nguoihaiduong
member
ID 66278
02/07/2011
|
Mèo trong thành ngữ , tục ngữ ( ST)
Trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, hình bóng con mèo xuất hiện rất nhiều, cả phê phán và ca ngợi.
Ví dụ: "Không biết mèo nào cắn mỉu nào" (chưa biết ai hơn ai); "Chữ viết như mèo quào" (viết chữ cẩu thả, xấu); "Nam thực như hổ, nữ thực như miu" (ăn uống từ tốn, chậm rãi); "Chó giữ nhà, mèo bắt chuột" (ý nói mỗi người đều đã đều có bổn phận, trách nhiệm đã được phân công); "Chó treo, mèo đậy" (tuỳ từng đối tượng mà đưa ra hành động cho hợp lý, cũng có ý khuyên người ta nên cảnh giác với kẻ gian); "Chó chê mèo lắm lông" (chê người trong khi mình cũng chẳng ra gì); "Đá mèo quèo chó" (dồn sự tức giận vô lý vào người khác); "Mèo mù vớ cá rán" (may mắn chợt đến với người ít tài cán hoặc đang túng quẫn); "Mèo đàng chó điếm" (chỉ những đối tượng không ra gì, lưu manh, tương tự như câu Mèo mả gà đồng); "Mèo khen mèo dài đuôi" (tự cao tự đại về bản thân); "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang" (quan niệm dân gian, có lẽ bởi tiếng mèo kêu ""ngheo ngheo" gần giống với chữ "nghèo"); "Mèo con bắt chuột cống" (tuổi trẻ tài cao, bên cạnh đó còn hàm ý nghi ngờ kết quả công việc của người đang thực hiện);
Ngoài ra còn có các câu: Lèo nhèo như mèo vật đống rơm; Mỡ để miệng mèo; Tiu nghỉu như mèo cắt tai; Rình như mèo rình chuột; Làm như mèo mửa; Mèo lại hoàn mèo vv..
Trong ca dao cũng có những câu mượn hình ảnh con mèo để phê phán rất ý nghĩa: "Mèo tha miếng thịt xôn xao/ Hùm tha con lợn thì nào thấy chi" (Cấp dưới có làm sai, bớt xén hoặc lãng phí tí chút thì phê bình gay gắt, cấp trên sai phạm nhiều hơn thì chẳng sao).
Hoàng Long
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat