calinhoem
member
ID 69444
09/13/2011
|
V́ sao đàn ông thích về Việt Nam lấy vợ?
WESTMINSTER (NV) - “Không phải ở Mỹ tôi không làm quen được bạn gái ở Mỹ mà là v́ tôi sợ họ,” Thịnh Phạm, ngoài 30 tuổi, kỹ sư tin học, đang làm IT cho hệ thống ngân hàng Well Fargo tại Irvine, bắt đầu câu chuyện.
Lấy nhà thờ Đức Bà làm cảnh, một cô dâu ở Việt Nam chụp h́nh ngoại cảnh ở Sài G̣n. Có nhiều lư do khiến đàn ông ở Mỹ về Việt Nam t́m vợ, trong đó có cả yếu tố “trúng gió” cú sét ái t́nh v́ phụ nữ Việt Nam đẹp. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP/Getty Images)
“Điều ǵ khiến anh sợ?” Phóng viên Người Việt hỏi.
“Sợ tính t́nh, sợ tính đi shopping và sợ cả suy nghĩ của họ về vai tṛ làm vợ, làm mẹ,” Thịnh cười cho biết.
Chính v́ “nỗi sợ” này mà Thịnh Phạm đă phải nhờ người mai mối và trở về Việt Nam t́m kiếm “một nửa của ḿnh.”
Thịnh Phạm chỉ là một trong số hàng ngàn người đàn ông Việt Nam đang sống tại Mỹ trở về quê nhà để cưới vợ mỗi năm. Và lư do của Thịnh cũng chỉ là một trong số nhiều lư do để có sự xuất hiện ngày càng nhiều của những những cô dâu từ bên kia đại dương hiện diện tại Hoa Kỳ.
Theo số liệu của Bộ Nội An, trong năm 2010, có tới tổng cộng 2,981 visa được cấp cho người đi theo diện bảo lănh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Số gần 3,000 visa vợ chồng này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 visa cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lănh gia đ́nh.
Tại sao lại có hàng ngàn hàng ngàn người phải lội ngược nửa ṿng trái đất để t́m kiếm một nửa của ḿnh, cho dù điều đó có thể quá phiêu lưu?
Thịnh Phạm, kỹ sư tin học, đang làm IT cho hệ thống ngân hàng Well Fargo tại Irvine, Tuấn Phan, cư dân thành phố Anaheim, đang làm kỹ sư điện toán cho hăng IBM, Lâm Nguyễn, cư dân Garden Grove, làm nghề buôn bán nhà, Minh Lư, làm công việc quét dọn cho một công ty ở Santa Ana, là những người có kinh nghiệm trong chuyện về Việt Nam cưới vợ, và họ kể cho báo Người Việt nghe lư do.
Cưới vợ ở Việt Nam v́ sợ con gái ở Mỹ
Thịnh Phạm kể, anh đă làm quen với nhiều cô bạn gái Việt Nam tại Mỹ, “có cô lớn lên ở đây, có cô mới sang 5, 6 năm, học hành th́ chưa thấy đến đâu mà hội nhập ăn chơi th́ rất lẹ.”
Sang Mỹ khi vừa học xong trung học, Thịnh Phạm cho rằng ít nhiều anh “vẫn bị ảnh hưởng tư tưởng gia đ́nh truyền thống Việt Nam, tuy không cố chấp, cổ hủ kiểu người Việt Nam.” Anh nghĩ “khi quen làm bạn gái th́ vui vẻ, ok, nhưng khi đă là vợ chồng th́ vợ phải sanh con, cùng chồng chăm sóc gia đ́nh.”
Tuy nhiên, những người bạn gái Thịnh từng quen biết đều có những điều kiện đưa ra khi họ quyết định đám cưới. Người th́ “không thích nấu cơm, chỉ muốn đi ăn ngoài.” Người th́ “không thích có con.” Người lại nêu thẳng suy nghĩ “ở đây thứ nhất đàn bà, thứ hai con nít, thứ ba là chó, c̣n đàn ông sau cùng.”
“Vậy tôi cưới vợ về để làm ǵ?” Người kỹ sư IT này tự hỏi.
Chuyện e ngại tính t́nh, cách suy nghĩ của nhiều cô gái tại Mỹ cũng là điều khiến Tuấn Phan, cư dân thành phố Anaheim, đang làm kỹ sư điện toán cho hăng IBM, quyết định về Việt Nam cưới vợ sau nhiều cuộc ḥ hẹn không thành tại Hoa Kỳ.
Tuấn dè dặt trước khi kể chuyện bản thân ḿnh, “Đương nhiên ở đâu cũng có người vầy người khác. Ở Mỹ cũng có rất nhiều cô gái tốt, biết điều, nhưng có lẽ v́ tôi không may mắn để gặp được họ.”
“Nửa vời, nửa nạc nửa mỡ” là điều Tuấn Phan nhận xét về những cô gái Việt ở Mỹ mà anh chàng kỹ sư này từng quen biết.
Tuấn nói trong sự ngán ngẩm, “Nhiều cô sang đây, học theo tư tưởng ‘độc lập, tự do’ của Mỹ, nhưng lại hiểu một cách lệch lạc, như hễ có chuyện ǵ hai người chưa đồng ư với nhau th́ cứ nói ‘tôi là như vậy, tôi không phụ thuộc anh, anh thích không thích th́ thôi.’ Các cô quên rằng cho dù là tự do ở Mỹ đến mức nào cũng cần có sự hiểu biết và thông cảm lẫn nhau. Điều ǵ ḿnh chưa ḥa hợp th́ t́m cách giải quyết, chứ đâu mà cứ lúc nào cũng sẵn sàng vùng lên như đi đánh giặc vậy.”
Cả hai người này đều cùng có đánh giá, “Nhiều cô mới lớn tính t́nh ích kỷ lắm. Họ muốn đàn bà cái ǵ cũng phải là nhất, đ̣i hỏi nhiều, kiểu chỉ biết nhận chứ chẳng hề biết cho đi, taker chứ không bao giờ là giver. Các cô muốn ḿnh là nhất, nhưng có bao giờ tự hỏi ḿnh đă làm được ǵ cho người yêu, cho chồng để mà đ̣i hỏi những điều như vậy chưa?”
Với những lư do như vậy, Thịnh Phạm quyết định “về Việt Nam kiếm cô nào tính t́nh c̣n Việt Nam th́ cưới, cho hợp với ḿnh.” Tuấn Phan cũng nh́n nhận chuyện anh về Việt Nam cưới vợ là “một quyết định sáng suốt.”
Cưới vợ ở Việt Nam v́ bị “trúng gió”
Trong khi Thịnh Phạm hay Tuấn Phan v́ “sợ các cô ở Mỹ” mà quyết định về Việt Nam t́m “bạn trăm năm,” th́ Lâm Nguyễn, ngoài 50, đang làm nghề kinh doanh địa ốc, cho rằng ḿnh cưới vợ v́ “bị trúng gió.”
Lâm Nguyễn cho biết ông không hề có ư định về Việt Nam cưới vợ, “tôi về Việt Nam v́ tôi có business bên đó.” Trước khi về Việt Nam, ông Lâm đang có một người vợ thứ hai ở Mỹ, sau khi đă ly dị người vợ đầu.
Tuy nhiên, “Việt Nam là ' Disneyland for men.' Anh nào lần đầu về Việt Nam chơi mà không 'tớn lên'?” Ông Lâm Nguyễn nói một cách chậm răi, như thể vừa nói vừa nghiền ngẫm điều ḿnh nói ra là chân lư.
Theo ông Lâm, “người đàn ông nào đang ở Mỹ gặp phải những áp lực về công việc, gia đ́nh đổ vỡ th́ Việt Nam là phương thuốc chữa stress hiệu nghiệm nhất.”
Mặc dù không hề mảy may nghĩ đến chuyện cưới vợ ở Việt Nam v́ đă nh́n thấy nhiều cuộc hôn đổ vỡ của bạn bè, người quen, thế mà sau những cuộc “ăn chơi, gái gú,” ông Lâm “đă bị trúng gió nặng.” Kết quả là ông này một lần nữa ly dị người vợ ở Mỹ để có thể chính thức cưới một cô gái ông quen tại Việt Nam.
“Tôi vẫn chưa hiểu tại sao các ông về Việt Nam th́ lại ‘trúng gió’ mà điều đó lại không xảy ra ngay tại Mỹ hay những nước khác?” phóng viên Người Việt hỏi.
“Có ǵ đâu là khó hiểu,” ông Lâm nói một cách điềm nhiên. “Chuyện rất đơn giản là người ḿnh nói tiếng ḿnh, nói ra cái ǵ hiểu liền cái đó. Các cô gái Việt Nam mà đàn ông t́m thấy trong vũ trường, quán bar, karaoke cô nào cũng đẹp, cũng nhỏ nhẹ, dễ thương.”
“Và như một nghề nghiệp thôi, họ đă sống bằng nghề ăn chơi th́ họ phải professional trong nghề ăn chơi. Vậy thôi.” Ông Lâm nói thêm.
Thịnh Phạm cũng đồng ư với ông Lâm Nguyễn rằng “Việt Nam là Disneyland for men.”
“Đàn ông ai cũng có máu dê nhưng chừng mực và đến mức nào là tùy người.” Thịnh nói. “Ở đây, một vụ 'sex' từ $500 đến $1,000, trong khi ở Việt Nam th́ quá rẻ. Xă hội Việt Nam hiện nay lại dường như cũng khuyến khích điều đó nên chuyện nhiều người dễ rơi vào tay các cô hay mê mệt các cô gái đó cũng là chuyện b́nh thường.” Thịnh Phạm tiếp tục.
Cưới vợ Việt Nam v́ không có điều kiện cưới vợ ở Mỹ
Khác những người đàn ông nói trên, ông Minh Lư, nhân viên của một công ty quét dọn ở Santa Ana, về Việt Nam cưới vợ v́ “không có cơ hội cưới vợ ở Mỹ.”
Người đàn ông này đă gần 50, sống cùng mẹ. “Tôi đi làm ca đêm, sáng ra về nhà chỉ có lăn ra ngủ, chẳng có mấy bạn bè để chơi bời, cũng ít tiếp xúc với ai.” Ông Minh thổ lộ.
“Tôi sang Mỹ khi tuổi đă lớn nên tôi phải đi làm như trâu với đồng lương tối thiểu. Không có người phụ nữ nào muốn lấy một người như tôi. Lương tôi chỉ vừa đủ cho tôi sống, làm sao tôi có thể chu cấp thêm cho một phụ nữ quen sống ở Mỹ?” Người đàn ông nói tiếp.
Theo lời ông, nếu ông cưới vợ ở Mỹ, người phụ nữ đó cũng sẽ chẳng thấy thích thú ǵ với công việc làm của ông. “Nếu một người phụ nữ đă không tôn trọng công việc ḿnh làm th́ cô ta cũng sẽ không tôn trọng ḿnh. Vậy th́ cưới vợ làm ǵ khi không có sự tôn trọng trong đó?” Ông Ḿnh nh́n tôi hỏi.
Vậy là chỉ c̣n cách nhờ người thân ở Việt Nam mai mối cho ông một cô làm nghề cắt tóc ở Vĩnh Long.
Sau nhiều lần nói chuyện qua điện thoại, ông Minh cùng mẹ ông thu xếp trở về Việt Nam tính chuyện cưới hỏi. Đương nhiên, ông không nói thẳng cho vợ ông biết công việc ông đang làm là ǵ, chỉ nói “đi làm hăng.”
“Hiện giờ vợ tôi đă có bầu, c̣n đang ở Vĩnh Long, tôi đang lo thủ tục bảo lănh cổ sang đây.” Ông Minh Lư cho biết.
Ông Cường Nguyễn cũng v́ không thể t́m được ư trung nhân tại Mỹ, phải nhờ họ hàng ở Việt Nam mai mốt giúp.
Cường cho biết ông từng làm qua nhiều nghề, “hết nhà hàng, làm chợ, rồi cố gắng học hành chút đỉnh, hiện giờ th́ đang làm việc cho chính phủ với mức lương vừa đủ sống.” Sau vài cuộc t́nh không thành ở Mỹ, ông được bà con giới thiệu cho một cô làm thợ may công nghiệp ở Đồng Nai.
Việc cưới hỏi của ông Cường diễn ra khá chóng vánh. Hiện tại, vợ ông cũng đă sang Mỹ hơn một năm, đang chờ đến ngày sanh nở.
Đón xem kỳ 2: Cưới vợ từ Việt Nam: Thành công và tan vỡ
Source: Nguoi-Viet
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|