Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Cuộc đời nghèo khó của con trai công tử Bạc Liêu( Sưu tầm )

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 63779
 09/28/2010



Cuộc đời nghèo khó của con trai công tử Bạc Liêu( Sưu tầm )
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


"Đốt tiền nấu trứng” là câu đồn thổi về công tử Bạc Liêu. Vậy mà ngày nay con trai ông lại đang phải chạy vạy kiếm từng bữa ăn trên chính mảnh đất của tổ tiên.


Trong căn nhà trọ nhỏ ở thị xă Bạc Liêu, ông Trần Trinh Đức - con trai của Công tử Bạc Liêu buồn bă ngắm nh́n cô con gái bị bệnh tâm thần phân liệt, cứ vô tư ngồi cười hềnh hệch. Bằng giọng trầm nhỏ, người đàn ông tuổi đă quá 60 cho hay, cuộc sống của gia đ́nh ông hiện tại là chạy cơm mỗi bữa, tài sản duy nhất là chiếc xe máy để chạy xe ôm kiếm sống.

Theo ông Đức, ḍng họ ông bắt đầu gặp khó khăn về kinh tế từ khi cha ông mất. Anh em ông bán căn biệt thự ở đường Nhất Linh, nay là đường Nguyễn Huy Tưởng, quận G̣ Vấp, TP HCM để chia mỗi người một phần. Riêng ông th́ chuyển về ở nhờ nhà vợ tại đường Huỳnh Tịnh Của, quận 3. Dù buôn bán lặt vặt ở đất Sài G̣n nhưng nhờ được kế thừa một phần tài sản của Công tử Bạc Liêu nên cuộc sống tạm ổn.

Thế rồi đứa con gái duy nhất của ông sa vào bài bạc, bị lừa cả t́nh lẫn tiền dẫn đến mắc nợ và bị bệnh tâm thần phân liệt. Vợ chồng ông phải bán hết tài sản c̣n lại để trả nợ cho con nhưng vẫn không đủ đành dắt díu nhau sang Campuchia lánh nợ với đủ thứ nghề.

Giọng nghèn nghẹn, ông Đức kể, sau hai năm trốn nợ bên đất khách quê người, năm 2000 ông Đức dẫn vợ con về lại TP HCM sống với nghề chạy xe ôm. Ông phải làm việc từ 5h sáng đến tận nửa đêm nhưng cuộc sống vẫn măi nghèo túng v́ ngoài chi phí sinh hoạt, gia đ́nh ông phải mua thuốc điều trị cho con gái. Đến tháng 7 vừa qua, gia đ́nh ông về cố hương t́m chốn dung thân.

Trở lại khuôn viên dinh thự của ḍng họ Trần Trinh giàu nhất xứ Bạc Liêu xưa, nay được trùng tu thành khách sạn Công tử Bạc Liêu, ông Đức con trai của Công tử Bạc Liêu với người vợ thứ hai quê Mỹ Tho cho biết cha ḿnh có đến 4 người vợ. Ngay từ lúc lọt ḷng, ông Đức đă mồ côi mẹ nên cùng anh trai là Trần Trinh Nhơn được cha đón về sống trong “nhà lớn”, chị ông Đức là bà Trần Thị Thảo sống với bà ngoại ở Mỹ Tho.

“Tôi sinh ra lúc ba tôi c̣n giàu có nên hồi 7 tuổi đă được ông gửi học tại Trường Lasan Taberd (nay là Trường THPT Lê Lợi, TP Sóc Trăng) thuộc ḍng La Salle Saigon, cuối tuần lại rước về “nhà lớn”. Vài năm sau, ông đưa anh em tôi lên Sài G̣n học để cùng nhau quản lư tài sản là các dăy nhà phố và sống tại biệt thự số 117 Nguyễn Du. Sau này chúng tôi chuyển qua ở biệt thự trên đường Nhất Linh”, ông Đức bồi hồi nói.

Xuất thân giàu có, ảnh hưởng sự phong lưu của cha nên những năm tháng vàng son, không chỗ vui chơi nào ở Sài G̣n mà ông Đức không biết đến bởi đêm nào cũng đi nhảy đầm. Người em cô cậu ruột của ông là ông Phan Kim Khánh khi ấy cũng học ở Sài G̣n và “ham vui” có tiếng. Ông này biết trong “nhà lớn” có 5 cặp b́nh màu xanh lục (lục b́nh) có dấu ấn vua chúa được ông ngoại Hội đồng Trạch mua được từ bên Tàu. Mỗi lần vui chơi hết tiền, ông Khánh được một đại gia nổi tiếng trong giới kinh doanh xe máy ở Sài G̣n “xúi” về quê “chôm” cặp lục b́nh mang lên bán với giá 250.000-300.000 đồng/cặp (thời ấy giá lúa chỉ có 1,7 đồng/giạ) để lấy tiền tiêu xài.

Đến năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ông Khánh chính là người trực tiếp bàn giao 3 cặp lục b́nh c̣n lại cùng với toàn bộ tài sản là khu “nhà lớn”, đất đai, các khu phố… ở Bạc Liêu cho chính quyền cách mạng.

Cũng theo hậu duệ của Công tử Bạc Liêu, ḍng họ Trạch thời đó sở hữu điền sản c̣ bay thẳng cánh với 145.000 ha ruộng lúa và 10.000 ha ruộng muối nằm dọc theo biển Bạc Liêu. Ngày cha ông về nước sau 3 năm du học bên Pháp, ông nội tất bật lên Sài G̣n mua ngay chiếc xe Ford mới cáu để đón “quư tử”, cũng là để làm rạng mặt ḍng họ Trần Trinh lúc bấy giờ.

Người dân Bạc Liêu vẫn c̣n truyền lại câu chuyện nhờ cái mác “học bên Tây” về nên Ba Huy được cha rất ưu ái, mua hẳn ca-nô và máy bay để đi làm ăn, thu nợ và… thăm ruộng lúa, ruộng muối. Vậy là, ngoài vua Bảo Đại, Ba Huy là người dân sở hữu máy bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Có lần qua Rạch Giá thăm ruộng, Ba Huy hứng chí lái luôn máy bay ra Hà Tiên chơi. Do mải bay nên xăng hết không hay buộc ḷng phải đáp khẩn cấp xuống đất Thái Lan (nước Xiêm). Trong lần “nhập cảnh trái phép” này Ba Huy bị bắt giữ và phạt 200.000 giạ lúa, buộc họ Trạch phải đưa một đoàn ghe dài chở lúa qua chuộc “quư tử” về.

Xung quanh chuyện giàu có của cha ông, ông Đức luôn cho đó là những kỷ niệm đáng nhớ mang theo suốt đời v́ cái tên Công tử Bạc Liêu đă “vang danh” cả nước. Tuy nhiên, không ai “giàu ba họ” nên giờ đây nhiều người con của Công tử Bạc Liêu đang sống trong cảnh khốn khó, trong đó có ông.

Ông Đức kể, năm 1974 cha ông qua đời tại Sài G̣n, anh em ông đưa thi hài về quê an táng và lập mộ tại khu nhà mồ ở khu đất hương hỏa 1.000 ha tại Cái Dầy, thị trấn Châu Hưng (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu). Lúc đó, dù đất hương hỏa rộng lớn nhưng con cái tứ tán nên bị lấn chiếm, sang bán dẫn đến mất gần hết tài sản. Khu nhà mồ ḍng họ Trần Trinh hiện nay đường đi rất khó khăn bởi cỏ mọc cao hơn đầu người.

Đầu năm 2009, một doanh nghiệp ở Bạc Liêu hay tin con trai Công tử Bạc Liêu sống đời cơ cực nên đă gợi ư với ông là về Bạc Liêu. Trong một lần về giỗ cha tại khách sạn Công tử Bạc Liêu, ông Đức đă gặp ông Nguyễn Chí Luận (giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Bạc Liêu) và bày tỏ nguyện vọng muốn về quê lập nghiệp. Chính v́ vậy mà vị giám đốc này đă cho ông mượn khu đất rộng 300 m2 với thời gian 50 năm, nằm đối diện khu du lịch Hồ Nam. Đầu tháng 11/2009, ông Luận và nhà văn Phan Trung Nghĩa cùng với ông Đức ra nền đất ấy thắp nhang động thổ xây dựng nhà ở, kết hợp phủ thờ Công tử Bạc Liêu. Tuy nhiên, đă gần một năm trôi qua nhưng khu đất vẫn chỉ là một băi cỏ mọc um tùm.

“Động thổ để cất nhà lâu rồi mà đất vẫn c̣n hoang vu, cây cỏ mọc um tùm nên tôi phải ở đậu. Tôi tuổi già thế này th́ khó xin được việc. Giờ mỗi ngày cứ phải chạy vạy khắp nơi vay mượn tiền mua gạo và thuốc thang cho con gái”, ông Đức buồn bă nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Chí Luận cho biết, theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông sẽ nhanh chóng ứng tiền mua khung nhà gỗ từ huyện Ḥa B́nh, san lấp mặt bằng trên khu đất cỏ mọc um tùm hiện nay để xây nhà kết hợp phủ thờ Công tử Bạc Liêu giúp ông Đức.

Theo ông Luận, lư do ông cho ông Đức mượn đất 50 năm là v́ công ty của ông cũng chỉ được phép sử dụng đất tại khu đô thị Địa ốc Bạc Liêu trong khoảng thời gian ấy. Khoản tiền ông tạm ứng ra để cất nhà sẽ được hoàn lại bằng tiền mà Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu vận động giúp ông Đức.




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 thichnghenhac
 member

 REF: 567557
 09/28/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Th́ có nhà của ruộng đất bao nhiêu sau 75 nhà nước ta tịch thu hết nghèo là phải rồi.

 

 aka47
 member

 REF: 567585
 09/28/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Anh ST ui.
Cho em góp 1 bài sưu tầm v/v người ḿnh ham chuộng hàng ngoại nha. Đọc dzui lắm , bật ngữa hết.

Em ...làm biếng mở TOPIC quá hà. Anh cho em ké được rùi.

Em là thân tầm gởi mà anh

Cảm ơn anh nha.

..hihii

..........................................................



“Hàng ngoại” là cách gọi các loại hàng ngoại quốc vào VN bằng con đường nhập cảng chính thức đi qua hàng rào quan thuế, hoặc lậu thuế bằng cách luồn lách qua biên giới, qua hàng xách tay...

Nhiều nhất là hàng tiêu dùng, hàng kim khí điện máy, thực phẩm đóng gói, vải vóc quần áo,... chiếm lĩnh hầu hết thị trường VN. Gần đây, nổi bật ô tô, xe gắn máy, điện thoại iPhone,... ồ ạt tràn vào VN. Nhiều nhăn hiệu cao cấp nước ngoài về quần áo, mỹ phẩm, đồng hồ... cũng xuất hiện nhan nhản khắp nơi. Hàng xa xỉ giá cao vọt hẳn nên rất ít người với tới như: Đồ chơi trẻ em giá từ vài trăm ngàn đến bạc triệu, quần jean hơn một triệu... nằm ở siêu thị sang trọng dành cho số ít người giàu nơi mà ngay cả dạo chơi, “hóng mát,” người nghèo cũng không dám bước chân vào.

Vừa túi tiền hơn là hàng Thái lan, Đài loan, Indonesia... Những xứ láng giềng này không những cung cấp hàng hóa giá thấp mà c̣n rất phong phú đủ mọi thứ không thiếu thứ ǵ. Nhiều nhất từ Đông Nam Á do vị trí láng giềng gần gũi, không tốn nhiều thời gian, công sức vận chuyển là hàng Mă Lai, Singapore, Hongkong...

Hàng Thái Lan, Trung Quốc có mặt ở Tịnh Biên (An Giang), hàng Trung Quốc tung hoành độc chiếm chợ Tân Thanh (Lạng Sơn), hàng Thái, Lào, Trung Quốc ở cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh)... Tuy nhiên điểm mặt khắp nơi bán sỉ, bán lẻ thấy ngay áp đảo là hàng Trung Quốc.

V́ sát kề một bên nên hàng Trung Quốc dễ dàng vào Việt Nam đâu có cần phải làm thủ tục xuất nhập khẩu. Cứ đường bộ mà đi. Chợ biên giới được chính thức lập ra. Bên cạnh đó, đoàn quân cửu vạn hàng ngày ḱn ḱn thồ, vác theo mọi ngơ ngách lối ṃn, cắt rừng, băng núi chuyên chở hàng lậu hàng trăm tấn mỗi ngày.

Hàng Trung Quốc trước kia gọi là Trung Cộng tức hàng Tàu không thiếu thứ ǵ. Đồ chơi của con nít trừ hàng cao cấp Lego, búp bê Barbie... dành cho số ít khá giả và hàng VN là vài món đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa đơn điệu, màu sắc xám xịt không thể nào trụ nổi với cơn băo táp đồ chơi Trung Quốc. Từ cửa tiệm lớn đến tấm bạt dă chiến trải dưới đất ở mọi ngôi chợ chồm hổm đều bán hàng Tàu: từ hàng kim khí điện máy: TV, đầu máy cassette, bàn ủi, radio... đến hàng gia dụng: bộ ly tách, chén đũa, đèn pin... cho tới... hạ cám: dép, guốc, tất vớ, tăm xỉa răng... thảy đều hàng Trung Quốc.

Cứ đi ra ngoài đường nh́n quanh chẳng có món hàng nào bày ra trước mắt mà không dán nhăn “Made in China.”

H́nh thức hàng ngoại lại rất hấp dẫn: vừa nhẹ, vừa đẹp, vừa xinh, vừa gọn... Ngoài đường hầu như không c̣n thấy ai mặc quần áo vá. Bà hàng cá “lên” áo hai dây đính hột đá, ông vé số áo pull Cá sấu, cô bồi bàn quần xệ... nếu không phải quần áo cũ SIDA vài ngàn một chiếc th́ đều là hàng Trung Quốc. Bộ đầm x̣e màu mè kết ren đính hột dành đi đám giá hơn trăm ngàn, áo gió trời lạnh nhún bèo xinh xắn chỉ ba chục ngàn... cũng là hàng Tàu. Hàng Tàu rẻ không thể tưởng tượng được. Với dân số một tỷ ba, giá nhân công thấp và tính cần cù nhạy bén kinh doanh. Nhiều người Việt không sản xuất trong nước mà sang Trung Quốc đặt hàng. Số lượng ít mấy họ cũng làm, mẫu mă thay đổi mấy cũng chịu và giá nào cũng ừ...

Chủng loại hàng hóa phong phú, giá rẻ mạt, rẻ c̣n hơn cho nhưng đúng là “tiền nào của nấy,” chất lượng hàng Tàu luôn bị mang tiếng.

Chị Linh đi du lịch phía Bắc. Tận dụng cơ hội đến khu chợ biên giới nổi tiếng bán hàng rẻ. Bà bạn dặn ḍ kỹ lưỡng:

“Chị không biết coi máy móc chớ mua TV, cát-sét làm chi, bây giờ đang mùa mưa, cứ mang về mấy chục cây dù đi mưa với một rổ điện thoại di động nhét dưới thùng xe, đâu có sợ choán chỗ. Mấy thứ đó thông dụng ai cũng cần, lúc nào cũng hút hàng, coi như ḿnh gỡ tiền tàu xe du lịch...

Ghé chợ biên giới Tân Thanh. Chị Linh thấy người ta mua sắm như điên mà hoa cả mắt. USB dung lượng 2G bốn chục ngàn đồng, dù mười lăm ngàn một cây. Bà bạn quân sư thật chí lư, kẹt là chị không có máu buôn bán nên cứ ngắm nghía hết hàng này đến hàng khác rồi... thôi. Về tới Sài G̣n mới hú hồn v́ USB th́ câm điếc, c̣n dù long gọng vứt thùng rác nguyên bó. Riêng mền bông Trung Quốc giá trăm ngàn một chiếc, về tới Hà nội giá đă tăng trăm ba, hí hửng dùng được hai tuần th́ mền bung chỉ, toạc vải, bông rơi lả tả vứt đi thật tiếc người ta bỏ bao nhiêu công để làm nên những món hàng dối gạt như vậy.

Đúng là Trung Quốc chuyên sản xuất những loại hàng đẹp mă nhưng chất lượng không phải chỉ xấu mà c̣n nguy hại cho sức khỏe: Xe gắn máy găy cổ, đũa gỗ gây ung thư, dép cao su đi trong nhà khiến lở loét da, đồ chơi trẻ có nồng độ ch́ cao, vải gây dị ứng da, cả giày cao cấp do Trung Quốc làm nhái giày Ư cũng có thể gây bệnh ung thư phổi... Cuối năm ngoái, hơn hai chục giáo viên và học sinh ở Thanh Hóa bị ngộ độc hóa chất trong đồ chơi “hạt nở” của Trung Quốc. Dị ứng, viêm da là những ca thường gặp ở bệnh viện Da Liễu và Nhi Đồng từ hàng hóa Trung Quốc.

Thức ăn “Made in China” cũng đặc biệt: Lẩu Tàu một gói nhỏ sáu ngàn đồng nấu được cả nồi nước dùng, vừa ngọt như hầm nhừ mấy kư xương vừa hít hà thơm điếc mũi nên không phải chỉ các bà nội trợ mua về nấu nướng, mà cả hàng quán từ vỉa hè cho chí tiệm ăn nhà hàng lớn đều mua về dùng, giá sỉ c̣n rẻ dữ dội hơn; Sudan là chất nhuộm công nghiệp được chứng minh gây ung thư cho chuột và thỏ được dùng trong son môi, trong tương ớt, bột ớt, trong thức ăn gia cầm khiến trứng có màu đỏ thắm tuyệt đẹp; trái cây cam quưt lê táo “trường sinh” bày bàn thờ hương nến, thời tiết nắng oi nóng nực cả tháng trời vẫn đẹp mơn mởn, bổ ra ăn vẫn gịn ngon, chừng hai tháng... trở lên mới hỏng bên trong nhưng bên ngoài đúng là “bất tử,” màu sắc không hề suy suyển. Hoành thánh là món ăn đặc sản của người Hoa cũng có thuốc trừ sâu trong đó, kem đánh răng chứa chất diethylene glycol (DEG) cao gấp năm mươi lần hàm lượng an toàn cho phép đă gây tử vong người ...

Bà Hà xách giỏ ra chợ cẩn thận hỏi cà rốt củ nào trồng ở Đà Lạt, củ nào xuất xứ Trung Quốc. Người bán trả lời dễ ợt nh́n là biết liền, củ cà rốt sạch sẽ, mập mạp, hồng hào đẹp như trong phim hoạt họa đích thị hàng Trung Quốc; c̣n củ nào quắt queo, đầy mắt, đầy rễ, đất đỏ dơ bám đầy ḿnh là hàng Đà Lạt. Cho nên ai chọn củ cà rốt èo uột mới là người... sành ăn! Riêng trứng nh́n bằng mắt chịu thua, quả nào nh́n cũng giống nhau.

Nếu thích “chưng” vẫn dùng hàng Trung Quốc. Anh Tài giáo viên thương thằng con sáu tuổi dữ lắm bấm bụng mua một chiếc máy bay điều khiển tự động giá một trăm ngàn. Giá đó khá cao nên máy bay nh́n đẹp lắm, màu trắng bạc, từng chi tiết tỉ mỉ đẹp không chê vào đâu được. Chỉ có điều vừa cất cánh lên đúng nửa thước th́ rớt phịch xuống, văng bánh xe nằm thẳng cẳng dưới đất. Sau lần cất cánh duy nhất đó, chiếc máy bay chui thẳng vào nằm luôn trong hangar là chiếc tủ búp phê kê ngoài pḥng khách.

Bởi “mất uy tín” quá nên hàng Trung Quốc phải nhái các nhăn hiệu khác. Ông Ất xem quảng cáo trong TV máy hút bụi Tây Ban Nha khuyến măi với giá cực rẻ, được dịp ít tiền dùng món đồ xa xỉ nên ông bèn điện thoại đặt mua ngay. Nhân viên giao hàng đến nhà gặp hôm cúp điện.

Theo đúng tinh thần “vọng ngoại” miễn hàng của Tây, không phải hàng ta đương nhiên là thứ tốt nên ông trả tiền ngay, khỏi chờ thử. Nào ngờ, tối đến có điện, th́ máy đứng ỳ ra chẳng thèm hắt hơi lấy một tiếng. Cả nhà săm soi t́m măi mới ḷi ra hàng chữ “Made in China” ở góc kẹt chiếc máy. Điện thoại hỏi th́ được hăng trả lời hàng Tây Ban Nha nhưng sản xuất bên Tàu.

Ngoài ra đồ chơi Trung Quốc dán nhăn Singapore, xe gắn máy Tàu nhái hàng Nhật, nào là: Waver, Dreamer, Hongda... Mới nhác qua tưởng Wave, Dream, Honda... Người đi loại xe này nâng xe như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chạy nhẹ nhàng, tránh dằn xóc, v́ đă từng nhiều trường hợp sứt càng găy gọng gây tai nạn, thương tật. Giá xe chỉ bằng một phần ba xe chính hăng, không đủ tiền mua xe thật th́ người ta đành đi chiếc xe nhái cho nó... đỡ ghiền vậy.

Trước kia, trẻ con bú sữa đặc có đường nếu con nhà nghèo hoặc Dielac trung b́nh hay Guigoz nếu nhà khá khá. Khoảng chục năm lại đây, đời sống thị dân khá lên, lại có chính sách mỗi nhà chỉ có một đến hai con nên dân có tiền thi nhau đi mua sữa ngoại để chứng tỏ đẳng cấp. Sữa càng đắt càng tốt, trẻ càng thông minh. Sữa nhiều tiền tới đâu, trẻ thông minh tới đó!

Bây giờ nhiều hăng sữa tha hồ lựa chọn. Rồi sữa F. 1 dành cho bé từ 6 tháng đến 8 tháng, F. 2 cho bé từ 8 đến 10 tháng, F. 3 từ 10 đến 12 tháng... Rồi cạnh tranh nhau nhau hàng sữa này có thêm chất DHA, ARA làm cho trẻ thông minh, học giỏi, chất Prebiotic giúp tăng cường hệ tiêu hóa, chất Palatinose làm cho bé học hỏi không ngừng, Omega 3, Omega 6 cho trẻ năng động...

Sữa vẫn uống thường ngày vẫn tưởng là xuất xứ từ các nước chuyên nuôi ḅ sữa như Úc, Hà Lan, Đan Mạch... tới bây giờ mới té ngửa là lắm khi sữa Úc nhập từ... Bắc Kinh. Giờ th́ vụ sữa Trung Quốc gây sạn thận mới tá hỏa. Sữa của họ bị phát hiện nhiễm melamine, một loại hóa chất vốn chỉ dùng cho việc sản xuất chất dẻo và phân bón. Sữa Trung Quốc vào được lănh thổ VN mới bắt đầu biến hóa. Thời buổi này bao b́ là chuyện nhỏ nên ruột là sữa Trung Quốc đâu có ai biết, c̣n hộp th́ muốn sao được vậy. Các kho chứa đầy bao sữa bột Trung Quốc chiết ra hộp thiếc dán nhăn. Người tiêu dùng chuộng Made in... nào th́ người bán dán nhăn Made in ... đó. Toàn là Made in New Zealand, Made in Australia, Made in Holland...

Nhiều kho chứa bột sữa Tàu có date tháng 9, 2008 giờ này c̣n ở trong kho, đến lúc ra thị trường bán lẻ th́ chắc chuyển lên thành date tháng 9, 2010 !!!

Hàng ngoại là vậy nhưng hàng hóa VN chẳng thèm nhúc nhích chớp lấy thời cơ. Khó đổ tại cho tâm lư sính hàng ngoại của người dân khi hàng nội kém về chủng loại, số lượng lẫn chất lượng. Cho nên chất lượng kém cỏi mấy hàng ngoại vẫn b́nh chân như vại và hàng Việt Nam khoanh tay nh́n...

ST

<ớn lạnh 3 sườn...>

hihii






 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network