Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Dư luận Trung Quốc nói ǵ về Chiến tranh 1979?(ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 77271
 02/15/2014



Dư luận Trung Quốc nói ǵ về Chiến tranh 1979?(ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đă diễn ra do những sai lầm của lănh đạo nước họ thời đó.
Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đă từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đă diễn ra do những sai lầm của lănh đạo nước họ thời đó.

Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ư kiến ấy…

“Một cuộc chiến tranh gây tranh căi”

Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh căi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đă cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đă tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nh́n nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều.


Binh lính Trung Quốc cơng đồng đội bị thương rút khỏi trận địa
Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…

Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất th́ chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan ră, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội th́ đă được giải quyết thuận lợi”.

Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:

“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc pḥng Trương Ái B́nh) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu ḿnh ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc pḥng khi đó cũng không rơ v́ sao ta phải tiến hành”.

2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.

3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đă ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nh́n xa nh́n gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đă phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm t́m một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.

5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đă tự bắn vào chân ḿnh.

6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, b́nh quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”

Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là ḱm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái ǵ? Chả được ǵ cả!”.

Dưới đầu đề “Nh́n lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…

Ngay khi đó đă có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nh́n thấy trên màn h́nh tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị c̣n ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đă kết thúc rồi…

Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là v́ khó nói rơ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…

Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học tṛ của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc ḿnh đă đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đă áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….

Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.

Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân t́nh nguyện Việt Nam đă phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lư do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc c̣n chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà c̣n dẫn đường cho quân đội Việt Nam.

Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đă công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rơ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm.


Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái ǵ? Chả được ǵ cả!”.
Một cựu binh viết trên báo điện tử thiết huyết
Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân t́nh nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lănh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.

Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.

“Một cuộc chiến thảm bại”

Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đă chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây th́ việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12.

Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên pḥng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn.

Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đă tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, b́nh quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi ṿng chiến.

Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đă mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu v́ không được cấp cứu.

Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ c̣n hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ c̣n 1-2 người.

Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 671754
 02/16/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Vì sao TQ tấn công Việt Nam năm 1979?

TS Hoàng Chí Hiếu
Gửi tới BBC từ Huế


Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979 có thể xuất phát từ tưởng tượng của Bắc Kinh về nguy cơ bị bao vây bởi “ṿng cung chữ C” trong lúc đường biển ra thế giới chưa được Mỹ dỡ bỏ.
Từ nửa sau thập niên 70 của thế kỉ 20, bước ra khỏi Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc tập trung vào thực hiện Bốn hiện đại hóa, đẩy mạnh chống Liên Xô và thúc đẩy quan hệ chiến lược với Mỹ, Nhật và Tây Âu nhằm tranh thủ vốn và kĩ thuật.

Tuy quan hệ với Mỹ đang đi đến chặng cuối của tiến tŕnh b́nh thường hóa song cửa ra thế giới bằng đường biển của Trung Quốc c̣n bị bịt chặt. Từ Alaska xuống Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và Singapore là chuỗi dài căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh Mỹ.
Đó là chưa kể sự hiện diện bước đầu của hải quân Liên Xô tại cảng Cam Ranh là mối đe dọa thường trực đối với hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.
Vòng cung bao vây
Trên đất liền, với chiều dài 22.143,34 km, tiếp giáp với 11 quốc gia, ngoại trừ Pakistan có quan hệ tốt, phần lớn đường biên giới của Trung Quốc tiếp giáp Liên Xô và đồng minh Liên Xô như Mông Cổ, Ấn Độ và Việt Nam, khiến Trung Quốc không khỏi suy tưởng về một h́nh thế bị bao vây bởi một ṿng cung lớn h́nh chữ C.
Điểm khởi đầu của ṿng cung này là biên giới Liên Xô - Bắc Triều Tiên, chạy xuyên suốt lănh thổ Liên Xô ở châu Á, băng qua Mông Cổ, ṿng theo đường biên giới phía Tây của Trung Quốc xuống Nam Á, qua Đông Nam Á đến điểm cuối là Việt Nam.

Đặng Tiểu Bình gặp lại Jimmy Carter năm 1987 nhưng từ 1978-79 trước đó, Bắc Kinh đã có quan hệ thắm thiết với Washington
Mối nguy cơ bị Liên Xô bao vây của Trung Quốc ngày càng tăng, nhất là trước những diễn biến ở Afghanistanvà Campuchia trong những năm 1978-1979.
Ở Afghanistan, dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô, ngày 27-4-1978, Đảng PDPA Mác-xít lật đổ chính quyền độc tài Daoud, lập nhà nước Cộng ḥa Dân chủ Afghanistan.
Tháng 5-1978, chính phủ Kabul kư kết thỏa thuận với Moskva về việc gửi 400 cố vấn quân sự Liên Xô tới Afghanistan. Tháng 12-1978, Moskva và Kabul kư một hiệp ước hữu nghị và hợp tác song phương cho phép quân đội Liên Xô triển khai trong trường hợp có sự yêu cầu từ phía Cộng ḥa Dân chủ Afghanistan.
Viện trợ quân sự Liên Xô gia tăng và chế độ PDPA dần lệ thuộc vào các thiết bị quân sự và cố vấn Liên Xô.
Ở Campuchia, sau khi lên cầm quyền (tháng 4-1975), lực lượng Khmer Đỏ một mặt thực thi chính sách “tự diệt chủng” ở trong nước, mặt khác tiến hành cuộc chiến tranh chống các nước láng giềng, trong đó tập trung vào Việt Nam.
Với thiện chí ḥa b́nh, Đảng và Nhà nước Việt Nam đă nhiều lần bày tỏ mong muốn chấm dứt xung đột bằng con đường thương lượng ḥa b́nh song phía Campuchia Dân chủ t́m mọi cách khước từ.
Điều đáng nói là hành động chống Việt Nam trên đây của phe Khmer Đỏ là nhờ có được sự hậu thuẫn tích cực của Trung Quốc.
Thời ḱ “đu dây” giữa Liên Xô và Trung Quốc của Việt Nam không c̣n nữa.
Việt Nam buộc phải có sự lựa chọn. Trước những sức ép từ phía Trung Quốc, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (6-1978) và kí kết hiệp ước hữu nghị toàn diện với Liên Xô (11-1978).
Ngày23-12-1978, cuộc chiến tranh trên biên giới Tây Nam nổ ra. Ngày 7-1-1979, quân đội Việt Nam tiến vào giải phóng Phnom Penh.
Trước những diễn biến ở Afghanistan và Campuchia, Trung Quốc không thể không lo ngại. Trong nỗ lực xích lại gần Mỹ, Trung Quốc ngày càng mâu thuẫn sâu sắc với Liên Xô.

Sự kiện Liên Xô đưa quân vào Afghanistan đã thay đổi cục diện quân sự châu Á
Với việc Liên Xô gia tăng ảnh hưởng ở Afghanistan, Ấn Độ từ sau Chiến tranh 1962 với Trung Quốc và cuộc chiến 1971 với Pakistan đă ngả hẳn về Liên Xô để đối đầu với Trung Quốc và đang có ảnh hưởng mạnh mẽ ở Bangladesh.
Cùng lúc, Việt Nam đưa quân sang Campuchia và có những va chạm trên biên giới với Thái Lan khi truy kích quân Khmer Đỏ, dường như đối với Trung Quốc, các gạch nối của “ṿng cung chữ C” đă dần được khép kín.
Để phá bỏ “ṿng vây” đó, Trung Quốc tiến hành hàng loạt bước đi.
Mục tiêu chiến lược
Khi sức mạnh quân sự không đủ để đối đầu với Liên Xô th́ việc chọn Việt Nam là đối tượng thích hợp và nếu thắng được Việt Nam, Trung Quốc sẽ đạt được nhiều mục tiêu chiến lược.
Ngày 7-12-1978, Quân ủy Trung Quốc thông qua quyết định tấn công Việt Nam.
Ngày 17-2-1979, hơn 60 vạn quân Trung Quốc mở cuộc tấn công trên toàn tuyến biên giới Việt Nam. Đến ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân và đến ngày 18-2 th́ rút hết.
Trước t́nh h́nh đó, với tư cách là siêu cường đứng đầu phe xă hội chủ nghĩa, không như cam kết tại Điều 6 của Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Liên Xô - Việt Nam, ngoài việc ra tuyên bố lên án hành động xâm lược Việt Nam của Trung Quốc, phía Liên Xô thực hiện cuộc tập trận trên biên giới với Trung Quốc, cử đoàn chuyên gia quân sự đến Hà Nội, viện trợ khẩn cấp một số vũ khí, lập cầu hàng không vận chuyển Quân đoàn II từ Campuchia về, điều động các tàu chiến đến Biển Đông.
Tương tự như đối với cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950, sự can thiệp của Liên Xô chỉ dừng lại ở những hành động mang tính hỗ trợ mà không phải là sự tham chiến như phía Việt Nam mong muốn hay như Trung Quốc chờ đợi.

Trung Quốc vẫn tôn thờ Đặng Tiểu Bình và đang quyết tâm hiện đại hóa quân đội
Giới hạn của lợi ích dân tộc đă giữ Liên Xô dừng lại ở đó.
Như vậy, trên thực tế, mức độ can thiệp của Liên Xô vào cuộc chiến mà Trung Quốc phát động là không lớn như giới cầm quyền nước này đă lầm tưởng.
Cái giá phải trả cho nhận thức sai lầm của Trung Quốc là quá lớn bởi những thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Tuy nhiên, nó mang lại hệ quả tích cực cho quốc gia này là xóa bỏ được mối lo ngại về nguy cơ bị bao vây từ phía Liên Xô, để từ đó tập trung nỗ lực vào thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa và nhanh chóng đạt được những thành tựu lớn lao.
Bài viết thể hiện quan điềm riêng của tiến sỹ Hoàng Chí Hiếu, Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Huế.


 

 sontunghn
 member

 REF: 671920
 02/20/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


V́ sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?


Trung Quốc vẫn xem cuộc chiến năm 1979 với Việt Nam là một 'chiến thắng'
Nhân dịp 35 năm chiến tranh biên giới Việt-Trung, BBC đă có cuộc phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam từ Học viên Quốc pḥng Úc, để t́m hiểu nguyên nhân v́ sao Bắc Kinh lại muốn lăng quên cuộc chiến nước này gọi là 'chiến tranh tự vệ' mà Trung Quốc đă 'chiến thắng'.

BBC: Trung Quốc đă tuyên bố cuộc chiến năm 1979 là nhằm mục đích "dạy cho Việt Nam một bài học", và một số nguồn nói quyết định giới hạn cuộc chiến trong ṿng hai tuần đă được đưa ra nhiều tháng trước khi nó chính thức bùng nổ. Xét những yếu tố trên, ông đánh giá thế nào về mức độ thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến với Việt Nam?
Giáo sư Carl Thayer: Căng thẳng dọc biên giới Việt-Trung đă bắt đầu leo thang từ năm 1976 và dẫn đến kết cục là việc Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh với Việt Nam.
Bắc Kinh đă lên kế hoạch đánh Việt Nam từ năm 1978 nhưng sau đó đến tận giữa tháng Hai năm 1979, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
Đặng Tiểu B́nh đă có cuộc họp với các quan chức cấp cao vào ngày 16/2, một ngày trước khi nổ ra chiến tranh biên giới. Ông tuyên bố cuộc chiến sẽ được giới hạn về cả phạm vi lẫn thời gian, và lực lượng tham chiến chỉ bao gồm các lực lượng trên bộ.
Đặng Tiểu B́nh và các tướng lĩnh của ông ta nghĩ rằng họ có thể đạt được các mục tiêu đă đề ra chỉ trong vài ngày. Điều này đă không xảy ra.
Trung Quốc đă sử dụng việc chiếm được Lạng Sơn 3 tuần sau khi tiến quân qua biên giới để tuyên bố chiến thắng và đơn phương rút quân.
Những mục tiêu mà Trung Quốc đề ra, trong đó có việc buộc Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia nhằm giảm sức ép cho đồng minh Khmer Đỏ của họ, đă không thể đạt được. Việt Nam đă tiếp tục tấn công Khmer Đỏ và không rút quân khỏi Campuchia để tiếp viện cho biên giới phía Bắc.
Trung Quốc cũng muốn tiêu diệt các lực lượng chính của Việt Nam ở cấp sư đoàn đang đóng gần khu vực biên giới. Tuy nhiên Việt Nam đă giữ các lực lượng chính lại phía sau và Trung Quốc đă không thể loại các đơn vị này ra khỏi ṿng chiến. Việt Nam chủ yếu chỉ sử dụng dân quân và bộ đội địa phương trong suốt cuộc chiến với Trung Quốc.
Một trong các mục tiêu khác của Trung Quốc là chiếm các tỉnh lớn như Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, và phá hủy hệ thống pḥng thủ cũng như cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới phía Bắc của Việt nam. Trung Quốc đă đạt được mục tiêu này, nhưng không phải chỉ sau vài ngày, mà là sau nhiều tuần giao tranh ác liệt và phải chịu thiệt hại nặng nề.

Không ngờ được thất bại
BBC: Một số ư kiến cho rằng Đặng Tiểu B́nh phát động chiến tranh với Việt Nam v́ ông ta muốn giữ cho quân đội bận bịu để rảnh tay giải quyết mâu thuẫn nội bộ. Ông có đồng ư với điều này?
Giáo sư Carl Thayer: Trước Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 vào tháng 11-12 năm 1978, Đặng Tiểu B́nh đă được phục chức và có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ đa số trong giới lănh đạo Trung Quốc thời bấy giờ.
Đặng là người có quan điểm cứng rắn chống lại Việt Nam kể từ khi hai nước bắt đầu có xung đột về vấn đề Hoa kiều. Việc Việt Nam đưa quân vượt biên giới Tây Nam để tiến vào Campuchia tháng 12 năm 1978 có lẽ là một giọt nước tràn ly.
Khi Đặng Tiểu B́nh đă có thể ra lệnh Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) "dạy cho Việt Nam một bài học", điều đó cho thấy ông ta là một lănh đạo không có đối thủ.
Bên cạnh đó, Đặng Tiểu B́nh cũng cho rằng Trung Quốc có thể thu về những kinh nghiệm chiến trường cần thiết từ cuộc chiến với Việt Nam.
BBC: Nhiều sử gia cho rằng cuộc chiến là cách Đặng Tiểu B́nh thử khả năng chiến đấu của quân PLA và nó phục vụ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của ông ta, bởi nó làm bộc lộ nhiều điểm yếu của quân đội PLA thời bấy giờ. Ông nghĩ ǵ về điều này?
Giáo sư Carl Thayer: Trung Quốc đă thực hiện '4 hiện đại hóa' một năm trước khi phát động chiến tranh với Việt Nam, trong đó hiện đại hóa quân sự được ưu tiên cuối cùng.
Việc thử khả năng chiến đấu của quân PLA không phải là điều Đặng Tiểu B́nh muốn ưu tiên hàng đầu, mà thay vào đó, ông ta muốn có một chiến thắng vang dội trước Việt Nam, và cùng một lúc, thu về những kinh nghiệm quư giá trên chiến trường.
Đặng Tiểu B́nh và các tướng lĩnh của ông ta không ngờ rằng quân PLA đă không đủ khả năng thực hiện 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại'.

V́ sao muốn lăng quên?
BBC: Theo ông th́ v́ sao Trung Quốc lại muốn lăng quên một cuộc chiến mà họ gọi là 'chiến tranh tự vệ', nhất là khi họ đă tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến đó?
Giáo sư Carl Thayer: Ít có quốc gia nào muốn nhớ đến thất bại của ḿnh trong chiến tranh. Trung Quốc cũng không phải trường hợp ngoại lệ.
Cái khó của Trung Quốc là làm sao có thể tưởng niệm chiến tranh biên giới mà không làm dấy lên nghi vấn về tuyên bố chiến thắng của Đặng Tiểu b́nh.
Một mặt khác, nếu nh́n lại cuộc chiến biên giới năm 1979 th́ có thể thấy là chính Trung Quốc, không phải Việt Nam, là nước đi xâm lược.
BBC: Cuộc chiến đă thay đổi những chính sách ngoại giao và quân sự của Trung Quốc như thế nào, thưa ông?
Giáo sư Carl Thayer: Cuộc chiến biên giới là hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh, buộc họ phải hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa quân PLA.
Trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đă sử dụng những đợt tiến công với quân số đông đảo như thời Chiến tranh Triều Tiên.
'Chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' là chiến lược dùng để bảo vệ Trung Quốc trước một kẻ thù hiện đại hơn. Đó là một 'chiến tranh nhân dân' được sửa đổi để sử dụng cho việc xâm lược một nước khác.
Trong 'chiến tranh nhân dân trong những điều kiện hiện đại' vào năm 1979, quân PLA đă không sử dụng những loại vũ khí đặc biệt hiện đại.
Yếu tố duy nhất của 'chiến tranh nhân dân' trong cuộc chiến năm 1979 đó là việc huy động dân quân cho công tác hậu cần vào bảo vệ hậu phương. Tuy nhiên ngay cả khi đó, các đơn vị của Việt Nam cũng vẫn có thể tiến qua biên giới của Trung Quốc nhằm "phản công để tự vệ", dù họ không gây ra thiệt hại nặng nề.
Quan hệ Việt-Trung đă đóng băng hơn 10 năm và trong thời gian này, Trung Quốc vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho Khmer Đỏ.
Chính sách ngoại giao của Trung Quốc chỉ bắt đầu thay đổi sau sự sụp đổ của Liên Xô dưới thời Gorbachev. Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam cũng chỉ thay đổi đáng kể sau Hiệp định Ḥa b́nh Paris năm 1991 và sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia năm 1989.


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network