sontunghn
member
ID 60287
04/24/2010
|
Ngôi mộ khổng lồ và cuộc khai quật kinh dị ở Hải Dương(Sưu tầm)
Nhắc đến những công tŕnh mồ mả, người ta thường nghĩ ngay đến những kim tự tháp khổng lồ ở Ai Cập, hoặc những lăng mộ kỳ vĩ của vua chúa Trung Hoa cổ đại. Đất nước ta không có những công tŕnh lăng mộ khổng lồ như thế, song lại có những h́nh thức mai táng mang đặc trưng riêng, chứa đựng nhiều bí ẩn mà đến nay chưa dễ ǵ khám phá được. Trong quá tŕnh thu thập thông tin, thực hiện loạt phóng sự dài kỳ về những kỳ quan mộ cổ ở Việt Nam, PV đă có một phát hiện chấn động: Người nằm dưới ngôi mộ rất lớn của họ Vũ và họ Vơ cả nước, có thể không phải là tổ mẫu của hai ḍng họ này.
Đến huyện Chí Linh (Hải Dương), hỏi ngôi mộ tổ của họ Vũ – Vơ, gần như ai cũng biết. Ngôi làng Kiệt Thượng nằm ngay chân đê, với những ngôi nhà mái ngói lúp xúp, mái bằng thấp lè tè, lẫn trong những rặng tre. Ngôi mộ hoành tráng nhất tỉnh Hải Dương nằm giữa làng Kiệt Thượng, xă Văn An, được cho là của bà Nguyễn Thị Đức. Bà Đức là thân mẫu của ông Vũ Hồn, mà ông Vũ Hồn lại là tổ tiên của họ Vũ – Vơ cả nước.
Ngôi mộ xây dựng hoành tráng bằng đá trắng và đá xanh, nằm im ĺm dưới những cây đại trổ hoa thơm ngát, gợi vẻ uy nghiêm mà thanh b́nh. Tuy nhiên, cánh cổng sắt lớn khóa im ỉm. Tôi t́m vào nhà anh Trần Văn Khá, ngôi nhà nằm ngay cạnh ngôi mộ. Anh Khá dáng người dong dỏng, vui chuyện, nên khi hỏi về ngôi mộ này, anh hồn nhiên kể từ đầu đến đuôi.
Ngôi mộ bằng sào đất
Theo lời anh Khá, một ngày đầu năm 2003, hai tỉ phú của họ Vũ – Vơ (họ Vơ là một nhánh của họ Vũ) là Vũ Văn Tiền và Vơ Văn Hồng cùng với các ban bệ của Ban liên lạc họ Vũ – Vơ cả nước t́m về nhà anh Trần Văn Khá ở thôn Kiệt Thượng (Văn An, Chí Linh). Những người đứng đầu ḍng họ này đă nhận ngôi mộ nhỏ mà anh Khá mới xây trong phần đất nhà anh là của bà Nguyễn Thị Đức, thân mẫu của cụ Vũ Hồn, tổ tiên của họ Vũ – Vơ cả nước. Hiện cụ Vũ Hồn đang được thờ trong ngôi đền rất lớn ở làng Mộ Trạch (Tân Hồng, B́nh Giang, Hải Dương) – ngôi làng nổi tiếng cả nước v́ có nhiều tiến sĩ.
Những người đứng đầu ḍng họ này đă đề nghị anh Khá bán mảnh đất 306m2, nơi có ngôi mộ của cụ Đức cho họ. Anh Khá nói: “Thú thật với cậu, lúc đó, tớ đ̣i vài trăm triệu, hai ông đại gia kia cũng mua ngay, chả thèm mặc cả. Thời điểm đó, mỗi vuông đất (100 mét vuông) ở đây có giá 35 triệu đồng, nên 300 mét của tớ phải có giá hơn trăm triệu. Nhưng nghĩ đến chuyện tớ đă từng đập phá ngôi mộ này, rồi bị bà cụ hành cho khốn khổ, tớ đă lạnh toát sống lưng rồi, chả dám đ̣i hỏi, nên chỉ lấy 25 triệu đồng gọi là có thôi”.
Sau khi mua được đất của anh Trần Văn Khá, ḍng họ Vũ – Vơ, với tiền công đức chủ yếu từ hai đại gia Vũ Văn Tiền và Vơ Văn Hồng, đă tiến hành xây mộ. Ngôi mộ được xây dựng theo bản thiết kế của một kỹ sư khá nổi tiếng trong làng kiến trúc Việt Nam. Anh Khá ở cạnh ngôi mộ, lại được sự tin tưởng của ḍng họ này nên đă trở thành người giám sát việc xây mộ, rồi nấu nướng, phục vụ thợ xây, thợ chạm khắc đá từ măi Ninh B́nh ra.
Ngôi mộ được xây dựng bởi những chất liệu vĩnh cửu, gồm toàn đá xanh, đá trắng nguyên khối chở từ Thanh Hóa ra. Anh Khá nhớ lại: “Hồi ấy, thấy một đoàn xe chở đá về, tớ phát choáng. Chả hiểu họ lấy đâu ra lắm tiền mà xây mồ xây mả kỳ công thế. Cả một chuyến xe, chạy mấy trăm cây số mà chỉ chở được mỗi cục đá làm cái cột”.
Tổng cộng có tới 37 thợ chạm khắc lành nghề, đều quê ở Ninh B́nh. Họ dựng lều, ngày đêm ghè đẽo chan chát để biến những khối đá trở nên vuông thành sắc cạnh, rồi chạm trổ vào những khối đá đó. Công tŕnh lăng mộ được xây dựng chắc chắn, cẩn thận và cực kỳ tôn nghiêm. Ngay cả tường bao xung quanh cũng được đổ toàn bằng bêtông, trong có cốt thép. Riêng 4 bức tường đă ngốn hơn 1.000 bao ximăng cùng với mấy tấn sắt phi 16. Tuy nhiên, chí phí xây dựng cả 4 bức tường đó có lẽ cũng chỉ bằng cái lư hương đá, hoặc một cái cột đá nguyên khối chạm trổ tinh tế nặng vài tấn. Theo giới xây dựng, một cục đá trắng, đá xanh nguyên khối mua tại Thanh Hóa hoặc Nghệ An đă có giá 30-40 triệu đồng. Giá trị của nó sẽ tăng gấp rưỡi, thậm chí gấp vài lần khi được vận chuyển ra ngoài này và được đục đẽo, mài giũa thành phẩm.
Toàn bộ khu trung tâm phần mộ giống như một khối đá khổng lồ, ch́m sâu xuống ḷng đất 1,7m, bề mặt rộng 30m2. Để chống lún, người ta đă đào sâu xuống ḷng đất, đầm nện chắc chắn, sau đó đổ một lớp bêtông rộng vài chục mét vuông, rất dày, để làm móng, sau đó mới xây khuôn, đặt hài cốt và xếp các khối đá. Tôi trộm nghĩ, những loại bom ḿn thông thường cũng không thể công phá được, c̣n thời tiết, khí hậu dù khắc nghiệt thế nào chăng nữa, có mài ṃn hàng triệu năm cũng chẳng thấm vào đâu.
Việc xây dựng ngôi mộ hiện vẫn chưa dừng ở đó. Theo anh Khá, các cụ già ở Ban liên lạc họ Vũ và họ Vơ đă mấy lần về gặp anh để bàn bạc, thỏa thuận việc mua lại toàn bộ diện tích đất ở và đất ruộng xung quanh ngôi mộ tổ này, kể cả ngôi nhà anh đang ở, với tổng diện tích 3.000m2. Họ đang tính toán sẽ xây dựng tiếp miếu thờ, nhà khách, pḥng họp cùng hàng loạt công tŕnh nữa phía ngoài khuôn viên ngôi mộ này, và vẫn nhờ anh Khá trông nom, bảo quản và hương khói cho tổ tiên họ.
Việc bàn bạc c̣n chưa được ngă ngũ v́ anh Khá muốn có khoản tiền đủ mua đất rồi xây nhà ra mặt đường hoặc thị trấn để buôn bán. Nhưng những người trong họ Vũ th́ muốn đập ngôi nhà khang trang anh vừa xây cạnh mộ để xây lại cho hài ḥa hơn với cảnh vật xung quanh, rồi muốn gia đ́nh anh tiếp tục sinh sống ở đây để trông nom mộ, v́ họ chỉ tin tưởng anh. Anh Khá th́ không thích thế, v́ anh đă quá mệt mỏi với cảnh nơm nớp lo sợ kẻ trộm lẻn vào mộ đào mất cục đá, hay bê mất cái đầu rồng, cái lư hương khiến “cụ về đ̣i” th́ đến là mệt, bởi mỗi cục đá ở đây cũng có giá cả chục triệu đồng. Hơn nữa, bán hết ruộng đất mà vẫn sống cạnh ngôi mộ th́ không biết lấy ǵ để ăn.
Cuộc đào phá mộ cổ
Cùng với ngôi mộ bạc tỉ, th́ anh nông dân Trần Văn Khá cũng trở nên nổi tiếng khắp huyện Chí Linh, Hải Dương. Anh nổi tiếng không phải v́ giàu có, tài năng đặc biệt ǵ, mà v́ đă phát hiện ra ngôi mộ cổ gây chấn động một thời. Giờ anh vẫn được nhiều người biết đến v́ trông coi ngôi mộ to nhất tỉnh Hải Dương. Hàng ngày, có rất nhiều người đến tham quan công tŕnh lăng mộ hoành tráng bằng đá xanh, đá trắng này. Có người ṭ ṃ đến xem công tŕnh lăng mộ bạc tỉ đẹp ra sao, song cũng có nhiều đoàn đến tham quan để học tập về xây lăng mộ cho tổ họ nhà ḿnh. Ai muốn vào thăm lăng mộ phải nhờ anh Trần Văn Khá mở cổng. Rồi anh lại là một hướng dẫn viên bất đắc dĩ để người ta hỏi han mọi chuyện liên quan đến ngôi mộ của người được cho là đă có tuổi 1.200 năm.
Đă có 2 lần tôi gặp gỡ, tṛ chuyện với anh Trần Văn Khá. Lần thứ nhất, vào năm 2006, khi tôi cùng ông Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, về vùng đất Kiệt Thượng này t́m hiểu về mộ thuyền. Vùng Kiệt Thượng khá nổi tiếng với giới khảo cổ, v́ nơi đây từng phát hiện được khá nhiều mộ thuyền c̣n nguyên vẹn. Trong đó, nổi tiếng nhất là ngôi mộ thuyền Kiệt Thượng I và Kiệt Thượng II, được phát hiện và khai quật vào năm 2001, gây sửng sốt cho giới khảo cổ học cả nước. Hai ngôi mộ thuyền này đều c̣n rất nguyên vẹn từ xương cốt cho đến đồ tùy táng. Khi đó, thấy ngôi mộ bạc tỉ của họ Vũ – Vơ, tôi đă t́m vào và tṛ chuyện với anh Khá, người trông nom ngôi mộ này.
Lần trở lại này, vẫn những câu chuyện đầy vẻ rùng rợn, ly kỳ như xưa, ngôi mộ đó vẫn là sự ám ảnh suốt đời của anh Khá và gia đ́nh. Tuy nhiên, theo anh Khá, cụ bà dưới nấm mồ này không làm anh khốn đốn suốt mấy năm trời nữa, mà giờ cụ “phù hộ” gia đ́nh anh ăn nên làm ra, lộc đến đầy nhà.
Theo lời anh Khá, anh sinh ra trong gia đ́nh nghèo, nên phải tự lập sớm. Bố mẹ không có ǵ cho đôi vợ chồng trẻ, nên hai vợ chồng phải cắm miếng đất bờ băi, rồi dựng túp lều tranh giữa cánh đồng. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, vợ chồng anh đào đất đóng gạch, ước nguyện xây cho ḿnh một ngôi nhà kiên cố. Tuy nhiên, 7 năm trời h́ hục nhào đất đóng gạch, 7 lần dựng ḷ đốt gạch trên mảnh vườn nhà ḿnh th́ 7 lần giông băo nổi lên, sấm chớp đùng đùng, mưa như trút nước, làm sập ḷ, nát hết gạch và trắng tay.
Năm 1993, chán đốt gạch, anh Khá quyết tâm đào mảnh vườn, nơi anh từng dựng ḷ đốt gạch làm ao thả cá. Bữa ấy, có 5 người nữa là anh em trong nhà tập trung đào hộ. Đào xuống độ sâu chừng mét rưỡi th́ chạm phải vật cứng, màu trắng như phiến đá lớn. Anh Khá kể: “Tưởng là gặp tảng đá, tớ liền dùng xà beng đục ra. Thế nhưng, nó lại không cứng như đá mà vỡ ra từng mảng như bêtông non. Nghĩ vớ được mộ cổ của người Trung Quốc, bên trong sẽ có nhiều vàng bạc nên bọn tớ bàn tính lấp lại, để đêm ra bới sau, chứ bới ngay lên, thấy nhiều vàng quá dân xúm lại đ̣i chia th́ chẳng ăn thua ǵ”.
C̣n tiếp…
Theo Tuổi trẻ Thủ đô
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
sontunghn
member
REF: 535398
04/24/2010
|
Anh nông dân và cuộc đào phá ngôi mộ cổ
Đang không hiểu quan tài lạ này chứa loại nước đặt biệt ǵ, th́ đột nhiên, cả đám người tá hỏa khi thấy xác chết nổi lên khỏi mặt nước, lềnh bềnh trong lớp tinh dầu đặc sánh. Xác chết được quấn trong rất nhiều lớp lụa là gấm vóc.
Đúng 12 giờ đêm, anh Trần Văn Khá, ở Thôn Kiệt Thượng (Văn An, Hải Dương), cùng 7 người, toàn anh em, hàng xóm, trong đó có cả anh Việt, khi đó là đội trưởng, h́ hục đào bới, phá lớp hợp chất như bêtông, bẩy tung nắp hầm mộ. Tôi hỏi lại anh Khá rằng: “Có đúng ngôi mộ làm bằng hợp chất gồm vôi, cát, mật, giống như bêtông không?”. Anh Khá khẳng định như đinh đóng cột: “Thành mộ là hợp chất như bêtông, lớp hợp chất xây như cái bể, dày chừng 7cm. Khi tớ phá lớp “bêtông” này, thấy bên trong là một chiếc quách gỗ màu đỏ c̣n nguyên vẹn, đẹp như vừa được đặt xuống. Chiếc quách này lớn lắm, bề ngang dễ đến 0,8m, dài tới hơn 2m. Tớ luồn dây cáp vào áo quan, rồi 7 người cùng ghé vai khiêng, nhưng quan tài không nhúc nhích tư nào cả. Thậm chí, đưa xà beng vào bẩy, cũng không ăn thua ǵ. Sợ quá, tớ sai vợ mổ gà, nấu xôi, làm mâm cỗ cúng vái xin phép được di chuyển cụ ra nơi mát mẻ. Điều lạ là, sau khi cúng vái xong, bọn tớ ghé vai khiêng thấy quan tài nhẹ bẫng, nhấc một cái lên luôn”.
Mặc dù rất sợ, nhưng nghĩ trong mộ có nhiều của quư, nên anh Khá dùng xà beng phá quan tài, bật nắp áo quan. “Mở nắp thiên, tớ thấy quách gỗ gồm 3 lớp, khá dày. Điều lạ là có mùi thơm mát tỏa ra từ ngôi mộ. Tuyệt nhiên không thấy mùi hôi thối bốc lên như ở những ngôi mộ b́nh thường khác. Soi đèn vào, thấy trong quan tài chứa gần ngập một loại nước đặc sánh, hơi xanh. Quan tài này khít đến nỗi, để trên mặt đất mà nước không rỉ ra ngoài giọt nào” – anh Khá kể.
Đang không hiểu quan tài lạ này chứa loại nước đặc biệt ǵ, th́ đột nhiên, cả đám người tá hỏa khi thấy xác chết nổi lên khỏi mặt nước, lềnh bềnh trong lớp tinh dầu đặc sánh. Xác chết được quấn trong rất nhiều lớp lụa là gấm vóc.
Xua tan sợ hăi, đám người “đào mồ cuốc mả” này ṃ mẫm trong làn nước thơm t́m của quư. Tuy nhiên, chỉ thấy vài đồ gốm ít giá trị như bát đĩa, cối giă trầu và vài đồng tiền xu cùng một số đồ tùy táng khác. Cắt lớp vải quấn xác chết để t́m tiếp, nhưng cũng không được ǵ. Cả đám người này đều rất ngạc nhiên khi thấy xác chết vẫn c̣n nguyên vẹn, đầy đủ các bộ phận, như người nằm ngủ. Chuyện đào được mộ cổ lan ra nhanh chóng, hàng ngàn người ṭ ṃ kéo đến xem. Anh Khá kể: “Có tới mười mấy đoàn khảo cổ từ măi Hà Nội về t́m hiểu ngôi mộ cổ và xác ướp. Tuy nhiên, tớ cũng chẳng biết họ là ai. Họ ghi chép, chụp ảnh ngôi mộ rồi bỏ đi, chả thấy kết luận điều ǵ”. Thế rồi, ngôi mộ cổ rơi vào quên lăng.
Sau khi các nhà khoa học nghiên cứu xong, anh Khá cải táng thi thể người chết ra nghĩa địa. Riêng mấy tấm ván thiên anh giữ lại, v́ đám thợ mộc bảo đó là gỗ tốt. Có một số người trả anh bạc triệu, số tiền khá lớn thời bấy giờ, song anh không bán. Anh Khá kể câu chuyện hư hư thực thực liên quan đến những tấm ván thiên: “Tớ ngâm mấy tấm ván ở dưới ao trước nhà, thi thoảng lại xuống ṃ xem c̣n hay bị trộm vác đi mất rồi. Một lần, kéo tấm ván lên, lại thấy những ḍng chữ nho hiện lên ở mặt gỗ. Có một lớp hóa chất màu trắng, mỏng tang phủ lên những ḍng chữ đó. Tớ rỗi răi, nghịch ngợm, cứ lấy móng tay gẩy lớp hóa chất như keo, tức th́ những cái chữ này cứ bay đi như kiểu bốc hơi ấy. Hôm sau kể với ông chú, ông ấy mắng cho một trận, bảo ngu, không để lại chữ đó cho ông đọc. Công nhận tớ cũng ngu thật. Đừng bóc mấy cái chữ ấy đi, khéo biết rơ thân phận người trong mộ”.
Là người vô thần vô thánh, đến mộ c̣n dám đào phá, thế nhưng, trên gương mặt anh Trần Văn Khá vẫn c̣n hiển hiện nét kinh hăi khi kể lại những tháng ngày sau khi xâm phạm ngôi mộ cổ này.
Theo lời anh Khá, sau khi cải táng cụ, suốt mấy tháng trời, không đêm nào anh và gia đ́nh ngủ yên giấc. Cứ thiu thiu ngủ lại bừng tỉnh như có ai dựng dậy.
Không rơ gặp "ma" hay mắc chứng sợ quá thành ảo tưởng, nhưng một thời gian sau khi phá mộ, anh Trần Văn Khá trở nên điên điên khùng khùng, lơ nga lơ ngơ, không biết ǵ suốt mấy tháng trời. Cả ngày anh chỉ ngồi như một khúc gỗ, lành như củ khoai, đôi mắt vô hồn, không tự ăn uống, vệ sinh được. Chị vợ phải chăm sóc cho anh như một đứa trẻ.
Có thời gian anh Khá tỉnh táo, sợ quá liền bỏ vào B́nh Dương sinh sống, kiếm việc làm. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, anh lại rơi vào t́nh trạng không ngủ được. Anh tiếp tục trở thành người điên điên khùng khùng, cả ngày nói nhảm. Ở B́nh Dương cũng không thoát, nên anh lại trở về.
Nghe lời thầy cúng, anh Khá vay tiền, tổng cộng 5 triệu đồng, cải táng cụ về chỗ cũ, xây lại ngôi mộ đàng hoàng, rồi ngày đêm thắp hương khấn vái, trông nom ngôi mộ. Tất cả tài sản lấy từ ngôi mộ, gồm những tấm quách, đồ tùy táng anh đều chôn theo. Từ đấy, anh Khá mới cảm thấy tinh thần yên ổn, không rơi vào cảnh mất ngủ, điên khùng nữa.
Huyền tích về tổ mẫu họ Vũ – Vơ
Theo huyền tích, cũng như chính sử, th́ cụ Vũ Hồn, thành hoàng làng Mộ Trạch (Tân Hồng, B́nh Giang, Hải Dương) là tổ của họ Vũ và họ Vơ cả nước. Các tài liệu, kể cả dân gian lẫn chính sử đều c̣n lưu giữ ở đền thờ cụ Vũ Hồn, một ngôi đền có quy mô rất lớn, rất đẹp, mới được hai đại gia Vơ Hồng và Vũ Văn Tiền cúng tiến nhiều tỷ đồng trùng tu.
Theo đó, vào thời nhà Đường, có ông Vũ Công Huy, người làng Mă Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến, công danh hiển đạt nhưng lại thiếu người nối dơi tông đường. Người vợ cả là bà Lưu Thị Phương, đă ngoài 60 tuổi mà chưa sinh hạ được con trai. Chuyện này khiến ông buồn rầu nên thường than rằng, không có con hiếu, cháu hiền th́ vàng núi, thóc bể cũng khinh như cỏ rác. Ông xin vua Đường cho được từ quan, đi chu du thiên hạ cho thỏa chí tang bồng. Là người thông hiểu địa lư, phong thủy, một lần chu du qua trang Mạn Nhuế, thuộc huyện Thanh Lâm, trấn Hải Dương, thấy có mảnh đất theo thế sơn thủy bao quanh, long hổ chầu lại, nên ông đă dừng chân. Nghĩ rằng, đây là đất tốt, nên ông lập tức quay về, đem hài cốt tổ tiên sang táng vào khu đất có tên Đống Dờm (hiện Đống Dờm, ở Nam Sách, vẫn c̣n văn bia, mộ táng treo theo kiểu đời Đường - PV).
Ngày đó, trang Mạn Nhuế có người con gái tên Nguyễn Thị Đức, 18 tuổi, đoan trang hiền hậu mà cực kỳ xinh đẹp, đă hút hồn ông Huy. Ông Huy đem ḷng yêu mến nên ngỏ lời lấy nàng làm vợ. Cảm phục người tài, coi tiền của như cỏ rác, coi công danh như nước chảy mây trôi, người đẹp Nguyễn Thị Đức đă đồng ư kết tóc xe duyên. Nghĩ rằng, đất phúc sinh phúc nhân, nên ông đă ở lại quê ngoại sinh sống. Chừng một năm sau, vợ ông bảo, nằm mộng thấy người thần, đem quả đào tiên, nàng liền nuốt lấy. Ông Huy ngẫm lại giấc mộng của vợ, thấy đó là điềm lành. Ông liền đưa vợ về Bắc quốc. Rồi bà Nguyễn Thị Đức mang thai. Ngày mùng tám tháng giêng, năm Giáp Thân (804), đêm trăng sáng, có đám mây vàng h́nh tṛn che phủ trước sân, rủ xuống sát mặt đất. Bà Đức liền sinh hạ một thần nhi, thiên thư tuấn tú, khí chất hiên ngang, mày vua Nghiêu, mắt vua Thuấn, lưng vua Vũ, vai vua Thang, dáng vẻ thật lạ thường. Ông Huy bèn đặt tên con là Hồn. Chữ Hồn có nghĩa là hồn nhiên, ôn ḥa, thông minh.
Năm lên 7, cậu bé Vũ Hồn đi học, sách vở xem qua một lượt là nhớ hết. 12 tuổi đă thuộc làu văn chương, lại giỏi cung tên, đọc cả binh thư, nên tinh thông văn vơ, rơ là bậc anh tài giỏi nhất thiên hạ. Năm 16 tuổi thi Đ́nh, vua Đường xét Hồn là bậc kỳ tài, trên thông thiên văn, dưới tường địa lư, không việc ǵ không biết, không vật ǵ không hiểu, nên phong cho chức quan Lễ bộ tả thị lang, ban xe ngựa, mũ áo về vinh quy. Hai năm sau, Vũ Hồn được thăng làm Đô đài ngự sử, rồi hơn năm tiếp nhận mệnh vua Đường lấy tên là Hàn Thiều, nhậm chức Giao Châu Thứ sử, Kinh Tông năm Bảo Lịch nguyên niên (tức năm 825). Đến năm Hội Xương nguyên niên (841), Vũ Hồn được tiến thăng An Nam Đô hộ Kinh lược sứ, thay người tiền nhiệm là Hàn Ước.
Phụng chiếu vua, Vũ Hồn liền tuần thú đến đất Giao Châu. Lúc kinh lư đến trang Mạn Nhuế, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương, ngài làm lễ yết bái mộ tổ. Sau đó, ngài đến trang Khả Mộ, huyện Đường An, phủ B́nh Giang (giờ là làng Mộ Trạch, Tân Hồng, B́nh Giang, Hải Dương). Thấy vùng đất sơn thủy hữu t́nh, long chầu hổ ấp, nội sào ngoại sào, tả phù hữu bật, 5 con ngựa chầu trước, bảy ngôi sao chiếu đằng sau, thần đồng đứng hai bên, bảng bút bày sẵn, đúng là nơi phát tổ tiến sĩ. Ngài bèn vẽ thành địa đồ, rồi cắm đất, đắp La Thành kiên cố. Tướng sĩ tiến hành gấp công việc, không kể ngày đêm. Tuy nhiên, công việc nặng nhọc khiến quân sĩ bất b́nh, làm loạn, Vũ Hồn phải bỏ chạy về Quảng Châu. Sau đó, Sĩ Tắc tiếp quản, dẹp yên loạn lạc. Vua Đường đă cho gọi Vũ Hồn về triều, cùng dự yến tiệc, bàn mưu tính kế. Tuy nhiên, do triều đ́nh khi đó loạn lạc, phe phái tranh giành, chán nản, ông viện lư do rằng: “Người xưa được một ngày nuôi cha mẹ, dẫu làm quan Tam công (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) cũng không sướng bằng. Tôi nay c̣n có mẹ già, há nên ham muốn giàu sang mà không nghĩ đến sự hiếu dưỡng hay sao?”. Rồi ông bèn dâng biểu từ quan, nộp lại chức, về nhà nuôi dưỡng mẹ già. Vua thuận t́nh, ban cho tiền vàng, gấm vóc. Rồi ngài về ngay quê nhà đón mẹ già sang sống ở Giao Châu cho mẹ khỏi nhớ quên hương bản quán.
Vũ Hồn cho thiết lập một lâu đài ở Thượng khu, trang Khả Mộ làm nơi phụng dưỡng mẹ già và khuyên bảo nhân dân chuyên làm điều lợi, trừ việc hại. Dân trong vùng đều có lễ nghĩa, nhà nhà giàu có, là công đức lớn của ngài. Người dân trang Khả Mộ đều chịu ơn lớn và coi ngài như mặt trăng, mặt trời, như cha mẹ. Nhân dân làm lễ, rồi xin ngài rằng: “Nay lâu đài làm chổ ở, về sau làm mộ tự”. Ngài hứa cho vậy và bảo rằng: “Trang khu có hậu th́ phải trọng di mệnh của ta. Vạn năm về sau trang khu không quên thờ cúng”. Rồi ngài lại cho dân thêm 5 nén vàng, tậu ruộng, ao làm việc hậu, cúng tế. Nhân dân đều vâng theo.
Khi ấy, đức thánh Mẫu đă già, bệnh đă lâu, nên hóa. Ngài khóc than kêu trời rất thương xót. Xem xét địa lư, thấy trang Kiệt Đặc, huyện Thanh Lâm (nay là Chí Linh) là đất tốt, liền rước linh cữu lên táng ở đó. Ngài hương khói bên mộ mẹ đúng 3 năm th́ măn tang. Vào ngày 3-12, năm 853, khi ngài đang đọc sách, bỗng nhiên thấy trong người bất an, không bệnh mà mất. Ngài thọ 49 tuổi. Nhân dân đau buồn, đem táng ngài tại cánh đồng phía bắc làng, gọi là Mả Thần. Bỗng nhiên trời tối sầm, mây phủ kín. Một giờ sau, trời quang, thấy kiến mối đùn đắp thành một ngôi mộ lớn. Ai nấy đều kinh hăi, lập tức tŕnh báo lên quan huyện. Quan huyện làm sớ dâng vua. Vua bèn ban cho sắc phong làm Thượng đẳng phúc thần. Cụ Vũ Hồn được coi là thần tổ của ḍng họ Vũ (Vơ) Việt Nam, là thành hoàng của làng Mộ Trạch từ đó...
C̣n tiếp…
Theo Tuổi trẻ Thủ đô
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|