Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Vai tṛ của tướng Giáp trong cuộc chiến tranh ở miền Nam (ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 76563
 10/29/2013



Vai tṛ của tướng Giáp trong cuộc chiến tranh ở miền Nam (ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Vai tṛ của tướng Giáp trong cuộc chiến tranh ở miền Nam



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 tennhaque
 member

 REF: 666051
 11/01/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Tướng Giáp - Người phản đối chiến tranh miền Nam
Cập nhật lúc 30-10-2013 04:13:49 (GMT+1)
Tác giả cho rằng Lê Duẩn và phe chủ chiến đă sớm gạt bỏ phe Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp ra ngoài lề


Ông Giáp và Ông Hồ là hai h́nh nộm bù nh́n - nếu theo bài báo này






Là người có công lớn trong chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, dẫn đến việc kư kết hiệp định Geneva, kết thúc chiến tranh Đông Dương và chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông lại là người không ủng hộ cuộc chiến tranh chống lại Hoa Kỳ và đồng minh tại miền Nam sau năm 1965.


Vơ Nguyên Giáp thực sự là một con người phi thường. Đáng chú ư nhất, ông là kiến trúc sư trong chiến thắng của Việt Minh trước quân Pháp ở Điện Biên Phủ vào mùa xuân năm 1954.

Chiến thắng này dẫn tới việc kư kết hiệp định Geneva kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương (1946-1954) và chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam, Campuchia và Lào.

Nhưng ông Giáp vẫn bị hiểu lầm ở phương Tây. Có lẽ huyền thoại vĩ đại nhất xung quanh con người của ông là ông tiếp tục chỉ đạo cuộc chiến tranh của cộng sản chống lại Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam sau năm 1965. Thực tế là ông Giáp không có vai tṛ quan trọng trong việc định h́nh chiến lược chiến tranh của cộng sản sau năm 1965, và ông c̣n thực sự phản đối cuộc chiến ngay từ đầu.

Sau khi kư kết hiệp định Geneva vào tháng Bảy 1954, ông Giáp và Hồ Chí Minh chỉ đạo những người đi theo họ ở cả hai miền của Việt Nam chấm dứt chiến đấu, tập kết ở miền Bắc nếu khi đó họ là chiến binh ở khu vực phía dưới vĩ tuyến 17, và tin tưởng vào việc thống nhất ḥa b́nh của đất nước trong ṿng hai năm, sau khi một cuộc tổng tuyển cử bắt buộc theo hiệp định Geneva được tiến hành.

Hiệp định được ông Hồ và Giáp tin tưởng là khả thi. Bên cạnh đó, từ chối ḥa b́nh và nối lại chiến tranh ngay lập tức có thể kích thích sự can thiệp quân sự của Mỹ. Sau tám năm dài chiến đấu, các lực lượng quân sự dưới sự chỉ huy của họ không có điều kiện để nghênh chiến ngay với quân đội Mỹ, cả về vật chất lẫn tinh thần. Điện Biên Phủ là một chiến thắng ngoạn mục, nhưng đó cũng là một chiến thắng với giá quá đắt khi tổn phí nhân lực và vật chất của chiến dịch là quá đáng.

Do đó, sau năm 1954 và tiếp tục vượt ra ngoài thời hạn tiến hành cuộc tổng tuyển cử quốc gia về thống nhất đất nước mà chúng ta đều biết là không bao giờ diễn ra, ông Hồ và Giáp là những người ủng hộ nhiệt thành của "đấu tranh ḥa b́nh" ở miền Nam, tránh khiêu khích Washington, và "xây dựng chủ nghĩa xă hội" ở miền Bắc.

Trong thời gian này, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tiến hành một nỗ lực đầy tham vọng và tốn kém để hiện đại hóa và sắp xếp lực lượng vũ trang của miền Bắc, Quân đội Nhân dân Việt Nam, và động viên hàng chục ngàn binh lính nhập ngũ phục vụ mục đích đó. Cam kết của lănh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev "chung sống hoà b́nh" với những kẻ thù tư bản phương Tây bắt đầu vào năm 1956 chỉ càng xác nhận quan điểm của hai ông Hồ và Giáp chống lại việc tái mở chiến tranh ở Việt Nam.

Quyết định đ́nh lại "cuộc đấu tranh giải phóng" trong năm 1954 và việc không thể nối lại chiến tranh ngay lập tức vào sau năm 1956 đă không được ḷng của một số nhà lănh đạo cộng sản ở miền Nam.

'Rạn nứt hai phe'

Lê Duẩn, người chỉ đạo nỗ lực chiến tranh của Việt Minh ở miền Nam trong phần lớn cuộc chiến Đông Dương, và vị phó của ông, Lê Đức Thọ, đặc biệt bực bội với việc hai ông Hồ và Giáp ủng hộ hiệp định Geneva. Cả hai ông này sau này đă được triệu tập về Hà Nội, nơi mà họ sẽ mở ra một chiến dịch kêu gọi nối lại ngay lập tức cuộc đấu tranh vũ trang ở miền Nam.

Đường lối của họ và sự chống đối của ông Hồ và Giáp tạo ra rạn nứt trong giới lănh đạo. Cuộc rạn nứt này đă phân ra một bên là phe "ôn ḥa", bao gồm ông Hồ, Giáp, và các đệ tử của họ - những người phản đối nối lại chiến tranh ít nhất vào thời điểm đó, và bên kia là phe "chủ chiến", bao gồm Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh - những người cho rằng việc "giải phóng" miền Nam là không thể chờ đợi.

Cuộc tranh căi tại Hà Nội lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 1963, sau khi Tổng thống miền Nam Việt Nam, Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ. Cảm thấy đây là thời gian tốt hơn bao giờ hết để nam tiến mạnh mẽ, phe chủ chiến đă tổ chức một cuộc đảo chính tại Hà Nội, thâu tóm việc kiểm soát ra quyết định.

Các ông Hồ, Giáp và những người ôn ḥa khác đă bị gạt ra ngoài lề sau đó, và Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng đă đảm nhận việc cầm cương của quá tŕnh hoạch định chính sách tại Hà Nội. Với sự thúc giục của Lê Duẩn, vào tháng 12/1963, ban lănh đạo cộng sản ban hành Nghị quyết 9 kêu gọi tiêu diệt quân thù ở miền Nam và khởi đầu một “cuộc chiến tranh lớn" để "giải phóng" khu vực phía dưới vĩ tuyến 17.

Vào thời gian cuộc chiến chống người Mỹ nổ ra vào năm 1965, Vơ Nguyên Giáp đóng một vai tṛ chủ yếu mang tính nghi lễ ở miền Bắc.

Cũng giống như Hồ Chí Minh, ông trở thành một khuôn mặt của các nỗ lực chiến tranh chống Mỹ, một công cụ tiếp thị, cho một phe cánh trong Đảng, những người thiếu danh tiếng, uy tín và tính hấp dẫn trên trường quốc tế.

Cuộc "tổng công kích" năm 1968 không liên can ǵ tới tướng Giáp. Trên thực tế, Giáp chống lại chủ trương này. Cuộc công kích là đứa con tinh thần của Lê Duẩn. Hơn ông Hồ và chắc chắn là hơn hẳn ông Giáp, Lê Duẩn là người chịu trách nhiệm tại Hà Nội về cuộc chiến tranh chống lại Mỹ. Với ư nghĩa này, ông là kiến trúc sư "thực sự" trong chiến thắng của quân đội cộng sản vào năm 1975.

Chiến thắng của Lê Duẩn trước người Mỹ và các đồng minh của họ vào năm 1975 chắc chắn "toàn diện" hơn chiến thắng của tướng Giáp với người Pháp vào năm 1954, nhưng nó cũng tốn kém hơn. Ông Giáp không có công trạng ǵ với kết quả cuộc chiến chống Hoa Kỳ cũng như ông cũng không đáng bị đổ lỗi cho những tổn thất trong chiến thắng cuối cùng của Hà Nội.

Với giai đoạn sau năm 1954, ông Giáp nên được nhớ đến như một người phản đối cuộc chiến Việt Nam.


 

 hatlinh
 member

 REF: 666078
 11/01/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Vai tṛ lịch sử của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp


Một trong những nhân vật được nhiều người xem là “lịch sử” và từng được nhắc tới khá nhiều, nhất là khi ông qua đời hôm mùng 4 tháng 10 vừa rồi, là tướng Vơ Nguyên Giáp. Trong những ngày qua, đă có rất nhiều nhận định, kể cả các sử gia, về tướng Vơ Nguyên Giáp. Nhưng chúng tôi được biết nhà nghiên cứu lịch sử Trần Gia Phụng từ Toronto, Canada, vẫn chưa thấy lên tiếng về diễn biến này. Thanh Quang xin t́m hiểu ư kiến của ông Trần Gia Phụng về nhân vật Vơ Nguyên Giáp qua cuộc phỏng vấn sau đây:


Báo chí Việt Nam đăng tải h́nh ảnh Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, ảnh chụp ngày 05 tháng 10 năm 2013 tại Hà Nội./AFP PHOTO


Chiến công hiển hách?

Thanh Quang: Thưa ông Trần Gia Phụng, trước hết xin ông cho biết lư do nào mà ông lên tiếng có phần “muộn màng” về trường hợp của tướng Vơ Nguyên Giáp?

Trần Gia Phụng: Lúc tướng Vơ Nguyên Giáp chết hôm 4 tháng 10 vừa qua, tôi có viết môt bài về trận Điện Biên Phủ để làm tài liệu, chứ tôi không nhận xét về ông này. Lư do đơn giản là v́ khi nào có một nhân vật qua đời, dù dó là nhân vật chính trị hay văn hóa cũng luôn luôn có nhiều bài nhận định về nhân vật đó được đưa lên báo. Tôi thích đọc và nghe nhiều ư kiến để t́m những ǵ mới lạ mà học hỏi thêm. Bây giờ dư luận tạm lắng xuống, ông đặt lại vấn đề này với tôi, th́ cũng rất hay. Chúng ta cứ tự nhiên nói chuyện.

Thanh Quang: Cảm ơn ông. Thưa ông, nói đến tướng Vơ Nguyên Giáp hẳn nhiều người liên tưởng đến “chiến công” mà thậm chí được cho là “hiển hách” của tướng Giáp, từ trận Điện biên Phủ cho tới công cuộc gọi là “giải phóng Miền Nam” Việt Nam. Ông nhận xét như thế nào về “chiến công” của tướng Vơ Nguyên Giáp?


Trần Gia Phụng: Thưa ông, muốn đánh giá “chiến công” của tướng Vơ Nguyên Giáp th́ hăy đặt “chiến công” đó trong toàn bộ cuộc chiến Việt Nam. Trước hết, hăy nói đến cuộc chiến từ 1946 đến 1954. Cuộc chiến này có thể chia thành hai giai đoạn.

Thứ nhứt từ 1946 đến 1949, Việt Minh thua chạy, rút lên núi rừng hay vào bưng biền. Thứ hai từ 1950 đến 1954, Việt Minh phản công nhờ sự viện trợ về mọi mặt của Trung Cộng.

Như mọi người đều biết, năm 1949, đảng Cộng Sản Trung Quốc thành công, chiếm được lục địa Trung Hoa, thành lập nhà nước Trung Cộng ngày 1-10-1949. Bốn tháng sau đó, ngày 30-1-1950, Hồ Chí Minh có mặt ở Bắc Kinh để xin viện trợ. Kể từ tháng 4-1950, Trung Cộng viện trợ toàn diện cho Việt Minh, từ thực phẩm, thuốc men, đạn dược, vơ khí lớn nhỏ, kể cả tin tức t́nh báo, và thành lập Bộ Tư lệnh cố vấn quân sự.

Chính nhờ đại tướng Trần Canh của Trung Cộng, Việt Minh mới thắng trận Đồng Khê tháng 9-1950, và phục kích bắt được 4.000 tù binh Pháp trong đó có hai trung tá. Chiếm được Đồng Khê, quân cộng sản kiểm soát được vùng biên giới. Điều này có lợi cho Việt Cộng v́ thông thương với Trung Cộng để dễ liên lạc, chuyên chở hàng viện trợ cho Việt Cộng. Trung Cộng cũng có lợi v́ biên giới phía nam Trung Cộng an toàn, không sợ bị Quốc Dân Đảng Trung Hoa kiểm soát.

Chiến lược giữa tướng Vơ Nguyên Giáp và các tướng lănh cố vấn Trung Cộng có một điểm khác biệt căn bản. Tướng Vơ Nguyên Giáp chú trọng đến việc tấn công các tỉnh đồng bằng để gây tiếng vang, các tướng lănh Trung Cộng chú trọng đến việc mở rộng ảnh hưởng ở miền núi làm hậu cứ và từ đó chờ cơ hội chiếm đồng bằng.


Thưc tế cho thấy chiến lược của tướng Giáp không thành công, nhất là sau những thất bại nặng nề ở Vĩnh Yên, Ninh B́nh năm 1951. Từ đó, tướng Giáp theo hẳn chiến lược Trung Cộng, tiến đánh miền núi và cao nguyên phía tây bắc dưới sự cố vấn của các tướng Trung Cộng.

Cao điểm của các chiến dịch tây bắc là trận Điện Biên Phủ tháng 5-1954. Ngay cả trận Điện Biên Phủ cũng được quyết định ở Bắc Kinh. Khi được tin Pháp chiếm Điện Biên Phủ cuối năm 1953, tướng Vi Quốc Thanh, đứng đầu bộ Tư lệnh cố vấn Trung Cộng liền yêu cầu tướng Vơ Nguyên Giáp chuyển quân đến bao vây Điện Biên Phủ, đồng thời xin chỉ thị Bắc Kinh. Bắc Kinh liền gia tăng viện trợ, nhất là trọng pháo cho Việt Minh, thậm chí c̣n gởi cả những chuyên viên đào giao thông hào để tiến sát gần quân Pháp.

Khi trận Điện Biên Phủ bắt đầu vào giữa tháng 3-1954 th́ cuối tháng đó, cả Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng có mặt ở Bắc Kinh để xin viện trợ và nhận chỉ thị. Kết quả th́ ai cũng biết là trận Điện Biên Phủ kết thúc ngày 7-5-1954, Việt Minh thắng lợi, nhưng thực tế là hoàn toàn nhờ vào Trung Cộng, chỉ có xương máu Việt Nam.

Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp

Thanh Quang: Nhưng thưa ông, có người nói rằng nếu không có Hồ Chí Minh th́ không có Vơ Nguyên Giáp. Ông nghĩ sao về ư kiến này?

Trần Gia Phụng: Theo tôi, nếu không có Trung Cộng, không có Vi Quốc Thanh th́ không có tướng Vơ Nguyên Giáp.

Thanh Quang: C̣n trong cuộc chiến lần thứ hai, tức từ 1960-1975, th́ vai tṛ của tướng Vơ Nguyên Giáp ra sao, thưa ông?

Theo tôi, nếu không có Trung Cộng, không có Vi Quốc Thanh th́ không có tướng Vơ Nguyên Giáp.
-Ô. Trần Gia Phụng


Trần Gia Phụng: Trong cuộc chiến 1960-1975, vai tṛ của tướng Vơ Nguyên Giáp lu mờ bên cạnh những lănh đạo chính trị như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, nhất là sau vụ án mà Cộng sản thường gọi là vụ án chống đảng từ giữa thập niên 60 trở đi nên không đáng nói.

Xin thêm một điều nữa là sau năm 1975, tướng Vơ Nguyên Giáp bị phe Lê Duẩn hạ bệ đến nỗi ông đại tướng đi làm Chủ tịch ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch năm 1983. Những người thân cận với Giáp đều bị loại bỏ. Tướng Vơ Nguyên Giáp làm thinh ăn tiền, không dám lên tiếng để giữ hư vị đại tướng. V́ vậy, nhiều người đă chê Giáp là một tên hèn.

Thanh Quang: Thưa ông, có lẽ nhắc tới nhân vật Vơ Nguyên Giáp th́ điều hẳn cần thiết – và công luận muốn nghe – là vai tṛ lịch sử của Vơ Nguyên Giáp. Ông nhận xét như thế nào về vai tṛ lịch sử của tướng Vơ Nguyên Giáp?

Trần Gia Phụng: Về vai tṛ lịch sử của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, theo tôi nghĩ, tướng Giáp là một người có công đối với đảng Cộng Sản, nhưng có tội với dân tộc Việt Nam. Ông ta có tội v́:

- Tướng Vơ Nguyên Giáp góp công xây dựng đảng Cộng Sản là đảng đă áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên dân tộc Việt Nam, đày đọa dân tộc Việt Nam mấy chục năm nay.

-Tướng Vơ Nguyên Giáp tiếp tay với Hồ Chí Minh sát hại dân tộc Việt Nam. Báo Polska Times tức Thời Báo Ba Lan ngày 5-3-2013 đưa ra bảng xếp hạng 13 nhà độc tài đẵm máu nhất thế kỷ 20, trong đó có Hồ Chí Minh. Chắc chắn trong số 1,7 triệu người Việt bị Hồ Chí Minh sát hại, có bàn tay của Giáp nhúng vào.

-Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp đă nhờ Trung Cộng đánh Pháp, không khác ǵ người ta nhờ một tên ăn cướp đuổi một tên ăn trộm. Tên ăn trộm bỏ chạy th́ tên ăn cướp vào chiếm nhà. Đó là t́nh trạng Việt Nam hiện tại. Đó là tội lỗi của Hồ Chí Minh, Vơ Nguyên Giáp và đám lănh đạo đảng Cộng sản.

-Có vay th́ có trả nên đảng Cộng sản đă nhượng đất, nhượng biển cho Trung Cộng, nghĩa là đă trắng trợn phản quốc. Tướng Vơ Nguyên Giáp xây dựng một đảng phản quốc th́ tướng Vơ Nguyên Giáp là một tội đồ dân tộc giống như Hồ Chí Minh.

Thanh Quang: Xin cảm ơn ông Trần Gia Phụng.

Trần Gia Phụng: Xin cảm ơn ông Thanh Quang và đài RFA tạo điều kiện cho tôi trả lời hôm nay. Kính chào ông và kính chào quư khán thính giả nghe đài.

Thanh Quang, phóng viên RFA


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network