Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Ly kỳ chuyện t́m mộ (ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 72909
 07/30/2012



Ly kỳ chuyện t́m mộ (ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Lạ lùng chuyện t́m mộ của gia đ́nh cố TGĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tạ Hoàng Cơ

- Mới gần đây, tôi viết một bài hai kỳ trên Báo Năng lượng Mới về hành tŕnh 20 năm t́m mộ mẹ của Thượng tướng Nguyễn Thế Trị. Đọc bài báo ấy, người trong nhà cố Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tạ Hoàng Cơ nói với tôi rằng, chuyện t́m mộ của gia đ́nh ḿnh cũng có nhiều điều lạ lùng không thể nào lư giải được.

1. Đại tá Tạ Hoàng Bùi, nguyên Trưởng pḥng Quân huấn Bộ Tư lệnh Công binh, là con trai út trong gia đ́nh có 5 người con của cụ Tạ Hoàng Cơ, chờ tôi ở nhà riêng trong một con phố gần Công viên Nghĩa Tân, Hà Nội. Cụ Tạ Hoàng Cơ sinh ngày 22/12/1911, là một trong những người nắm cương vị lănh đạo lâu nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong số 14 đời kể từ thời Tổng giám đốc đầu tiên Nguyễn Lương Bằng cho tới thời Thống đốc Nguyễn Văn B́nh đương nhiệm hiện nay: hơn 10 năm trời. Ngày 2/3/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh kư Lệnh số 12-LCT bổ nhiệm Tạ Hoàng Cơ làm quyền Tổng giám đốc, từ tháng 8/1964 cụ chính thức trở thành Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giữ cương vị đó tới tận năm 1974.

Vốn là một đảng viên từ năm 1930, ông cụ nổi tiếng là một người liêm khiết. Nghe đâu, bà vợ của một đồng chí Phó tổng giám đốc dưới quyền, trong một bận thanh lư tiền cũ có nhầm lẫn chi đó ít đồng bạc vụn. Thời ấy, tham nhũng có chăng chỉ là thứ tơ hào vặt vănh như thế thôi nhưng mà được xử lư nghiêm lắm, đến vị đứng đầu ngành là Tạ Hoàng Cơ cũng bị liên đới nặng. Theo lời ông Trương Đ́nh Song - nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ Tạ Hoàng Cơ ở nhà tập thể trên tầng 3 khu tập thể Kim Liên cho đến tận lúc cuối đời. Đó là một căn pḥng trần nhà chỉ cao cỡ 2,5-2,7m, chẳng rộng răi ǵ. C̣n gia đ́nh kể lại rằng, vị khách cuối cùng mà cụ Tạ Hoàng Cơ tiếp trên giường bệnh tại nhà riêng là cụ Đỗ Mười. Không rơ hai người nói chuyện riêng với nhau những ǵ, nhưng sau đó một ngày th́ cụ Tạ Hoàng Cơ thanh thản ra đi. Hôm ấy là ngày 29/4/1996, tức ngày 11 tháng 3 âm lịch, sau giỗ tổ Hùng Vương một ngày.

Lúc trăng trối, cụ Tạ Hoàng Cơ dặn lại các con rằng, phải t́m cho ra được mộ vợ ḿnh là cụ bà Nguyễn Thị Thọ. Bà sinh năm 1917, vốn cùng chồng hoạt động ở Ban Tài chính Liên khu 3 ở Hà Nội. Khi Hà Nội khởi nghĩa, các cơ quan sơ tán ra ngoài, bà về hoạt động ở Khu Cháy, Đồng Vàng ở mạn Hà Nam, giờ là thị trấn Kiện Khê. Cuối năm 1950, bà ốm nặng. Em bà cùng hoạt động cách mạng, biết tin chị ốm về thăm, nhưng vừa đi khỏi th́ chị mất. Cụ Tạ Hoàng Cơ nghe tin vợ ốm nặng, lặn lội đi bộ từ Việt Bắc về, nhưng về đến nơi th́ vợ không c̣n nữa. Nơi ấy hoang sơ, chỉ có mỗi một cái nhà thờ Kiện Khê là đáng nhớ, cách thị xă Phủ Lư quăng 10km, nhà thờ hai tháp chuông xây bằng gạch đỏ từ cuối thế kỷ XIX nhưng vẫn vững chăi tới tận bây giờ.

Vốn là ḍng dơi nhà nho ở làng Nội Am, tổng Ninh Xá, xă Liên Ninh, huyện Thanh Tŕ, nên những ngày cuối đời cụ Tạ Hoàng Cơ ghi chép lại cẩn thận các dữ kiện về gia phả cũng như các sự kiện chính của đời ḿnh và giao cho con út Tạ Hoàng Bùi bảo quản. Ông cụ viết về vợ, vắn tắt như sau: “Bà sinh năm Đinh Tỵ 1917, là con gái cụ Nguyễn Sinh, quê gốc làng Vũ Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái B́nh. Cụ làm công chức ngành Thương – Chính hồi thuộc Pháp. Không rơ gia đ́nh rời ra Hà Nội năm nào. Bà Thọ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hai ông anh lớn không cùng chính kiến với bà Thọ. Nghe nói khi kháng chiến chống Pháp, ông anh cả có sơ tán ít lâu, khi giặc Pháp đánh tới quê th́ ông theo Pháp về Hà Nội; gần đây được biết đă rời cả gia đ́nh sang ở bên Mỹ, trừ một con trai có đi dự lớp cải tạo là c̣n ở ta. Khoảng năm 1942 tới ngày toàn quốc kháng chiến, bà Thọ ở ngơ Chợ Mơ (Bạch Mai), làm nghề in, đóng sách và đan len để nuôi mẹ. Khi có phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, bà cùng các anh chị em như Lê Uy Vệ, Vũ Văn Quư… tham gia dạy chữ ở các lớp học ban đêm tại Đ́nh Đại (Bạch Mai), sau mở rộng tới các làng lân cận, có về mở lớp ở làng Hạ Thái (Thanh Tŕ); ở nội thành có mở lớp ở vùng chợ Hôm, phố Huế…

Năm 1944, bà đă có liên hệ với tổ chức Phụ nữ Cứu quốc cùng nhóm bà Trinh (sau kết hôn với đồng chí Nguyễn Lương Bằng). Bà thường trao đổi báo Cờ giải phóng và các tài liệu của Đảng với nhóm cứu quốc Tô Hoàng, sang năm 1945 bà chính thức chuyển về hoạt động cùng nhóm Bạch Mai. Từ sau ngày 9/3/1945, bà liên tục tham gia các cuộc tuyên truyền xung phong, trương cờ Mặt trận, diễn thuyết ở nhiều nơi như Hạ Tŕ, Thanh Tŕ, Thường Tín… Ngày 18/8/1945, bà mang cờ trong người, tham gia cướp chính quyền ở huyện Thường Tín. Ngày 19/8/1945, bà huy động cả nhóm Phụ nữ Cứu quốc và các chị em có cảm t́nh tham gia biểu t́nh cướp chính quyền thành phố Hà Nội. Tháng 10-1945, bà trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương và được phân công phụ trách tổ chức phụ nữ trong toàn khu Bạch Mai.

Từ năm 1947 đến 1949 bà công tác ở Ban Tổng quản lư thuộc Ủy ban Kháng chiến hành chính khu 11, tức Đặc khu Hà Nội. Bà phụ trách bộ phận may quần áo, sau bà sang bộ phận sản xuất thủy tinh, làm các ống đựng thuốc tiêm và các đồ dân dụng do khu tổ chức.

Bà mắc bệnh tim bẩm sinh từ nhỏ, sau thành suy tim. Tháng 9/1950, bệnh lại tái phát, bà phải đi điều trị ở Trạm an dưỡng của Đảng bộ Liên khu II ở Sở Kiện. Khi bà đến nằm bệnh xá, các anh chị em xưởng thủy tinh thường xuyên cử người đến săn sóc, các bác sĩ hết ḷng điều trị, nhưng v́ bệnh tim quá nặng, chữa măi không giảm, tới ngày 15-11-1950 bà trút hơi thở cuối cùng. Nhà an dưỡng mai táng bà ở thôn Kiện Khê. Bà hưởng thọ 33 tuổi”.

2. Theo lời trăng trối của bố, các con của cụ Tạ Hoàng Cơ đi t́m mộ mẹ. Các anh về lại Kiện Khê, gặp lại tất cả những bậc cao niên sống xung quanh, hỏi rằng xưa nơi này có một xưởng thủy tinh, có người phụ nữ phụ trách xưởng thủy tinh ấy chết, vậy mồ mả hiện ở chỗ nào? Sự kiện xưởng thủy tinh và người phụ nữ phụ trách xưởng mất, nhiều người nhớ, nhưng mộ ở chính xác nơi nào th́ không ai nhớ cả.

Người đầu tiên mà gia đ́nh nhờ vả là cô đồng Tâm ở Sơn Tây. Nghe kể, cô đồng nói lại, rằng đă “cảm nhận” được chuyện đó và biết cụ bà nằm ở đâu rồi. 3 giờ một ngày hè năm 1998, gia đ́nh lên Sơn Tây đón đi t́m th́ cô đồng ốm, không đi được và tự nhiên cũng không “cảm nhận” được nữa. Gia đ́nh xoay sở qua liên hệ, nhờ vả nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, nhưng dạo ấy cô Hằng đang có việc bận ǵ đó với Bộ Quốc pḥng, không giúp được.

Gia đ́nh nhờ tiếp một người có tên tuổi trong giới t́m mộ thất lạc, tên là Xuyên ở TP Hồ Chí Minh. Ông Xuyên bảo, đúng ngày “đẹp và dễ nhớ” mồng 9/8/1998, trước 7 giờ th́ phải có mặt ở nơi đó, rồi điện cho ông. Đúng 7 giờ, anh Tạ Quang Bùi gọi điện. Ông Xuyên ngồi ở đâu đó tận TP Hồ Chí Minh, hướng dẫn: Từ chỗ anh đứng, đi vào qua một bức tường th́ có bậc tam cấp đúng không? Đúng. Thềm dưới cùng có một ruộng rau muống, đúng không? Đúng. Thềm giữa trồng rau cạn đúng không? Đúng. Thềm trên cùng trồng hoa đúng không? Đúng. Ông Xuyên yêu cầu: Anh đứng quay về hướng mặt trời, bước dài 10 bước, sẽ có 4 bông hoa màu tím, đúng không? Không, có 4 cụm hoa màu tím. Không sao, t́m quanh xem có vật ǵ bằng nhựa màu hồng không? Có một con lợn nhựa, nhưng nó là màu xanh. Không sao, có một gốc cây cụt ngọn, nh́n xem đó là cây ǵ? Cây táo. Anh đợi một lát đi, sẽ có hai con cóc nhảy ra, một con sẽ nhảy đi c̣n một con nhảy lên ngồi trên gốc táo.

Mấy phút sau, có hai con cóc từ hốc tường nhảy ra thật. Một con nhảy lên ngồi trên gốc táo. Ông Xuyên quát trong điện thoại: Đào ngay, không c̣n lúc nào tốt hơn nữa, đào ngay. Anh Bùi tần ngần bảo, tôi c̣n phải xin phép đức cha đă, chứ tự nhiên vác cuốc thuổng, đào trong khuôn viên nhà tu thế này e là không phải đạo. Ông Xuyên lập tức tắt điện thoại, không nghe nữa và từ đó trở đi gia đ́nh cũng không liên hệ được với ông Xuyên nữa.

Gia đ́nh đi xin đức cha, thuyết phục, nhờ người vận động, phải mất 6 tháng cha mới cho đào. Anh Bùi nhờ lính ở Bộ Tư lệnh Công binh về giúp. Các cụ cao niên sống xung quanh biết chuyện đến xem đông lắm. Nơi đào trước đây vốn là băi đất bồi sông Đáy, tơi mịn, nhưng ở vị trí ông Xuyên chỉ nửa năm trước, đào sâu tới gần 3m mà chẳng thấy ǵ, nên đành lấp lại đi về.

Anh Bùi về nhà t́m hiểu thêm, vô t́nh đọc được bài ông Trần Phương t́m mộ em gái với phương pháp t́m bằng quả trứng – chiếc đũa. Anh nghiên cứu, học thuộc và quay trở lại với hành tŕnh t́m mộ mẹ. Mùa Đông năm 1998, gia đ́nh chuẩn bị đũa – trứng đă lau rửa sạch, đũa loại đầu tṛn có, loại đầu vuông có, khấn trước bàn thờ xin bố đi t́m mẹ.

Sáng hôm sau gia đ́nh anh đi Hà Nam sớm. Thời tiết đương đông, gió rất to. Vợ chồng anh lên hương ngoài mép sông Đáy, nơi đối diện bên kia sông là mỏ đá Kiện Khê. Anh Bùi cắm một đầu đũa xuống đất, để quả trứng lên. Ngay lập tức anh có cảm giác rất rơ ràng là quả trứng bị hút xuống chiếc đũa. Từ 8 giờ đến gần 10 giờ, gió to như thế, anh đặt trứng không rơi, nhưng ông anh nuôi lại không đặt được, cứ hễ buông tay ra là trứng rơi xuống vỡ. Nhất định là bà nằm ở quanh đây rồi, mấy người trong nhà bảo nhau như vậy.

Sau đó mấy tuần, cả vợ anh Bùi cũng đi cùng. Mọi người qua chợ Phủ Lư mua 10 quả trứng, 10 đôi đũa ở chợ, rửa sạch bằng rượu trắng. Hai vợ chồng cắm đều đậu, ông anh nuôi cắm măi vẫn không được. Vợ anh Bùi cũng có cảm giác trứng bị hút vào đầu đũa. Trứng đậu trên đầu đũa chỉ trong diện tích hẹp khoảng 10m2, xa hơn là đổ. Đây hẳn là phương pháp t́m diện, chứ không phải t́m điểm và cách khoảng 3-4m so với vị trí ông Xuyên chỉ trong lần trước đó. Cảm giác của người cùng máu mủ ruột rà cho thấy rằng, mẹ ḿnh đang nằm ở đó.

Rất nhiều lần anh Bùi quay lại nơi trứng “đậu”. Một bận, khi đang đứng tha thẩn ở nơi này, một ông cụ đi qua bảo, tôi thấy anh đến đây nhiều lần quá nên mách cho biết về một cô ở ngay huyện Thanh Liêm này đă t́m thấy được nhiều mộ rồi. Nhà cô nghèo, người bé, từng suưt chết, rồi sau đó có “năng lực đặc biệt”. Cô nổi tiếng bởi một bận đang đi, thấy người ta đang làm đường chuẩn bị đổ nhựa, cô nhất định không cho, bảo dưới có du kích nằm. Chuyện ầm ĩ lan về huyện, lănh đạo huyện cho đào lên th́ đúng là thấy có hai khẩu súng hoen rỉ và hai bộ xương người.

Anh Bùi lên đường ngay đi t́m, nhà cô đồng cách đường cái quan cỡ 13km. Nhà vắng vẻ, anh Bùi ngồi chờ măi. Cô về, anh nêu nguyện vọng, đặt lễ, cô đồng ư gọi hồn. Bà cụ lên nhập vào cô đồng: “Mẹ chờ con lâu lắm rồi, nhưng không có ai chỉ lối. Con nhờ cô ấy chỉ cho… Cửa vào có ḥn đá, mẹ thường rửa chân bước lên ḥn đá rồi mới vào nhà. Trên đầu mẹ có lọng che. Thôi không phải đón mẹ về đâu, ở đây mẹ được ăn cả lộc Phật lẫn lộc Thánh, lại có bạn nằm bên cạnh”.

3. Cô đồng hẹn 22 giờ hôm sau đến đón. Đêm trời rất tối, phố xá đă ngủ hết. Cô không dẫn vào chỗ trứng đậu trước đây mà đi qua lối khác, cách 500m. Cô đi thoăn thoắt trong đêm, tay cầm bó nhang lập ḷe cháy, đến gần chỗ trứng đậu hôm trước th́ dừng lại. Cô bảo tất cả cùng trèo qua tường. Đến bậc tam cấp 1, cô hỏi y như ông Xuyên trong TP Hồ Chí Minh trước đây: “Cái bờ đâu?”. Lên bờ, cô hỏi: “Cái gốc cây bị cưa đâu?”. Cô cầu khấn ǵ đó, xăm xăm đi xéo qua luống hoa, cầm nắm hương chúc xuống đất rê rê rồi chỉ: “Bà cụ nằm đây!”.

Nơi ấy có hai lùm đất, một cành ổi x̣e ngang như chiếc lọng che, chỉ cách nơi đào trước đây và chỗ có hai con cóc nhảy khoảng 3-4m. Cô hỏi: “Ở đây có một ḥn đá, nó đâu rồi?”. Người của nhà thờ nói, ḥn đá do làm đất trồng hoa từ mấy năm trước nên khiêng chuyển đi rồi, to cỡ ba ḥn gạch chỉ, mặt trên tương đối phẳng.

Khi mất, như lời đồng nhập, cụ bà Nguyễn Thị Thọ bận áo len, được quấn trong mấy tấm lạch giường, nửa thế kỷ xương cốt không c̣n nên các con bà đồng t́nh cho xây mộ trên nơi cô đồng chỉ.

Thâm tâm người nhà vẫn thực sự chưa tin. Gia đ́nh anh Bùi biết ở Hải Pḥng có cô Mến nổi tiếng trong việc gọi hồn, nên mời lên Hà Nội làm lễ. Bà cụ nhập hồn ngay: “Các con xây nhà cho mẹ thế là được nhưng rất nóng, nhớ làm thêm cho mẹ cái rèm”. Cả nhà giật ḿnh, bởi mộ mẹ nh́n hướng ra sông Đáy, chỗ sông uốn cong rất đẹp, nhưng cửa mộ hướng Tây nên nóng mỗi lúc về chiều chăng? Bà lại nói: “Các con gửi tiền ǵ cho mẹ đấy? Mẹ không tiêu được. Gửi tiền Việt đi. Mẹ lên nhà bố các con ở Mai Dịch rồi, nhưng lính gác không cho vào. Hôm các con xây mộ xong th́ bố biết chuyện, ghé qua thăm mẹ. Mẹ hỏi giờ ông làm ǵ? Ông ấy kể là giờ vẫn làm ngân hàng”.

Đại tá Tạ Hoàng Bùi hỏi tôi: Anh thấy câu chuyện này có lạ lùng không? Làm sao tất cả họ không hề biết nhau nhưng đều chỉ cho gia đ́nh đến nơi ấy, với sai số về vị trí không đáng kể? Làm sao họ biết được bố tôi làm ngân hàng? Làm sao họ biết bố tôi đang nằm trong Mai Dịch? Làm sao họ biết được mộ mẹ tôi mới xây quay về hướng Tây? Và cả những chuyện mà chỉ hai vợ chồng tôi mới biết th́ họ cũng có thể kể ra vanh vách, lúc gọi hồn như thế?

Đại tá Tạ Hoàng Bùi hỏi tôi th́ tôi biết hỏi ai đây?

Huy Minh



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 tiendaoduy
 member

 REF: 636734
 08/01/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Bác sontung chắc làm thày cúng, dị đoan quá...

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network