Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Cuộc chiến đấu bảo vệ Trường Sa 1988 (Phần I)(ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 77446
 03/11/2014



Cuộc chiến đấu bảo vệ Trường Sa 1988 (Phần I)(ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien





26 năm trước, ngày 14/3/1988, trên vùng biển thuộc Quần đảo Trường Sa của chúng ta, Hải quân Trung Quốc đă huy động hàng chục tàu chiến bao vây cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Chữ Thập, Châu Viên… ngăn chặn lực lượng Hải quân Việt Nam đang triển khai xây dựng công tŕnh giữ đảo. Tàu chiến Trung quốc đă nổ súng tấn công vào lực lượng Hải quân Việt Nam, bắn cháy và ch́m 3 tàu vận tải quân sự của Việt Nam. Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy, 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân ta đă hy sinh.

Nhân dịp này, Petrotimes sẽ chuyển đến bạn đọc nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc hải chiến 14/3/1988 để thấy rơ hơn hành động ngang ngược, vi phạm chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đồng thời, tôn vinh những cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đă mưu trí, dũng cảm và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phần I: Những dấu hiệu bùng nổ cuộc hải chiến

Đầu năm 1988, lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số băi đá thuộc quần đảo Trường Sa: chiếm giữ đá Chữ Thập (31 tháng 1), đá Châu Viên (18 tháng 2), đá Ga Ven (26 tháng 2), đá Tư Nghĩa (Huy Gơ, 28 tháng 2), Xu Bi (23 tháng 3). Các băi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa được gọi là đảo ch́m, đều có chữ đầu là “đá”.

Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đá Tiên Lữ (26 tháng 1), đá Lát (5 tháng 2), đá Lớn (6 tháng 2), đá Đông (18 tháng 2), đá Tốc Tan (27 tháng 2), đá Núi Le (2 tháng 3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của Hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận. Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số băi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía đông kinh tuyến 115°.

Tàu HQ-931 chở những người c̣n sống sót và thi thể các chiến sĩ sau trận chiến Gạc Ma về Cam Ranh (Ảnh tư liệu).

Căn cứ vào t́nh h́nh xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ th́ họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa. V́ vậy, thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân hạ quyết tâm đóng giữ các đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao... Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các rạn san hô Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Tư Nghĩa cũng đang có ư đồ chiếm giữ ba đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đầu tháng 3 năm 1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Trước t́nh h́nh này, ngày 31/3, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Pḥng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học viện Hải quân Việt Nam), nhà máy Ba Son... đến phối thuộc khi cần thiết.

Lúc 19h ngày 11/3, tàu HQ-604 của Việt Nam rời cảng ra đá Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Chủ Quyền 88").

Ngày 12 tháng 3, tàu HQ-605 thuộc Lữ 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ đá Đông đến đóng giữ đá Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3. Sau 29 giờ hành quân, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Việt Nam trên đá san hô này.

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đá Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 505 và 604 có hai phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn công binh 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trung tá Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và bốn chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu). Sau khi hai tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.

17h ngày 13/3, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, hai tàu 604 và 505 kiên tŕ neo giữ quanh đá. Tàu chiến của Trung Quốc cùng một hộ vệ hạm, hai hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đá Gạc Ma.

Trước t́nh h́nh căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13/3, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam chỉ thị cho Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đá Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho lực lượng công binh khẩn trương dùng xuồng chuyển vật liệu xây dựng lên đá ngay trong đêm 13/3. Thực hiện mệnh lệnh, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đá Gạc Ma; tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai bốn tổ bảo vệ băi đá Gạc Ma.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm hai hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đă đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đá Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

Ngày 14/3, chiến sự diễn ra tại khu vực các băi đá Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao.

(C̣n tiếp)

Đức Toàn (Tổng hợp)



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 673038
 03/11/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Phần II: Trung Quốc chủ động tấn công chiếm Gạc Ma và Len Đao

- Sáng sớm ngày 14/3, từ tàu HQ 604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 Hải quân phát hiện thấy 4 chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần.


Tổ 3 người gồm thiếu uư Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên băi.

Phía Trung Quốc cho hai xuồng chở 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đá. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ băi để h́nh thành tuyến pḥng thủ, không cho đối phương tiến lên.

6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lính Trung Quốc dùng lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương. Trước khi chết, anh Phương đă hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo!".


Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đá, lúc 7h30, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu.

Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nă pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và ch́m dần xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, thuyền trưởng Vũ Phi Trừ cùng một số thủy thủ trên tàu đă hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.

Tại đá Cô Lin, 6 giờ, tàu HQ-505 của Việt Nam đă cắm hai lá cờ trên đá. Khi thấy tàu HQ-604 của Việt Nam bị ch́m, Thiếu tá Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ- 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu mở hết tốc lực lao lên băi đá. Phát hiện tàu HQ-505 đang lên băi th́ 2 tàu của Trung Quốc quay sang tấn công. Khi tàu HQ-505 trườn được hai phần ba thân tàu lên đá th́ bốc cháy.

8h15, thủy thủ tàu HQ-505 triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đá và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị ch́m ở phía băi Gạc Ma ngay gần đó (Cô Lin cách Gạc Ma khoảng 3,5 hải lí)

Ở hướng đá Len Đao, 8h20 ngày 14/3, Hải quân Trung Quốc bắn xối xả vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu HQ-605 bị bốc cháy và ch́m. Đến 6 giờ ngày 15/3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn.

Thượng uư Nguyễn Văn Chương và trung uư Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu HQ-505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên đá Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người c̣n sức, một tay bám thành xuồng, một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến đá Cô Lin.

Trận chiến đấu ngày 14/3/1988, thiệt hại của Việt Nam bao gồm ba tàu bị bắn cháy và ch́m, ba người hy sinh, mười một người khác bị thương, bảy mươi người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đă trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, c̣n 64 người vẫn mất tích và được xác định là đă hy sinh.

Trong trận Hải chiến Trường Sa, Học viện Hải quân Việt Nam có hai học viên (Kiều Hồng Lập và Nguyễn Bá Cường) hi sinh trong lúc tham gia thực tập và chiến đấu trên tàu HQ- 604, hiện nay vẫn c̣n lưu giữ h́nh ảnh tại nhà truyền thống của Học viện.

Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được băi đá ngầm này. Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16/3/1988 cho đến nay.

Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, hải quân Việt Nam đưa 35 chiến sĩ công binh và 7 chiến sĩ hải quân cùng vật liệu xây dựng lên đá Len Đao, xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày 16/3, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên, lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc bỏ đi, đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá.

(C̣n tiếp)

Đức Toàn (tổng hợp)


 

 sontunghn
 member

 REF: 673039
 03/11/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Phần III: Hiện trạng Trường Sa sau hải chiến 14/3/1988

- Nhiều năm sau, báo chí chính thống của Việt Nam vẫn đưa tin các cuộc tưởng niệm về các chiến sỹ đă hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền lănh thổ của Việt Nam.


Trong năm 1988, Hải quân Việt Nam đưa quân ra đóng giữ tiếp 11 băi đá ngầm khác. Ngày 17/10, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh kư văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực băi ngầm trong thềm lục địa phía nam (khu DK1).

Ngày 5/7/1989, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (gọi tắt là DK1), xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này. Từ tháng 6/1989, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các băi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè.

Theo phía Trung Quốc th́ trong khi các tàu của họ đang bỏ neo để yểm trợ cho một nhóm nghiên cứu thăm ḍ mỏ dầu ở đây th́ Hải quân Việt Nam nổ súng tấn công, v́ thế hải quân Trung Quốc "bắt buộc phải tự vệ". Khi hạm đội Trung Quốc di chuyển tới Trường Sa, Trung Quốc lấy danh nghĩa đưa phái đoàn khoa học Liên Hiệp Quốc đi khảo sát. Sau này Chính phủ Trung Quốc tuyên bố, rất tiếc là biến cố đă xảy ra. Nhưng Liên hiệp quốc th́ nói rằng, họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa.

Theo phía Trung Quốc, chủ trương ban đầu của họ là chỉ chiếm đóng các đảo c̣n bỏ hoang chứ không tranh chấp các đảo có lực lượng nước ngoài chiếm đóng từ trước. Nhưng có một điều đáng lên án là khi tàu của Việt Nam bị đánh đắm th́ tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ đến cứu. Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của luật pháp quốc tế.

Nhiều năm sau, báo chí chính thống của Việt Nam vẫn đưa tin các cuộc tưởng niệm về các chiến sỹ đă hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ chủ quyền lănh thổ của Việt Nam. Khi ngư dân vớt được 4 bộ hài cốt nghi là liệt sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ đá Gạc Ma (14/3/1988), Quân chủng Hải quân dùng phương tiện hiện đại là xác định ADN đối chiếu với thân nhân 64 liệt sỹ và sau đó chôn cất hài cốt các liệt sỹ tại đất liền và làm lễ tưởng niệm tại đoàn 129.

Các chuyến tàu ra quần đảo Trường Sa của Hải quân nhân dân Việt Nam từ đó đến nay thường tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ đă hy sinh trong sự kiện CQ-88 với diễn văn, thắp hương, mặc niệm và thả hoa xuống biển.

Trung Quốc cho rằng, đây là đất của họ, bất kể tính chính xác của luật pháp quốc tế và cũng không quan tâm tới quá tŕnh xác lập chủ quyền của họ tại Trường Sa là có hay không. Điều này ngày càng lộ rơ qua đường 9 đoạn (đường lưỡi ḅ) mà phía Trung Quốc coi là lănh hải của họ.

Năm 1994, Trung Quốc lại có hành động tương tự trên ở đá Vành Khăn do Philippines kiểm soát. Philippines chỉ đưa ra phản đối chính trị chứ không có động thái quân sự nào. Theo Henry L. Stimson Center, Hải quân Philippines quyết định tránh đối đầu v́ thấy hậu quả tranh chấp năm 1988 giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Đức Toàn


 

 sontunghn
 member

 REF: 673096
 03/12/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Hải chiến Gạc Ma 1988: Khúc bi tráng tháng 3


- Trận hải chiến đó, ngoài 9 người bị quân Trung Quốc bắt giữ, có 64 chiến sỹ đă hy sinh.



26 năm trước, ngày 14/3/1988, 64 người con đất Việt đă hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền ở Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Ḥa). Gạc Ma mất, nhưng Cô Lin vẫn được giữ vững. Sự hy sinh của các anh đă biến những địa danh này trở nên bất tử.

Cuộc chiến không cân sức

Để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này, Trung Quốc đă huy động một liên đội tàu chiến gồm 9 đến 12 tàu chiến. Trong khi đó, chúng ta chỉ có 3 tàu vận tải, chủ yếu lực lượng Công binh Hải quân ra làm nhiệm vụ xây dựng đảo, đá với 2 phân đội công binh gồm 70 người và 4 tổ chiến đấu. Các tàu vận tải của Việt Nam gồm HQ-604, HQ-505, HQ- 605, đều là những tàu không trang bị vũ khí, ngoại trừ những khẩu AK của các chiến sỹ công binh để tự vệ khi cần thiết.

Trước đó, quân Trung Quốc chưa từng chiếm đóng được vị trí nào trên quần đảo Trường Sa. Cuối năm 1987 đầu 1988, chúng đơn phương đưa tàu chiến ra hoạt động, đánh chiếm các đảo ch́m, các băi đá… nhằm biến các băi cạn này thành các căn cứ quân sự, các điểm đóng quân, để “đặt được chân” vào khu vực Trường Sa.
Hải chiến Gạc Ma 1988: Khúc bi tráng tháng 3
Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, được treo trong pḥng truyền thống Vùng IV Hải quân


Căn cứ vào t́nh h́nh thực tế, chúng ta đă xác định Gạc Ma giữ vị trí rất quan trọng. Nếu bị chiếm giữ th́ chúng sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa. V́ vậy, thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân hạ quyết tâm đóng giữ các đảo đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao... Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

20h ngày 11/3/1988, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của Lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo ch́m Gạc Ma lúc đó chỉ là những băi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.
Hải chiến Gạc Ma 1988: Khúc bi tráng tháng 3
Lễ mít tinh phản đối Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma tháng 3-1988


Ngày hôm sau, xuất hiện thêm nhiều diễn biến bất thường, Tư lệnh quân chủng Hải quân đă điều thêm tàu HQ-605 cùng HQ-604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu HQ-505 đang làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin.

Trên chuyến tàu HQ-604, có những người lính trẻ mới 20 tuổi lên đường nhận nhiệm vụ, đó là các anh Vũ Đ́nh Lương, Trương Văn Thịnh, Trần Văn Phương... Đó cũng là lần cuối cùng các anh được gặp gỡ gia đ́nh, bạn bè...

Ṿng tṛn bất tử

Cựu binh Dương Văn Dũng, cũng như một số ít người c̣n sống sót hy hữu trên con tàu HQ-604, trong ḷng vẫn đau đáu kư ức như mới ngày hôm qua. Anh Dũng cho biết, 5h sáng ngày 14/3, thủy triều bắt đầu rút, hơn 30 chiến sỹ nhận lệnh đổ bộ xuống đảo Gạc Ma cắm cờ Tổ quốc và cùng nhau chuyển vật liệu xây dựng lên đảo, th́ khoảng 1 tiếng sau, quân xâm lược bắt đầu xuất hiện.

Chúng đi trên 3 chiếc tàu chiến lớn, quây ṿng quanh đảo. Một lát sau, quân Trung Quốc thả ca nô cao tốc lớn phóng đến gần đe dọa, cắt dây, quấy phá không cho các chiến sỹ di chuyển vật liệu vào bờ.

Đến khoảng 7h sáng, khoảng 50 tên lính Trung Quốc đổ bộ. Trước t́nh h́nh như vậy, các chiến sĩ đă quây thành một ṿng tṛn để bảo vệ ngọn cờ Tổ quốc đang được cắm trên đảo, mà sau này chúng ta vẫn gọi ṿng tṛn ấy bằng cụm từ thiêng liêng: ṿng tṛn bất tử.
Hải chiến Gạc Ma 1988: Khúc bi tráng tháng 3


Chúng được trang bị súng AK với lưỡi lê sáng quắc, lao vào cố giật hạ cờ Việt Nam. Trong khi đó, các chiến sỹ chiến đấu với chỉ cuốc, xẻng, xà beng trong tay.

Thiếu úy Trần Văn Phương vẫn giữ chắc lấy cột cờ. Giằng co và uy hiếp tinh thần măi không nổi, chúng bất ngờ nổ súng. Trước khi ngă xuống, một tay anh vẫn giữ chắc cột cờ, miệng hô to khẩu hiệu: “Hăy để máu chúng ta nhuộm đỏ biển Đông chứ cương quyết không để mất đảo”.

Binh nhất Nguyễn Văn Lanh lao vào đỡ lá cờ trên tay Trung úy Phương, đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn gh́ chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo.

Tiếp đó, chiến hạm Trung Quốc nă pháo dồn dập. V́ ở gần, HQ-604 hứng trọn làn đạn 12 ly 7. Trong tích tắc, tất cả nhuốm màu đỏ rực. Máu đồng đội, lửa đạn bùng lên trên tàu HQ-604. Chiếc tàu rách tan lật úp rồi ch́m nhanh sau đó.

Tàu HQ-505 phía đảo Cô Lin và HQ-604 phía đảo Len Dao cũng bị chúng tấn công và trúng đạn. Tàu HQ-605 bốc cháy và ch́m lúc 6 giờ ngày 15 /3. Riêng HQ-505 bị cháy phần đuôi, vẫn kịp lao lên băi cạn Cô Lin, cắm cờ chủ quyền Việt Nam.

Trận hải chiến đó, ngoài 9 người bị quân Trung Quốc bắt giữ, có 64 chiến sỹ đă hy sinh.

Khoảng hơn 1 tháng sau, chúng ta đă tiến lên đảo Len Đao xây nhà tiếp tục đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, quân Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp đảo. Tuy nhiên, lần này chúng ta đă cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra hỗ trợ, số tàu chiến của Trung Quốc tản ra, không dám đụng độ. Đảo Cô Lin và Len Đao vẫn được giữ vững cho đến ngày hôm nay.

Những giọt nước mắt tháng 3

Vùng biển Gạc Ma một ngày đau đớn, ngập đỏ máu những người con trẻ trung của dân tộc. Tổ quốc và nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên và nguyện sẽ tiếp bước các anh, quyết tâm bảo vệ chủ quyền lănh thổ.

Ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) lúc nghe tin con ḿnh đă hy sinh, ông phải cố hết sức giữ b́nh tĩnh để không gục ngă. Nhớ về ngày 14/3 năm ấy, ánh mắt ông ngấn lệ, tự hào cho biết: “Xanh đă hiến trọn tuổi thanh xuân của ḿnh quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đ́nh tôi”

Đối với Thiếu úy Trần Văn Phương, ngày anh hy sinh v́ Tổ quốc, anh không hề biết ḿnh sắp có một người con gái. Khi ấy, vợ anh Phương chỉ mới mang thai hơn 1 tháng. Cô con gái Trần Thị Thủy chỉ biết về cha ḿnh qua lời kể của bà, và kư ức đầy nước mắt của mẹ với vài tấm h́nh ít ỏi c̣n lại.
Hải chiến Gạc Ma 1988: Khúc bi tráng tháng 3
Cựu binh Dương Văn Dũng kể lại những giây phút chiến đấu ở Gạc Ma


Lớn lên chút nữa, khi thi hài của cha được chuyển từ Trường Sa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ ở quê nhà, Thủy luôn ao ước được làm việc và phục vụ cho Trường Sa, tiếp nối con đường mà người cha đă đi.

Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, cô đă được đồng đội của bố giúp đỡ, biến ước mơ thành hiện thực khi nhận Thủy vào làm cán bộ văn thư bảo mật của Lữ đoàn 146, nơi Thiếu úy Trần Văn Phương từng công tác.

Anh Dương Văn Dũng, cùng với 8 đồng đội khác bị quân Trung Quốc bắt giữ, ít lâu sau được trao trả về Việt Nam. Anh Dũng sống một cuộc sống b́nh dị cùng với ruộng vườn. Trong tâm khảm của anh, kư ức bi tráng về trận hải chiến Gạc Ma 1988 vẫn c̣n đó, đến cả trong những giấc mơ. “Tôi vẫn mơ một ngày được trở lại Gạc Ma, nơi những đồng đội của tôi đă anh dũng ngă xuống”, anh Dũng bật khóc cho biết.


 

 sontunghn
 member

 REF: 673104
 03/13/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Hải chiến Trường Sa 1988: Những tàu chiến mang dă tâm Trung Quốc
Hà Dũng - theo Trí Thức Trẻ


- Năm 1988, với dă tâm sử dụng vũ lực để xâm chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đă huy động một lực lượng lớn tàu chiến tới khu vực này.

Dă tâm của Trung Quốc
Vào những năm 1980, lợi dụng t́nh h́nh Việt Nam khó khăn, trang thiết bị thiếu thốn do vừa trải qua kháng chiến chống Mỹ đă lại phải căng ḿnh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam, Trung Quốc huy động lực lượng lớn các tàu quân sự, sử dụng vũ lực gây căng thẳng trên biển Đông nhằm thực hiện âm mưu xâm chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tháng 1/1984 Hạm đội Nam Hải (TQ) cho tàu hoạt động khảo sát ở quần đảo Trường Sa và tổ chức diễn tập hiệp đồng hành quân tác chiến trên biển từ Hoàng Sa đến Trường Sa của Việt Nam.
Cuối năm 1986, Trung Quốc đă cử một tàu dưới dạng đánh cá, không số của nước ngoài đến vùng biển Đông, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu biển xuống phía Nam. Bên cạnh đó họ tăng số lần tàu chiến, tàu vận tải hoạt động trinh sát, thăm ḍ ở khu vực Trường Sa. Đồng thời thả ngầm các tấm bê tông có khắc chữ Hán lên các băi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đặc biệt là từ ngày 24 đến 30/12/1986, máy bay và tàu chiến của Trung Quốc đă tiến hành các hoạt động trinh sát từ đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài, gây nên t́nh h́nh căng thẳng về tranh chấp chủ quyền vùng biển của Việt Nam.

Đầu năm 1987, Trung Quốc tăng cường đưa tàu chiến đi lại gần khu vực đảo Thuyền Chài.
Ngày 3/9/1987, Quốc hội Trung Quốc thông qua quy chế đưa đảo Hải Nam thành tỉnh, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Giữa tháng 10, đầu tháng 11/1987, tàu Hải Dương 4 và một số tàu của Trung Quốc đă tiến hành trinh sát phần lớn các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vĩ độ 06°20΄ độ vĩ Bắc, trong đó có cả những đảo ta đang giữ; huy động tàu qua lại khu vực các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa, Trường Sa Đông, Song Tử Tây, có lúc chỉ cách ta khoảng một hải lư; đồng thời tăng cường các hoạt động trinh sát, xâm nhập, khai thác trái phép tài nguyên vào sâu vùng nội thủy của ta.
Ngày 22/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu gồm: hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập. Ngày 31/1/1988, 4 tàu chiến của Trung Quốc (trong đó có 2 tàu pháo 502,503) đến đảo Chữ Thập của Việt Nam và chiếm đảo.
Sau đó, Trung Quốc ngang ngược tiến hành khảo sát và thi công ở Đá Chữ Thập rồi đưa một lực lượng lớn gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 khu trục tên lửa, 4 tàu bảo đảm đậu xung quanh đảo, khống chế không cho tàu thuyền các nước qua lại.
Ngày 14/2/1988, Trung Quốc tiếp tục đưa 3 tàu (2 tàu hộ vệ tên lửa 551, 552 và 1 tàu khu trục) định chiếm đảo Đá Lớn, nhưng bị tàu ta ngăn chặn, nên chỉ thả neo theo dơi tàu ta.
Ngày 18/2/1988, Trung Quốc tiếp tục thực hiện mưu đồ bành trướng khi ồ ạt đưa 7 tàu (1 tàu khu trục 162, 4 tàu hộ vệ 502, 503, 508 và 556) chiếm đá Châu Viên.
Ngày 26/2/1988, Trung Quốc đưa 1 tàu hộ vệ pháo 503, 1 tàu kéo, 2 tàu đổ bộ và 2 tàu vận tải chiếm đá Ga Ven.
Ngày 28/2/1988, Trung Quốc dùng 1 tàu hộ vệ pháo 502 và 1 tàu vận tải chiếm đá Tư Nghĩa.
Hải quân Trung Quốc c̣n tổ chức các cụm tuyến hoạt động gồm: Cụm phía sau lấy Hoàng Sa làm căn cứ thường xuyên có tàu hộ vệ pháo, hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa, tuần dương, các tàu ngầm và tàu hộ tống nhằm ngăn cản, uy hiếp lực lượng tàu hải quân ta hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, gây khó khăn cho ta trong việc triển khai hoạt động bảo vệ vùng biển phía Nam. Cụm ngăn chặn lực lượng hải quân ta ở đông bán đảo Cam Ranh, Cù Lao Thu và cụm Chữ Thập âm mưu khống chế ta ở khu vực Trường Sa, nếu có thời cơ phát triển lực lượng xuống khu vực phía Nam.
Nh́n vào lực lượng và cách tổ chức lực lượng có thể thấy Trung Quốc đă vạch rơ từ trước cách thực hiện âm mưu xâm chiến quần đảo Trường Sa của Việt Nam chứ không phải là những va chạm đơn thuần trên biển. Chỉ cần dựa vào số hiệu của những tàu mà chúng ta thu thập được cũng đủ thấy dă tâm của Trung Quốc khi huy động nhiều tàu chiến hiện đại với hỏa lực mạnh.
Tàu khu trục tên lửa số hiệu 156, 162 thuộc lớp Type 051 lớp Lữ Đại, lớp tàu khu trục lớn nhất và hiện đại nhất của Trung Quốc thời bấy giờ. Cho đến năm 1991, đă có 16 tàu lớp Type 051 được đóng và hiện nay 12 tàu c̣n đang hoạt động.
Type 051 có trọng tải choán nước là 3.670 tấn, dài 132 mét, rộng 12,8 mét, mớn nước 4,6 mét. Tốc độ di chuyển cao nhất là 32 hải lư/giờ và tầm hoạt động 2970 hải lư. Thủy thủ đoàn gồm 280 người.
Về vũ trang, tàu được trang bị 16 tên lửa đối hạm SY-1 tầm bắn 150 km, 8 tên lửa pḥng không, 6 ống phóng ngư lôi, 2 hệ thống phóng tên lửa chống tàu ngầm type 75 , thủy lôi, pháo 2 ṇng 130 mm, 4 hệ thống cao xạ pḥng không 2 ṇng 37 mm type 76A, 1 đến 2 trực thăng.
Tàu khu trục số hiệu 162 của Hải quân Trung Quốc
Tàu khu trục số hiệu 162 của Hải quân Trung Quốc
Tàu 551, 552 thuộc Type 053H lớp Giang Hộ và tàu 556 thuộc Type 053H1 lớp Giang Hộ có lượng choán nước tiêu chuẩn 1.425 tấn; đầy tải 1.702 tấn; dài 103,2 m, rộng 10,8 m, mớm nước 3,05 m. Tốc độ 26 hải lư/h, thủy thủ đoàn 190 người, trang bị 6 tên lửa chống hạm SY-1 tầm bắn 150 km, 2 pháo 100 mm, 4 súng hai ṇng 37 mm, 2 hệ thống pháo phản lực phóng loạt chống ngầm 5 ṇng Type 81 (RBU-1200) ASW RL (30 quả đạn)
Tàu 531 thuộc lớp Giang Đông - Type 053K và các tàu 502, 503 thuộc lớp Giang Nam Type 065 là tiền thân của type 053K. Đây là lớp tàu khu trục hạng nhẹ được Hải quân Trung Quốc phát triển và chế tạo với số lượng lớn làm tàu hộ vệ tên lửa.
Tàu có lượng choán nước tiêu chuẩn 1.600 tấn, khi đầy tải là 1700 tấn, dài 103 m, rộng 10,8 m, mớm nước 3,1 m, tốc độ tối đa 30 hải lư/giờ, thủy thủ đoàn 200 m, vũ khí gồm 2 pháo 100 mm tầm bắn 22 km, 2 súng pḥng không 2 ṇng 37mm tầm bắn 8,5 km, 2 hệ thống phóng tên lửa pḥng không tầm bắn 10 km, 2 hệ thống pháo phản lực phóng loạt chống ngầm Type 62 gồm 5-ống phóng ASW RL tầm bắn 1.2 km.

Chiến dịch CQ-88 của Việt Nam: Tất cả v́ Trường Sa
Trước t́nh h́nh Trung Quốc gia tăng căng thẳng, Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương đă chỉ thị cho Quân chủng Hải quân đưa lực lượng ra củng cố, giữ vững các đảo đang chốt giữ, tăng cường thế pḥng thủ các đảo theo từng cụm, từng khu vực, bảo đảm khi có chiến sự xảy ra có thể chi viện hỗ trợ kịp thời giữ vững đảo; đưa lực lượng đóng giữ một số băi ngầm mới trong khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tránh âm mưu khiêu khích của tàu nước ngoài; đồng thời chỉ thị cho các Lữ đoàn 125 chuẩn bị tàu, pông-tông sẵn sàng đưa lực lượng ra Trường Sa, chuyển các tàu của Lữ đoàn 172 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cơ động ra phía trước và Trung đoàn 83 chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng cơ động đến xây dựng đảo.
Những tháng cuối năm 1987, Quân chủng điều chuyển một số tàu thuộc các Lữ đoàn 146, 125 đưa bộ đội đến tăng cường lực lượng đóng giữ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngày 28/10, tàu 613 đưa một phân đội chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146, một trung đội công binh ra đóng giữ đảo Đá Tây. Đây là nhiệm vụ đầu tiên trong chiến dịch CQ-88 nhằm bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trước sự xâm chiếm của Trung Quốc và các nước khác.
Tàu 613, tiền thân là PGM-73 của Mỹ, chuyển giao cho Hải quân Việt Nam cộng ḥa với tên gọi HQ-613 Thị Tứ. Sau chiến thắng 30-4, tàu chuyển sang phục vụ trong Hải quân nhân dân Việt Nam với một số thay thế vê hệ thống vũ khí. Sau khi cải tiến tàu có lượng giăn nước: 122 tấn, kích thước dài 31 m, rộng 6,4 m, mức mớm nước 1,83m. Thủy thủ đoàn 27 người, vận tốc tối đa 17 hải lư/h. Vũ khí bao gồm 2 pháo 37 mm, 2 súng máy 14,5 mm, 1 cối 81mm.
Do sóng to gió lớn, gặp khó khăn trong xây dựng công sự chốt giữ, nên sau một thời gian, tàu 613 chở bộ đội về Cam Ranh.
Ngày 2/12/1987, tàu HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội cùng vật liệu đến xây nhà cấp 3 ở đảo Đá Tây.
HQ-604 là loại tàu vận tải nhỏ, cũ, với lượng giăn nước cỡ 50 tấn, trên tàu không có lấy một khẩu súng 12,7 mm, vũ khí chỉ là dạng cá nhân AK và B40. Trong chuyến công tác này, đa số lính trên tàu là lực lượng công binh, chỉ có một phân đội lính thủy đánh bộ cùng thủy thủ đoàn 22 người. Sau một thời gian lao động khẩn trương, cán bộ, chiến sĩ đă hoàn thành khu nhà ở, nhà trực, tổ chức canh gác, bảo vệ đảo.

Trong biên chế lực lượng Hải quân của ta khi đó, các tàu chiến đa số là cũ kỹ, lạc hậu, nhiều tàu là chiến lợi phẩm của Hải quân Việt Nam Cộng ḥa để lại.
Số tàu hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam khi đó là ba tàu Petya II và hai tàu Petya III nhận về sau khi giải phóng miền nam.
Petya II này có độ giăn nước 1077 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.85 m. Tốc độ 29 hải lư/giờ. Hệ thống vũ khí bao gồm: hai tháp pháo với súng hai ṇng 76.2mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. Mục tiêu trên không ở độ cao từ 500 – 6000 m, tầm bắn tối đa là 18,3 km., 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, hai dàn phóng tên lửa chống ngầm RBUU-6000 ASWRL với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 c̣n dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển.
Tàu Petya III có độ giăn nước 1.040 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.72 m. Tốc độ 29 hải lư/giờ. Hệ thống vũ khí của Petya-III gồm có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 và 2 dàn Rocket chống ngầm RBU-6000.

C̣n tàu có lượng choán nước lớn nhất khi đó là HQ-505, hơn 4.000 tấn, tuy nhiên đây chỉ là một tàu vận tải đổ bộ, không phải là tàu chiến với hệ thống vũ khí đồng bộ có thể tác chiến độc lập.
Theo dơi chặt chẽ mọi diễn biến trên biển và khu vực quần đảo Trường Sa, ngày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng Hải quân họp nhận định: Hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo chiếm một số băi san hô nổi hoặc ch́m khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta
Trên cơ sở ta đề ra chủ trương: Tranh thủ thời gian, triệt để triển khai lực lượng đóng giữ trên các đảo. Không để nước ngoài thực hiện ư đồ cho lực lượng đóng xen kẽ với ta, hoàn thành việc đóng giữ các đảo trong ba năm (1988-1990). Trong năm 1988, triển khai lực lượng đóng giữ phải hết sức bí mật, đóng đảo nào, bảo đảm pḥng thủ tốt trên đảo đó.
Ta chủ trương không sử dụng tàu chiến tránh để đối phương tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo khi ta chưa đủ lực lượng chốt giữ mà sử dụng các tàu vận tải đưa lực lượng công binh xây dựng công sự cùng lực lượng chốt giữ.
Đảng ủy Quân chủng xác định: "Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và cũng là vinh dự của Quân chủng".
(Theo “Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam” và hồi kư “Miền sóng vỗ” của Phó đô đốc Mai Xuân Vĩnh)


 

 sontunghn
 member

 REF: 673130
 03/13/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong Chiến dịch Chủ quyền 88


Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin: Ngày 14/3/1988 bi tráng


 

 sontunghn
 member

 REF: 673137
 03/14/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Nguyên CT Nước Lê Đức Anh: Để mất lănh thổ là tự sát

Nói về lời thề giữ biển ở Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh nhớ lại: “Tôi chỉ đạo rằng các điểm nào có thể đóng quân được là phải đóng quân hết kể cả đảo nổi và đảo ch́m”.



Sự kiện 14/3/1988 ở quần đảo Trường Sa đă trở thành một sự kiện không thể bị lăng quên trong lịch sử chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Một tháng sau khi diễn ra Hải chiến Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh (khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng) ra thăm Trường Sa. Tại đây, ông đă có bài phát biểu nhân dịp ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam với lời thề giữ biển hết sức cảm động.

Ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên trực tiếp ra thị sát và thăm cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa. Lư do thôi thúc Đại tướng Lê Đức Anh ra thăm Trường Sa trong bối cảnh lịch sử đặc biệt như vậy cho đến nay, sau 26 năm diễn ra trận chiến ở đảo Gạc Ma vẫn c̣n là một dấu hỏi. Chúng tôi đă có cuộc tṛ chuyện với Đại tướng Lê Đức Anh – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Việt Nam nhân dịp này.

Bồi hồi nhớ lại sự kiện 14/3/1988, Đại tướng Lê Đức Anh nói: “Biển Đông là một trong những hướng bành trướng nằm trong một kế hoạch chiến lược lấn tới về phía Nam của Trung Quốc.

Khi đế quốc Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, v́ không thực hiện được mục tiêu chủ nghĩa thực dân mới, họ đã bắt tay với các nước lớn nhằm ngăn chặn sự lớn mạnh của cách mạng Việt Nam, chia năm xẻ bảy Việt Nam không để cho làn sóng cách mạng Vô Sản lan xuống Đông Nam Á. Vậy là tư tưởng bành trướng của các nhà lãnh đạo Trung quốc lúc đó đã đón bắt được thời cơ tốt, muốn bành trướng tất cả các hướng, nhưng trên đất liền và hướng Đông Bắc trên biển lúc đó chưa thể được, họ xác định chỉ còn hướng Nam (Biển Đông) nơi có các nước nhỏ- yếu.

Nhân tư tưởng bành trướng của Tưởng Giới Thạch tự nghĩ ra năm 1947 là cái sơ đồ ảo tưởng 11 đoạn hình lưỡi bò không tọa độ, họ dấn tới luôn. Vậy là quần đảo Hoàng Sa rồi Trường Sa của Tổ Quốc ta lần lượt là mục tiêu đánh chiếm của họ.

Thời Tưởng Giới Thạch mới chỉ mơ tưởng đến hướng bành trướng này nhưng đến thời Mao th́ làm tới để biến đường lưỡi ḅ đó từ không thành có. Từ đó Trung Quốc muốn vươn đến Đại Tây Dương. C̣n trên đất liền, họ muốn chiếm cả Đông Nam Á kể cả vùng biển, nhưng chiếm Đông Nam Á th́ họ chưa đủ điều kiện nên họ muốn chiếm biển trước.

Trung Quốc lợi dụng lúc Việt Nam khó khăn đă lấy Hoàng Sa năm 1974 khi đó do Việt Nam Cộng ḥa quản lư (năm 1956, Trung Quốc đă đánh chiếm một số đảo ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng ḥa quản lư). Tại thời điểm đó, Mỹ ở thế khó nên không có ư kiến ǵ, c̣n Việt Nam Cộng ḥa th́ đành rút”.

Đại tướng Lê Đức Anh kể tiếp: “Khi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ đă câu kết với nhau nhằm thực hiện âm mưu chiến lược của ḿnh. Khi Mỹ buộc phải rút quân th́ Henri Kitxingơr đại diện Mỹ và Chu Ân Lai đại diện Trung Quốc đă ký bản thỏa thuận ngày 23/10/1975. Theo đó, Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam để đổi lấy việc Mỹ viện trợ kinh tế, mở cửa thị trường về vốn và công nghệ. Thời điểm đó, Mỹ đă viện trợ cho Trung Quốc 1 tỷ USD.

Chính v́ thế nên sau 30/4/1975, Trung Quốc đă cho lực lượng đánh thăm ḍ. Ban đầu họ dùng Khmer đỏ để đánh Việt Nam ở biên giới Tây Nam, khi Việt Nam giúp lực lượng cách mạng Campuchia lật đổ bè lũ tay sai Polpot, thì lập tức Trung Quốc tiến công trực tiếp ở biên giới phía Bắc ḥng làm cho Việt Nam suy yếu, chia năm xẻ bảy Đông Dương để thực hiện mưu đồ không chế Việt Nam, khống chế cả Đông Nam Á và cả Biển Đông. Để buộc ta phải rút quân từ Campuchia, Trung Quốc đă đánh biên giới phía Bắc của ta.

Họ nghĩ rằng, tiến công xâm lược ở biên giới phía Bắc sẽ buộc Việt nam phải rút quân từ Campuchia về để bảo vệ biên giới phía Bắc, khi đó Polpot quay trở lại lắm quyền ở Campuchia và tiếp tục đánh ta ở phía Tây Nam sau đó. Nhưng họ không ngờ ta vẫn kiên quyết giúp nhân dân Campuchia xóa hẳn chế độ diệt chủng Polpot.

Trước sự chống phá Việt Nam trên bộ thất bại nên họ quay ra tiến công Việt Nam trên biển.
Nói về lư do ra thăm quần đảo Trường Sa và có bài phát biểu xúc động tại đây, Đại tướng Lê Đức Anh cho hay: “Năm 1988, ngay sau khi Trung Quốc đánh 2 điểm ở Trường Sa, tôi đă ra Trường Sa để động viên chiến sỹ giữ cho bằng được Trường Sa. Tôi chỉ đạo rằng các điểm nào có thể đóng quân được là phải đóng quân hết kể cả đảo nổi và đảo ch́m”.

Về quần đảo Hoàng Sa hiện nay, Đại tướng Lê Đức Anh khẳng định Việt Nam phải kiên quyết đ̣i bằng được, nhưng không dùng quân sự mà dùng chính trị và ngoại giao.

“Trung Quốc không nuốt nổi đâu v́ Hoàng Sa là của Việt Nam, do Việt Nam phát hiện và quản lư từ xưa đến khi Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1956 và 1974. Ngay cả bây giờ ngư dân của ta vẫn đánh bắt cá ở Hoàng Sa. Dù Trung Quốc đóng trên đảo nhưng ta phải kiên quyết đ̣i bằng được, đấu tranh trên mọi lĩnh vực, kể cả khi sang làm việc cũng đ̣i, khi gặp trong hội nghị quốc tế cũng vẫn phải đ̣i. Một tấc đất của tổ tiên th́ dù phải mất hàng chục, hàng trăm năm vẫn phải đ̣i.

Anh nào để mất lãnh thổ là anh đó tự sát về chính trị, cấp nào để mất lănh thổ về Trung Quốc là tự sát về chính trị, không xứng đáng là công dân Việt Nam. Không có nước nào, không cấp nào có quyền để cho chủ quyền lănh thổ đất nước rơi vào tay kẻ khác. Lănh đạo càng phải biết đâu là chủ quyền của ta. Mọi công dân Việt Nam đều phải bảo vệ chủ quyền. Lănh đạo càng phải biết, càng phải đ̣i, đ̣i trong t́nh hữu nghị, ḥa b́nh, hợp tác”, Đại tướng Lê Đức Anh nhấn mạnh.

Nhân dịp về chiếc tàu ngầm Kilo thứ 2 Hải quân Việt Nam đặt mua của Nga chuẩn bị về đến Việt Nam, Đại tướng Lê Đức Anh cũng cho rằng: “Có vũ khí hiện đại là tốt nhưng điều quan trọng cốt lơi nằm ở con người. Phương tiện hiện đại cũng rất cần nhưng sự hiện đại của ta còn phải phấn đấu nhiều mới theo kịp các nước. Tuy nhiên có một điều là ư chí của người Việt Nam th́ không bao giờ chịu khuất phục quân xâm lược. Có ư chí th́ ta sẽ bảo vệ được chủ quyền lănh thổ. Con người có ư chí th́ sẽ biết sử dụng và phát huy cao nhất khả năng của tất cả các loại vũ khí phương tiện để bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Tổ Quốc như các thế hệ trước đã làm”.

Theo Tri Thức Trẻ


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network