Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Chứng cứ pháp lư về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông (ST)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 68268
 06/16/2011



Chứng cứ pháp lư về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông (ST)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Kỳ 1- Việt Nam khẳng định lịch sử chủ quyền

Lịch sử chủ quyền của Việt Nam đă được khẳng định

Sự xác lập chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được minh chứng bằng những tư liệu lịch sử không những của Việt Nam, mà c̣n của chính Trung Hoa cũng như của phương Tây; đồng thời, bằng quá tŕnh chiếm hữu thực sự, ḥa b́nh và thực thi liên tục của các nhà nước Việt Nam quá các thời kỳ lịch sử từ đầu thế kỷ XVII. Những bằng chứng này khác hẳn với những tư liệu mà Trung Quốc đă cố viện dẫn.

Hầu hết các tư liệu Việt Nam, đều là tư liệu thuộc nhà nước, đặc biệt là “Hội điển”, loại sách ghi điển chế biến thành luật lệ của triều đ́nh hoặc các châu bản, tức những văn bản trao đổi giữa vua và các đ́nh thần hoặc tỉnh thần, đều trực tiếp minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tư liệu Việt Nam đă đề cập đến địa danh Hoàng Sa, tiếng Nôm cùng nghĩa gọi là Cát Vàng hay Cồn Vàng, lại rất nhất quán từ đầu thế kỷ XVII, tức từ thời Chúa Nguyễn đến thế kỷ XX. Cho đến nay, vẫn c̣n giữ địa danh Hoàng Sa. Địa danh Hoàng Sa (chữ Nôm là Cát Vàng) cũng đă được người Phương Tây xác nhận chính là Paracel vào thế kỷ XIX.

Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đă xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII) sang thời Tây Sơn rồi tới đầu triều Nguyễn (từ vua Gia Long) qua hoạt động của đội Hoàng Sa cũng như sự khẳng định, sự quản hạt hành chánh của chính quyền Việt Nam và sau đó đến các triều Minh Mạng, Thiệu Trị qua hoạt động của thủy quân. Đại Nam nhất thống chí (bắt đầu soạn năm 1865, soạn xong năm 1882, ấn hành năm 1910), vẫn tiếp tục khẳng định Hoàng Sa thuộc cương vực ngoài biển của Việt Nam.

Nếu không kể những tư liệu đại loại như Trung Quốc thường viện dẫn, tức là những người đi qua Hoàng Sa rồi cảm tác hay viết tới quần đảo này như Lư Văn Phức đi trên tàu sang Philippines năm 1832 viết “Vọng kiến vạn lư Tràng Sa tác” trong tác phẩm “Đông hành thi thuyết thảo”, Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, liên tục qua các đời từ đầu thế kỷ XVII đến khi bị các nước ngoài xâm phạm, đă khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rơ ràng trên Biển Đông.

Khẳng định chủ quyền của vua, triều đ́nh nhà Nguyễn

Trong khi tại Trung Quốc chưa có tài liệu nào nói rơ vua, triều đ́nh Trung Quốc khẳng định chủ quyền của ḿnh ở Hoàng Sa và Trường Sa, th́ tài liệu chính sử của Việt Nam cho thấy vua và triều đ́nh Việt Nam đă nhiều lần khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lănh hải Việt Nam. Các tài liệu chính thức của nhà nước Việt Nam, của triều đ́nh Việt Nam như “Đại Nam Thực lục Chính Biên”, “Đại Nam Hội Điển Sự Lệ”, “Châu Bản Triều Nguyễn”, “Đại Nam Thống Nhất Chí” đă ghi nhận rất rơ ràng rằng hoàng đế Việt Nam, triều đ́nh Việt Nam luôn khẳng định Hoàng Sa thuộc về cương vực mặt biển.

Với tính cách nhà nước, đội Hoàng Sa – một tổ chức bán quân sự gồm 70 suất đinh coi là lính – được Nhà nước cấp lương thực 6 tháng, đứng đầu là cai đội hay đội trưởng được triều đ́nh cắt cử kiêm lĩnh thủ ngự cửa biển Sa Kỳ (Quảng Ngăi), kiêm quan đội Bắc Hải ở phía Nam, hàng năm đă được giao nhiệm vụ riêng một ḿnh kiểm soát và khai thác định kỳ, liên tục và ḥa b́nh hải sản quư cùng các sản vật kể cả súng ống của các tàu đám tại các đảo Hoàng Sa suốt thời Đại Việt.

Trong thời các Chúa Nguyễn và thời Tây Sơn, tức từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1801 và sau đó là buổi đầu triều Nguyễn từ 1802 đến trước 1815, hàng năm, đội Hoàng Sa hoạt động trong 6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch (tháng 4 đến tháng 9 dương lịch) để phù hợp với điều kiện thời tiết, tránh thời gian quá nhiều băo tố ở vùng biển của quần đảo Hoàng Sa.

Trong hơn 2 thế kỷ từ cuối thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đội Bắc Hải cũng đă được cử đi t́m kiếm hải vật ở khu vực Bắc Hải tức khu vực quần đảo Trường Sa và cả Côn Đảo, Hà Tiên ở phía Nam của Đại Việt. Đội Bắc Hải tuy không được chính quyền Chúa Nguyễn coi quan trọng như đội Hoàng Sa, không cần định suất hoặc lấy những người t́nh nguyện song đội Bắc Hải vẫn do nhà nước quản lư.

Thời gian Đội Bắc Hải hoạt động cũng bắt đầu từ lâu, trước khi “Phủ biên tạp lục” ra đời (1776), cũng như phải sau khi đất B́nh Thuận bắt đầu thuộc Đại Việt (1697) đến đầu nhà Nguyễn. Suốt từ thời nhà Nguyễn, bắt đầu từ năm 1816, thủy quân lại được giao trọng trách liên tục từ năm 1836 thành lệ hàng năm đi cắm cột mốc, dựng bia, đào giếng, xây dựng miếu, trồng cây… tại Hoàng Sa và Trường Sa. Thủy quân được các dân binh Hoàng Sa tiếp tục hỗ trợ như lái thuyền, lo hậu cần…

Và, ngoài rất nhiều tài liệu chính thức của nhà nước dưới Triều Nguyễn, việc xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa c̣n do sách của chính người Trung Hoa viết như “Hải ngoại kỷ sự” của Thích Đại Sán viết năm 1696. Đó là chưa kể nhiều tác giả phương Tây như Le Poivre (1749), J.Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff (1849)… cũng đă khẳng định rơ ràng Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tiêu biểu nhất là Bản đồ “An Nam đại quốc họa đồ” của Giám mục Taberd trong cuốn Tự Điển Việt-La Tinh (nhan đề Latino-Anamiticum” xuất bản năm 1838 đă ghi rơ: “Paracel Seu Cát Vàng” ở tọa độ hiện nay của Hoàng Sa tại Biển Đông. Trong khi bản đồ An Nam này chỉ vẽ có Paracel Seu Cát Vàng, lại không vẽ Hải Nam của Trung Quốc trong Biển Đông. Như vậy, rơ ràng bản đồ “An Nam đại quốc họa đồ” đă minh chứng Cát Vàng (Hoàng Sa) chính là Paracel nằm trong vùng biển của Việt Nam. (C̣n nữa)

TS sử học Nguyễn Nhă



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 604022
 06/16/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ 2: Chủ quyền vốn có của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa

Trong suốt thời chúa Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một, luôn được quản lư hành chính bởi Thừa Tuyên Quảng Nam dưới danh nghĩa Nhà Lê hay Quảng Nghĩa (Quảng Ngăi) lúc là phủ, khi là trấn trong thực tế tự trị của Xứ Đàng Trong, tùy theo thời kỳ lịch sử. Bởi từ khi Nguyễn Hoàng trở lại trấn thủ Thuận Quảng (năm 1600) cho tới khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) xưng vương năm 1744, trên danh nghĩa Chúa Nguyễn vẫn là quan trấn thủ Thừa Tuyên Quảng Nam của Đại Việt do vua Lê trị v́.


Như thế mọi hành động xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn vẫn dưới danh nghĩa nước Đại Việt và trước hết trên danh nghĩa thuộc Thừa Tuyên, Quảng Nam quản hạt. Năm 1602, với tính cách tự trị, tự quản, Nguyễn Hoàng lại đặt thành dinh Quảng Nam, quản hạt phủ Quảng Nghĩa (trước đó là phủ Tư Nghĩa). Cũng từ năm 1602, phủ Quảng Nghĩa có chức tuần phủ và khánh lư cai trị.

Trên thực tế tự trị trên, Phủ Quảng Nghĩa có huyện B́nh Sơn (trước đó là huyện B́nh Dương) quản lư xă An Vĩnh. “Toản Tập thiên Nam Tứ Chí Lồ Đồ Thư” hay “Toàn Tập An Nam Lộ” đă ghi “Băi Cát Vàng” (Hoàng Sa) trong phủ Quảng Nghĩa. “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quư Đôn chép “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) huyện B́nh Sơn, xă An Vĩnh”, “Địa Dư Chí” của Phan Huy Chú chép “Hoàng Sa ở trấn Quảng Nghĩa”. Sang thời Tây Sơn từ 1773, phủ Quảng Nghĩa được đặt tên thành phủ Ḥa Nghĩa.

Năm 1801, Ḥa Nghĩa đă được gọi lại với tên Quảng Nghĩa mà tại đó ngoài viên tuần phủ, khánh lư, c̣n có một viên chính hộ lư, một viên đề lănh, một viên kư lục, một viên cai phủ và một viên thư kư. Sau Quảng Ngăi trở thành trấn, rồi tỉnh, năm 1829, tiếp tục quản lư xă An Vĩnh. Dần dần xă An Hải phía Bắc cửa biển Sa Kỳ cũng cung cấp lính Hoàng Sa. Dân hai làng (xă) An Vĩnh, An Hải di dân ra Cù Lao Ré lập 2 phường An Vĩnh và An Hải mà Nguyễn Thông gọi là hai hộ An Vĩnh, An Hải. Đến đầu triều Nguyễn, khi 2 phường Cù Lao Ré phát triển, xin tách khỏi hai làng cũ ở đất liền trở thành nơi cung cấp chính dân binh cho đội Hoàng Sa. Chính Phạm Quang Anh đă được cử làm đội trưởng đội Hoàng Sa năm 1815 là người thôn An Vĩnh ở đảo Cù Lao Ré, nay thuộc thôn Đông, xă Lư Vĩnh thuộc huyện đảo Lư Sơn.

Nhiều tài liệu như “Việt Sử Cương Giám Khảo Lược” của Nguyễn Thông và “Đại Nam Nhất Thống Chí” của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn đă xác nhận Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngăi. Hoàng Sa là nơi hiểm yếu và rộng lớn, nên phủ rồi trấn rồi tỉnh Quảng Ngăi là đơn vị hành chính luôn trực tiếp can thiệp vào những hoạt động có định kỳ hàng năm của đội dân binh Hoàng Sa để có phương tiện tốt và đảm bảo những yêu cầu của chính quyền trung ương ở Phú Xuân gọi là chính dinh, thủ phủ của xứ Đàng Trong hay kinh đô của Triều Nguyễn sau này.

Sang thời Pháp thuộc, với Hoàng Sa thuộc về Trung Kỳ, đất bảo hộ của Pháp, nên không cần hành động xác lập chủ quyền mà chỉ cần những hành động thực thi chủ quyền, tiếp theo những hành động khảo sát Hoàng Sa đầu tiên năm 1925 của Viện Hải Dương học Nha Trang là những hoạt động thể thao theo đề nghị của dư luận báo chí thời ấy. Ngày 15/6/1932, chính quyền Pháp ra Nghị định số 156-SC ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chính gọi là quận Hoàng Sa tại quần đảo Hoàng Sa.

Tháng 3/1938, Hoàng đế Bảo Đại kư dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay v́ Nam Ngăi như các triều trước. Tháng 6/1938, một đơn vị bảo an lính Việt Nam tới trấn đóng Hoàng Sa. Một bia chủ quyền được dựng trên đảo Pattle với ḍng chữ: “République Francaise – Royaume d’Annam – Archipels des Paracels 1816 – Ile de Pattle 1938”.

C̣n với quần đảo Trường Sa (Spratleys) phía Nam thuộc địa giới Nam Kỳ lại là đất thuộc địa của Pháp, nên có hành động xác lập chủ quyền cho nước Pháp. Song để ngăn chặn nước thứ ba cũng như đối phó với pháp lư đế quốc, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đă viết trong bản ghi chú cho Vụ Châu Á Đại dương tháng 5/1950 rằng: “Việc chiếm hữu quần đảo Spratleys do Pháp tiến hành năm 1931 – 1932 là nhân danh Hoàng đế An Nam”. Ngày 13/4/1933, một hạm đội nhỏ do trung tá hải quân De Lattre chỉ huy từ Sài G̣n đến Trường Sa (Spratley) gồm thông báo hạm La Malicieuse, pháo thuyền Alerte, các tàu thủy văn Astrobale và De Lanessan. Sự chiếm hữu được tiến hành theo nghi thức cổ truyền của phương Tây. Một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng kư thành 11 bản, mỗi đảo nhận một bản được đóng kín trong một chai rồi được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một địa điểm ấn định và cố định trên mặt đất. Người ta cũng kéo cờ tam tài và thổi kèn trên từng ḥn đảo.

Ngày 21/12/1933, Thống đốc Nam kỳ M.J. Krautheimer đă kư Nghị định số 4762 sáp nhập các nhóm hải đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Năm 1938, Pháp cũng thiết lập một bia chủ quyền, một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến tại đảo Itu-Aba (Ba Đ́nh).

Ngày 31/3/1939, Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố gửi tới Đại sứ Pháp ở Nhật Bản khẳng định Nhật Bản là người đầu tiên khám phá Trường Sa vào năm 1917 và tuyên bố Nhật kiểm soát Trường Sa. Măi đến ngày 9/3/1945, Nhật mới bắt làm tù binh những lính Pháp đóng ở các đảo Hoàng Sa cũng như đất liền của Việt Nam. Tuy nhiên, quân Nhật đă rút khỏi quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa vào năm 1946. Pháp trở lại Việt Nam làm chủ Biển Đông, lập tức cử một phân đội bộ binh Pháp đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza đến thay thế quân Nhật từ tháng 5/1946 và Đô đốc D’Argenlieu, cao ủy Đông Dương cũng đă phái tốc hạm L’Escarmouche ra nắm t́nh h́nh đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lư các quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, tại Hội nghị San Francisco có 51 quốc gia tham dự từ ngày 5-8/9/1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại thân Pháp long trọng tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lănh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị b́nh luận ǵ về lời tuyên bố này. Điều đó cũng là cơ sở pháp lư quốc tế về chủ quyền vốn có của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

TS sử học Nguyễn Nhă


 

 sontunghn
 member

 REF: 604024
 06/16/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Kỳ 3: Việt Nam nỗ lực bảo vệ chủ quyền

Kết thúc Hội nghị San Francisco, ḥa ước với Nhật được kư kết ngày 8/9/1951. Trong ḥa ước này có điều 2, đoạn 7 ghi lại nguyên văn: “Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracels và Spratlys”. Song đến đây, t́nh h́nh chính trị thế giới đă bắt đầu biến chuyển, chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản chủ nghĩa - do Mỹ cầm đầu - và khối xă hội chủ nghĩa - do Liên Xô đứng đầu - đă bắt đầu tác động đến Việt Nam. V́ vậy, chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa lại tăng sự tranh chấp ngày càng phức tạp khiến sự bảo vệ chủ quyền trở nên hết sức khó khăn v́ nhiều thế lực quốc tế can thiệp với những danh nghĩa khác nhau.

Tháng 10/1956, hải quân Đài Loan đến chiếm đảo Ba Đ́nh (Itu-Aba). Ngày 22/10/1956, sắc lệnh số 143-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa thay đổi địa giới các tỉnh và tỉnh lỵ tại Nam Việt (Nam Bộ). Trong danh sách các đơn vị hành chính Nam Việt đính kèm theo sắc lệnh có những thay đổi tên mới, trong đó có tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được gọi là tỉnh Phước Tuy và Spratly thuộc tỉnh Phước Tuy được gọi là Hoàng Sa cùng tên với quần đảo phía Bắc là Paracels.

Trong khi ấy, CHND Trung Hoa cũng đă nhanh chóng chiếm giữ đảo Phú Lâm (Ile Boisée), đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa, song hành với việc Đài Loan chiếm giữ đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa, một t́nh t́nh hết sức phức tạp cho chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Song từ sau Hiệp định Genève mà Trung Quốc đă kư, chính quyền phía Nam mới có trách nhiệm quản lư chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa v́ hai quần đảo này nằm phía dưới vĩ tuyến 17. Vụ việc công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chỉ ủng hộ tuyên bố 12 hải lư về lănh hải của Trung Quốc cũng như những biểu hiện khác của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa vào thời gian này cũng không có giá trị pháp lư quốc tế về sự từ bỏ chủ quyền. Chính quyền Trung Quốc tố cáo Việt Nam lật lọng là không đúng sự thực và thực chất về chủ quyền ở Hoàng Sa. Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, đối đầu của hai khối chính trị mà CHND Trung Hoa là đồng minh chí cốt của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa thù địch với Mỹ cùng các đồng minh Đài Loan và Việt Nam Cộng ḥa, nên tất cả những hành động đối đầu cũng chỉ là đối sách chính trị nhất thời.

Ngày 13/7/1961, Sắc lệnh số 174/NV của Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và thành lập tại quần đảo này một xă lấy tên là xă Định Hải, trực thuộc quận Ḥa Vang. Sắc lệnh ghi: Quần đảo Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam (điều 1). Đặt đơn vị hành chính xă bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy tên là xă Định Hải, trực thuộc quận Ḥa Vang. Xă Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành chính (điều 2). Tháng 2/1959, nhiều dân chài Trung Quốc định đến đóng trên phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa, nhưng không thành công, bị hải quân Việt Nam Cộng ḥa bắt và trao trả lại Trung Quốc.

Ngày 6/9/1973, Bộ trưởng Nội vụ của chính quyền Việt Nam Cộng ḥa đă sửa đổi việc quản lư hành chính của Trường Sa vào xă Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy mà trước đây vào năm 1956, thời chính quyền Ngô Đ́nh Diệm đă có sắc lệnh gọi Spratly là quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, cuộc hải chiến giữa CHND Trung Hoa và Việt Nam Cộng ḥa bắt đầu diễn ra ngày 19/1/1974 và kể từ ngày 20/1/1974, Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Sau đó, chính quyền Việt Nam thống nhất tiếp tục khẳng định chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn chịu những dư âm tác động đối đầu của các thế lực quốc tế trước đây, chưa chấm dứt được sự tranh chấp chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa. Sau chiến thắng Buôn Mê Thuột, thời cơ chiến lược giải phóng miền Nam đă đến, Bộ Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong mùa khô năm 1975 bao gồm các đảo và các quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc…

Ngày 5/4/1975, Bộ Tư lệnh Hải quân chủ trương chuẩn bị chiến đấu giải phóng quần đảo Trường Sa, nhanh chóng đánh đảo Song Tử Tây trước để làm bàn đạp và rút kinh nghiệm đánh tiếp các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, An Bang, Trường Sa và các đảo c̣n lại của quần đảo.

Ngày 9/9/1975, đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Khí tượng thế giới tiếp tục đăng kư đài khí tượng Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ngày 4/2/1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng nam – Đà Nẵng. Ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lănh hải. Ngày 9/12/1982, Chính phủ Việt Nam lập huyện Trường Sa. Đến ngày 28/12/1982, Chính phủ Việt Nam quyết định huyện Trường Sa được nhập vào tỉnh Phú Khánh.

Như vậy, căn cứ vào các dữ kiện lịch sử và hành chính trong các thời kỳ, có thể khẳng định chủ quyền bất khả xâm của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cả 4 phương diện: lịch sử, địa lư, pháp lư và thực tế.

(C̣n nữa)

TS sử học Nguyễn Nhă


 

 aka47
 member

 REF: 604029
 06/16/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Một anh bộ đội tay cầm súng AK quát tháo nguỵ quân nguỵ quyền đang ngồi ngay hàng thẳng tắp trong hội trường để nghe chính trị:

Các anh có biết Hội Nghị BaLê thật sự là họp ở Hà Nội không? Địch nói họp ở Balê mà các anh cũng tin theo tụi phản động nói.
Các anh nghe rơ chưa?
RƠOOOOooooo !!!! Vang dậy cả hội trường.

Vậy th́ Hoàng Sa Trường Sa ai mạnh sẽ thắng chứ tài liệu để căn cứ th́ thời đại bi giờ nước Ma Rốc nó làm cũng được.

Tiếc là nhà nước ta lại tự nhận ḿnh là Thái Thú của Tàu nên c̣n miệng ăn hết miệng nói chứ VN có yếu đâu nà.

hihii


 

 muahe2011ger
 member

 REF: 604506
 06/21/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network