sontunghn
member
ID 66657
03/01/2011
|
Chuyện chưa biết về Chí Phèo, Bá Kiến (ST)
"Xưa kia có một người không rơ lai lịch đến sống ở Đại Hoàng, ông này bê tha nát rượu. Hàng ngày thường lê la ở chợ. Món khoái khẩu của Y là nhắm rượu với phèo lợn..."
Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở đă đi vào tâm trí hàng triệu triệu học sinh và người dân Việt Nam nhờ kiệt tác văn học “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao và một bộ phim cũng đứng vào hàng kiệt tác điện ảnh “Làng Vũ Đại Ngày Ấy”. Nhưng anh Chí, cụ Bá là ai, có tồn tại ngoài đời hay chỉ là một h́nh tượng dưới ng̣i bút Nam Cao.
Làng quê Nam Cao vốn tên là làng Đại Hoàng thuộc tổng Cao Đà, phủ Lư Nhân, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam. Làng Đại Hoàng xưa, nay đă đổi tên thành xă Ḥa Hậu (huyện Lư Nhân, tỉnh Hà Nam) với cả chục xóm nằm dọc theo bờ đê tả sông Châu Giang.
Vào thắp hương cho cố nhà văn Nam Cao ở khu tưởng niệm, chúng tôi được ông Trần Hữu Vịnh, là người trông nom khu di tích, kể cho nghe nhiều chuyện về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nam Cao. Ông Vịnh cũng là một người cháu trong ḍng họ của Nam Cao.
Ông Vịnh cho biết: “Xưa kia có một người không rơ lai lịch đến sống ở Đại Hoàng, ông này bê tha nát rượu. Hàng ngày thường lê la ở chợ. Món khoái khẩu của Y là nhắm rượu với phèo lợn. Đó là ruột non của lợn, đoạn có nhiều chất bột. Nếu làm ḷng lợn thông thường th́ người ta thông ruột cho ra bớt những chất bột ấy đi. Nhưng làm phèo th́ họ cứ để cả thế đem luộc. Tay Chí thường nhắm rượu với món đó và sau khi say rượu hắn lại về cái ḷ gạch bỏ hoang nằm phèo ra ngủ, nên cả làng gọi hắn ta là Chí Phèo”
Tuy biết khá nhiều chuyện nhưng ông Vịnh cũng bộc bạch: “Tôi là lớp hậu sinh, những chuyện từ thời nhà văn viết th́ tôi cũng chỉ là nghe kể lại thôi, nếu anh muốn biết chính xác th́ nên t́m gặp cụ Đạt, em trai nhà văn mà hỏi. Cụ Đạt ở bên xóm 9 ấy”.
Theo lời giới thiệu của ông Vịnh, chúng tôi t́m đường sang nhà cụ Trần Hữu Đạt ở xóm 9, xă Ḥa Hậu. Cụ Đạt đă ngoài 80 nhưng hăy c̣n khỏe mạnh và minh mẫn lắm.
Cụ khẽ nhấp ngụm trà nóng và bắt đầu kể: “hầu hết nhân vật trong truyện của Nam Cao là có thật”. Câu chuyện đă mở đầu bằng một lời khẳng định như thế. “Chí Phèo đến sống ở làng Đại Hoàng từ trước cách mạng tháng Tám. Người làng không ai biết về thân thế ông ta nhưng cả làng đều gọi ông ta là chí phèo. Ngày ngày Chí Phèo lê la ở chợ, sống bê tha, tối về ngủ ở cái ḷ gạch đổ nát. Đến sau cách mạng th́ không rơ là lăo đi đâu hay là chết trong nạn đói rồi”.
Ngẫm nghĩ một lát cụ Đạt kể tiếp: “Hồi đó tôi đang học thành chung ở thành phố Nam Định, chính tôi là người thường đem bản thảo của Nam Cao ra Nam Định gửi nhà dây thép (bưu điện) lên các ṭa soạn ở Hà Nội. Trong chuyện Chí Phèo th́ nhân vật Bá Kiến là lấy nguyên h́nh mẫu của một người ở làng tên là Trần Bá Bính. Ông này cũng có 3 vợ, cũng là người có thế lực trong làng. Giờ cái nếp nhà của ông Bính này vẫn c̣n đấy”.
Mặc dù vẫn sống trong làng nhưng Nam Cao dám viết về những chuyện ăn hiếp dân lành của bọn cường hào mà không sợ v́ nhà văn có một chỗ dựa khiến bọn lư dịch trong làng không dám động đến.
Cụ Đạt vẫn say sưa kể: “Sau khi truyện đăng lên báo, đám kỳ hào trong làng biết th́ rất tức tối nhưng không làm ǵ được bởi v́ hai lẽ. Một là vào lúc đó phong trào cách mạng ở vùng quê này đă khá mạnh. Hai là quan huyện Nam Sang (thời đó Đại Hoàng là xă thuộc tổng Cao Đà, phủ Lư Nhân, huyện Nam Sang) lại là bạn học thời Thành Chung với Nam Cao. Ngày ông quan huyện này mới về, đám kỳ hào làng Đại Hoàng lên huyện chào quan. Ông quan huyện biết là người ở Đại Hoàng mới hỏi là: có biết ông Tri không? (Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri) họ nói có biết. Ông quan liền bảo: thế về nhắn ông Tri hôm nào rỗi lên đây chơi, ông ấy với tôi là bạn học cũ. Thế là từ đấy đám kỳ hào cũng nể nên đỡ làm khó cho ông ấy”.
Theo lời kể của cụ Đạt tôi lại t́m đến nhà của Bá Kiến ở xóm 11. Ngôi nhà trông thấp nhỏ nằm giữa một vườn chuối. Theo lời kể của người dân xung quanh th́ ngôi nhà này trước đây là của gia đ́nh cụ Trần Bá Bính, sau lại bán cho một người khác. Người ta cũng cho biết: “Ông Bá Bính th́ chết v́ già yếu sau cách mạng tháng Tám c̣n vợ ba của ông ấy th́ măi đến những năm 1950 mới chết. Giờ con cái đều đi đâu không ai biết cả. Ngôi nhà này vừa qua đă được tỉnh Hà Nam mua lại với giá gần 1 tỷ để làm di tích phục vụ tham quan đấy”.
Vũ Đức
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 593449
03/19/2011
|
Nhà 'Bá Kiến' qua hoài niệm của cao niên làng 'Vũ Đại'(ST)
Có một ngôi nhà đă tồn tại hơn 1 thế kỷ, là chứng tích cuối cùng của “tâp đoàn” phong kiến xứ Bắc kỳ. Ngôi nhà đă chứng kiến bao sự đổi thay của một vùng đất và không ít những câu chuyện mà nhiều người chưa biết đến.
Đó chính là ngôi nhà “Bá Kiến”, nguyên mẫu trong tác phẩm “Chí Phèo” của cố nhà văn Nam Cao. Người dân nơi đây đă có những câu thơ về ngôi nhà độc đáo này:
"Đại Hoàng c̣n lại một ngôi nhà
Nếp cổ gỗ lim mái ngói ta
Bảy chủ thay nhau quyền sở hữu
Hơn trăm năm tuổi vượt phong ba.."
Ngôi nhà 100 tuổi, 7 chủ và 2 lần “chết hụt”
Từ thành phố Phủ Lư men theo tỉnh lộ 972 dọc sông Châu khoảng 40km, chúng tôi t́m về xóm 11, xă Ḥa Hậu, huyện Lư Nhân (xưa kia gọi là làng Đại Hoàng, xă Nhân Hậu, Phủ Lư Nhân, Hà Nam - quê hương của cố nhà văn Nam Cao), để t́m hiểu những chuyện thú vị xung quanh ngôi nhà cổ nổi tiếng của “Bá Kiến”.
Cho đến bây giờ vẫn chưa có một tài liệu chính thống nào ghi chép chính xác về ngôi nhà “Bá Kiến” mà chỉ qua lời truyền tụng của mọi người. Để t́m hiểu rơ hơn về ngôi nhà cổ, chúng tôi t́m đến các cụ cao niên trong làng Đại Hoàng năm xưa. Trong đó có cụ Trần Thế Lễ (91 tuổi), xóm 11, xă Ḥa Hậu, là một trong những người cao tuổi nhất làng. Chính cụ cũng từng là người thiếu chút nữa trở thành chủ nhân thứ 5 của ngôi nhà.
Mặc dù tuổi cao sức yếu không đi tới thăm ngôi nhà Bá Kiến được nhưng cụ vẫn c̣n nhớ như in lịch sử về ngôi nhà cổ này. Nhà “Bá Kiến” tính đến bây giờ đă qua 7 đời chủ.
Chủ thứ nhất là cụ Cựu Hanh. Cụ Hanh là một lái buôn giàu có. Vào khoảng những năm 1910, cụ thuê gần 20 thợ nổi tiếng làm nghề mộc ở Cao Đà, Phủ Lư Nhân về làm mấy tháng trời ṛng ră mới xong. Cụ Hanh để lại cho con là Trần Duy Xầm. Cụ Xầm mất đi để lại cho con cả là Cựu Cát. Cựu Cát là người chơi bời nghiện ngập rượu chè, thường hay vay nợ, sau đó Cựu Cát đă gạt nợ ngôi nhà về tay cụ Bá Bính (tên thật là Trần Bá Bính).
Cụ Bá Bính chính là nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến được nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm “Chí Phèo”. Và cũng chính từ khi ngôi nhà vào tay cụ Bá Bính th́ câu chuyện về ngôi nhà mới trở nên đặc biệt. Đây cũng là lư do giải thích tại sao ngôi nhà lại gắn liền với tên chủ nhân là nhà “Bá Kiến” được truyền tụng qua bao thế hệ nay.
Bá Bính mất đi để lại gia sản cho con là Trần Duy Tảo hay c̣n gọi là Binh Tảo kế thừa. Khi Binh Tảo mất đi con cháu có ư định bán nhà, và chính cụ Trần Thế Lễ bấy giờ đă có ư định mua ngôi nhà về xẻ làm gỗ, nhưng cụ Lễ chưa mua được th́ ngôi nhà được cụ Cai Hậu, tên thật là Trần Hữu Hậu là một Việt kiều mua lại để định cư. Được biết, giá ngôi nhà lúc đó cụ Hậu mua là 4.500đ (tương đương với hàng chục cây vàng thời bấy giờ). Chủ nhân thứ 7 của ngôi nhà ông Trần Hữu Ḥa, là cháu cụ Cai Hậu.
Đến năm 2007, UBND tỉnh Hà Nam đă thương thảo với bà Trần Thị Sâm (vợ ông Ḥa) để mua lại ngôi nhà với giá 700 triệu đồng. Hiện giờ ngôi nhà đang giao cho UBND xă Ḥa Hậu phụ trách trông coi, và đón tiếp các đoàn khách về tham quan.
Nói về chuyện ngôi nhà 2 lần “chết hụt” th́ không ai hiểu rơ câu chuyện bằng cụ Trần Bá Huấn (80 tuổi), xóm 11, xă Hoà Hậu. Chính cụ Huấn là một trong 2 du kích địa phương trực tiếp dập lửa cứu ngôi nhà khi thực dân Pháp phóng hỏa đốt.
Cụ Huấn kể lại: “Năm 1953 khi thực dân Pháp mở trận càn lớn nhằm vào các làng xă nơi đây, trong đó có làng Đại Hoàng. Khi đó tôi 19 tuổi tham gia du kích địa phương làm nhiệm vụ cắm chông. Hôm đó lúc giặc đến th́ tôi và đồng chí Huỳnh trú ẩn tại một căn hầm bí mật gần ngôi nhà Bá Bính. Bọn thực dân Pháp càn tới dùng chất hóa học bôi lên cột nhà sau đó phóng hỏa đốt.
Nhưng lúc lửa bắt đầu bén cháy th́ bọn thực dân Pháp lại có kèn báo hiệu rút quân. Chúng tôi lên khỏi hầm th́ thấy cột nhà đă cháy, lửa bắt đầu lan lên mái. Hai anh em vội vă dùng xô, gàu múc nước dập lửa”. C̣n lần thứ 2 ngôi nhà này thiếu chút nữa bị người ta mua để xẻ ra lấy gỗ. Khi đă có người ngỏ ư mua về xẻ lấy gỗ nhưng chưa thực hiện được th́ rất may có người đi nước ngoài về mua lại ngôi nhà với giá cao hơn để định cư.
Nhà “Bá Kiến” - một kiến trúc độc đáo ít người biết đến
Tọa lạc trên một mảnh đất bề thế rộng 900m2. Ngôi nhà ngoảnh mặt theo hướng Tây - Nam. Cụ Huấn cho biết: “Đây là một ngôi nhà có thiết kế đặc biệt, nhà được kết cấu theo kiểu lộn thềm ngưỡng chồng, tàu bảy then trâu chồng chóp”. Nhà có 3 gian theo truyền thống người Việt Nam, 4 hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim, chân cột được kê đá tảng là một loại đá xanh được đẽo gọt công phu giống nhau đến 99%. Mái nhà lợp duy nhất một loại ngói ta theo kiểu bít đốc, hai đầu bờ nóc có đấu vuông giật cấp. Đă hơn 100 năm nhưng vẫn chưa bị dột nát.
Cửa ghép bức bàn, ngoài hiên có một hàng dăi dùng (hay c̣n gọi là tấm liếp) chống nắng và mưa được làm bằng gỗ. Tất cả gỗ của ngôi nhà này đều bằng lim. Trên các văng, kèo, li tô được chạm khắc nhiều chữ nho, h́nh rồng. Đặc biệt trên nóc nhà (thượng ốc) có khắc ḍng chữ nho nói về thời gian chính xác năm làm ngôi nhà.
Cũng theo cụ Huấn: “Thời đó xi măng không có, vôi cũng đang ít, ngươi ta trộn mật mía, mù hóng vào vôi và thêm một sô phụ gia khác để làm thành hồ xây nhà. C̣n gạch dùng xây tường và lát nền nhà th́ được nung bằng rơm nên dù qua thời gian nhưng bức tường vẫn không hề bong tróc”.
Cùng với chương tŕnh “T́m lại Nam Cao”, năm 2004 tỉnh Hà Nam hoàn thành công tŕnh nhà tưởng niệm nhà văn liệt sỹ Nam Cao. Năm 2007 ngành VHTT&DL tỉnh Hà Nam lưu giữ ngôi nhà “Bá Kiến” để góp phần cho việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà văn Nam Cao.
Ngôi nhà “Bá Kiến” là một hiện vật quư giá, là một chứng nhân lịch sử của quê hương Nam Cao nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Ngành văn hóa cũng đang có biện pháp trùng tu, bảo quản để phục vụ du khách đến tham quan nghiên cứu.
Ông Trần Đức Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xă Ḥa Hậu nói: “Hàng ngày có các đoàn khách ở khắp nơi về đây thắp hương tưởng niệm nhà văn liệt sỹ Nam Cao và thăm ngôi nhà cổ “Bá Kiến”. Chính quyền địa phương luôn làm tốt công tác đón tiếp và giới thiệu với khách tham quan”.
Về Ḥa Hậu, du khách không chỉ được viếng thăm nhà tưởng niệm, mộ nhà văn liệt sỹ Nam Cao mà c̣n được thưởng thức ba đặc sản nổi tiếng là: Hồng Ḥa Hậu thơm ngon; chuối Ngự nổi tiếng khắp cả nước và không thể quên món cá trắm đen kho cổ truyền, bởi kỹ thuật kho món cá này chỉ có người dân nơi đây làm được.
Rời quê hương Nam Cao khi ánh đèn đă lên. Tiếng khung cửi làng nghề dệt của bà con xă Ḥa Hậu vẫn vang vọng nhịp nhàng. Quê hương Nam Cao ngày nay khang trang sạch đẹp và c̣n lữu giữ nhiều nét văn hóa để đón chào du khách tới tham quan t́m hiểu.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|