Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Ai là vua Quang Trung giả thời Tây Sơn? (ST )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 71179
 02/16/2012



Ai là vua Quang Trung giả thời Tây Sơn? (ST )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Xung quanh sự kiện Quang Trung (giả) sang chầu vua nhà Thanh năm 1790, một sự kiện ngoại giao “lạ lùng và vẻ vang” trong lịch sử ngoại giao của dân tộc ta, vẫn c̣n nhiều điều chưa sáng tỏ.

Sự tồn tại của triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi, do đó mà nhiều sự kiện, nhiều nhân vật lịch sử không kịp ghi vào sử sách. Muốn t́m hiểu thời kỳ Tây Sơn, triều đại Tây Sơn, chúng ta chỉ c̣n cách t́m trong những ghi chép cá nhân (dă sử) hay nhặt nhạnh những ghi chép có liên quan đến triều đại Tây Sơn của các sử gia nhà Nguyễn (như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện) hay những tư liệu, thư từ ngoại giao c̣n lưu lại. Chính v́ vậy mà nhiều sự kiện lịch sử, nhiều nhân vật lịch sử c̣n ch́m trong bí ẩn.

Lư do cần phải có Quang Trung giả

Năm 1789, sau đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu, uy thế của triều đại Tây Sơn lên cao chưa từng thấy. Tuy nhiên, như vua Quang Trung từng nhận định: “Chúng là nước lớn gấp mười nước ta, sau khi bị nhục một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế th́ việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân” (Hoàng Lê nhất thống chí). Để tránh một cuộc binh đao “không bao giờ dứt” đó, đường lối ngoại giao của nhà Tây Sơn là khôn khéo, mềm dẻo, nhún nhường, linh hoạt. Nguyên tắc đặt ra là tránh những căng thẳng ngoại giao không cần thiết, có thể thỏa măn những tiểu tiết, nếu điều đó không ảnh hưởng đến chủ quyền dân tộc, lợi ích quốc gia.

Về phía nhà Thanh, sau trận thua đau mùa xuân Kỷ Dậu, không khỏi hổ thẹn, nuôi chí phục thù. Tuy nhiên, đối với các quan lại địa phương sát biên giới nước ta (như Phúc Khang An, Thang Hùng Nghiệp. . .), họ đă thấy rơ sức mạnh của Tây Sơn, rất “ngán” một cuộc đụng độ tiếp theo. Một cuộc đối thoại ḥa b́nh dù sao cũng c̣n tốt hơn nhiều một cuộc đối đầu trực tiếp. Đó là điều mà hai bên có thể đi đến tiếng nói chung. Tuy nhiên, điều mà vua Càn Long nhà Thanh đặt ra là vua Quang Trung phải sang triều cận vua Thanh để tỏ ư “thần phục”. Đây thực chất là nhằm chữa thẹn cho vua Càn Long và triều đ́nh nhà Thanh trước bàn dân thiên hạ của họ mà thôi.

Trong thư của Phúc Khang An, viết theo lệnh của Càn Long, cũng thường nhắc tới yêu cầu này, coi như điều kiện tiên quyết để b́nh thường hóa quan hệ hai nước: “Chú ngươi (tức vua Quang Trung- PDK chú) đều có thiên lương và cũng là người hiểu biết. Phải nên muôn phần cảm kích, vui mừng, nếu không tự ḿnh tới kinh để chiêm ngưỡng thiên nhan, khấu đầu cảm tạ ơn lớn th́ lấy ǵ bày tỏ ḷng sợ trời thờ nước lớn, thành kính cung thuận?” (Trích thư của Phúc Khang An gửi Nguyễn Quang Hiển tháng 5/1789) (Lịch triều tạp kỷ). Và “Mùa xuân sang năm, bản đường ở trong cửa quan đợi Quốc trưởng để cùng vào triều cận, cúi đầu lạy chỗ cung khuyết nhà vua, giăi bày ḷng thành thực” (Đại Việt quốc thư)

Thế nhưng, đối với vua Quang Trung th́ điều đó là không thể được. Bởi v́, từ xưa chưa có một vị vua nào của nước ta lại chịu sang chầu vua một nước khác. Từ Đinh, Lư, Trần, Lê đến bây giờ đều thế. Đây là nguyên tắc ngoại giao, là thể diện quốc gia. V́ vậy cần phải có một “vua giả” sang chầu là điều mà các nhà thương thuyết của cả hai bên sớm đi đến thống nhất.

Tại sao đoàn sứ bộ lại phải có hai cha con Vua Quang Trung?

Trong đoàn sứ bộ Tây Sơn sang triều cận vua Thanh nhân bát tuần đại khánh (mừng thọ 80 tuổi) của vua Thanh ta thấy có “vua giả” do Phạm Công Trị đóng 1.

Đoàn c̣n có Hoàng tử Nguyễn Quang Thùy (thật). Vơ thần có Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, văn thần có Phan Huy Ích, Vơ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn. . . Tổng số thành viên trong đoàn có 159 người. Tuy nhiên, khi mới đi hết địa phận Lưỡng Quảng th́ Nguyễn Quang Thùy bị ốm, không đi tiếp được phải về nước dưỡng bệnh. Trong số những người tháp tùng Hoàng tử về nước dưỡng bệnh có Phạm Công Trị. Điều này sứ đoàn ngoại giao của ta đă có tâu báo với vua Càn Long, và đích thân Càn Long đă ra chỉ dụ, trong đó viết: “Nguyễn Quang Thùy ít tuổi, người yếu, đi xa muôn dặm lại thêm phần khó nhọc, lũ Phúc Khang An cho phái bồi thần nước ấy là Đặng Văn Chân cùng cháu gọi vua nước ấy bằng cậu là Phạm Công Trị đi kèm để ra khỏi cửa quan, dặn phải điều trị cho khéo, điều đó là rất phải” (Đại Việt Quốc Thư, tr.271). Đây chính là điều làm nhiều nhà nghiên cứu thắc mắc, cho rằng Phạm Công Trị đă về nước theo Nguyễn Quang Thùy rồi, đâu c̣n ở lại trong đoàn mà đóng vai “vua giả”.

Tác giả Nguyễn Thế Long trong cuốn Bang giao Đại Việt triều Tây Sơn (Nxb VHTT,2005, tr.69) sau ghi sự kiện này, cũng đi đến kết luận: “Trong tờ dụ này có nói đến cháu vua là Phạm Công Trị cùng đi trong đoàn và khi Nguyễn Quang Thùy ốm th́ cùng với Đặng Văn Chân đưa về, v́ vậy , từ xưa đến nay đều nói người đóng giả vua Quang Trung là Phạm Công Trị có lẽ không đúng”. Tác giả Tạ Chí Đại Trường trong cuốn Việt Nam thời Tây Sơn, Lịch sử nội chiến (Nxb CAND, 2007) cũng đặt vấn đề nghi vấn: “Theo Liệt truyện th́ vua giả là Phạm Công Trị , người có mặt ở Gia Định năm 1783. Rắc rối là trong sứ bộ năm 1790 lại có tên Phạm Công Trị đă đến Quảng Tây mà v́ Nguyễn Quang Thùy bị bệnh, phải hộ tống trở về”.

Vậy th́ tại sao lại có sự lạ lùng như thế? Muốn hiểu điều này, chúng ta lại phải trả lời câu hỏi: -Tại sao vua Càn Long chỉ yêu cầu có một ḿnh vua Quang Trung sang chầu mà Quang Trung lại “thật thà” và “quá sốt sắng” đi cả hai cha con?”. Trả lời câu hỏi này cũng chính là làm rơ v́ sao có Phạm Công Trị về nước theo Nguyễn Quang Thùy.

(C̣n tiếp)

PDK

1. Theo Quốc sử quán triều Nguyễn th́ vào tháng 10 Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung cũng cho Phạm Công Trị đóng vai Quang Trung giả ra Thăng Long nhận sắc phong của vua Thanh. Như vậy đây là lần thứ hai, Phạm Công Trị đóng vai Quang Trung giả.




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 627004
 02/16/2012

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Vua Quang Trung giả những ngày ở Trung Quốc

- Khi phái đoàn của Quang Trung (giả) đến Nhiệt Hà để ra mắt Càn Long, vua Thanh đă tặng An Nam Quốc vương một viên ngọc Như ư, một ṭa Ngọc phật, tặng cả đoàn một vạn lạng bạc...

V́ sao Phạm Công Trị lại về nước?


Việc cử “vua giả” sang chầu Càn Long là một điều bắt buộc, một sự vạn bất đắc dĩ bởi nó là sự mạo hiểm chết người đối với các nhà ngoại giao của cả hai bên. V́ vậy, việc tính toán kỹ lưỡng, chi tiết cho cho chuyến đi này là vấn đề sống c̣n của cả hai bên. Có ai dám chắc rằng, trong cả quá tŕnh đi hàng mấy tháng trời qua rất nhiều địa điểm đón tiếp, không phạm phải những sơ suất mà chân tướng vua giả sẽ lộ ra?

Ai dám đảm bảo rằng, trong số rất nhiều vong thần nhà Lê, những kẻ tử thù của Tây Sơn hiện đang nhan nhản ở vùng sát biên giới (bên phía Trung Quốc) nhận diện ra Quang Trung giả? Chính v́ vậy mà Nguyễn Quang Thùy chính là nhân vật chính của phương án 2, nếu phương án 1 là Quang Trung giả bị bại lộ.

Ở đây ta thấy cái tài khôn khéo của các nhà ngoại giao Tây Sơn, đó là trong giả có thật, trong thật có giả. Quang Trung là giả, nhưng con Quang Trung là Quang Thùy lại là thật. Và khi giả (phương án 1) bị bại lộ th́ thực (phương án 2) sẽ thay thế, quyết không để cho công cuộc bang giao bị đổ bể. T́nh huống cụ thể ở đây là, trong đoàn ngoại giao có ghi tên Phạm Công Trị (người có thực đang đóng vai Quang Trung) nhưng người mang tên Phạm Công Trị lại là một người khác (có thể chỉ là một nhân vật vô danh, một người lính chẳng hạn). Đặt trường hợp Quang Trung giả bị phát hiện là Phạm Công Trị th́ tất nhiên ông phải nhận ḿnh là Phạm Công Trị, tên tuổi ông đă được ghi rơ ràng trong danh sách ngoại giao đoàn. Lúc đó th́ “Quang Trung” đành phải cáo ốm mà trở về nước, ủy thác lại cho Nguyễn Quang Thùy tiếp tục công việc. Người tháp tùng Quang Trung “giả” sẽ là Phạm Công Trị, lúc này sẽ lấy tên thật. C̣n ai sẽ là Quang Trung “giả” trong vai vua ốm? Đó chính là người vô danh đội tên Phạm Công Trị lúc ra đi.

“Người vô danh” này không cần phải giống Quang Trung, bởi v́ dọc đường về, do “vua” bị ốm nên sẽ ở trong xe (hoặc kiệu) được buông rèm kín không lộ diện. Tuy nhiên, điều chẳng may bị lật tẩy đó đă không hề xảy ra. Đoàn vượt biên giới Lạng Sơn vào ngày 13/4 Canh Tuất (1790). Đầu tháng 5 th́ đi hết địa phận Lưỡng Quảng. Sự việc diễn ra êm đẹp. Từ đây, khi đă vào sâu trong nội địa Trung Quốc th́ mối lo bị lộ tẩy do các vong thần nhà Lê hay các thế lực thù địch với Tây Sơn không c̣n nữa. Có nghĩa là phương án 2 không cần đến.

Lúc này, Nguyễn Quang Thùy phải trở về nước. Nguyễn Quang Thùy được phong tước Khang Công, đang lĩnh chức Tiết chế thủy bộ ở Bắc Thành (tức chỉ huy toàn bộ quân đội ở phía Bắc) ông c̣n nhiều việc phải làm. Phạm Công Trị trong vai Quang Trung giả cũng không có ǵ sơ suất, cần phải “quên” cái tên Phạm Công Trị đi. V́ vậy, “người vô danh” mang tên Phạm Công Trị trong dịp này cũng trở về với Nguyễn Quang Thùy. Như vậy, dù thực hiện phương án 1 (Quang Trung giả) hay phương án 2 (Hoàng Tử thật) th́ cái tên Phạm Công Trị cũng phải được xóa bỏ trong danh sách Đoàn ngoại giao trước khi triều kiến vua Càn Long. Đó là lư do v́ sao chúng ta thấy trong số những người tháp tùng Nguyễn Quang Thùy về nước lại có tên Phạm Công Trị.

Chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế

Quang Trung “giả” đă không bị bại lộ. Phái đoàn sứ bộ của ta đă thành công mỹ măn. Vua Càn Long đă tỏ ra rất trân trọng, rất chu đáo với “Quang Trung”. Trên đất Trung Quốc phái đoàn đi đến đâu cũng được đón tiếp long trọng. Thậm chí khi Càn Long nhận được quà biếu là quả vải tươi, đă cho chạy ngựa trạm vượt hàng ngàn dặm, đem đến biếu Quang Trung lúc ấy đang trên đường đi. Xem số quả vải tươi được biếu (5 quả), trong đó vua Quang Trung được 2 quả, Phúc Khang An được 2 quả và Ngô Văn Sở được 1 quả, đủ thấy nhà Thanh quư quả vải tươi như thế nào, và tầm cỡ của người được biếu vải.

Khi phái đoàn của Quang Trung (giả) đến Nhiệt Hà để ra mắt Càn Long, vua Thanh đă tặng An Nam Quốc vương một viên ngọc Như ư, một ṭa Ngọc phật, tặng cả đoàn một vạn lạng bạc, tặng Ngô Văn Sở một cái mũ san hô tam phẩm (tức công nhận Ngô Văn Sở ngang hàng quan tam phẩm nhà Thanh). Ngày 20 tháng 8 Canh Tuất (1790) vua Thanh đặt tiệc tiễn Quang Trung về nước.

Khi “Quang Trung” vào bệ kiến để từ biệt, Càn Long đă mời vào bên giường ngự, vỗ vai thân mật, sai họa sĩ cung đ́nh vẽ một bức chân dung Quang Trung để tặng. Càn Long lại tự tay viết 4 chữ đại tự “Củng cực quy thành” (Chầu về sao Bắc đẩu với tất cả ḷng trung thuận, thành thực). Sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi chép lại: “Khi Quốc vương tới Yên Kinh, vua Thanh mừng lắm, không hề biết là Quang Trung giả. Lúc Quốc vương vào yết kiến, vua Thanh cho ăn yến với các vị thân vương, lại ban ơn đặc biệt cho làm lễ ôm gối, hệt như t́nh cha con trong nhà. Lúc Quốc vương lạy tạ về nước, vua Thanh sai thợ vẽ bức truyền thần mà ban cho, ân lễ rất trọng hậu, thực là một cách đối đăi khác thường từ ngàn xưa hiếm có.”

Theo Đại thanh thực lục th́ số tiền nhà Thanh bỏ ra để chi tiêu vào việc đón tiếp Quang Trung trong suốt đợt đi sứ hết 80 vạn lạng bạc (con số này có thể bị khai khống lên để các quan lại địa phương có dịp bớt xén. Nhưng việc gửi quà, việc đón tiếp của Càn Long đối với Quốc vương An Nam là hết sức ân cần, chu đáo, điều đó không phải bàn căi). Nhận xét về chuyến đi sứ này, nhà thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, một thành viên của sứ bộ viết: “Từ trước đến nay, người ḿnh đi sứ Trung Quốc chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang như thế” .

PDK




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network