Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> $$$$$$$$Sử Việt cho những nguời quan tâm $$$$$$$

 Bấm vào đây để góp ư kiến

 tennhaque
 member

 ID 74948
 02/28/2013



$$$$$$$$Sử Việt cho những nguời quan tâm $$$$$$$
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Dạy và học môn lich sử hiện nay: thực trạng và giải pháp tháo gỡ.

Đoàn kết và nâng cao tinh thần tự hào dân tộc nhằm tập hợp sức mạnh của lực lượng toàn dân để tiến hành cách mạng đă được Đảng ta và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và vận dụng tốt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Để khơi gợi ḷng tự hào dân tộc, Bác Hồ kính yêu ngay từ năm 1942 đă viết bài kêu gọi “Nên biết sử ta" và bài diễn ca “Lịch sử nước ta”. Bài diễn ca gồm 104 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với dân ta lúc đó với trên 90% mù chữ, đă góp phần tạo nên sức mạnh thần kỳ: Dưới sự lănh đạo của Đảng, nhân dân ta đă phát huy tinh thần

Thưa GS, ông đánh giá thế nào về thực trạng dạy, học môn Lịch sử hiện nay?

Vấn đề đánh giá thực trạng dạy, học môn Lịch sử hiện nay không phải bây giờ mới đặt ra nhưng giờ đây đă được dư luận quan tâm nhiều trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sau kỳ thi vào đại học vừa qua. Kết quả thi tuyển sinh môn Lịch sử đă thực sự gây “sốc” đối với toàn thể xă hội: Tỷ lệ thí sinh có điểm thi dưới trung b́nh chiếm hơn 80%, trong đó, hơn 60% có điểm thi dưới 1 (1/10). Qua đó cho thấy, kiến thức bộ môn Lịch sử của học sinh bậc phổ thông, đặc biệt là bậc trung học phổ thông quá yếu.

Cũng đă có một số khảo sát, điều tra xă hội học về kết quả học tập môn Lịch sử của học sinh phổ thông nhưng các kết quả hầu như không được công bố chính thức. Tuy nhiên, trong một phóng sự do Đài truyền h́nh Việt Nam thực hiện đầu tháng 10.2006, khi phóng viên phỏng vấn 5 học sinh trung học phổ thông về bức tượng Lư Thái Tổ (cạnh hồ Hoàn Kiếm), th́ kết quả chỉ có 1 em trả lời đúng, 2 em không biết và 2 em trả lời sai. Lần khác, khi được hỏi Quốc hiệu Việt Nam bắt đầu từ khi nào th́ phần lớn các em không biết. Trong khi khách quốc tế đến thăm, họ tỏ ra rất quan tâm và hiểu biết nhiều về lịch sử Việt Nam th́ chính con em chúng ta, những chủ nhân đất nước Việt Nam thế kỷ XXI lại không biết và cũng chẳng mấy quan tâm. Một thực trạng đáng buồn và cần báo động là ở trường học phổ thông, phần lớn học sinh coi môn Lịch sử là môn học khô khan, không sáng tạo, là thuần tuư học thuộc các sự kiện.


Trong các kỳ đại hội của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (vào các năm 2000, 2005), Hội đă dành hẳn một phần báo cáo để tŕnh bày về kết quả học tập và đưa ra những cảnh báo về t́nh trạng học môn Lịch sử của học sinh phổ thông. Năm 2003, tại một Diễn đàn Sử học với sự tham dự của các nhà sử học của Trung ương, địa phương, các nhà biên soạn sách giáo khoa và cả một số giáo viên dạy môn Lịch sử, đă dành riêng một ngày bàn về thực trạng, nguyên nhân dạy và học môn sử cấp phổ thông, đánh giá về chương tŕnh, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy bộ môn này nói, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các cấp có thẩm quyền. Tham dự Diễn đàn,
Đại tướng Vơ Nguyên đă phát biểu: "Tôi có đứa cháu “sợ” học môn Lịch sử nhưng rất thích xem các bộ phim lịch sử Trung Quốc; thuộc vanh vách tên tuổi các nhân vật thuộc về lịch sử Trung Quốc nhưng khi nói về Trần Hưng Đạo, vị tướng đời Trần của ta th́ không biết. Lớp trẻ của chúng ta đă không c̣n quan tâm tới lịch sử dân tộc".

Vậy theo GS, nguyên nhân của thực trạng trên là ǵ?

Có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, chúng ta chưa đặt đúng vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong hệ thống các môn học ở phổ thông, hầu như chỉ tập trung vào các môn Toán, Lư, Hoá, Văn - Tiếng Việt... khiến học sinh có xu hướng coi nhẹ môn Lịch sử. Điều này thể hiện rơ ràng nhất khi biết năm học nào không thi môn sử th́ nhiều trường cho học nhanh môn sử để dành thời gian cho các môn học khác. Trên lư thuyết và thực tế, môn Lịch sử, đặc biệt là Lịch sử dân tộc tức môn Quốc sử, không chỉ trang bị vốn kiến thức cơ bản rất cần thiết cho thế hệ trẻ mà c̣n góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam. Nếu không chú ư, mỗi công dân của chúng ta khi học hết cấp phổ thông, trong đầu óc sẽ mang những khoảng trống vắng hay mờ nhạt về lịch sử, nghĩa là không hiểu biết về quá khứ dân tộc, về các giá trị mà ông cha đă đổ máu để giành giữ được th́ thật vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, nền giáo dục của chúng ta phấn đấu hết 2010 phổ cập toàn bộ bậc học trung học cơ sở, sau đó, các em sẽ có sự phân hoá, số đông đi học nghề hay vào học phân ban để lên đại học, cao đẳng, số theo nghề Sử không bao nhiêu. Điều đó có nghĩa là môn Lịch sử cấp trung học cơ sở có trách nhiệm trang bị tri thức và truyền thống lịch sử cho công dân của đất nước, nếu chúng ta không coi trọng việc dạy, học môn học này ở cấp phổ thông nói chung, nhất là cấp trung học cơ sở, sẽ phải trả giá cho kết quả đào tạo trong nhiệm vụ chuẩn bị cho lớp trẻ vào đời.

Hai là, trong ngành giáo dục, c̣n tồn tại quan niệm quy kết trách nhiệm chán ghét môn Sử tại học sinh, do vậy và t́m cách áp đặt, bắt buộc các em học Lịch sử mà không biết rằng làm như thế là duy ư chí. Việc tăng thời lượng hoặc tăng dung lượng môn học cũng đều gây tác dụng ngược lại. Kết quả học sử kém ở phổ thông không phải do học sinh, càng không phải do nội dung lịch sử, mà do người lớn chúng ta, do những nguyên nhân nằm trong chương tŕnh, sách giáo khoa và trong phương pháp dạy sử.

Ba là, do sự kết hợp giữa nhà trường, gia đ́nh và xă hội c̣n chưa tốt. Đối với môn sử th́ gia đ́nh với vốn hiểu biết của cha mẹ làm các nghề khác, nhiều lắm chỉ có thể lưu ư, động viên con em ḿnh quan tâm học Lịch sử. Vai tṛ của xă hội rất quan trọng. Xét về phương diện nào đó, học Lịch sử nên hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả trường học và trên các kênh thông tin, môi trường văn hoá, giáo dục của xă hội. Ngày xưa, khi tuyệt đại bộ phận nhân dân không được đi học th́ môi trường xă hội giữ vai tṛ rất quan trọng, qua vốn văn hoá dân gian, qua các sinh hoạt văn hoá cộng đồng, các lễ hội... thấm đượm tính lịch sử đă chuẩn bị cho lớp trẻ bước vào đời. Ngày nay, trong xă hội hiện đại yêu cầu tạo lập môi trường giáo dục cho thế hệ trẻ càng giữ vai tṛ quan trọng với rất nhiều kênh thông tin, nhưng tiếc rằng những kênh truyền thông về lịch sử mang tính hấp dẫn đối với lớp trẻ c̣n ít quá, tuy gần đây có những cố gắng cần cổ vũ. Nói chung cho đến nay, chúng ta cũng chưa có nhiều kịch bản, phim hay về đề tài lịch sử Việt Nam, chưa có nhiều truyện tranh, tiểu thuyết lịch sử góp phần giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ.

Bốn là, việc dạy và học môn Lịch sử ở nước ta chưa tận dụng được hệ thống bảo tàng là những bộ sử bằng hiện vật rất phong phú và mang tính cảm thụ trực tiếp rất phù hợp với tuổi trẻ. Theo tôi biết chỉ có Bảo tàng Dân tộc học đă thu hút được tuổi trẻ với những h́nh thức trưng bày và tŕnh diễn lư thú, c̣n hệ thống bảo tàng khá phong phú của chúng ta từ cấp trung ương đến địa phương chưa phát huy được tác dụng giáo dục đối với học sinh và các trường học, các thầy, cô giáo cũng không quan tâm tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng. Ngay cả môn lịch sử địa phương đă quy định trong chương tŕnh cũng không mấy trường thực hiện được.

Năm là, c̣n nhiều vấn đề về chương tŕnh, sách giáo khoa, đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy. Nền giáo dục của chúng ta đă trải qua nhiều lần cải cách, sách giáo khoa có khá hơn sau mỗi lần cải cách nhưng vẫn chưa tương xứng với vai tṛ, vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong trường phổ thông. Về nội dung, thực chất sách giáo khoa lịch sử bậc phổ thông là tóm tắt lịch sử viết cho người lớn, nhất là giáo tŕnh bậc đại học, cho học sinh phổ thông. Lấy sách viết cho người lớn tóm lược lại cho trẻ con học th́ dĩ nhiên không phù hợp với lứa tuổi, không thể gây hứng thú học tập ở các em. Cách tŕnh bày trong sách giáo khoa cũng cứng nhắc, thiếu sinh động, thậm chí bản đồ, ảnh minh hoạ chưa được tuyển chọn chuẩn xác, cũng là nguyên nhân góp phần làm cho học sinh chán ghét học lịch sử. Chương tŕnh và sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ tŕ, về phương diện khoa học, cũng chưa cập nhật được những thành tựu mới của khoa học lịch sử trong nước và trên thế giới. Ví dụ lịch sử miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vẫn bỏ trống, vương triều Mạc không có bài riêng như các vương triều khác, nội dung văn hoá và quan hệ giao lưu văn hoá vẫn chưa làm nổi bật... Cách viết sách giáo khoa vẫn nặng về tư liệu, sự kiện hay có lúc lại sa đà vào phân tích nguyên nhân thắng lợi các cuộc kháng chiến gần na ná như nhau và lặp đi lặp lại... Nội dung sống động nhất của lịch sử là phải gắn với cuộc sống, cuộc sống qua các thời kỳ lịch sử và cuộc sống hôm nay, lại chưa được quan tâm và phát huy. Tóm lại là cách tŕnh bày lịch sử khô khan, nặng nề và như vậy, học sinh không thích học là hệ quả tất yếu.

Và cuối cùng, việc đổi mới phương pháp dạy học tuy gần đây có nêu lên và một số thầy, cô giáo cố gắng thực hiện, nhưng vẫn chưa thay đổi được bao nhiêu lối truyền thụ một chiều, vẫn nặng về đọc - chép.

Theo ông, những giải pháp để tháo gỡ t́nh trạng này là ǵ?

Thứ nhất, cần áp dụng ngay một số giải pháp t́nh thế để cố gắng cải tiến một bước t́nh trạng dạy và học sử hiện nay. Trước hết phải rà soát lại chương tŕnh, chỉnh sửa sách giáo khoa, giảm tải những tri thức không cần thiết đối với bậc phổ thông, nâng cao tính hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, cải tiến phương pháp dạy sử.

Thứ hai, tổ chức nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện với một tư duy mới về môn lịch sử, xây dựng lại chương tŕnh, viết lại sách giáo khoa, thực hiện một cuộc cải cách căn bản về dạy và học môn Lịch sử cấp phổ thông. Tôi nghĩ rằng với tŕnh độ phát triển của nền sử học hiện đại Việt Nam, với đội ngũ chuyên gia và thầy, cô giáo đầy tâm huyết, chúng ta có đủ khả năng để nghiên cứu và thực hiện thành công một cuộc cải cách như vậy, tất nhiên đặt trong toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông. Tất cả là tuỳ thuộc vào vai tṛ tổ chức của cơ quan quản lư, làm sao tập hợp được trí tuệ của đội ngũ sử gia và thầy, cô giáo có tŕnh độ và kinh nghiệm. Công việc biên soạn chương tŕnh và sách giáo khoa trước đây chỉ giao khoán cho một nhóm người nên không tránh khỏi những hạn chế và sai sót như vậy. Thậm chí, những người tham gia biên soạn cho tôi biết là một cuốn sách giáo khoa chỉ trên dưới 100 trang mà có khi giao cho đến 6-7 người viết, và kỳ quặc hơn nữa là chủ biên không được quyền chọn người biên soạn. Đă đến lúc phải xoá bỏ lối độc quyền và áp đặt như thế trong khoa học, nhất là trong biên soạn sách giáo khoa. Cũng đă đến lúc, có thể nghĩ tới một phương thức biên soạn sách giáo khoa “thoáng” hơn, giao cho nhiều cá nhân hay nhiều nhóm đứng ra biên soạn sách giáo khoa theo chương tŕnh thống nhất rồi lập hội đồng tuyển chọn sách hay làm sách giáo khoa.

Thứ ba, cùng với cải cách chương tŕnh và sách giáo khoa, phải nghĩ đến đội ngũ thầy, cô giáo dạy môn Lịch sử cấp phổ thông. Đây là nhân tố vô cùng quan trọng mà chức năng thuộc về hệ thống trường đại học và cao đẳng sư phạm. Nhưng ngay cả cơ sở đào tạo, cũng nên mở rộng cho một số trường khoa học cơ bản khác. Trước đây, một số không ít tốt nghiệp đại học tổng hợp đi vào làm giáo viên dạy môn Lịch sử cấp phổ thông và nhiều người dạy rất tốt, v́ buổi đầu họ có lúng túng về phần nghiệp vụ, nhưng nhờ hệ thống kiến thức cơ bản vững, lại nắm bắt cả phương pháp luận sử học, nên họ nhanh chóng thích nghi với yêu cầu dạy sử và c̣n kết hợp nghiên cứu với giảng dạy, góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương và đưa kết quả này vào nội dung giảng dạy môn Lịch sử, nâng cao tính hấp dẫn của môn học. Trường Cao đẳng sư phạm Paris (Ecole normale supérieure de Paris) nổi tiếng khắp nước Pháp và trên thế giới v́ trong đào tạo giáo sư phổ thông, họ rất coi trọng phương pháp luận. Tôi cũng là một cựu sinh viện Đại học sư phạm Hà Nội nên tôi muốn đề xuất với nhà trường và hệ thống trường đào tạo giáo viên dạy môn Lịch sử phổ thông nói chung, trong chương tŕnh đào tạo, bên cạnh các môn nghiệp vụ như sư phạm, giáo dục, tâm lư, giáo học pháp..., cần coi trọng hơn nữa kiến thức cơ bản, phương pháp luận chuyên môn và nhà trường cũng cần gắn chặt đào tạo với nghiên cứu khoa học. Đă là đại học th́ muốn trở thành một trung tâm đào tạo tốt, phải đồng thời cũng là một trung tâm nghiên cứu khoa học tốt. Đấy cũng là kinh nghiệm của bản thân tôi khi đi vào con đường nghiên cứu và giảng dạy lịch sử. Giáo viên dạy môn Lịch sử cấp phổ thông không phải là người chỉ nắm chắc sách giáo khoa để truyền thụ lại cho học sinh mà phải có tầm hiểu biết sâu rộng hơn thế về kiến thức cũng như phương pháp luận sử học để có thể cập nhật tri thức của ḿnh, gắn nội dung sách giáo khoa với thời sự của sử học và cuộc sống sôi động của đất nước và thế giới, từ đó áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, tạo ra một phong cách giảng dạy sinh động, hấp dẫn đối với lớp trẻ.

Xin cảm ơn GS về cuộc tṛ chuyện cởi mở này.


Bài hơi dài mới quư vị chiu khó đọc