sontunghn
member
ID 67189
04/06/2011
|
Chuyện lạ: Nhà thơ 16 vợ giữa thủ đô (ST )
Nhà thơ, thợ mộc, thợ đóng gạch Nguyễn Đăng Hành, sinh ra và lớn lên ở ngôi làng có cái tên khá lạ Khoan Tế (xă Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội), có tới… 16 vợ, 24 con và vô số cháu.
Tôi đă từng gặp gỡ, tiếp xúc với những người đàn ông lắm vợ nhiều con ở đất nước mà theo quy định, cả pháp luật lẫn đạo đức này, chỉ được có 1 vợ mà thôi. Ông thầy bùa Hoàng Văn Nhẻo ở bản Dùng (Thanh Sơn, Phú Thọ), có tới 10 vợ và… vô số con. Ông Nhẻo từng giữ kỷ lục Việt Nam trong nhiều năm liền, cho đến khi, ông “về trời” chừng dăm năm trước.
Người soán ngôi kỷ lục của ông thầy bùa Hoàng Văn Nhẻo là ông Nguyễn Văn Sơn (Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội). Ông Sơn có tới 11 vợ, 24 con. Điều đặc biệt là ông Sơn bị mù cả 2 mắt. Điều lạ nữa là, dù bị mù, song ông vẫn đạp xe khắp huyện để… kiếm vợ. Trực giác và trí nhớ của ông là thứ thiên bẩm. Ổ gà, ổ trâu, điểm quẹo trên những con đường đi qua ông thuộc nằm ḷng. Đôi tai ông thính đến nỗi, nghe tiếng xe máy nổ, ông biết là xe Tàu hay xe Nhật, thậm chí ngửi mùi khói là biết chiếc xe của anh nào trong làng, rồi chào hỏi từ xa. Có lẽ, tài trí tuyệt vời ấy, đă đánh gục 11 trái tim đàn bà.
Nhưng giờ đây, kỷ lục của người đàn ông mù đa t́nh Nguyễn Văn Sơn chính thức bị lật đổ bởi một anh nhà thơ, thợ mộc, thợ đóng gạch Nguyễn Đăng Hành, sinh ra và lớn lên ở ngôi làng có cái tên khá lạ Khoan Tế (xă Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội). Anh chàng nhà thơ này có tới… 16 vợ, 24 con và vô số cháu.
Nhà tôi ở xă Đông Dư, cách làng Khoan Tế của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành có 2 cây số. Hàng ngày, tôi vẫn đi chợ Bún, cái chợ khá sầm uất nằm ngay đầu đường dẫn vào nhà ông nhà thơ này. Chính v́ thế, tôi biết ông nhà thơ kiêm thợ mộc lấy nhiều vợ mấy năm nay rồi, nhưng là chỉ biết qua những cuộc buôn chuyện với những tiếng cười rinh rích của mấy bà mấy chị. Tuy nhiên, tôi cứ lần lữa chẳng viết. Bởi v́, không những xă hội ta, mà cả thế giới văn minh này, chẳng ai khuyến khích đàn ông lấy hơn một bà vợ. Viết bài ca ngợi “chiến tích” của ông nhà thơ này th́ không được, mà “chửi” cũng chả xong, v́ biết đâu, ông lại đến nhà tôi mà… đào mả tổ.
Cho đến một hôm, cùng nhà thơ uống bia, ăn thịt dê ở chợ Đa Tốn, tôi ướm hỏi: “Anh tính thế nào nếu chuyện ái t́nh thê thiếp của anh lên báo, cho thiên hạ biết”. Không ngờ, Nguyễn Đăng Hành bảo: “Chuyện của tớ chả có ǵ đáng tự hào, cũng chả có ǵ đáng xấu hổ. Gọi tớ là nhà thơ cũng được, thợ mộc cũng xong, Chí Phèo tớ cũng chẳng căi. Làng xóm bảo tớ là Hành điên, Hành dở, Hành đểu… ờ th́ họ nói đúng cả. Tớ ị vào mặt mấy cái thằng ngủ với gái nhoanh nhoách rồi quất ngựa truy phong, rồi cứ giữ cái mặt đạo mạo ra vẻ tử tế. Nếu xă hội bảo thằng Đăng Hành này đểu, th́ mặc kệ cái quan niệm đạo đức của xă hội, nhưng với những người đàn bà của tớ, cả thảy 16 đứa, chúng nó nghĩ tớ là thằng tốt, là thằng tử tế là được rồi. Chí Phèo cũng có lúc tử tế, ít ra là với Thị Nở. Cậu có tin tất cả các bà vợ đều yêu tớ, coi trọng tớ không? Tớ bấm điện thoại cho cậu nói chuyện nhé!”.
Quả thực, tôi ngỡ ngàng về Nguyễn Đăng Hành. Một người đàn ông có vợ, chỉ cần léng phéng bên ngoài, có thể đă bị cắt toi của quư. Đằng này, Nguyễn Đăng Hành có tới 16 vợ, mà anh khẳng định cả 16 bà đều yêu, đều quư, đều tôn trọng, biết ơn anh? Có điều ǵ đó kỳ lạ ẩn sau người đàn ông đa thê bậc nhất này?
Một ngày cuối tuần, tôi t́m đến nhà Nguyễn Đăng Hành. Con ngơ cứ nhỏ dần, đến nhà Nguyễn Đăng Hành th́ chỉ c̣n đủ cho một chiếc xe máy chạy. Trên bức tường có đề chữ Kinh Thi và mũi tên chỉ vào trong. Sau này tôi mới biết, Kinh Thi là bút danh làm thơ của anh.
Ngôi nhà cấp 4, cả cửa chính và cửa nách mở thông thống, không có khóa. Màn vẫn mắc trên giường. Trên đỉnh màn có mấy tấm xốp để hứng mưa dột. Bát đĩa ăn dở la liệt dưới nền nhà. Nguyễn Đăng Hành đi vắng.
Tôi loanh quanh sang hàng xóm, hỏi nhà thơ Đăng Hành, đều nhận được câu trả lời: “Cuối tuần đi đón vợ rồi, chưa về đâu”. Bác hàng xóm gọi tôi vào nhà, giới thiệu: “Tôi là chị gái của thằng Hành đây. Nó là thằng út, thằng lắm vợ nhiều con, thằng chả ra ǵ của nhà tôi”.
Bà chị gái của nhà thơ Nguyễn Đăng Hành là bà Kỷ. Bà Nguyễn Thị Kỷ là thầy cúng, tai hơi nặng, nói chuyện bốp chát nhưng rất lôi cuốn. Từ đầu đến cuối câu chuyện, bà cứ nhè cậu em út ra chửi. Nhưng trong giọng điệu, câu chữ chửi em ḿnh, tôi thấy bà thương người em ấy, rằng, thế mà nó khổ nhất nhà, long đong nhất nhà.
Tôi hỏi chuyện nhà thơ Đăng Hành lắm vợ, bà Kỷ lại mắng xơi xơi: “Tôi chán ăn cỗ cưới của nó lắm rồi. Lần hai, lần ba th́ c̣n đi đón vợ cho nó, chứ lần thứ 16 th́ kệ mẹ nhà nó, tôi đếch thèm đi nữa. Nó cưới người chứ cưới chó th́ cũng mặc kệ! Để tôi đếm xem nào. Con đầu tiên ở Thạch Bàn, con thứ hai ở Mỹ Hào, con thứ ba ở làng Rồng, con thứ tư ở chợ Văn Giang, con thứ năm ở xă Công Luận, con thứ sáu, con thứ bảy… tôi không nhớ, nhưng con cuối cùng, con thứ 16 là con Hà Bắc (Bắc Ninh), vừa cưới được mấy năm nay”.
Sau khi liệt kê “chiến tích” của cậu em út, bà chị gái quay sang chê: “Cái thằng Hành này c̣n kém xa cụ Nguyễn Du nhé. Cụ Nguyễn Du làm thơ hay hơn nó, lấy vợ cũng hoành tráng hơn nó nhiều. Năm 21 tuổi cụ đă có vợ, vậy mà khi mất, mới 31 tuổi, đă có vô số vợ và 18 con. Thằng Hành năm nay gần 60 tuổi rồi mới có 24 đứa con, c̣n kém lắm!”.
Bà Kỷ: “Đúng là nó có 16 vợ, cưới 16 lần, nhưng tôi chỉ nhớ được mấy đứa thôi. Mấy đứa hay qua lại, hay gặp mặt tôi th́ tôi nhớ. Vợ đầu của nó là con Lê ở Thạch Bàn. Hồi cưới nhau thằng Hành 21 tuổi, con Lê 23. Chúng nó có với nhau 2 thằng con. Ở với nhau được mấy năm th́ thằng Hành đuổi. Con Lê bỏ vào Nam. Chả ai nuôi con chúng nó, nên tôi phải nuôi. Giờ một thằng làm ở Tây Bắc, cũng khá thành đạt, thi thoảng cho bố tiền tiêu, một thằng nghe đâu mới học xong.
Vợ hai của nó ở Mỹ Hào, cũng đẻ một trai, một gái, đất rộng lắm. Hồi cưới nhau, cũng mổ lợn ăn, linh đ́nh lắm, Nhưng con này ở với nó cũng chỉ được vài năm là nó đuổi.
Đuổi con này đi, th́ nó cưới con làng Rồng. Ở với con này những 10 năm. Nhưng trong lúc cưới con này, th́ lại tằng tịu với con nữa cũng ở Văn Giang, cũng đón dâu, cũng đông đủ họ hàng.
Cứ tưởng xong rồi, nhưng nó lại lấy thêm một đống nữa. Con bé cuối cùng ở Hà Bắc, là giáo viên hẳn hoi, kinh tế khá nhất. Con vợ này bằng tuổi thằng con lớn của thằng Hành. Riêng với con này th́ có đăng kư kết hôn hẳn hoi, có với nhau 2 con gái. Nhưng rồi, cũng sống với nhau chẳng được mấy ngày, nó lại đuổi”.
Tôi hỏi bà Kỷ: “Những người vợ này không ra ǵ hay sao mà lại bị nhà thơ Đăng Hành đuổi đi thế?”. Bà Kỷ giải thích: “Tôi thấy vợ nó đứa nào cũng tốt, cũng tử tế. Có lần, tôi cáu tiết hỏi v́ sao nó cứ đuổi vợ đi, th́ nó bảo, có đàn bà ở trong nhà, nó không thể làm thơ được, nên nó đuổi! Nó thích ở một ḿnh để c̣n làm ra được thơ, chứ không phải ghét bỏ ǵ đám vợ kia. Tuần nào cũng vậy, cứ chiều thứ 7 nó lại xuống Văn Giang đón vợ thứ lên, rồi tiếp tục lên Bắc Ninh đón vợ út xuống. Sáng sớm thứ 2, lại trả vợ út về Bắc Ninh trước để vợ nó đi dạy, rồi mới trả vợ thứ về Văn Giang”.
C̣n tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 595502
04/06/2011
|
Chàng thợ mộc 16 vợ “mang cái khùng điên giúp đời”
16 người đàn bà mê ǵ ở một kẻ tàn tật, mắc đủ thứ bệnh trong người, lại nghèo rách nghèo nát, nghèo nhất thế gian như lời thi sĩ?
Tuần sau, cuối giờ chiều, tôi lại t́m đến làng Khoan Tế (Đa Tốn, Gia Lâm). Lần này th́ thấy chiếc xe máy Trung Quốc không biển dựng ở cổng.
Cổng nhà thi sĩ Đăng Hành cũng lạ, cao đến đầu gối và không khóa. Tôi chợt sững người trước hai ḍng chữ trên tường loang lổ: “Hữu duyên t́nh nghĩa th́ vào/ Lư - Bá – Hán – Sở chào chào, cút ngay!”.
Hai người đàn bà đứng tuổi, người nhặt rau, người thái thịt, lúi húi nấu nướng trong cái bếp nhỏ xíu sau nhà. Riêng thi sĩ Đăng Hành ngồi khoanh tṛn trong màn… làm thơ.
Có khách đến, nhất là giới văn chương chữ nghĩa, thi sĩ Đăng Hành đều vồn vă. Không một chút cảnh giác, chẳng sợ ai lừa, thi sĩ cứ hồn nhiên xả hết tâm tư, suy nghĩ của ḿnh. Cái bản tính vồn vă, dễ gần, thật ḷng, chất phác lại không kém phần lăng mạn, hư thực ấy là thứ mật ngọt hạ gục đàn bà?
Tôi hỏi thi sĩ Đăng Hành một câu, mà có lẽ, ai gặp anh cũng hỏi: “Anh có bí quyết ǵ mà chị em chết như ngả rạ thế?”. Đăng Hành bảo: “Nếu tớ bảo tớ là người tàn tật, cậu có tin không?”. Nói rồi, Đăng Hành chui vào trong màn, lục trong chiếc túi nhỏ, mà anh vẫn thường đeo vắt ngang vai khi “bầu trời trái đất rong chơi”, để t́m một tấm thẻ đi xe buưt… miễn phí. Không là người tàn tật, th́ sao người ta cấp cho chiếc thẻ đó?
Tài sản của thi sĩ Đăng Hành chỉ là những chiếc cưa han gỉ kỷ niệm đời thợ mộc...
Rồi Đăng Hành phanh áo, khoe bộ ngực nơn nà, mà săn chắc bảo tôi: “Cậu có tin không? Tớ mắc đủ các thứ bệnh tim, gan, phèo phổi, dạ dày… Riêng tiểu đường tớ bị nặng nhất”. Nói rồi, thi sĩ lại lục đống giấy tờ ngổn ngang t́m cho tôi xem kết quả xét nghiệm đường huyết đă… rất nặng.
“Từ nhiều năm trước, bác sĩ bảo tớ sắp chết, chỉ sống được vài năm nữa là cùng. Mỗi lần bác sĩ bảo thế, tớ lại về chụp một kiểu ảnh chân dung, để lên bàn thờ, sau này con đàn cháu đống có thứ mà đóng vào khung đem thờ. Thế nhưng, tớ vẫn sống nhăn răng ra đấy. Chắc thần chết chưa muốn nhập khẩu cho kẻ điên xuống địa ngục” – thi sĩ Đăng Hành miệng nói, tay vạch những chai rượu, những b́nh rượu thuốc trải kín mặt tủ, để tôi trông thấy cả chục tấm h́nh chân dung phóng to tướng anh dựng trên mặt tủ. Cả chục tấm h́nh chân dung, chả có cái nào giống nhau cả. Cái th́ tóc dài thẳng mượt, cái th́ tóc xoăn tít, cái đội mũ trông rất phong t́nh, nhưng lại có cái anh cạo đầu trọc lốc. Anh giải thích tấm ảnh cạo đầu trọc lốc ấy, rằng anh thích sự mới lạ, không thích lặp lại: “Cả chục tấm ảnh, mà cái nào cũng giống nhau th́ chụp làm ǵ”.
Rồi anh chỉ tay ra mảnh đất trước nhà, chỉ toàn cỏ dại, vài cây tre già. Có 2 cây ổi to tướng, cao vọt qua mái nhà, nhưng không bẻ cành, tỉa lá, nên chả ra hoa, chả đậu quả. Nh́n khắp nhà thi sĩ, th́ cũng không thấy có ǵ quư giá, ngoài một lô một lốc cưa, đục treo lủng lẳng trên tường, trên mái nhà, vài chiếc lốp xe cũ treo trên xà nhà, chai rượu la liệt khắp nơi, sách báo chất thành đống và đặc biệt là mấy chục chiếc mũ. Thi sĩ Đăng Hành có thú vui sưu tầm mũ măo.
Vậy, 16 người đàn bà mê ǵ ở một kẻ tàn tật, mắc đủ thứ bệnh trong người, lại nghèo rách nghèo nát, nghèo nhất thế gian như lời thi sĩ?
“Bảo tớ tham lam lấy 16 vợ cũng được, mà bảo tớ đi giải quyết khó khăn cho xă hội cũng được. Tớ cũng từng là một thằng lính, cũng từng ra sống vào chết. Tớ rất hiểu những nữ đồng đội, những thanh niên xung phong, họ cũng ra sống vào chết, lấy thân ḿnh để cứu đồng đội. Nhưng khi ḥa b́nh, các đồng đội nam thành đảng viên, thành quan chức, lấy vợ trẻ, đẻ con ngoan. Những đồng đội nữ, những thanh niên xung phong, những người đàn bà rụng tóc, lỡ th́, xấu xí, bệnh tật, không có tŕnh độ… th́ ai rước? Rồi về già, họ sẽ hoang tưởng, họ sẽ thần kinh, họ bị thoái hóa, họ thành những kẻ không người nương tựa, và sẽ thành gánh nặng cho xă hội. Các ông đồng đội nam có dám hy sinh không, hay chỉ khư khư bảo vệ cho gia đ́nh nhà ông? Tôi giang tay ra, tôi bảo vệ em? Em chỉ ước mơ có một đứa con và tôi giúp được. Tôi là một thằng đàn ông, với tôi, điều đó quá dễ dàng. Đến với tôi, em có t́nh dục, có con, có một tương lai để hy vọng”. Nguyễn Đăng Hành lên đồng với tư tưởng mà chỉ có những “thi sĩ gàn” như anh, chả sợ đếch ǵ giáo lư nho nhe cuộc đời, mới dám nói, mới dám bộc lộ. Người ta có thể nghĩ, đó là sự ngụy biện, song ở một góc độ khác, có thể đó là một tư tưởng đầy nhân văn.
Tôi hỏi rằng, chắc anh thừa biết lấy 16 bà vợ như thế, th́ rơ là anh đă vi phạm quy định hôn nhân một vợ một chồng? Thi sĩ Đăng Hành tuyên bố: “Tớ đang muốn được ra ṭa, để tớ nói với mấy bà quan ṭa, mấy ông thẩm phán rằng, tôi đă phạm tội, tội của tôi là làm cho mười mấy người đàn bà hạnh phúc, sung sướng…”. Anh lại lư sự thêm, một nữ chính khách nổi tiếng của nước ta đă nói, mỗi người đàn bà đều có quyền có con, nhưng không được phép phá hoại hạnh phúc gia đ́nh người khác. Đăng Hành hỏi: “Nhà nước ta công nhận con ngoài giá thú, cũng xót xa cho những người đàn bà nhỡ nhàng, vậy tớ đang làm cái việc giúp đỡ những người nhỡ nhàng, vậy là tớ làm đúng đấy chứ? C̣n ai bảo tớ vi phạm, th́ tớ xin khẳng định rằng, cho đến lúc này, tớ đây vẫn là một thằng trai tân, một thằng chưa vợ, bởi v́ tớ chưa một lần đăng kư kết hôn (Bắc Hồng có Nguyễn Đăng Hành/ Vợ th́ chưa có nhân t́nh vài xâu – Bài Tự Bạch). Đến cái xe máy của tớ, mua từ năm 2001, tớ cũng có đăng kư đâu. Tớ không thích sự ràng buộc mang tính h́nh thức, kể cái cái xe máy. Nhưng, có một thứ giấy tờ ràng buộc, tớ không bao giờ chối, tớ sẵn sàng làm, đó là dắt những đứa con, 24 đứa con đi đăng kư khai sinh, mang họ Nguyễn gốc làng Khoan Tế của tớ”.
Với người đàn bà nào, Đăng Hành cũng làm lễ cưới đàng hoàng, cốt để các bà, các chị đỡ tủi thân.
Có một điều lạ, dù không đăng kư kết hôn với bà nào, nhưng 16 bà vợ trước khi về ở với thi sĩ Đăng Hành, anh đều làm đúng thủ tục, cũng đón rước đàng hoàng, cũng cỗ đầy mấy chục mâm ra mắt họ hàng, chả khác bất cứ một đám cưới nào. Duy chỉ có một điều, theo nguyên tắc bất di bất dịch, là anh chỉ động pḥng hoa chúc vào ngày thứ… 3 sau lễ kết hôn.
Thi sĩ Nguyễn Đăng Hành bảo rằng, số anh là số giời đày, phải đi làm công việc giải quyết hậu quả buồn của xă hội. Tất cả những người đàn bà bệnh tật nặng nhất, già nua nhất, xấu xí nhất, không kẻ nào đoái hoài đến, anh sẵn sàng giang tay giúp đỡ. Bà nào chỉ cần có đứa con rồi mất hút, anh cũng quên luôn (số này nhiều lắm, anh không thống kê vào số con chính thức 24 đứa của ḿnh), bà nào muốn có được tấm chồng, không muốn mang tiếng chửa hoang, anh cũng giúp với sự nhiệt t́nh, vô tư, không tính toán. Từ người đàn bà bị thằng Sở Khanh quất ngựa truy phong sau khi no xôi chán chè ở Hưng Yên, định cạo đầu đi tu, cũng được Đăng Hành nâng đỡ, giúp có thằng cu, đến người đàn bà bị thằng đểu lừa hết đất cát, nhà cửa, tiền t́nh ở Hải Dương, định nhảy sông tự vẫn, cũng được thi sĩ Đăng Hành giúp lấy lại niềm tin vào cuộc sống bằng 2 đứa con đẹp đẽ.
Đăng Hành tự nhận anh là kẻ điên, thằng khùng như người đời gán cho, nhưng tôi tin rằng, cái khùng điên của anh lại giúp cuộc đời này vơi đi bao nỗi chua xót:
“Đâu v́ mây gió nguyệt hoa
Xót đời cám cảnh nên ta giúp đời
Là cây phải nảy búp chồi
Nụ hoa phải đáng một đời nụ hoa
Là con th́ phải có cha
Là gái hợp cẩn giao ḥa âm dương
…
Sao đời bất hạnh vô duyên
Bao cây không rễ bao thuyền bơ vơ
Hương hoa phai phảng ngẩn ngơ
Ai ḍm, ai ngó, ai tơ, ai t́nh
Tủi buồn hoa vẫn trắng trinh
Hận đời, hận kiếp, hận ḿnh hận duyên
Ta đây dẫu chẳng thánh hiền
Cũng liều mang cái khùng điên giúp đời”
(Giúp đời – Nguyễn Đăng Hành)
C̣n tiếp…
Phạm Ngọc Dương
|
|
sontunghn
member
REF: 595504
04/06/2011
|
Thi sĩ vác cưa, đeo dùi đục đi… tuyển vợ 16 lần
Riêng cái dốc Văn Giang, thi sĩ Đăng Hành đă “xơi tái” 4 bà liền. Điều lạ là cả 4 bà này đều biết nhau, đều biết anh chàng thợ mộc kiêm thi sĩ đa t́nh bậc nhất.
Với người làng Khoan Tế, thi sĩ Nguyễn Đăng Hành đích thị là một kẻ điên, một tay khùng, một tên hăo huyền bậc nhất. Các cụ trong làng chê thơ Đăng Hành bậy bạ, sexy, chả có tư tưởng, nên câu lạc bộ thơ ca của làng nhất định không kết nạp anh làm thành viên. Anh bảo, từ ngày tập thơ Hỏi của Đăng Hành ra đời, anh nhận được tổng cộng 200 lá thư mà phần lớn là thư… chửi.
Không vào được câu lạc bộ thơ làng, chẳng vào được hội của Trung ương, Nguyễn Đăng Hành tự lập cho ḿnh một câu lạc bộ, trụ sở đặt tại ngôi nhà cấp 4 dột nát, giữa vườn hoang, có tên là “Độc thi nhất quán”. Cả câu lạc bộ chỉ có mỗi ông Nguyễn Đăng Hành, với 4 bút danh Lăn Tử, Kinh Thi, Đăng Lam, Tú Huyết và nhất quyết không tuyển thêm hội viên nào. Thi sĩ Đăng Hành sống theo kiểu tứ bể giai huynh đệ, bốn biển là nhà, đâu đâu cũng có bạn thơ và hễ gặp bất kỳ ai yêu văn chương, là gă đè ra đọc thơ cả ngày.
Ngày đầu quen Nguyễn Đăng Hành, thi sĩ đă hỏi: “Cậu có đọc thơ bao giờ không?”. Chỉ chờ tôi trả lời: “Thi thoảng”, lập tức Đăng Hành lôi tập thơ ra tặng. Lại c̣n kính cẩn ghi: “Kính biếu nhà thơ Phạm Ngọc… (dù cả đời tôi chưa làm câu thơ nào)! Kính phiền nhà thơ xem giúp! Kính ơn!”. Tập thơ chỉ có tên nhơn một chữ “Hỏi”, mà “Thơ Hỏi” th́ có nghĩa là “Thở”. Thơ phải là “hơi thở”, hơi thở cuộc sống, hơi thở t́nh yêu và cả cái hơi thở t́nh dục. Nguyễn Đăng Hành thích nói thật, nói sổ toẹt và thơ anh cũng sổ toẹt cái ư nghĩ, cái ham muốn, cái dục vọng, cái đểu giả. Hỏi anh thích thơ ai, Đăng Hành tuyên bố chỉ thích thơ… Vi Thùy Linh.
Phải công nhận rằng, thơ của anh thợ mộc Nguyễn Đăng Hành rất hay. Chẳng thế mà, trong tập thơ Hỏi (NXB Lao Động), cả chục nhà văn, nhà thơ có tiếng đă không tiếc lời khen. Chỉ học hết lớp 7, và cả đời chỉ có 2 nghề là thợ mộc và đóng gạch, làm được thơ khiến những nhà thơ lẫy lừng như Chử Văn Long hết lời ca ngợi, cũng là một thành tích. Tôi cứ băn khoăn tự hỏi, liệu những người đàn bà kia có phải v́ yêu thơ mà ngă vào ṿng tay kẻ đa t́nh vừa khùng vừa điên Nguyễn Đăng Hành?
Ngoài tài làm thơ, thi sĩ Nguyễn Đăng Hành có tài ăn nói, hót như khướu. Ngay cả cái biện luận cho hành động cưới tới 16 bà, cũng thấy rằng, nó đầy chất nhân văn chứ chả phải xấu xa, đểu cáng ǵ.
“Tớ thề với cậu, tới lấy tới 16 bà chính thức, nhưng các bà ấy chưa từng đánh ghen, chưa từng tranh cướp thằng Hành” – thi sĩ Đăng Hành tự hào khoe vậy. Điều thi sĩ Đăng Hành nói chẳng phải bịa, cứ nh́n cái cách hai bà dọn dẹp, nấu nướng, ăn cùng, ngủ cùng Đăng Hành, đủ biết họ như chị, như em. Và lạ hơn nữa, cả 24 đứa con, dù chẳng mấy khi gặp nhau, nhưng hễ tề tựu đông đủ ở ngôi nhà rách nát làng Khoan Tế, lớn bé đều coi nhau như anh em ruột thịt và xưng hô với bà lớn, bà bé nhất nhất là mẹ. Kể cả anh con cả, tuổi đúng bằng cô vợ út của bố, cũng một điều mẹ, hai điều mẹ.
Mỗi lần cưới thêm vợ, Đăng Hành đều làm một việc quang minh chính đại, ấy là chở bà vợ tương lai đến tŕnh diện đủ vợ cả, vợ hai, vợ tư, vợ mười. Họ chuyện tṛ với nhau, moi móc đủ tính xấu của Nguyễn Đăng Hành, nào là đa t́nh phóng đăng, nào là nghèo rớt mùng tơi, nào là vô trách nhiệm không ai bằng (nghèo như Đăng Hành, tài sản chỉ có mấy trăm bài thơ, th́ lấy ǵ mà có trách nhiệm), vậy nhưng, sau một số ngày suy nghĩ, họ đều gật đầu đồng ư lên xe hoa. Bà cả, bà út cùng hai mấy đứa con đều góp mặt mổ lợn, mổ gà, lo cho cái đám cưới chu toàn.
Ngoài ra, trước khi cưới vợ, Đăng Hành c̣n tuyên bố với bà vợ tương lai: “Anh sẽ giúp đỡ nghiêm chỉnh, nhưng anh thích tự do. Ngoài thơ ca, anh là thằng vô tích sự nhất trên đời. Anh không làm ra vật chất, nên đừng hy vọng ǵ ở anh, v́ càng hy vọng sẽ càng thất vọng. Anh là chỗ đường cùng mà em t́m đến. C̣n nh́n thấy tương lai, em cứ việc lên đường. Nhưng trước khi đi với thằng khác th́ em nói trước với anh 2 ngày. Nói rồi, em đi đâu th́ đi, đi với thằng nào cũng được”.
Có một điều lạ là, tất cả 16 bà, sau khi đă động pḥng hoa chúc với thi sĩ, th́ không có bà nào lên xe hoa lần nữa, dù Đăng Hành tuyệt đối ủng hộ các bà đi t́m hạnh phúc riêng. Đăng Hành cũng chả giấu ǵ, rằng mấy ông bạn thơ, khi làm bạn với Đăng Hành, cứ mắt lơ mày láo nḥm vợ anh. Có ông nhà thơ nổi tiếng, tưởng mấy bà vợ Đăng Hành là thứ gái đú, ai cưỡi cũng được, đă buông lời ong bướm, gạ gẫm, nhưng đều thất bại. Chuyện đó Đăng Hành biết thừa, Đăng Hành chả thèm chấp, v́ với Đăng Hành, giống đực mà mê gái cũng là lẽ thường t́nh.
Nói về tài cán, ngoài làm thơ, thi sĩ Nguyễn Đăng Hành chỉ có mỗi tài thợ mộc. Treo cưa gác đục th́ có thêm nghề đóng gạch, nhưng làm việc tùy hứng. Từng đi lính cán bộ dân vận, làm cán bộ xây dựng ở huyện, chuyên môn đóng bàn tủ, rồi về hưu non năm 1981, giờ lĩnh lương chưa tới triệu bạc. Hồi trẻ Đăng Hành đẹp giai ngời ngời, đẹp giai đến nỗi, có một hoa khôi ở Văn Giang, nhất định không chịu chọn một trong hai công tử con quan đất Văn Giang và Gia Lâm, mà đến ngủ ṛng ră hàng năm với anh thợ mộc tŕnh độ lớp 7 Nguyễn Đăng Hành.
Thi sĩ Đăng Hành và bà vợ thứ...
Quăng đời làm thợ mộc của Đăng Hành, chính là thời kỳ tuyển vợ hăng hái nhất. Sau khi về hưu, Đăng Hành phóng xe “ba bét nhè” đi khắp gầm trời, lưng đeo cưa (không phải kiếm), hông đeo đục (không phải súng) làm thợ mộc. Ai thuê ǵ, Đăng Hành làm việc đó. Từ đóng giường tủ, bàn ghế, đến cái máng lợn, anh đều làm được. Cứ ngày cưa xẻ đục đẽo, tối lại rậm rựt làm thơ.
Có lẽ, cưa đục giỏi, làm thơ hay, tài nói chuyện thiên bẩm, đă khiến những người đàn bà gặp thi sĩ Đăng Hành chết mê chết mệt, rồi chấp nhận làm lẽ. Riêng cái dốc Văn Giang, thi sĩ Đăng Hành đă “xơi tái” 4 bà liền. Điều lạ là cả 4 bà này đều biết nhau, đều biết anh chàng thợ mộc kiêm thi sĩ đa t́nh bậc nhất.
Giờ đây, tuy đă ngót 60, song chưa một ngày thi sĩ Đăng Hành ngồi yên một chỗ. Anh bảo, cái tên Đăng Hành, có nghĩa là lên đường, đă ám vào cuộc đời anh, nên ngồi một chỗ quá một tiếng là anh không thể chịu nổi. Nếu không đi khắp các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội để gặp gỡ, b́nh thơ, uống rượu với các nhà thơ, th́ cũng đi thăm lần lượt các bà vợ. Có những chuyến “đăng hành” b́nh thơ của Đăng Hành dài đến nửa tháng. Thế nên, nhiều nhà thơ tỉnh lẻ, đă phong Đăng Hành là người yêu thơ nhất Việt Nam!
Chỉ có tài làm thơ mà lấy được... 16 vợ!
Thi sĩ Đăng Hành nói vui: “Đất nước này sợ mất điện, chứ riêng Đăng Hành th́ không bao giờ sợ mất điện”. Hễ Hà Nội bị cắt điện, anh sẽ “chuồn” ngay về Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương hoặc Thái B́nh. Mỗi ngày, anh có thể ăn sáng với một bà ở Long Biên, qua cầu Thanh Tŕ thăm bà Thường Tín, xuống phà qua sông Hồng ăn trưa với 4 bà dốc Văn Giang, chiều về Kẻ Sặt thăm bà Hải Dương, rồi tối về ngủ với bà Bắc Ninh hoặc Thái B́nh. Sau mấy năm trốn mất điện, thi sĩ Đăng Hành thấy rằng, chả có lúc nào ngành điện cắt cùng lúc 6 tỉnh.
Thi sĩ Nguyễn Đăng Hành chính thức kết thúc cuộc trường kỳ tuyển vợ vào tuổi 53, tức là cách nay 7 năm, với cô vợ út, là giáo viên ở Bắc Ninh. Sau cuộc hôn nhân này, cho ra đời 2 đứa con, đứa bé mới chập chững biết đi, Đăng Hành tuyên bố sẽ không cưới thêm bất kỳ bà nào nữa và cũng chấm dứt thẳng thừng cái việc cho con. Tất nhiên, chả ai tin cái lời tuyên bố phát ra từ miệng kẻ đa t́nh bậc nhất ấy.
Mới đây, cô vợ út tỉ tê với chồng, rằng: “Anh ơi, anh hăy làm một việc thiện cuối cùng, ấy là cho cô bạn thân của em một đứa con. Bạn em là công nhân, đă tuổi băm rồi mà vẫn đơn chăn gối chiếc”. Nhưng, thi sĩ Nguyễn Đăng Hành chối phắt: “Thôi, anh chào vĩnh biệt. Anh giờ 60 rồi, chất lượng tinh trùng giảm sút, lăo hóa rồi, sản phẩm mà không khỏe mạnh, thông minh, không khéo gây tội ác, gánh nặng cho xă hội. Nhỡ nó bị “đao”, ngớ ngẩn th́ sao?”. Thi sĩ Đăng Hành cũng không giấu giếm, rằng từ ngày anh tuyên bố “giải nghệ”, có không ít bà đến nhờ vả, nhưng anh nhất mực từ chối.
Tự Bạch
Đăng Hành
Bắc Hồng có Nguyễn Đăng Hành
Vợ th́ không có “nhân t́nh” vài xâu
Con th́ con bí con bầu
“Giống th́ giống Nhật giống Tầu giống Tây”
Bạn bè đó đó đây đây
Hèn sang lớn bé mưa mây tức th́…
Đăng Hành tức lăo Kinh Thi
Đài nghe công cộng tivi xem nhờ
Gia tài bầu rượu túi thơ
Giang sơn điền sản vẫn chưa thèm đ̣i
Bầu trời trái đất rong chơi
Rượu thơ, thơ rượu mặc đời đảo điên
An nhàn vô sự - Thần tiên.
C̣n tiếp…
Phạm Ngọc Dương
|
|
sontunghn
member
REF: 595634
04/07/2011
|
Anh chàng đóng gạch cô đơn quanh 16 bà vợ, 24 đứa con
Thi sĩ Đăng Hành tự nhận ḿnh là “người tàn tật, cô đơn”. Ơ hay, có tới 16 bà vợ, 24 đứa con chính thức, con không chính thức th́ không biết có bao nhiêu, thế mà anh vẫn là người cô đơn nhất thế gian!
Để t́m hiểu thực hư chuyện 16 bà vợ, tôi gặp anh Vũ – Phó Chủ tịch UBND xă Đa Tốn. Anh Vũ là người cùng làng Khoan Tế với thi sĩ Nguyễn Đăng Hành. Anh Vũ bảo: “Đúng là ông Đăng Hành thợ mộc biết làm thơ có 15-16 bà vợ, mỗi tỉnh, mỗi địa phương đều có một vài bà, dân làng đều biết, nhưng không thấy ra xă tŕnh báo, đăng kư ǵ cả. Ông ấy sống hiền lành, không vi phạm, không động chạm ǵ đến hàng xóm cả”.
Từ thông tin xă cung cấp, chị gái cung cấp, làng xóm cung cấp và chính miệng thi sĩ Đăng Hành kể lể, chứng cớ là hàng đống ảnh chụp cưới xin, th́ quả thực thi sĩ Đăng Hành có 16 bà vợ. Nhưng v́ sao, lúc này, trong căn nhà từng chứng kiến 16 lần thi sĩ Đăng Hành làm lễ phu thê giao bái, lại như một căn nhà hoang, không có lấy một người đàn bà?
Những ai một lần đến nhà thi sĩ Đăng Hành, có lẽ, điều ấn tượng nhất không phải là chuyện anh làm thơ hay, lấy nhiều vợ, mà là được chứng kiến một cái… ổ chuột hôi hám, bẩn thỉu, kỳ dị. Căn nhà đă nhỏ, nhưng rác rưởi, bát đĩa, chai lọ ngổn ngang khắp nơi. Cưa, đục, lốp xe treo lủng lẳng đầy mái nhà.
Bà Nguyễn Thị Kỷ, chị gái của thi sĩ Đăng Hành, nhà ngay cạnh, cứ luôn mồm chửi thằng em vô tích sự, vô trách nhiệm nhất thế gian, rằng đến cái thân nó (đầy bệnh tật), đến cái nhà nó (như nhà hoang), nó c̣n chả có trách nhiệm, th́ nó c̣n biết lo lắng cho ai nữa. Tôi kể rằng, bà chị gái mắng thế có đúng không, thi sĩ Đăng Hành bảo chị mắng thế là đúng.
Thi sĩ Đăng Hành kể, có lần, ngồi uống rượu với ông bố vợ ở Văn Giang, ông bố vợ chửi: “Mày là thằng vô trách nhiệm. Con mày là đứa xinh nhất thôn này, cả 6 năm liền nó là học sinh giỏi, mà mày chẳng bao giờ thèm hỏi đến nó một câu”. Thi sĩ Đăng Hành bảo: “Đấy, tớ đểu thế đấy, con ḿnh là học sinh giỏi mà cũng không biết. Riêng bà này, đẻ xong cho bà ấy một đứa, tớ ít qua lại, nên không biết nó là trai hay gái, mấy tuổi rồi. Riêng vụ này th́ tớ vô t́nh thật”.
Thi thoảng, gặp các con, thi sĩ Đăng Hành lại dặn các con, rằng nếu người ta mà nói với con, bố mày vợ nọ, con kia, bỏ mặc chúng mày nghèo đói, thất học, th́ các con nói đỡ cho bố một tiếng, rằng “bố cháu là nhà thơ ạ!”.
Cứ nh́n cái ngôi nhà của thi sĩ Đăng Hành th́ biết anh nghèo thế nào. Đến cái chỗ kê bát cũng không có, phải tha mấy tấm bia mộ người ta bỏ đi đem về làm giá. Lương mất sức của anh chỉ được gần triệu bạc. Thơ anh tháng nào cũng đăng báo, phát trên đài, nhưng thu nhập từ thơ cũng chỉ được đôi ba trăm bạc, không đủ mua rượu ăn mừng. Hàng ngày, ngoài lúc làm thơ, gặp bạn thơ, anh vẫn đi đóng gạch thuê cho một ông chủ ở gần nhà kiếm vài chục ngàn đồng. Cứ khi nào có lương, là Đăng Hành biến mất khỏi ngôi nhà ở Khoan Tế. Anh đi gặp bạn thơ để ăn nhậu, b́nh thơ, gặp vợ, thăm con, ai nghèo, ai thiếu th́ anh cho hết. Hết tiền, anh lại về làng… đóng gạch.
Ngoài những lúc lên đồng với thơ, vô ngă, vô chú, vô chứ, vô tranh, vô danh, vô cầu, vô vi… với thơ, đôi lúc, anh cũng buồn, cũng xót với cái nghèo của ḿnh, v́ không thể đem thơ ra xào nấu thành món ăn no bụng. Anh tự trào phận hẩm qua bài Tự hứng:
“Làm thầy làm thợ lại làm thơ
Làm lắm cho nên nỗi xác xơ
Lắm lúc vểnh râu lên lớp phó
Nhiều phen trợn mắt bật tràng thơ
Nhừ tay đục đẽo mồ hôi tóe
Nát óc nghiến nghiền thần sắc trơ
Đa nghiệp, đa nghề nên dạ lép
Đáng đời thầy thợ, đáng đời thơ”.
Cũng có khi anh mượn lời con nhỏ, nói lên nỗi chua chát của thơ mà ứa nước mắt:
“… Thôi bố ạ
Bố đừng làm thơ nữa
Thơ chẳng ăn được đâu
Bố làm bánh làm kem
Lúc đói con ăn, lúc thèm con mút
Kẹo kem mẹ c̣n bán
Thơ chẳng bán được đâu.
(Lời con nhỏ)
Ở trang b́a thứ 2 của tập Thơ Hỏi, thi sĩ Nguyễn Đăng Hành tự nhận ḿnh là “người tàn tật, cô đơn”. Ơ hay, có tới 16 bà vợ, 24 đứa con chính thức, con không chính thức th́ không biết có bao nhiêu, thế mà anh vẫn là người cô đơn nhất thế gian!
Bà chị Nguyễn Thị Kỷ kể, cưới vợ được một thời gian, đưa vợ về nhà được dăm hôm bẩy bữa, thằng em vô trách nhiệm của bà lại đuổi họ đi. Lư do Đăng Hành đuổi vợ đi là v́, có vợ ở nhà, vợ la, con khóc, gă không thể làm thơ được.
Đăng Hành bảo, trước khi cưới bà nào về, anh đă nói trước rồi, anh thích sự tự do, không thích ràng buộc, v́ anh là thằng vô tích sự. “Cả 16 bà đều thích tớ, đều yêu tớ mê mệt, tranh nhau đ̣i về ở với tớ đấy. Mấy bà cứ đ̣i bán đất, đem tiền về xây biệt thự ở chung với tớ. Này nhé, đất ở Thường Tín, Văn Giang, Gia Lâm, Long Biên của các bà đều bạc tỉ đấy. Nhưng Nguyễn Đăng Hành bảo sao rẻ thế, tự do của Nguyễn Đăng Hành mà có bạc tỉ thôi à?”.
Mỗi lần cưới vợ, Nguyễn Đăng Hành cho tân nương được hai lựa chọn: Một là ở nhà chồng, hai là Đăng Hành ở rể. Dù ở nhà chồng hay ở rể, hễ bà vợ có con rồi, Đăng Hành sẽ nói “bai bai” để đi t́m tự do tự tại với bầu rượu, túi thơ. Về chuyện này, thi sĩ Đăng Hành có bài thơ vui với tứ thơ lạ:
“Ở rể
Em vợ chửi
Mẹ vợ rủa
Mụ vợ xua
Anh cười
Đắc đạo
Rước vợ về quê
Rau
Cháo
Nâng trứng
Hứng hoa
Làng xóm chê
Thằng cha sợ vợ
Không
Không
Tớ
… Nhà thơ
(Làm thơ)
Nói về những bà vợ, thi sĩ Đăng Hành thường gọi họ là đồ ế, đồ thiu, đồ thừa, đồ đáng thương, là Thị Nở của xă hội, c̣n anh là Chí Phèo tái thế, nhưng kể chuyện về những đứa con, thi sĩ Đăng Hành không khỏi lộ vẻ tự hào. Có đứa đang là kỹ sư, có đứa đang học đại học, có đứa là học sinh giỏi nhiều năm liền, có đứa thi thoảng lại qua nhà thăm bố, dúi cho bố ít tiền uống rượu, có xăng để đi gặp bạn thơ. Cũng có lúc, cả chục đứa tề tựu đông đủ, nhưng cũng có lúc, trong thời gian dài, chả thấy đứa nào hỏi đến ông bố, người mà chỉ có mỗi công là giúp mẹ nó đẻ ra nó, cho nó mang họ, c̣n lại th́ hoàn toàn vô trách nhiệm. Thi sĩ Đăng Hành chả trách vợ nào, con nào, nhưng cũng có lúc cô đơn, nhớ nhung đàn con da diết:
“Thế là khê cháo ôi cơm
Thằng Tễu quay ngoắt thằng Bờm quay đi
Thằng Đức nào nói năng ǵ
Thằng Tài biếng nhác ĺ ĺ trơ trơ
Hậu, Hiền hy vọng trông chờ
Càng mong càng mất, càng mơ càng buồn
Lại c̣n Lan, Huệ, Hương, Hùng
Bai bai vút vút bùng bùng bai bai
Điểm danh c̣n mấy xâu dài
Thôi thôi chiến tích một thời đă qua”
(Giúp đời)
Rồi:
“Phượng ơi cái Chiến nó chuồn
Lê, Nga chạy trốn, Loan, Xuân tảng lờ
Tớ c̣n mỗi rượu và thơ
Nếu Phượng tâm đắc cùng chờ xuân sang”
(Tang t́nh)
Vậy đấy, sống giữa đàn vợ và bầy con, thế mà Nguyễn Đăng Hành lúc về già vẫn cô đơn giữa căn nhà hoang với cỏ dại và hai cây ổi chẳng chịu trổ hoa. Tôi nhớ láng máng, có một nhà tâm lư nói rằng, đàn ông càng yêu nhiều, càng cô đơn, và cái hành tŕnh lấp đầy nỗi cô đơn sẽ chỉ làm cho họ thêm trống rỗng. Và như vậy, cuộc đời thi sĩ Đăng Hành đa t́nh kia cũng chả sung sướng ǵ. Anh vẫn bảo, Hành nghĩa là giời hành mà lại. Cũng có lẽ, nhờ những phút thăng hoa tột đỉnh trên giường với 2-3 bà một lúc, và cũng có lúc, kẻ tàn tật cô đơn đến trống rỗng, mới có được những câu thơ xuất thần như thế này:
“Hỏi rằng ai nắng ai mưa
Ai khô ai ướt ai chưa đèo ḅng
Hỏi người ai nhớ ai mong
Ai chờ ai đợi ai ḷng hiểu ai
Hỏi đêm tối, hỏi canh dài
Hỏi chiếc khuy bấm đă cài lại chưa?
(Hỏi)
Phạm Ngọc Dương
|
|
kieuanhhuong
member
REF: 598909
05/05/2011
|
Tục mà Thanh...
Nhân t́nh thế thái... đầy tính nhân văn
Cảm ơn tác giả !
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|