thanhgiangg99
member
ID 73931
11/06/2012
|
Có những câu chuyện ..............................
Chiếc bánh kem
- Ăn thêm cái nữa đi con!
- Ngán quá, con không ăn đâu!
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trể đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.
- Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
Cùng nghề
Thằng bé bảy tuổi ngây thơ hỏi:
- Sao hôm nay nhà cô Lan đông học trò vậy bố?
- Mùng ba tết, học trò đến thăm và chúc tết cô giáo của mình đấy. Ông bà xưa có câu mùng một tết cha mùng ba tết thầy đó mà.
- Sao không thấy học trò thăm bố?
- À, sáng nay bố trực tiếp khách ở trường, học trò đã đến chúc tết bố rồi. Thằng bé không biết bố nó nói dối. Chỉ vì cô Lan dạy Toán còn bố nó dạy Thể Dục...
Giỗ ông
Sớm mồ côi. Từ nhỏ anh em nó sống cùng nột trên rảo đất còm của người chú. Năm ngoái, sau trận bão lớn ông nó quy tiên. Chú nó lấy lại căn chòi, "khuyên" :
14, lớn rồi - nên tự lập. Anh em dắt díu nhau tha hương
Trưa. Phụ hồ về trú ngụ - 1 góc ở dưới gầm cầu). Mệt. Đói. Giở nồi cơm: nhão như cháo. Thằng anh mắng:
đồ hư. Con em mếu máo:
em nấu để... giỗ ông.
Lòng tin
Xe ngừng…
- Mận ngọt đây!...
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!
- Để con đổi cho! Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá!... Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho!
Tiền cứu trợ
Lũ. Ba nhắn lên "... Nhà ngập, con đừng về!" Mỗi ngày, con cùng những người bạn trong đội công tác xã hội của trường cầm thùng lạc quyên vào các giảng đường, lớp học nhận tiền cứu trợ đồng bào miền Tây. Truyền hình vẫn tiếp tục đưa tin và hình ảnh lũ lụt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có quê mình. Con số người và của cải mất mát cứ tăng dần. Con sốt ruột, nôn nóng. Hôm qua, cả nhà bác Ba kéo nhau lên ở tạm nhà chị Hai. Con sang hỏi thăm. Ra về, bác gái gởi cho con một gói mỏng và bảo: "Tiền cứu trợ, ba con gởi lên cho con đó!"
Ước mơ
Mẹ nghèo đi ở mướn. Con nhỏ chạy chơi với "cậu chủ" cùng lứa. Chơi trò cưỡi ngựa: nó luôn làm ngựa, cậu chủ cưỡi lên lưng. Ngựa phi, ngựa phi vòng vòng, tấm lưng nhỏ oằn cong. Mẹ nhìn rưng rưng nước mắt. Đêm về, thoa lưng con, mẹ hỏi:
- Sao con không đổi làm chủ ấy ?
Đứa trẻ bảo:
- Con thích cưỡi ngựa thật chứ không thích cưỡi ngựa người.
Mẹ ừ mà lòng chạnh xót xa....
Những chiếc bao lì xì
Ba mẹ làm lớn, tết đến tôi được nhận nhiều bao lì xì đỏ thật đẹp với lời chúc học giỏi và chóng lớn. Những bao lì xì xé ra tôi mua đồ chơi và bỏ đầy con heo đất. Chiều, thấy thằng con dì Ba cầm thật nhiều bao lì xì. Tôi hỏi: “Mày được bao nhiêu?” Nó đáp: “Em nhặt ở sọt rác nhà anh 50 caí”
Bà tôi
Thủa ấy khổ lắm, hàng năm vào tháng bảy mưa dầm, nhà túng thiếu phải vay hàng xóm từng bơ gạo. Mẹ thường nấu cơm nhão cho Bà dễ ăn. Tôi cằn nhằn mẹ. Bà bảo đi xin miếng vôi trầu. Tôi ấm ứ. Bà lọm khọm chống gậy đi. Khi về trời mưa Bà ốm cả tuần. Mẹ nấu cháo cho Bà, khói se mắt, chặc lưỡi: Bà già rồi mà còn khổ! Bà mất. Tôi xa nhà, ăn cơm bụi chợt thấy dáng ai còng - miếng cơm bỗng khô khốc, quán không khói mà cay cay.
Cái túi thần kỳ
Lang Thang là một diễn viên trong đoàn kịch “Cuộc đời”. Trên vai anh ta lúc nào cũng mang một cái túi mà nhân gian thường gọi là “cái túi thần kỳ”. Trong cái túi đó có đủ thứ đồ chơi. Mỗi khi diễn đến vai hài, Lang Thang lại lấy ngay từ trong túi ra một cái mặt nạ cười và một bộ trang phục diêm dúa khoác ngay lên mình. Mỗi khi đến cảnh buồn, Lang Thang lại có ngay một bộ mặt sầu bi và một bộ trang phục thê thảm. Nhưng trong cái túi thần kỳ có thêm một vật mà nhân gian không ai biết tới. Đó là một cái gương soi. Để những khi ngồi trầm tư một mình trong căn phòng vắng, Lang Thang lại lấy ra soi để tìm lại gương mặt thật của chính mình.
Anh yêu em vì anh ghét em
Hồi ấy chúng tôi cùng học chung một giảng đường đại học, tôi bị hút hồn ngay từ ánh mắt đầu tiên của em, em có mái tóc óng mượt chấm bờ vai, nụ cười xinh xinh. Thế là tôi xin một chổ để được ngồi gần em, tôi hạnh phúc vì điều đó.
Thật là không hỉu sau, em lại thích thằng bạn ngồi kế bên tôi, lúc nào em cũng quay xuống với nụ cười thật tươi nhưng lại không phải cho tôi. Những lúc như thế tôi muốn hét lên cho em biết là "TÔI ĐANG GHEN ĐÓ, EM CÓ BIẾT KHÔNG"!!!!
Cuối học kì em cho tôi mượn sách để làm đề tài, tôi bỏ đó không xem, chỉ mở ra trang đầu ở bìa sách và ghi bằng bút đỏ" TÔI YÊU EM VÌ TÔI GHÉT EM". Tôi thật ngây ngô đâu có biết rằng phía sau cuốn sách em viết" Anh là người em thích đó, đồ ngốc!"
Bây giờ đi dự đám cưới em tôi mới nhận ra điều đó, có phải tôi quá ngốc đúng không?!
Khoe
Ngày xưa, khi có ai hỏi con: "Bố làm nghề gì ?" .... Bố thấy con không vui & không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề thợ hồ. Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. Con thành đạt & lấy chồng, mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là "Nhà em làm luật sư nên lúc nào cũng bận"
Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về nghề của bố ...
Xa xứ
Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: "ở đây, đường phó sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình..."
Cuối năm viết: "mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm..."
Mùa đông sau viết: "em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không..."
Quà sinh nhật
Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng mất sớm, con đang tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà họp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “Má ơi, má thèm gì, để con nấu má ăn?”
Chưa tan tiệc, Má xin phép về sớm vì mệt. Ai cũng chặc lưỡi: “Sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp, má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chị mang đến…
Cảm Ơn
Lần nào cũng vậy, tình cờ xuống lầu bằng thang máy chung với người đàn ông ngồi xe lăn, chị đều thấy ngại ngùng. Người đàn ông đã ngồi xe lăn hơn hai mươi năm rồi, sau một tai nạn xe gắn máy lúc hai mươi tuổi. Chị cảm tưởng nếu ông có lại đôi chân, ông sẽ chẳng bao giờ dùng thang máy cả.
Chị thầm cảm ơn ông. Nhờ ông, chị mới thấy mình may mắn với đôi chân còn đi đứng bình thường.
Ngày Thi Trượt
Giọng bố run run khi báo tin anh trượt đại học. Mẹ thở dài não nuột, em chết lặng trong góc bàn, anh cổ nghẹn đắng giả vờ điềm nhiên đọc báo. Không ai khóc, cũng chẳng ai nói. Im lặng bủa vây tất cả, nhấn chìm mọi suy nghĩ vào hư không.
Em vẫn ngồi, mắt không rời trang sách, đầu óc trống rỗng. Em thấy sợ khi nghe tiếng thở dài của mẹ, sợ cái điềm nhiên của anh, sợ nhìn vào ánh mắt của bố.
Giá như ai đó khóc.
Bóng nắng, bóng râm
Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm. Mẹ bảo:
- Nhà ngoại ở cuối con đê.
Trên đê chỉ có mẹ, có con
Lúc nắng, mẹ kéo tay con:
- Đi nhanh lên, kẻo nắng vỡ đầu ra.
Con cố.
Lúc râm, con đi chậm, mẹ mắng:
- Đang lúc mát trời, nhanh lên, kẻo nắng bây giờ.
Con ngỡ ngàng: sao nắng, râm đều phải vội ?
Trời vẫn nắng, vẫn râm...
...Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
Thằng Hận
Vừa sinh xong, mẹ nó bỏ đi, giao con lại cho chồng. Dù vậy bà vẫn kịp đặt tên hận cho nó. Cái tên như dấu ấn trên trán, cách ly nó với những đứa trẻ khác. Nó lớn lên cô độc, co rúm trước những lời châm chọc, bên cạnh ông bố say xỉn quanh năm suốt tháng.
Hôm nay mua que kem, bà Ba vô tình hỏi:
- Con ho sao lại ăn kem?
Nó nhìn sững bà bán kem. Câu hỏi như mũi tên xuyên qua tim nó...
Hoa điên điển
Xưa, em sống ở quê. Mùa lũ, em ngâm mình mò củ ấu, hái bông điên điển . Tuổi mười lăm ngai ngái mùi bùn.
Em tìm về thành phố. Học đi, học nhảy, học liếc mắt cười tình. Tuổi thiếu nữ đôi mươi vành vạnh, thơm phức và kiêu hãnh.
Một bữa, em chạy ra từ trong khách sạn. Chiếc giày cao gót lật quai lăn tõm xuống cống đen ngòm để lộ đôi chân phèn tứa máu. Em khóc tức tưởi. Nước mắt ân hận làm trôi những thứ bôi trét giả tạo. Khuôn mặt lộ dần những nét quê xưa.
Em chợt nhớ những cánh hoa điên điển sắp tàn còn kịp ửng vàng trước lúc hoàng hôn.
------------------------------
Một chàng thanh niên trẻ và thành đạt đang ngao du trên phố bằng chiếc xe Jaguar mới. Anh ta đi khá nhanh nhưng vẫn tò mò quan sát mấy đứa trẻ con đang ném thứ gì đó từ bãi đỗ xe. Bất chợt…
Anh thoáng thấy có vật vừa ném vào xe mình. Dừng xe ngay lập tức, nhưng anh không thấy có một ai.
Thay vào đó là vết tích của một viên gạch đã đập mạnh vào bên cạnh cánh cửa chiếc Jaguar. Đạp phanh, lái chiếc Jaguar quay trở lại nơi mà viên gạch đã được ném ra, người lái xe giận dữ nhảy ra ngoài. Anh ta tóm lấy cậu bé gần nhất và đẩy cậu sát lại chỗ đỗ ô tô, quát lớn:
“Viên gạch này là sao và mày là ai? Mày vừa làm cái quái quỷ gì thế? Đó là cái ô tô mới và viên gạch mày ném sẽ khiến tao phải mất rất nhiều tiền để sửa nó. Mày có biết điều đó không? Tại sao mày lại làm vậy?”.
Cậu bé có vẻ hoảng sợ: “Cháu thực sự xin lỗi… Nhưng cháu không biết làm cách nào khác. Cháu đã ném viên gạch vì không một ai dừng lại giúp cháu cả”.
Những giọt nước mắt bắt đầu chảy dài xuống mặt và cằm cậu bé, cậu chỉ vào chỗ khuất bãi đỗ xe gần đó.
“Kia là anh trai cháu”, cậu nói. “Anh ấy bị chệch bánh xe lăn và ngã ra lề đường nhưng cháu thì không thể nào đỡ nổi anh ấy lên”.
Nước mắt trực trào ra, cậu bé hỏi người thanh niên còn đang ngỡ ngàng: “Ông có thể giúp cháu đưa anh ấy trở lại xe lăn không ạ? Anh ấy bị thương, anh ấy quá nặng đối với cháu”.
Đừng để cuộc sống hối hả cuốn đi cả lòng tốt trong mỗi con người.
Không nói nên lời, người lái xe vội vã chạy ngay đến và nâng cậu bé tàn tật lên lại chiếc xe lăn. Sau đó, lại gần chiếc Jaguar, anh sờ tay vào vết xước. Vết cắt còn mới, nhưng một thoáng trong đầu, anh thấy, thực ra thì cũng chưa đến mức quá tệ.
“Cám ơn ông. Chúa sẽ ban phước lành cho ông”. Đứa trẻ xúc động nói với người lạ mặt.
Sửng sốt trước thái độ của đứa trẻ, chàng thanh niên nhìn theo đứa trẻ đẩy chiếc xe lăn xuống vỉa hè hướng về nhà của nó.
Nhìn lại chiếc Jaguar, sự hư hại rất dễ nhận thấy nhưng anh không bao giờ băn khoăn đến chuyện sửa chữa vết lõm ở cạnh cửa nữa. Anh sẽ giữ vết lõm đó để nhắc nhở mình rằng: “Đừng đi qua cuộc sống quá nhanh, và nếu có ai đó ném đá vào bạn thì hãy khoan tức giận, rất có thể họ đang cần bạn giúp đỡ”.
(st)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|