Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Đại gia đồng nát bỏ 150 tỉ đồng mua cây ( ST )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 66317
 02/09/2011



Đại gia đồng nát bỏ 150 tỉ đồng mua cây ( ST )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Cái tên Phạm Đức Thịnh, hay c̣n gọi là Thịnh “Hải Pḥng”, Thịnh “đồng nát” mới chỉ được biết đến khoảng 2 năm nay, song đă nhanh chóng nổi đ́nh nổi đám. Chỉ trong ṿng khoảng 2 năm, vị đại gia chuyên buôn bán đồng nát này đă bỏ ra 150 tỉ đồng để mua rất nhiều cây đẹp về chơi.


Giới chơi cây cảnh vốn choáng nhất là 2 đại gia Toàn “đô la” ở Việt Tŕ và Phiến “cá” ở Vĩnh Phúc. Đại gia Toàn “đô la” nổi tiếng là v́ trong 10 năm qua, đă bỏ ra tổng cộng 120 tỉ đồng mua tổng cộng 500 cây, đều thuộc loại cực đẹp, có tên có tuổi. Đại gia này lập ra mấy công ty khai thác vật liệu xây dựng, chế biến thép để sản sinh ra tiền phục vụ thú chơi cây cối.

Đại gia Phiến “cá” cũng khiến giới chơi cây Hà thành méo mặt khi anh mua sạch cây cối của thủ đô đem về “vườn thượng uyển” rộng mấy ha của ḿnh ở giữa TP. Vĩnh Yên. Ai đă từng vào vườn cây của đại gia này th́ đều ngả mũ bái phục. Đi xem cây phải ngồi ô tô, chứ đi bộ th́ có mà cả ngày cũng không hết vườn. Chưa ai định giá vườn cây của đại gia này, song có lẽ, có đến quá nửa cây đẹp vốn thuộc sở hữu của các đại gia Hà thành đă bị bứng về đây.

Ngoài ra, một người nữa của Phú Thọ (lại là người đất Tổ), cũng đă ghi tên vào câu lạc bộ tỉ phú chơi cây, đó là ông Thành “vàng”, chủ mấy hiệu vàng có tên Nam Thành. Năm qua, đại gia này đă nổi đ́nh nổi đám bởi có cây “mâm xôi con gà”, mà tự ông định giá lên đến 120 tỉ đồng. Chuyện cây “mâm xôi con gà” có đến từng đó hay không, c̣n phải chờ người mua, song có thể khẳng định, ông chủ hiệu vàng này cũng là một đại gia hàng đầu về cây cảnh ở Việt Nam, hiện sở hữu vườn cây trị giá cả trăm tỉ .

Nếu mấy năm trước, hai đại gia Toàn “đô la” và Phiến “cá” gây sóng gió với giới chơi cây cả nước, v́ khả năng thu gom sạch sẽ cây đẹp, th́ 2 năm nay, cái tên Thịnh “Hải Pḥng”, Thịnh “đồng nát” lại nổi lên như “bom tấn”. Đại gia này không nổi danh trên báo chí, nhưng nổi danh trên các diễn đàn cây cảnh, thường xuyên xuất hiện trong các cuộc bàn luận sôi nổi của giới chơi cây. Chẳng ai biết rơ tung tích đại gia này, nhưng ai cũng kể với lời lẽ thán phục rằng tiền nhiều như nước, mua cây như chớp.

Nhiều người đồn thổi, rằng tay này chắc là “xă hội đen” rửa tiền bằng cách mua cây cảnh, lại có người đồn chắc là quan lớn cướp được tiền thiên hạ, nên mới mua cây bạc tỉ cứ như mua mớ rau. Tóm lại, trong giới chơi cây, ai cũng biết cái tên Thịnh “Hải Pḥng”, nhưng tuyệt nhiên chả biết ông này là ai .

Tôi chơi với giới chơi cây nhiều, cũng biết nhiều mánh khóe, nhiều dạng người chơi cây. Thú thực, tôi chẳng tin lắm cái chuyện chuyển nhượng cây cối tỉ nọ, tỉ kia.Một số trong họ thường tự thổi giá, bốc lên, cốt lừa thiên hạ để kiếm lời. Nhưng hồi gặp ông nông dân Phạm Văn Vĩnh ở xă Hải Phương (Hải Hậu, Nam Định), th́ tôi thực sự kinh ngạc về cái tên Thịnh “Hải Pḥng”.

Theo lời ông Vĩnh, năm 2009, anh Thịnh tự lái xe đến ngắm nghía vườn cây của ông. Ngắm chán chê rồi anh ta hỏi giá 3 cây sanh khá đẹp trong vườn. V́ không có ư định bán, nên ông Vĩnh nói vống lên, đ̣i 3 cây đó với giá 2 tỉ đồng, trong khi giá trị thực chỉ độ 1 tỉ. Không ngờ, chẳng thèm mặc cả, anh Thịnh trả luôn 2 tỉ đồng trong sự ngỡ ngàng của gia chủ.

Bà vợ ông Vĩnh, một nông dân chân chất, dẫn tôi ra chỗ cây sanh có tên Mai ḅ (h́nh con rùa) và bảo: “Cây này anh Thịnh đă mua rồi, trả tiền đủ 3 tỉ đồng cách đây mấy tháng. Anh ấy bảo v́ nhà chưa có chỗ để, nên chưa mang đi”. Ông Vĩnh kể với giọng hết sức ngạc nhiên: “Hồi đó, khoảng tháng 9 năm 2010, sau khi chở 3 cây sanh mua lần trước đi, anh Thịnh tiếp tục hỏi giá 3 cây đẹp nhất trong vườn của tôi. Nghĩ anh này coi tiền như rác, mà tôi cũng chẳng bí bích đến nỗi phải bán cây, nên đ̣i vống lên, một cây 3 tỉ, một cây 2 tỉ và một cây 1 tỉ, tổng cộng 3 cây là 6 tỉ đồng. Lại lần nữa tôi choáng váng. Anh ta đồng ư mua luôn. Cái tay này lạ thật, vác cả bao tiền đi mua cây, mà mặt mũi chả tỏ vẻ ǵ, cứ cười tủm tỉm”.

Sau này, qua t́m hiểu, ông Vĩnh mới biết, đại gia Thịnh “Hải Pḥng” đă càn quét khắp vùng Nam Định và đă mua hầu hết những cây đẹp nhất, đắt nhất. Cũng từ sau vụ đó, ông Vĩnh không dám phát giá cây nào nữa. Ông sợ, nếu đưa ra giá, vườn cây của ông sẽ chẳng c̣n cây đẹp nào cho ḿnh.

Mới đây, “đại gia đồng nát” Phạm Đức Thịnh tiếp tục gây sửng sốt giới chơi cây cả nước, khi mang mấy bao tải tiền mua cây “Đằng vân thập toàn” của ông Cường “giống” ở Hải Dương.

Cách đây chừng 5 năm, giới chơi cây đă choáng khi đại gia Cường “giống” mua cây sanh từ Huế với giá 1 tỉ đồng. Ai cũng nghĩ ông này bịa ra cái giá đó, chứ làm ǵ có cây cảnh đắt như vậy, bằng cả ngôi nhà giữa thủ đô thời kỳ đó. Khi sở hữu cây cảnh này, đại gia Cường “giống” đă tuyên bố rằng: “Đố ai mua được cây của ông”. Có một sự thật là Toàn “đô la” đă trả cây “Đằng vân thập toàn” đến 8 tỉ đồng, song không mua được. Thế nhưng, cuối cùng, cây sanh “đố ai mua được” đă về tay Thịnh “đồng nát” với giá 10 tỉ đồng.

Ngoài ra, c̣n một cây sanh nữa, cũng được Thịnh “đồng nát” mua với giá “điên rồ”, đó là cây sanh “Đĩa bay” của Huy “Mai Lĩnh”. Cây sanh này có vẻ đẹp toàn mỹ, không chê vào đâu được và cũng không có đại gia nào mua nổi. Thế nhưng, nó cũng vừa mới về tay đại gia buôn đồng nát này với giá 10 tỉ đồng.

Tôi đă từng có nhiều lần gặp gỡ Toàn “đô la” và chiêm ngưỡng những siêu phẩm cây cảnh của anh. Tôi đă trực tiếp nghe từ miệng đại gia này câu chuyện về Thịnh “đồng nát”. Toàn “đô la” đă bỏ 120 tỉ mua cây về chơi và vườn cây của anh hiện được định giá lên đến 300 tỉ đồng. Ấy thế nhưng, Thịnh “đồng nát” đă t́m đến tận vườn Toàn “đô la” đ̣i mua cả vườn cây của anh. Nghe tiếng Thịnh “Hải Pḥng” đă lâu, nên Toàn “đô la” run lắm, không dám phát giá cây nào. Câu chuyện Thịnh “Hải Pḥng” đ̣i mua cả “vườn thượng uyển” của đại gia Toàn “đô la” đă khiến tên tuổi của vị đại gia này càng trở nên huyền bí.

C̣n tiếp…

Phạm Ngọc Dương




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 590592
 02/23/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Chuyện kỳ thú về siêu cây cảnh 60 tỷ đồng

Ư tưởng từ lịch sử

Sau 5 năm trời công phu lặn lội khắp nơi để t́m nguyên liệu, cuối cùng Phạm Gia Thịnh cũng hoàn thành được bộ siêu phẩm đồ sộ "Chiến thắng Bạch Đằng" gây chấn động giới chơi cây cảnh cả nước. Trong triển lăm dịp kỷ niệm một ngh́n năm Thăng Long vừa qua. Siêu phẩm này của anh đă được định giá 3 triệu USD, tương đương hơn 60 tỷ đồng.


Ư tưởng từ lịch sử

Xuất thân là một bác sĩ ở Bệnh viện Tâm thần Hải Pḥng nhưng v́ ham chơi cây từ nhỏ, Phạm Gia Thịnh đă chia tay với nghề y lập doanh nghiệp buôn bán thép mong sớm làm giàu để theo đuổi thú chơi đắt đỏ của ḿnh. Sau vài năm buôn bán thành công, tiền đẻ ra tiền, Thịnh bắt đầu dấn thân vào cây cảnh. Anh cho biết, 2 năm nay đă bỏ ra tổng cộng 150 tỷ đồng để được sở hữu những cây cảnh được xưng tụng là tuyệt phẩm trong giới chơi cây. Từ năm 2005, Phạm Gia Thịnh đă nung nấu thực hiện một tác phẩm cây cảnh thật đặc biệt, không "đụng hàng" với bất kỳ tác phẩm nào trên thế giới, chứ không chỉ trong nước dâng tặng Đại lễ của Thủ đô một món quà thật ư nghĩa.

Để biểu đạt được tinh thần Đại lễ, Thịnh nghĩ phải có một tác phẩm mang tính lịch sử. Sau khi sưu tầm, t́m kiếm các tài liệu, sách vở, anh nhận thấy chiến thắng Bạch Đằng giang năm 938 là có ư nghĩa nhất. Sau trận chiến thắng vang dội này, Ngô Quyền đă trở về Cổ Loa đóng đô, xây dựng đất nước, mới có Việt Nam ngày nay. Một ngh́n năm trước, vua Lư đi thuyền ra Hà Nội, thấy rồng bay lên từ sông Hồng, mới lấy vùng đất này làm kinh đô, đặt tên là Thăng Long. Thịnh tâm sự: "Ḿnh đă t́m hiểu kỹ lưỡng và thấy cuộc dời đô đi toàn bằng thuyền. Loại gỗ làm thuyền khi đó chủ yếu là gỗ sao đen v́ đây là loại cây rất lớn, gỗ tốt, chịu được nước".

Từ ư tưởng đó, Phạm Gia Thịnh quyết tâm làm một tác phẩm cây cảnh mang tên Chiến thắng Bạch Đằng. Tác phẩm này phải được tŕnh bày trên những chiến thuyền và những chiến thuyền phải bằng gỗ sao đen. Loại gỗ sao đen gần như đă tuyệt chủng ở Việt Nam, nên chỉ có thể t́m lũa, tức là phần lơi của cây gỗ, c̣n tồn tại dưới ḷng đất, ḷng sông suối từ hàng ngàn năm trước. Đây là một công việc cực kỳ khó khăn. Dù có nhiều tiền mà không có gỗ lũa sao đen th́ cũng đành chịu.

Kỳ công săn "bảo vật"

Miệt mài nghiên cứu các loại tài liệu, tham khảo các nhà thiên nhiên học, Thịnh biết vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ từng có nhiều gỗ sao đen từ hàng ngàn năm trước. Thịnh tự lái xe vào Nam đi dọc vùng Khánh Ḥa, Phú Yên, Ninh Thuận, B́nh Thuận rồi ṿng lên Lâm Đồng, Gia Lai, xuống Đồng Nai, Tây Ninh để t́m gặp những người chơi lũa nổi tiếng nhất và đặt họ t́m giúp những thân lũa sao đen thật lớn, to ngang với con thuyền. Món hàng anh đặt vô cùng khó, nhưng khi anh tuyên bố bất kể giá nào cũng mua, th́ các ông chủ đều tung quân đi t́m kiếm.

Sau cả năm trời lùng sục, cuối cùng đại gia Phạm Văn Thịnh cũng mua được 5 cây lũa sao đen, đều thuộc hàng lớn nhất Việt Nam. Mỗi cây lũa đều có giá cả tỉ đồng. Trong số 5 cây lũa chế tác thành những chiến thuyền này th́ cây lũa mua được ở Đồng Nai là lớn nhất. Để mua được cây lũa sao đen này là cả một ḱ công, trong đó có phần may mắn.


Cây lũa này thuộc sở hữu của một ông nông dân, là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng rừng núi. Theo lời kể của anh ta, nửa thế kỷ trước, lúc lội suối, cha anh ta đă thấy một khúc gỗ đen ś trồi ra khỏi mép suối. Khúc gỗ có vân lạ, cứng như đá, lên màu đen bóng rất đẹp. Cha anh đă huy động con cháu đào bới cả chục ngày trời, khúc gỗ lũa mới hiện ra. Khi đó, nó có đường kính chừng 2 mét, dài 12 mét. Cả buôn được huy động, cùng với mấy chục trâu mộng mới kéo được khúc gỗ về nhà. Tính chẻ ra làm mấy cái cột, song gỗ cứng như thép, không chẻ nổi nên đành chịu. Sau này, hai cha con đă đục đẽo, moi lơi khúc gỗ, đắp kín hai đầu, dẫn nước từ khe về bơm ngập khúc gỗ để thả cá. Không hiểu có ma thuật ǵ mà cá nuôi trong khúc gỗ lớn nhanh như thổi. Cứ thả cá giống tháng trước, vài tháng sau đă có cá nướng nhắm rượu.

Dân buôn lũa nghe tin nhiều lần t́m đến gạ mua, song anh chàng nông dân này nhất định không bán. Anh ta coi đó là kỉ niệm của người cha quá cố để lại. Thông tin đến tai anh Thịnh, anh liền t́m vào Đồng Nai. Quá kinh nghiệm trong việc săn mua những đồ quư nên anh Thịnh không đề đạt đến chuyện mua bán ngay. Những thứ quư hiếm thường được người ta coi là bảo vật nên tiền nong nhiều khi chẳng có ư nghĩa ǵ. Hàng ngày, anh t́m lên Đồng Nai với mục đích được chiêm ngưỡng khúc gỗ cho thỏa ḷng mong ước. Mỗi lần lên, anh thường mang theo chai rượu và gói đồ nhắm rồi cùng ngồi bên khúc gỗ chén tạc, chén thù với anh chàng nông nọ.

Đến lần thứ 10, khi rượu đă ngà ngà, anh chàng nông dân này mới bảo: "ông nói thật đi, ông muốn mua khúc gỗ này chứ ǵ? Trả giá đi, tôi quư ông nên tôi bán cho đấy!". Như mở cờ trong bụng, anh Thịnh bảo: "Đúng thực là tôi muốn mua khúc gỗ của anh, nhưng không dám nói, sợ anh đuổi cổ. Nếu anh quyết định bán, th́ tôi trả anh 1 tỉ đồng. Anh đồng ư không?". Anh chàng nông dân há hốc miệng ngạc nhiên hỏi: "Giá đó có đắt quá không nhỉ? Mấy thằng buôn gỗ nó trả tôi có vài chục triệu, tôi không thèm bán, để nuôi cá chơi!". Lẽ ra, anh Thịnh có thể mua được với giá rẻ hơn, tuy nhiên, anh thấy hài ḷng với giá đó, nên vẫn quyết định trả 1 tỉ đồng.

Siêu phẩm vô giá

5 khúc gỗ khổng lồ được chuyển về TP. Hồ Chí Minh. Anh Thịnh đă thuê một xưởng rộng với hơn 10 nghệ nhân tạo tác lũa và chăm sóc, tỉa tót cây cảnh. Những khúc gỗ lũa được đẽo gọt thành những chiến thuyền. Mọi tác động của cưa búa đều giảm tối đa nhằm giữ nguyên được vẻ đẹp tự nhiên của lũa. Khúc gỗ khổng lồ do đích thân anh Thịnh mua được, sau khi đẽo gọt, tạo tác, đă h́nh thành chiến thuyền có đường kính 1,4m và dài 10m. Anh đă nhờ các chuyên gia, dùng phương pháp phóng xạ các-bon và biết rằng tuổi của khúc gỗ này là 1.800 năm. Những khúc gỗ c̣n lại đều từ 1.000 đến gần 2.000 năm tuổi.

Không thể kể hết sự vất vả của những tháng ngày tạo tác tác phẩm ḱ vĩ này. Có những tháng, anh Thịnh ra vào Hải Pḥng và TP. Hồ Chí Minh tới 20 lần. Ban ngày anh điều hành công việc của doanh nghiệp. 5h chiều ra sân bay vào TP. Hồ Chí Minh trao đổi với các nghệ nhân, rồi ngay trong đêm cùng các nghệ nhân về Long An, B́nh Dương, Tiền Giang, thậm chí Cần Thơ để chọn cây, mua cây đem về tạo dáng. Những loại cây đưa vào tác phẩm này phải là những cây già, nhỏ, đẹp, mang đúng ư tưởng của tác phẩm. Xong việc, sớm hôm sau anh lại ra sân bay để có mặt ở Hải Pḥng cho kịp ngày làm việc mới.

Quá tŕnh mua đá trầm tích cũng rất kỳ công. Loại đá này có màu đen, đẹp, rất phù hợp với màu của gỗ lũa sao đen. Để có loại đá này, anh khai thật... phải thuê đám ngư dân đi ăn trộm! Đây là loại đá chỉ có ở Đảo Yến (Khánh Ḥa). Loại đá này cấm khai thác v́ quư hiếm và v́ việc khai thác sẽ ảnh hưởng đến nơi cư trú của chim yến. Ngư dân đi biển, thường rẽ vào Đảo Yến dùng xà beng moi vài chục cân, giấu vào thuyền rồi chạy ngay vào đất liền. Riêng chi phí cấy đá vào những chiến thuyền này đă ngốn của anh cả tỉ bạc. Các loại cây phôi sau khi được chọn lựa kỹ lưỡng mới được trồng lên những tảng đá trên chiến thuyền. Con suối nhân tạo chạy dọc chiến thuyền, luồn qua những núi đá, vừa tạo cảnh đẹp, lại có tác dụng giữ ẩm cho cây, tạo lớp rêu phong rất cổ kính.

Khi hoàn thành, siểu phẩm này gồm 6 khúc gỗ lũa h́nh con thuyền, được trồng cây cảnh lên. Mỗi con thuyền được đặt lên một giá gỗ và quay theo hướng nhất định. Đứng từ xa nh́n lại, trông "Chiến thắng Bạch Đằng" như những chiến thuyền lớn đang giương buồm cưỡi sóng. Mỗi chiến thuyền đều mang một ư tưởng riêng. Theo anh Thịnh, để hoàn thiện tác phẩm này, anh đă phải chi phí ngót 20 tỉ đồng và có người đă trả anh 3 triệu đô để được sở hữu. Nhưng đối với anh, đây là sản phẩm để đời nên nó vô giá.

THẮNG NGUYÊN




 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network