Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> 'Đ̣n ngoại giao' của cha ông khiến ngoại bang nể sợ (ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 sontunghn
 member

 ID 68334
 06/22/2011



'Đ̣n ngoại giao' của cha ông khiến ngoại bang nể sợ (ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Trước những mưu đồ thôn tính, xâm lược, cha ông đă vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo nhưng kiên định, cương quyết, không chỉ nhằm bảo toàn lănh thổ, giữ vững chủ quyền mà c̣n khiến ngoại bang phải chùn bước, nể sợ.
Đất Việt trích đăng một số một số sách lược ngoại giao của các bậc tiền nhân, để hậu thế suy ngẫm.

1. Năm Canh Dần (990), vua Tống Thái Tông cử Tống Cảo làm Chánh sứ và Vương Thế Tắc làm Phó sứ mang chiếu thư sang gia phong cho Lê Hoàn (941-1005) chức “Đặc tiến”. Đó là một chức quan to dưới hàng tam công, chỉ vua chư hầu nào có công đức, được triều đ́nh Trung Quốc kính trọng mới được phong chức này. Trước đó, sau khi đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống vào năm 981, Lê Hoàn mới được vua Tống phong Tiết Trấn (985), rồi Kiểm hiệu Thái bảo sử tŕ tiết đô đốc Giao châu chư quân sự, An Nam đô hộ, Tĩnh hải quân tiết độ sứ (986), Kiểm hiệu Thái ủy (988).


Năm Canh Dần (990), Hoàng đế Lê Hoàn đă có cách đón tiếp sứ Thiên triều thật độc đáo.
Vua Lê đă sai tướng Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liêm Châu thuộc Quảng Đông, Trung Quốc để đón sứ giả theo yêu cầu của nhà Tống, nhưng đây cũng là cách để giám sát các hoạt động của sứ thần. Mặt khác, ông cũng muốn cho sứ giả thấy đến kinh đô Đại Cồ Việt xa xôi, vất vả thế nào. Đoàn thuyền đi hơn nửa tháng mới tới cửa sông Bạch Đằng và đến tận tháng 10 năm đó, sứ bộ mới đến được trạm đón tiếp gần kinh thành Hoa Lư.

Khi đến kinh đô, để cho sứ thần thấy được sức mạnh của Đại cồ Việt về quân sự cũng như sự sung túc về kinh tế, Lê Hoàn đă tổ chức diễu binh, diễn tập quân sự trên sông nước và trên bộ. Trên sông, thủy quân dàn trận, chiến thuyền san sát, quân sỹ reo ḥ chèo thuyền, khua chiêng, trống vang trời. Thấp thoáng trong sườn núi, bộ binh quân phục rực rỡ đi lại tấp nập, cờ xí, khí giới rợp trời, bụi bay mù mịt. C̣n trên cánh đồng mêng mông, hàng vạn con trâu ḅ rong ruổi.

Lê Hoàn cưỡi ngựa cùng đoàn tùy tùng ra ngoài thành đón sứ thần. Gặp sứ Tống, Lê Hoàn vẫn ngồi trên ḿnh ngựa chỉ khẽ nghiêng ḿnh thi lễ, sau đó thong dong cùng vào thành.

Trong cung vua, ở cửa Minh Đức, vua giơ tay đón lấy bài chế của vua Tống từ tay sứ giả để lên trên điện, song không lạy. Ông giải thích vừa đi đánh giặc Mán, ngă ngựa, chân đau, không lạy được. Chánh sứ Tống Cảo cũng đành chịu. Theo nghi lễ của Trung Quốc lúc đó, khi nhận chiếu thư của Thiên triều, vua các nước chư hầu đều phải lạy. Đây là lần đầu tiên, vua nước ta nhận chiếu thư không lạy.

Lê Hoàn đă cho mở đại yến tiệc ngoài băi biển để chào mừng sứ thần. Chủ và khách vừa ăn tiệc vừa múa hát và lấy tṛ đâm cá làm vui. Có lúc Hoàng đế Lê Hoàn và các quan dự yến cởi cả mũ áo, cân đai cùng tham gia tṛ đâm cá. Mỗi khi có người đâm được cá th́ ḥ reo nhảy múa. Sứ Tống tỏ ra lúng túng. Bỏ cân đai, hia, mũ áo tham gia đâm cá th́ c̣n ǵ thể thống của sứ Thiên triều, mà ngồi yên th́ không khỏi sượng sùng.

Vua Lê c̣n mời sứ giả xem những người lính Đại Cồ Việt tay không đánh nhau với hổ trong sân nhà vua. Hổ dữ gầm thét lồng lộn để vồ lấy người, nhưng đă bị những người lính “tặng” quả đấm như trời giáng vào hai thái dương và bị đạp vào chỗ hiểm nên chỉ c̣n điên cuồng giăy giụa. Sau trận đấu hổ là tṛ trăn dữ biểu diễn. Trăn có thể nuốt người ăn thịt hoặc vặn ḿnh cho đến nát, song đă bị người lính bé nhỏ điều khiển, cho quấn lên cổ mà không khiếp sợ. Lê Hoàn c̣n hỏi sứ giả có dám ăn thịt trăn th́ làm thịt thết đăi. Tống Cảo sợ khiếp vía và từ chối.

Cách đón tiếp sứ Thiên triều của Hoàng đế Lê Hoàn thật độc đáo. Ông đă cho sứ giả thấy sức mạnh quân sự của Đại Cồ Việt - từng đánh tan cuộc xâm lăng của quân Tống và đánh thắng quân Chiêm Thành, vua tôi có bản lĩnh kiên cường, người Việt dũng mănh, kiên cường đánh nhau cả thú dữ, uy hiếp tinh thần sứ giả và c̣n đường đến kinh đô Đại Cồ Việt xa xôi, hiểm trở và vô cùng vất vả. Lê Hoàn đă nói thẳng với Tống Cảo: Đường sá xa xôi, núi non hiểm trở này nếu có quốc thư cứ xin giao nhận ở biên giới, khỏi phiền sứ giả đến Hoa Lư. Vua Tống đă đồng ư.

2. Sau khi chiếm được thành nhà Lê (Thăng Long), Càn Long ra lệnh cho Tôn Sĩ Nghị ráo riết thực hiện kế hoạch truy bắt Nguyễn Huệ, kể cả việc đánh vào vùng Quảng Nam (1), sào huyệt của quân Tây Sơn, sau đó, t́m cách chiêu dụ Nguyễn Huệ ra hàng. Bị Nguyễn Huệ đánh tan nát tại Thăng Long vào đầu xuân Kỉ Dậu (1789), Tôn Sĩ Nghị đem tàn quân tháo chạy về nước. 20 ngày sau, Càn Long hay tin bại trận liền tức tốc cách chức tổng đốc của Tôn Sĩ Nghị, điều Phúc Khang An, người vừa chiến thắng tại Đài Loan trở về kiêm chức tổng đốc Lưỡng Quảng, đồng thời liên tiếp ban ra nhiều chỉ dụ để đối phó với t́nh h́nh cấp bách. Thang Hùng Nghiệp tiếp sứ và gửi thư cho Quang Trung, đại ư: Lê Duy Ḱ bỏ nước mà trốn, Thiên triều quyết không đem nước An Nam cho y nữa. Hăy thừa lúc trước khi chưa vâng dụ chỉ, ủy thác ngươi gơ cửa quan kêu xin, ngơ hầu có thể ngưỡng cầu ân điển.

Và v́ quá nể phục Hoàng đế Quang Trung, Càn Long đă thực hiện chính sách đối xử tàn tệ với bọn vua quan lưu vong Lê Chiêu Thống, kể cả sau ngày vua mất.
Về phía vua Quang Trung, sau khi đại phá quân Thanh, đă có chủ trương cầu ḥa, cử người lên vùng biên giới phía bắc để thương thảo. Vua liền sai Hô Hổ Hầu dâng biểu cho Càn Long với lời lẽ nhún nhường: "Tha thứ cho thần cái tội đón đánh Tôn Sĩ Nghị, lượng cho ḷng thành của trẫm đă lắm lần gơ cửa quan trấn tấu, cho thần làm An Nam Quốc vương...". Nhưng có lúc Nguyễn Huệ cũng rất khẳng khái: "Này đường đường là triều đ́nh Thiên tử lại đi so hơn thua với nước nhỏ th́ ắt là muốn cùng khốn binh sĩ, lạm dụng vũ lực hầu sướng khoái cái ḷng tham lam tàn bạo th́ thật cái ḷng của Thánh thượng không nhẫn."

Và Quang Trung thách thêm: "Trong muôn một nếu can qua nối tiếp không dứt, t́nh thế đến nỗi nào th́ thật không phải do thần muốn, mà thần cũng không dám biết nữa.".

Đọc thư, Thang Hùng Nghiệp thấy kinh, bảo với sứ giả Hô Hổ Hầu rằng: Nay không phải là lúc hai nước đánh nhau, sao lại hành sự toàn một giọng giận dữ? Nói thế là chẳng muốn cầu phong tước hay muốn gây mối can qua chăng? Rồi trả lại văn biểu không dám đệ đạt lên Càn Long.

Càn Long cũng biết việc trả lại biểu và xem đó là điều cần thiết để răn đe. Trong Chỉ dụ 03-02-CL54 (27-02-1789) có ghi: "Nguyễn Huệ chỉ mượn việc dâng biểu để thử ḷng chúng ta mà thôi, nay chỉ ném trả biểu lại, sợ không đủ để y chấn động sợ hăi mà kiên định sự hối tội đầu thuận". Càn Long c̣n căn dặn thêm: "Hăy dùng lời hịch dụ nghiêm khắc, khiến Nguyễn Huệ thấy Thiên triều không chuẩn sự qui thuận, sợ hăi uy danh, sẽ sai người cho quan binh trở về, cho trăi ba, bốn lần khẩn cầu, lúc này Phúc Khang An sẽ tuân theo chỉ dụ trước, tùy cơ tâu lên xin chiếu chỉ để liệu biện"..

Tuy nhiên, nghĩ rằng lời lẽ cứng rắn quá, sợ Quang Trung bỏ cuộc, không chịu qui hàng, nên trong chỉ dụ sau, Càn Long ma mănh dặn lại "Phúc Khang An truyền hịch dụ Nguyễn Huệ, trong sự nghiêm khắc nên mở một con đường... Truyền dụ minh bạch như vậy, bọn Nguyễn Huệ không thấy tuyệt vọng, tất sẽ khẩn thiết khất hàng."

Phúc Khang An đă lệnh cho Thang Hùng Nghiệp làm môi giới, bàn bạc, c̣ kè bớt một thêm hai với sứ thần của Tây Sơn là Nguyễn Hữu Điều, Vũ Huy Tấn các vấn đề liên quan và góp ư xây dựng một biểu văn mới tŕnh lên Càn Long lời lẽ nhu ḥa: "Thần đă nhiều lần sai người gơ cửa quan xin tội, cùng đưa về những quan binh chưa chạy ra khỏi nước An Nam. C̣n những người sát hại quan Đề, Trấn th́ trót đă mắt thấy xử theo pháp luật ...Vốn phải đích thân đến kinh khuyết trần t́nh xin tội, nhưng trong nước gặp việc binh đao, nhân t́nh chưa yên, kính cẩn sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển theo tờ biểu vào chầu"(4). Đó là cách từ chối khéo léo, là cách hoăn binh để thăm ḍ t́nh h́nh trước đ̣i hỏi của Nhà Thanh là Quang Trung phải đích thân đến kinh khuyết.

Càn Long vui mừng nhận biểu và gửi lại Quang Trung một đạo dụ ngày 03-5-CL54 (27-5-1789), lời lẽ không c̣n mang tính đe dọa như trước. Ngay việc Quang Trung đánh tan tác quân Thanh vừa rồi, Càn Long cũng cho rằng không phải do Quang Trung cố ư gây ra mà chỉ là ngộ sát và hạ giọng nhân nghĩa: "Trẫm thương người thành tâm hối lỗi, nên việc dĩ văng không muốn truy cứu".

Nhưng Càn Long vẫn c̣n eo sách chỉ chấp thuận Quang Trung trực tiếp sang cầu phong chứ không chấp thuận cử người đi thay. Tuy vậy, Càn Long cũng gợi ư mở đường: "Nếu như ngươi có ḷng thành, hăy đợi đến tháng 8 năm thứ 55 nhân dịp lễ khánh thọ 80 của Trẫm, thời điểm này tính đến nay c̣n hơn một năm, trong nước ngươi chắc đă thu xếp yên ổn, lúc bấy giờ hăy bẩm với viên Tổng đốc xin đến kinh khuyết".

Cuối cùng, Càn Long cũng giảng ḥa. Đôi bên thỏa thuận, năm 1789, Nguyễn Quang Hiển sang chiêm cận và được đón tiếp nồng hậu. Ngày 24-7-CL54 (13-9-1789), Chánh sứ Nguyễn Quang Hiển, Phó sứ Nguyễn Hữu Điều, Vũ Huy Tấn và đoàn tùy tùng được thiên tử tiếp đăi tại Quyền A Thắng cảnh. Càn Long rất vui mừng khi được sứ thần ta thông báo vua Quang Trung chờ lúc việc nước tạm yên cũng sẽ đích thân đến kinh khuyết chiêm cận.

Để Quang Trung yên tâm đến Bắc Kinh, Càn Long dặn Phúc Khang An "hăy cho Nguyễn Huệ biết một cách khắc thiết như vậy sẽ không c̣n nghi ngờ ǵ nữa... Và hăy lệnh cho Nguyễn Quang Hiển đem t́nh tiết này biên thư cho Nguyễn Huệ hay để ḷng y không c̣n nghi ngờ" (CD 23-5-CL54). Khi Nguyễn Quang Hiển về nước, Càn Long đặc cách ban cho Nguyễn Huệ gấm vóc các loại để làm nổi bật sự ưu đăi và tỏ rơ "nỗi vui mừng được gặp nhau sẽ không xa".

Yêu sách chính của Càn Long, là làm sao vua Quang Trung đến kinh khuyết chiêm cận, xem như đă biết hối lỗi, một h́nh thức qui phục để rửa nhục thất trận của thiên triều, để xóa đi sự bẽ mặt của ḿnh trước thần dân. Đó là một đ̣i hỏi cũng chỉ v́ oai danh mà thôi. V́ vậy, Càn Long tích cực chỉ đạo cho Phúc Khang An liên hệ với An Nam để việc này trở thành hiện thực.

Mục đích đó đă đạt được. Ngày 29- 3- CL55 (13-5-1790) phái đoàn Quang Trung khởi hành đến Bắc kinh, như trông mong của Càn Long, mở đầu cho một thời ḱ bang giao mới giữa hai triều đại nhà Thanh-Tây Sơn giai đoạn hậu chiến. Và v́ quá nể phục Hoàng đế Quang Trung, Càn Long đă thực hiện chính sách đối xử tàn tệ với bọn vua quan lưu vong Lê Chiêu Thống, kể cả sau ngày vua mất.

3. Năm Tân Măo (1831) đời Minh Mạng nhà Nguyễn, ở Hưng Hóa (1) có một thổ tù là Đèo Văn An, v́ phạm lỗi nên đă bỏ trốn sang Vân Nam nước Thanh. Bọn quan quân ở đây nhân muốn xâm lấn lănh thổ nước ta, liền viện cớ tra xét sự việc, cứu giúp người bị oan rồi hội binh áp sát biên giới.

Dưới thời vua Minh Mạng, một viên lănh binh đă có một việc làm với nhà Thanh thật đáng khâm phục.
Nghe tin cấp báo, viên lănh binh Thắng trông coi việc quân ở Hưng Hóa được lệnh dẫn binh đi đối phó. Để khiêu khích, quân Thanh gửi sang một bức thư dọa nạt, lời văn ngạo mạn, hống hách. Trước sự việc đó, lănh binh Thắng một mặt cho quân lính tích cực chuẩn bị, sẵn sàng ứng chiến, mặt khác viết thư trả lời nêu rơ tội trạng của Đèo Văn Anh. Trong bức thư trả lời của lănh binh Thắng, đề ngày 26 tháng 7 năm Tân Măo (1831) có đoạn:

“… Các người đă v́ nó mà đến để tra cứu làm việc, nay sự lư đă rơ ràng như thế, tự nên chỉ rơ cho nó để điều đ́nh cho yên việc. Thế là không những chỉ bảo toàn được cho một ḿnh Đèo Văn An mà không đến nỗi phải gây động can qua, nhân dân không đến nỗi gặp tai họa, mới là tốt lại càng tốt đấy!

Chúng tôi vâng mệnh quan trên đến đây để giữ ǵn đất đai bờ cơi, vốn không chịu đối trận giao binh với các người một cách dễ dàng, nhưng xưa nay muốn giữ được trọn vẹn ḥa hảo th́ trong ḷng hai bên đều cần phải bỏ qua đi, th́ mới trọn vẹn được.

Nay nhận được tờ trát đưa đến, nói các lời rằng: “Nếu đến nỗi gây động can qua th́ chúng bay không khỏi người mệt, lương thiếu”, thật là đa tạ các người đă uổng phí ḷng chiếu cố rồi đấy. Núi là đường của chúng tôi, ruộng là lương của chúng tôi, có ǵ là mệt với thiếu? Chỉ sợ các người xa th́ thiếu thốn thôi.

Các người lại nói các lời rằng: “Đến nơi gần mà điều binh sẽ được ngay tám chín ngh́n tên. Lấy người nhàn rỗi mà đối địch với kẻ mệt nhọc”. Các người vượt bờ cơi đến đây c̣n phải mất công triệu tập, chứ đấy là trong nhà chúng tôi, cỏ cây đều là quân lính, một hai vạn cũng có chứ sao lại chỉ có tám chín ngh́n? Th́ ai là nhàn rỗi, ai là mệt nhọc?

Chúng tôi kính thuận là v́ nên làm theo nghĩa lư chứ không phải là đất đai và quân lính yếu. Trong các người phần nhiều là người đọc sách biết thời vụ, há không nghe thấy công việc từ thời Nguyên, thời Minh tới nay mà so sánh với công việc của nhà Trần, nhà Lê đấy sao? Các người đă hẹn với chúng tôi là mười ngày th́ xong việc, thế mà bấy lâu không thấy rút quân, há không phải là theo lối cũ làm chước hoăn binh, hoặc lại tụ tập bọn khác đến mưu hại chúng tôi đấy sao?

Nếu ngày nay, bọn con em chúng tôi không ngại phiền phức th́ cứ tiến lên một bước là đánh một bước, bắn một phát súng th́ há không phải là các người cố ư kích động chúng tôi đấy sao? Nếu sau này xảy ra một việc không tốt lớn hoặc nhỏ, th́ rơ ràng là không phải tự chúng tôi gây ra rồi. Chúng tôi lại sợ quan trên của các người sẽ đem cái tội lớn là “gây càn ra thù hằn nơi biên giới” mà đun đẩy lên ḿnh các người th́ các người chịu đựng thế nào?…

Trăm việc lấy ḥa làm quư, thử đem lời nói của tôi mà ngẫm nghĩ kỹ xem! Nếu thu xếp xong được sớm, rút về không lưu lại một giờ nào th́ tôi cũng không cần ở lâu để cai quản việc không cần thiết. Nếu để chậm đến cuối mùa thu th́ lam chướng ngày càng nặng, mưa lụt ngày càng nhiều, lính của tôi đă quen thuộc khí hậu c̣n cảm thấy khó nhọc, huống chi lính các người quen ở đất Bắc, nay ở lâu trong vùng lam chướng sợ không chịu nổi.

Vả chăng các người là bực đại trí tuệ, đại kiến thức, mong hăy soi xét lời nói phải, sắp xếp hoàn thành việc rất tốt này cho cả hai bên, há không phải tay không mà tạo thành được ṭa tháp bảy tầng, không những con cháu được hưởng công đức ấy vô cùng, mà tự ḿnh trước đă hưởng điều rất vui sướng đấy.

Hơn nữa mảnh đất sỏi đá này có hay không th́ có quan hệ ǵ? Việc đi lần này chắc chỉ v́ lầm nghe bọn tiểu nhân nói những điều khách khí, nay th́ điều khách khí đă thoải mái rồi, c̣n đ̣i ǵ nữa? Chúng tôi đi chuyến này vốn là bất đắc dĩ, mong các người tỏ ḷng tốt. Nếu buổi sớm các người rút quân th́ buổi chiều chúng tôi cũng cáo từ đấy, chúng tôi há có thích ǵ cái việc không vui sướng này đâu! Chúng tôi đă thành tâm khuyên nhủ, các người nên nhớ cho kỹ. Vậy đưa tờ trát này để trả lời các người biết”.

Theo quan chế thời Nguyễn, lănh binh chỉ là vơ tướng chỉ huy quân đội ở địa phương, nhưng việc làm thật đáng khâm phục. Mặc dù lời lẽ và cách hành văn trong bức thư của ông rất mềm mỏng nhưng lại khôn khéo, cương quyết, dù ở thế yếu trước một kẻ mạnh hơn mà vẫn thể hiện khí phách hiên ngang, khẳng định quyền tự quyết thiêng liêng, ư chí tự cường, sẵn sàng đánh trả bất cứ thế lực nào xâm phạm đến lănh thổ và nền độc lập của đất nước.

Vũ Anh ( tổng hợp )



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network