ này do ngài tiếp nhận được sự giáo hóa của Bồ tát Di Lặc. Về sau có nhiều hành giả trong trường phái Duy Thức học phát nguyện sanh về cơi Đâu Suất tịnh độ. Đâu Suất tịnh độ thuộc tầng trời thứ bốn trong sáu tầng trời cơi dục. Nếu tu tất cả các thiện pháp và tùy nguyện mới sanh vào nội viện của cơi Đâu Suất, nếu không phát nguyện chỉ sanh vào ngoại viện như là một vị chư Thiên. Do đó mà tín ngưỡng Di Lặc tịnh độ xuất hiện.
– Dược Sư tịnh độ đó là cảnh giới của Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Khi Ngài đang c̣n hành đạo Bồ tát đă phát mười hai lời nguyện để cứu khổ chúng sanh. Chúng sanh nào khổ đau, hoạn nạn, bệnh tật biết niệm danh hiệu của Ngài th́ sẽ được tai qua nạn khỏi, đời sống an ổn. Do vậy, chúng ta thường tŕ tụng kinh Dược Sư để cầu an giải khổ là nghĩa đó. Nếu phát tâm bồ đề và có ư nguyện cầu văng sanh th́ sẽ được Ngài tiếp độ.
– A Súc Phật tịnh độ được đề cập trong kinh Duy Ma Cật, một bộ kinh quan trọng của Phật giáo đại thừa. Tịnh độ theo nghĩa này là pháp tu thực tiển được các tông phái Phật giáo đại thừa rất chú trọng. Tư tưởng của nó tương ứng với tư tưởng Bát Nhă, đặc biệt là mang tinh thần nhập thế rất tích cực. Trong kinh đề cao Bồ tát hạnh và kiến lập tịnh độ ngay tại tâm. Kinh Duy Ma Cật nhấn mạnh rằng thanh tịnh hóa thân tâm tức là tịnh độ (tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh). Duy Ma Cật cư sĩ được xem là hiện thân của hành giả từ Quốc Độ Diệu Hỷ đến cơi này tuyên dương chánh pháp, hộ tŕ cho Phật Thích Ca giáo hóa chúng sanh.
– Tây Phương tịnh độ c̣n gọi là Cực Lạc thế giới, An dưỡng, Lạc bang v.v.. Y cứ kinh điển Đại Thừa thường tán thán cảnh giới thù thắng của Tây phương và công đức bổn nguyện của A Di Đà. Đức A Di Đà là chánh báo, cảnh Tây phương cực lạc là y báo. Nếu chúng sanh nào chuyên tâm niệm danh hiệu của Ngài, tu tập thiện pháp và quán tưởng cảnh giới Tây phương th́ đến lúc lâm chung sẽ được văng sanh. Điều đáng chú ư là hành giả tu tịnh độ tin sâu vào tha lực của Đức Phật và chư Bồ Tát. Lối tu này bao gồm cả tự lực và tha lực. Tự lực là tự ḿnh y theo giáo pháp tu học để có đầy đủ phước đức mới được văng sanh. Trong kinh Di Đà có dạy rằng: -không thể lấy chút ít căn lành và phước đức mà được sanh về cơi cực lạc. Đức Phật khuyên chúng ta phải tự ḿnh nỗ lực mới tiếp nhận được năng lực của Ngài. Niệm Phật c̣n có thể phát sanh công đức, tiêu trừ vọng nghiệp và thành tựu thiền định.
3- Cơ sở y cứ của Tịnh Độ
Tịnh độ tông lấy tam kinh nhất luận làm tiêu chỉ tu học. Tam kinh là ba bộ kinh: Kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Nhất luận là bộ luận do ngài Thế Thân trước tác đó là Văng Sanh tịnh độ luận.
– Kinh A Di Đà thuyết minh cảnh tướng trang nghiêm của cơi Tây Phương cực lạc, nguyện lực độ sanh của Đức Phật A Di Đà, đặc biệt khuyên tu niệm Phật để được văng sanh. Đây là bộ kinh ngắn gọn và hàm chứa triết lư tịnh độ sâu xa mà các chùa đều đọc tụng hàng ngày.
– Kinh Vô Lượng Thọ thuyết minh công đức của Phật A Di Đà và công hạnh tu tập của Ngài. Khi đang c̣n địa vị Bồ Tát, Ngài đă phát 48 lời nguyện độ sanh nhờ vậy mà đắc quả vị Phật. Do đó, mười phương chúng sanh nương vào hạnh nguyện của Ngài nên niệm Phật th́ sẽ được văng sanh.
– Quán Vô Lượng Thọ kinh thuyết minh rằng: Tất cả chúng sanh muốn sanh về cơi Tây Phương phải tu tam nghiệp, đồng thời thực hiện 16 pháp quán về hảo tướng Đức Phật A Di Đà và cơi nước Cực Lạc.
– Văng Sanh luận c̣n có tên là Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá nguyện sanh luận kệ, bộ luận này nói rơ nội dung 5 môn tu học là điều kiện tất yếu để được văng sanh. Năm môn là: Lễ bái, Tán thán, Tác nguyện, Quán sát và Hồi hướng.
4- Sự phát triển của Tịnh Độ Tông
Sự h́nh thành của pháp môn tịnh độ thành tông phái độc lập là bắt đầu từ Phật giáo Trung Quốc. Đời Đông Tấn có ngài Huệ Viễn đă sớm đề xướng pháp môn niệm Phật, sáng lập ra Bạch Liên xă tại núi Lô Sơn, truyền dạy pháp môn niệm Phật tam muội cho chư Tăng và tín đồ. Đến thời Tuyên Vơ Đế Bắc Ngụy có ngài Bồ Đề Lưu Chi đến Trung Hoa dịch tác phẩm Văng Sanh luận của ngài Thế Thân ra chữ hán. Sau này có ngài Đàm Loan đă chú giải bộ luận này và đề cao pháp môn niệm Phật. Ở trong Thập Trụ Bà Sa luận của Bồ tát Long Thọ có dạy rằng: -Chúng sanh trong đời ngũ trược khó tu hành nên nương vào tha lực của Đức Phật để dễ dàng tiến tu đạo nghiệp, khẳng định pháp môn niệm Phật là khế lư khế cơ. Đến đời nhà Đường có ngài Đạo Xước cũng chủ trương niệm Phật cầu sanh tịnh độ, Ngài có viết tác phẩm An Lạc tập. Ngài Thiện Đạo cũng có tác phẩm Vô Lượng Thọ Phật Kinh sớ. Các tác phẩm này đều giải thích giáo nghĩa, giáo tướng của Tịnh Độ Tông. Về sau có ngài Hoài Cảm với tác phẩm Tịnh Độ Quần Nghi để tuyên dương giáo pháp tịnh độ. Ngài Huệ Nhật chủ trương Thiền Tịnh song tu, lấy tất cả các công đức tu hành để hồi hướng tây phương. Ngài Thừa Viễn và ngài Pháp Chiếu xem pháp môn niệm Phật tam muội là vô thượng thâm diệu thiền môn. Như vậy, Thiền và Tịnh phương tiện có khác nhưng cứu cánh là một. Cho đến thời đại nhà Đường Tịnh Độ tông đă phát huy một cách rực rỡ và có một vị trí quan trọng trong giáo lư Phật giáo. Điều đáng chú ư là tất cả các vị cao Tăng nghiên cứu và trước tác để xiển dương giáo lư Tịnh độ cũng không ngoài lập trường và tư tưởng của Tam kinh Nhất luận. Đến ngài Vĩnh Minh Diên Thọ cũng nỗ lực đề xướng thiền tịnh song tu. Thực tế có nhiều hành giả tu thiền mà vẫn hồi quy Tịnh độ, v́ xem văng sanh Tây phương là cảnh giới an ổn, dễ tiến tu cho đến ngày thành tựu đạo nghiệp.
Chúng ta nhận thấy rằng: Pháp môn Tịnh độ đều có cơ sở từ kinh luận. Đặc biệt trong giáo lư đại thừa có trên 12 bộ kinh đề cập đến pháp môn niệm Phật và cảnh giới Tịnh độ. Chư Phật, chư Bồ Tát và chư vị cao Tăng tuyên dương pháp môn này đều nói rơ ưu điểm trên hai phương diện tự lực và tha lực. Theo tinh thần của pháp môn niệm Phật, tuy chưa giác ngộ nhưng nhờ công đức niệm Phật, tu các pháp lành cũng được văng sanh (đới nghiệp văng sanh). Từ đó mà pháp môn Tịnh độ được các vị cao Tăng rất mực chú trọng và phát huy. Chúng ta hăy noi gương các Ngài tu học, như Ngài Đạo Xước phát nguyện một ngày đêm niệm bảy vạn biến hồng danh đức Phật A Di Đà. Ngài Huệ Nhật nhờ công đức tinh tấn niệm Phật, chiêm bái Phật tích ở trong đại định mà gặp đức Quan Âm thị hiện dùng tay xoa đầu và khai thị. Ngài Thiện Đạo chuyên tâm niệm Phật, tụng kinh Pháp Hoa, kinh Duy Ma Cật đắc được Niệm Phật tam muội, ở trong thiền định mà thấy được cảnh Tây phương cực lạc trang nghiêm thù thắng. Hành giả tu theo pháp môn Tịnh độ phải có đầy đủ ba điều kiện quan trọng: Tín, Hạnh, Nguyện; tinh tấn tu tŕ nhất định sẽ được văng sanh Cực lạc.
Thích Đức Trí


 

 sontunghn
 member

 REF: 711693
 09/19/2016

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Pháp Tu Để Văng Sanh

Muốn được văng sanh phải đủ 3 yếu tố: Tín, Hạnh, Nguyện như đảnh 3 chân thiếu 1 tất ngă.
TÍN: Là tin có: tự, tha, nhơn, quả, sự và lư.
HẠNH: Là chấp tŕ danh hiệu Phật cho được “nhất tâm bất loạn”.
NGUYỆN: Là quyết muốn thoát khỏi cơi Ta-Bà, cầu sanh về nước Cực-Lạc.
Dưới đây là đại khái 6 lối tin về Tịnh-Độ.
Tin tự: Tin chắc rằng ḿnh có Phật tánh sáng suốt, đủ vô lượng công đức. Nếu ḿnh cố công lo niệm Phật th́ quyết có thể chứng ngộ được.
Tin tha: Công nhận rằng lời dạy của Đức Phật Thích-Ca không luống dối; Đức Phật A-Di-Đà luôn luôn nhiếp thọ tùy theo cơ cảm của ḿnh mà ứng.
Tin nhơn: Đinh ninh công hạnh niệm Phật hiện tại của ḿnh có năng lực giải thoát.
Tin quả: Tin chắc ở chín phẩm sen vàng là nơi sẽ về của ta sau này.
Về được đó th́ dù hạng nào cũng không thối chuyển.
Tin sự: Xác nhận ngoài cơi Ta-Bà có một cơi Cực-Lạc đúng như lời Phật nói.
Tin lư: Tin tự tâm ta cũng tức là Tịnh-Độ, nếu một khi nó đă được trong sạch.
Sự và lư viên dung không tách biệt. Tóm lại, không tin th́ thôi, nếu có tin cần phải tin sâu, tin chắc, và tin rồi phải thực hành.
HẠNH: Là thực hành, phải cho kiên nhẫn và đúng pháp.
Kế đây là bài dịch ư của mấy vần thơ mà Tổ Đức Nhuận đă bàn về sự niệm Phật để giúp vào một phần nào cho sự thực hành ấy được đúng.
Xét ra niệm Phật dễ mà không
Ư, khẩu buông lung giữ chẳng đồng
Miệng niệm Di-Đà tâm toán loạn
Dầu cho bể cổ vẫn là không
Ấy đó, niệm Phật cốt phải giữ tâm và miệng đi đôi, nghĩa là miệng niệm th́ tai phải nghe, tâm phải chú ư nghĩ nhớ Phật và nhất là tâm ư phải không tán loạn, không nghĩ xằng xiêng mới có hiệu quả.
Đây là bước thứ nhất của sự niệm Phật, nếu ai chưa được mà vội trách móc, vội ngă ḷng rằng sao niệm hoài mà không thấy ǵ hết, rằng sao càng niệm chừng nào càng rối rắm chừng nấy v.v… th́ thiệt là một điều oan uổng và đáng tiếc!
Để giúp sự niệm Phật được dễ dàng tôi xin nêu ra đây những bí quyết thành công của Ngài Giác Minh Diệu Hạnh đă dạy mà Thượng Tọa Trí Tịnh đă lược giải trong quyển “Đường về Cực-Lạc”:
Điều kiện thứ nhứt, trong lúc niệm, phải rành rẽ rơ ràng.
Rành rẽ là chữ câu rành rẽ không lộn lạo, mù mờ. Rơ ràng, là tiếng nói rơ ràng, không trại tiếng.
Điều kiện thứ hai, tiếng phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.
Điều kiện thứ ba, phải chí thành tha thiết, với đức Từ Phụ, ḷng ta như con thơ nhớ mẹ, với cơi Cực Lạc ḷng ta như viễn khách tưởng cố hương.
Điều kiện thứ tư, không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự; nghĩa là phải luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm Phật, không xao lăng. Nếu lỡ xao lăng phải liền nhiếp thâu lại.
Với trường hợp đây, chú tâm nhận chắc lấy tiếng của ḿnh niệm là công hiệu nhất.
Trong quyển Niệm Phật Luận ngài Đàm Hư Đại lăo Pháp sư đă nói:
Một khi niệm câu A-Di-Đà Phật được tương ứng, liền đó hành giả được 6 căn thanh tịnh. V́:
1/ Mắt thường nh́n Phật th́ nhăn căn thanh tịnh.
2/ Tai nghe tiếng niệm của ḿnh và của đại chúng th́ nhĩ căn thanh tịnh.
3/ Mũi nghe biết hương thơm của nhang, trầm th́ tỷ căn thanh tịnh.
4/ Lưỡi cử động để niệm Phật th́ thiệt căn thanh tịnh.
5/ Thân ở trong đạo tràng mà lạy Phật th́ thân căn thanh tịnh.
6/ Trong khi niệm, lạy, tâm thường tưởng Phật th́ ư căn thanh tịnh.
NGUYỆN: Nguyện phải cho thiết tha, cho quyết định.
Chúng ta có thể lựa một trong các bài văn phát nguyện rồi học thuộc ḷng, để trước khi lên giường ngồi xếp bằng hướng về Tây-Phương phát nguyện xong sẽ nằm ngủ.
Hoặc những vị kém trí nhớ hằng ngày phát nguyện TR̀-DANH NIỆM-PHẬT – Niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm, ăn cũng niệm, làm việc cũng niệm, cho đến những chỗ không sạch sẽ cũng đều niệm được cả (nhớ những lúc này niệm thầm, v́ niệm lớn sanh tội bất kính).
Niệm từ buổi mai khi mới thức dậy, cho đến buổi tối, cả ngày niệm không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng, bán già, hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng: Con tin lời của Đức Phật A-Di-Đà, giữ một ḷng niệm danh hiệu Phật, nguyện đời này bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ-Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực-Lạc.

Trích từ: An Dưỡng Tập và Phật-Học phổ-thông
Ḥa Thượng Thích Thiền Tâm biên khảo từ nhiều tác giả khác


 

 sontunghn
 member

 REF: 711948
 10/06/2016

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Cơi Tây Phương Cực Lạc Có Thật Không?


Tịnh Độ là một cơi nước, nhờ nguyện lực và công đức tu tập nhiều đời của Phật A Di Đà mà có ra một thế giới thù thắng vào bậc nhất “mười phương cơi Phật cảnh nào cũng thua” – Sám Di Đà. Nhưng nhiều người cho rằng Tịnh Độ không có thật, nó chỉ là viễn tưởng hay một sự khéo léo của người truyền giáo, muốn mê hoặc quần chúng yếu vía, không có tinh thần tự lực. Có những người lư luận rằng: khoa học đă tiến bộ, người ta t́m đến sao Hoả, cung trăng… nhưng đâu thấy cơi nước nào là Tịnh Độ?
Đây là những lập luận hết sức nông nỗi của một số người chưa nghiên cứu kỹ về Tịnh Độ, không có niềm tin vào lời dạy từ ngàn xưa của Phật, của Tổ.
Để làm sáng tỏ vấn đề đang được tranh luận, trước hết người viết tŕnh bày một vài sự kiện căn bản trong đạo Phật.
Nếu khoa học lư giải được tất cả th́ chúng ta cần ǵ phải tu học theo Phật pháp. Hơn nữa, hành giả nào tu phật mà việc ǵ cũng lấy khoa học làm luận cứ th́ chúng ta trở thành công cụ của khoa học, nô lệ theo khoa học, chứ không c̣n là một người chuyên tu Phật nữa. Khi khoa học không t́m thấy không có nghĩa là không có mà chúng ta phải nh́n nhận sự rất giới hạn của khoa học. Xưa kia khi chưa có kính hiển vi người ta có tin lời Phật nói trong một bát nước có tám muôn bốn ngàn con vi trùng không? Hay khi chưa có viễn vọng kính, khoa học có tin lời Phật nói hằng hà sa số thế giới không? Mặc dù không ai tin, nhưng với tuệ giác thấy biết như thật, đức Phật đă nói. Đến hơn hai mươi thế kỷ sau người ta mơí công nhận lời Phật dạy.
Cách nay khoảng mười lăm năm, báo chí đăng về sự kiện người ngoài hành tinh đi vào trái đất của chúng ta. Do sự cố đĩa bay, người ngoài hành tinh bị rơi xuống tại Philipin (Phi luật tân). Nhà chức trách Phi luật Tân đă bắt được một người với da dẻ kích thước, thể trọng, màu da… được báo chí diễn tả lại rất chi tiết. Những nhà bác học của Liên xô cũ bị mất tích. Giới khoa học và những nhà chuyên trách căn cứ vào một vài sự kiện và kết luận rằng: những người này do những người ngoài hành tinh bắt đi để nghiên cứu về con người trong trái đất. Kể từ đó các nhà khoa học cố t́m cho ra thế giới xa xăm của những người ngoài hành tinh, nhưng cho đến nay họ có t́m thấy tí ǵ về dấu vết của những con người đó chưa? Như vậy chúng ta dám khẳng định rằng không có không ? Nếu không có th́ tại sao họ xuất hiện trên trái đất của chúng ta ? Một thế giới như vậy mà c̣n t́m không thấy th́ làm sao thấy được cơi Cực Lạc.
Phần tiếp theo là quan điểm siêu h́nh của Phật giáo.
– Trong thế giới siêu h́nh gồm có cơi chư thiên , Thế giới A tu la, địa ngục và ngạ quỉ. Đây là những thế giới mà trong kinh thường đề cập tới. Trong kinh Tam Di Đề, Tạp A Hàm …., nói về giai thoại giữa tiên nữ và tỳ kheo Tam di đề như sau: “Khi thấy tỳ kheo Tam Di Đề tắm trên một ḍng sông vào buổi sớm, tiên nữ nói với tỳ kheo ấy rằng, tại sao lại bỏ hạnh phúc thực mà lại đi t́m hạnh phúc ảo”. Qua đó dẫn đến cuộc đối đáp giữa tỳ kheo và tiên nữ. Sau cùng tỳ kheo ấy dẫn tiên nữ đến gặp Phật và được đức phật giáo hoá. Tiên nữ phát tâm quy y và làm đệ tử của đức thế tôn. Trong kinh Bát nhă kể lại câu chuyện Ngài Tu Bồ Đề ngồi nhập định không tánh, được chư thiên khen ngợi tung hoa cúng dường. Khi xả định, Ngài thấy xung quanh ḿnh đầy hoa. Ngạc nhiên ngài hỏi: ai rải hoa xung quanh ta nhiều quá vậy? Chư thiên đáp rằng: “Ngài thuyết kinh Bát Nhă hay quá, chúng con tung hoa cúng dường”. Ngài tu bồ đề hỏi lại: “ta có nói ǵ đâu mà cho rằng thuyết kinh Bát Nhă ?” Chư thiên đáp: “Ngài không nói, con không nghe, đó chính là Chơn Bát Nhă”. Những việc đối đáp giữa chư thiên và đức Phật hay các thánh đệ tử trong kinh điển c̣n rất nhiều. Như vậy, trong các kinh, hệ tư tưởng Nguyên Thuỷ cũng như Đại Thừa, đều thừa nhận có sự hiện hữu của chư Thiên. Chính trong lịch sử của đức Phật có đoạn: sau khi thành đạo, v́ nhớ đến ân sinh dưỡng của mẫu thân, hoàng hậu Ma da, Đức Phật hiện thân về cơi trời Đao lợi, thuyết pháp cho mẹ nghe. Sau khi nghe pháp xong, hoàng hậu Ma Da chứng được thánh quả.
– Bên cạnh đó cũng có những cơi nước của các loài chúng sanh thấp kém hơn loài người, đó là cảnh giới của các loài sống trong địa ngục và ngạ quỉ. Chúng là những loài bị tội khổ nên mới chiêu cảm quả báo xấu. Đối với những loài như thế, mắt thường của phàm phu hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy được.
Như vậy, chư Thiên hay cảnh giới của Địa ngục, Ngạ quỉ là cảnh giới siêu h́nh nhưng không phải là không có. Muốn thấy được cảnh giới này, chỉ có huệ nhăn của Phật hay của chư thánh đệ tử chứng được thiên nhăn thông hoặc những bậc tu hành đắc đạo mới nh́n thấy được.
Thế th́, những cảnh giới, cho dù mắt thường hay viễn vọng kính của các nhà khoa học không thể thấy, nhưng dựa vào lời Phật dạy chúng ta tin là có. Trong khi cảnh giới Tịnh Độ cũng là lời Phật nói nhưng tại sao chúng ta cho là không có? Có phải v́ mâu thuẫn tông phái , mặc dù thấy kết quả tốt, nhưng chúng ta lại cực kỳ bài xích về pháp môn tu cũng như cảnh giới của tịnh độ?
Lại nữa, cái ǵ nó cũng có nhân quả. Tu năm giới th́ sinh cơi người, tu thập thiện về cơi trời. Làm nhiều điều tội ác th́ rơi xuống tam đồ… th́ tại sao tu niệm Phật lại không được về cơi tịnh? Đây là những điều chúng ta tự mâu thuẫn với giáo lư của Phật. Nếu theo suy lư điều này không thể có th́ các điều khác cũng tương tự. Nếu không nhất quán với nhau, mai này khuyên tu năm giới thập thiện… th́ ai tin tưởng để quy hướng về. Đó là một vài minh chứng về sự thật hiển nhiên cho tông Tịnh Độ.
… Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi tŕnh độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có ḷng tin vào nguyện lực của Phật A di đà và chuyên tâm tŕ niệm danh hiệu Ngài th́ nhất định sẽ được văng sanh. Khi về nước Cực lạc, dù là đới nghiệp văng sanh hay sanh vào nơi biên địa của Tịnh độ, th́ điều tiên quyết nhất là chúng ta không c̣n rơi đoạ trong tam đồ khổ nữa, một sớm một chiều rồi cũng được hoa sen thuần hoá, hoàn toàn thanh tịnh, hội nhập trong hàng thánh chúng nơi Cực lạc tây phương.
Những điều này đă được các bậc thầy Tịnh độ tiên phong tu tập chứng đắc làm niềm tin, khích lệ cho tất cả chúng sanh đồng phát tâm tu tập, đồng được văng sanh. Tổ Tuệ Viễn được xem là sơ tổ của Tông Tịnh độ. Người đă v́ sự giải thoát an lành cho chúng sanh mà lập nên nhiều phương tiện. Lô sơn là một minh chứng, đă ghi dấu cho một bậc Tổ đức đă v́ chúng sanh mà từ một viễn cảnh Tịnh độ, Ngài đă h́nh thành nên mọât Tịnh độ hiện thực nơi chùa Đông lâm, tứ chúng đông không tả xiết đă qui kết trong tinh thần tịnh tu của bạch liên xă.
Từ đó chúng ta nhận thấy nhân duyên Tịnh độ với chúng sanh đời Mạt Pháp thật vô cùng lớn. Xin đừng vội nghe nghững lời bàn phiếm của thiên hạ về Tịnh độ hoặc sự chỉ trích bôi nhọ của một số người nông nổi, rồi đâm ra hoang mang nghi ngờ.
Những biện minh về thật hư của Tịnh độ nhằm xác định cho cơi Tịnh độ phương Tây trang nghiêm thanh tịnh vào bậc nhất trong mười phuơng. Học thuyết về “duy tâm tịnh độ” là một Tịnh độ triết lư, mặc dù nó là tinh hoa chuyển tải ư nghĩa thực dụng trong đạo Phật nhưng không thể khế hợp với đa dạng căn tánh chúng sanh, làm cho người b́nh dân phải ngán ngẫm cho đường lối hành tŕ đơn độc đi vào biển tâm mênh mang sâu thẳm không chỗ nương nhờ. Đó là một vách ngăn lớn, làm hụt hẫng cho những người bước chân vào cửa thiền muốn t́m một nơi nương tựa trên lộ tŕnh giải thoát. Cho nên Tịnh độ tín ngưỡng, mặc dù là pháp môn phương tiện, nhưng đó là phương tiện thù thắng trong tất cả mọi phương tiện, nhằm đưa mọi chúng sanh đều có thể tiếp cận được với con đường giải thoát hầu đem lại lợi ích cho ḿnh và tha nhân.

Trích Ư Nghĩa Vía Phật Và Bồ Tát Trong Năm
Thích Phước Tiến


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network