Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Thực hư chuyện "nàng thơ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử (Sưu tầm)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 60235
 04/21/2010



Thực hư chuyện "nàng thơ" của thi sĩ Hàn Mặc Tử (Sưu tầm)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Hàn Mặc Tử được xếp vào “tứ bất tử” của Thơ mới Việt Nam, nhưng ít ai biết được những câu chuyện t́nh bi thương của ông quanh mối t́nh đầu Kim Cúc, mối t́nh thứ hai sâu nặng với Mộng Cầm hay nàng Mai Đ́nh lặn lội đến tận chân đèo Son khóc nức nở trước nấm mồ người cùi số 1134 – Hàn Mặc Tử.

Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha, người đă có những nghiên cứu khá kỹ lưỡng về Hàn Mặc Tử sẽ chia sẻ những câu chuyện ít được biết đến này.

Huyền thoại t́nh yêu Mộng Cầm

Măi tới 10 giờ khuya, Trí (tên thật của Hàn Mặc Tử) mới ṃ về đến Sài G̣n. Căn nhà trọ đêm nay ngoài Thúc Tề, một người bạn đánh trần nằm dài ra sàn c̣n có Tín – em trai Trí ở Quy Nhơn vào. Trí chỉ kịp hỏi Tín vào bao giờ rồi ngă ḿnh trên chiếc ghế bố độc nhất trong pḥng. Mệt quá, Trí thiếp đi. H́nh ảnh kinh dị của cuộc đi chơi đêm qua cùng Mộng Cầm ở Phan Thiết c̣n đè nặng trong ư nghĩ. Khi ấy, gần tối, hai người băng qua cánh đồng th́ gặp phải cơn mưa giông dữ dội. Sợ hăi quá, họ ẩn trong chiếc cḥi tranh đổ nát. Hồi lâu, mưa tạnh toan ra đi th́ thấy nhiều quả cầu lửa xanh từ dưới đất phọt lên, bay lơ lửng. Bấy giờ mới nhận ra đang ở trong nghĩa địa, cái cḥi gần bên mả mới. Rồi vội về Sài G̣n, Trí quên khuấy cả tắm rửa. Có một cái ǵ đó khác lạ mà Trí linh cảm thấy. Từ sau lần suưt chết đuối ở biển quê hương, lần này lại thêm một kinh dị nữa xáo trộn trong Trí. T́nh yêu đă hút Trí về măi một nẻo xa của cuộc sống. Ḷng Trí dịu đi khi nhớ tới cánh rừng hoang nơi ḿnh và Cầm nằm gối lên đám lá khô vun lại, th́ thầm chuyện tṛ trong hơi thở. Không xác thịt mà sao đam mê mộng mị đến vậy. Trí ch́m hẳn vào trong mộng mị đến khi có người lay gọi mới mở mắt ra. Một ư nghĩ trở lại Phan Thiết lại cuộn xiết. Trí hỏi Tín c̣n tiền không, Tín thật thà trả lời c̣n. Trí cười vui vẻ: Cho anh ít đồng. Tín vội vàng lấy đưa cho Trí, rồi Tín đi.

Khoảng mùa xuân năm 1935, v́ đám tang người anh trai tên Mộng Châu mà Trí về Quy Nhơn, sống trong căn nhà trên con đường Khải Định cổ kính. Cùng năm đó, Mộng Cầm vào Quy Nhơn thăm Trí. Thời điểm ấy, Trí trắng trẻo đẹp ra, nhưng nh́n kỹ th́ bên má trái có nhiều đám đỏ hồng hồng bằng đồng xu. Sau đó, cả lưng cũng nổi dát đỏ như vậy. Trông như bị dị ứng tôm cá độc mà Trí vốn không hề ăn được. Trí nói rằng bị dị ứng, một thứ phong máu, không can chi. Nhưng mấy tháng sau, những dát đỏ hơi sưng lên, như những đám ngứa sương sương mà người ta gọi là mề đay. Rồi lại thấy hai tai Trí, thuỳ châu bắt đầu sưng đỏ. Triệu chứng phong nhưng Trí không hề hay biết.

Ở căn nhà số 20 đường Khải Định, đúng hôm Mộng Cầm đến, Trí diện bộ đồ thật bảnh bao, áo chemise trắng, giày đen bóng loáng. Trí đang ngồi trên chiếc ghế bành bằng mây, tay khoanh trước ngực. Một thói quen cố hữu. Thấy Mộng Cầm, Trí vụt đứng dậy, tươi cười, mời vào nhà. Mộng Cầm chào Trí rồi chào người lạ trong nhà – có lẽ là Tín, em trai Trí, người đôi lúc phải cấp tiền cho chàng đến với nàng. Nh́n Trí, một niềm thương mến lạ kỳ trào lên. Nàng cố ḱm. Thấy Trí đi xuống bếp, nàng khẽ hỏi chàng liệu có trở lại Sài G̣n không. Trí đáp rất nhỏ, chàng c̣n muốn có mặt ở Sài G̣n để in tập “Gái quê”. Nàng lại nh́n Trí, chợt xót xa. Hai tai Trí đă dày lên.

Trí vẫn không hề thay đổi thái độ. Ngồi khoanh tay thỉnh thoảng cười nhẹ. Lẽ ra nếu ở Phan Thiết, chắc nàng sẽ đến ngồi bên chàng. Nhưng đây là Quy Nhơn. Chắc mẹ chàng ở dưới bếp. Dù sao, nàng vẫn cố giữ được tự nhiên, thân mật của một người yêu vừa lịch sự, trang nhă. Nàng nghĩ đến Phan Thiết, đến Lầu Ông Hoàng - chốn đào nguyên của hai người - nhưng không nói ra. Nàng thấy Trí dù đă có Tín ở bên mà vẫn hồi hộp. T́nh trong trắng của chàng, nàng thấu hiểu. Lúc ấy, Mộng Cầm muốn ứa nước mắt, muốn khóc thật to. Nhưng nàng đă ḱm nén. Rồi đến lúc phải chia tay. Trí tiễn nàng ra cửa. Mắt chàng mờ đi. Mộng Cầm không dám ngoái đầu lại. Có thể đây là lần cuối cùng với người ḿnh yêu dấu. Sau những làn nước mắt, Mộng Cầm đă khép vào thế giới kín đáo, nhỏ nhắn của một gia đ́nh. Nhưng Mộng Cầm của huyền thoại t́nh yêu với Hàn Mặc Tử th́ ở lại với đời sống và đă “hoá thân” thành con dốc nơi đường dẫn lên mộ Hàn Mặc Tử dưới chân núi Vũng Chùa vùng Ghềnh Ráng...

Nàng Kim Cúc và bài thơ bất hủ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Từ hôm Mộng Cầm về rồi đi. Trí như người ngẩn ngơ. Thi sĩ gào khóc trong thơ: “Nghệ hỡi Nghệ, muôn muôn năm sầu thảm/Nhớ thương c̣n một nắm xương thôi/Thân tàn ma dại đi rồi/Rầu rầu nước mắt bời bời ruột gan...”. Ở Sài G̣n về Quy Nhơn, từ khi nhà chuyển về số 20 đường Khải Định, chỉ cách nhà Kim Cúc vài căn phố, Trí lại nh́n thấy tà áo ấy. Cái t́nh đầu đôi lúc lại xao xuyến trỗi dậy. Sau khi ở Sài G̣n, có Mộng Cầm ở cơi thực, th́ bây giờ Trí lại có vẻ bạo dạn hơn với Kim Cúc ở cơi mơ. Nh́n Kim Cúc buồn gầy, Trí lại thốt lên: “Đêm qua ả Chức với nàng Ngâu/ Nhắc chuyện yêu đương ở dưới cầu/ Kể lể một năm t́nh vắng vẻ/ Sao em buồn bă suốt canh thâu”. Có đêm không ngủ được, ḷng Trí trào lên một cuồng sóng dữ dội. Chàng toan bước qua nhà cụ Thương để gặp bằng được nàng Kim Cúc, để nói với nhau cho thoả nỗi bấy nay. Nhưng chàng lại bị lễ giáo ḱm ngăn lại. Và lại đành gào gọi trong thơ: “Đêm nay ta lại phát điên cuồng/ Quên cả hổ ngươi cả thẹn thùng/ Đứng rũ bước trước thềm nghe ngóng măi/ Tiếng đàn the thé ở bên song”.

Mộng Cầm đă ra đi. Rồi Kim Cúc cũng theo gia đ́nh về thôn Vĩ Dạ ở Huế. Trí nhận hai cái án t́nh một lúc. Năm 1936, năm Bính Tư mang mệnh Giản Hạ Thuỷ, Trí tṛn 24 tuổi. Trí xin tiền mẹ in tập “Gái quê”, tập thơ không chỉ ẩn chứa khát vọng của một thứ t́nh nồng nàn, lơi lả, rạo rực mà hơn cả, nó lưu một dáng h́nh thân yêu mà Trí không cách ǵ xoá nổi trong tâm tưởng. Đó là Kim Cúc – bút hiệu Hoàng Hoa nữ sĩ. Một lần ở hội chợ Huế, Trí gặp lại gia đ́nh Kim Cúc. Tập “Gái quê” được Hàn Mặc Tử ghi tặng cho các em Cúc mà riêng Cúc th́ anh không dám trao. Chiều đến lững thững men sông Hương về Vĩ Dạ, lá trúc rẽ ra đường nhắc Trí sực tỉnh, đă tới vườn nhà Kim Cúc. Trí lặng đứng, lại một cái ǵ ngăn bước thi sĩ. Trí đứng hồi lâu và hoàn toàn không biết Kim Cúc đang đăm đắm nh́n như chờ. Nhưng rồi Trí quay vụt, bước đi.

Chợt một ngày t́nh cờ, Trí nhận được một tấm ảnh Kim Cúc mặc áo dài lụa trắng đứng trong ṿm cây. Trí không sao biết được ngoài tấm ảnh, Kim Cúc c̣n dành dụm một số tiền nhỏ, toan nhờ Ngân gửi tặng chàng thuốc thang nhưng gia phong nghiêm cấm. Trí càng không biết nàng đă quy y, dành riêng một căn pḥng ngày đêm hương hoa tụng niệm khi chàng rời khỏi cơi đời, để tưởng nhớ mối t́nh chàng đă trao cho nàng. Mối t́nh đầu trong trắng. Chàng chỉ biết phải viết ngay ra cảm xúc trước bức ảnh: “Sao anh không về chơi thôn Vỹ/ Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió mây đường mây/ Ḍng nước buồn tênh, hoa bắp lay/ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay. Mơ khách đường xa khách đường xa/ Áo em trắng quá nh́n không ra/ Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết t́nh ai có đậm đà”. Bài thơ bất hủ “Đây thôn Vĩ Dạ” đă ra đời trong hoàn cảnh đó.

Lă Xưa
(Theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha)
(C̣n nữa



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 537036
 05/01/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Tiếp

Mối t́nh đầu với Kim Cúc th́ nàng đă quy y, c̣n Mộng Cầm đă có một mái ấm gia đ́nh, chỉ c̣n lại Hàn Mặc Tử với cái án t́nh đau đớn và sự dày ṿ của bệnh tật.


Nhưng trong thời khắc cô đơn ấy, nàng Mai Đ́nh đă bất chấp căn bệnh của Hàn Mặc Tử, dành cho chàng một t́nh yêu say đắm. T́nh yêu ấy đă sưởi ấm tâm hồn vốn mong manh, yếu đuối của thi sĩ.

Hàn Mặc Tử từng “trốn” Mai Đ́nh

Mai Đ́nh không chỉ là “nàng thơ” đơn thuần qua vọng tưởng như Thương Thương, mà nàng c̣n là một người bạn, một người si mê thơ Hàn và yêu chàng say đắm. Nàng được những người yêu thơ Hàn Mặc Tử ví như nàng tiên có tâm hồn nhân ái khôn cùng, bởi nàng đến và dành t́nh yêu cho chàng đúng vào thời điểm mà không ít người xa lánh bởi căn bệnh cùi quái ác.

Mai Đ́nh vốn gốc Thanh Hóa, vào Sài G̣n lập cư. Gia đ́nh đă tạo cho nàng nghề dạy nữ công gia chánh. Làm cô giáo nữ công ở các trường tư thục, giàu sang không nói tới nhưng đồng lương của nàng cũng đă gấp đôi, gấp ba đồng lương công chức trung cấp. Cho nên cái chuyện ra vô Quy Nhơn – Sài G̣n để thăm Trí (tên thật của Hàn Mặc Tử) là chuyện “êm xo” với nàng.

Mai Đ́nh đă mê thơ Trí từ lâu nhưng chỉ đến khi được Quách Tấn giới thiệu, Mai Đ́nh mới quen Trí. Khi ấy, Trí đă bắt đầu có biểu hiện bệnh cùi. Tuy biết thế nhưng Mai Đ́nh vẫn chẳng sợ sệt ǵ. Nàng vẫn tới Quy Nhơn mong gặp Trí. Song, cái lần đầu tiên ấy thật buồn. Trí đă lánh mặt nàng do mặc cảm về bệnh tật. Thi sĩ chỉ gửi tặng nàng tập thơ “Gái quê” và bài thơ “Lưu luyến”. Nàng lần giở sổ ra, nét chữ Trí vẫn c̣n nguyên đây, như có cả h́nh ảnh Trí đang ngâm thơ: “Chưa gặp nhau mà đă biệt ly/ Hồn anh theo dơi bóng em đi/ Hồn anh đă nhập trong luồng gió/ Lưu luyến bên em chẳng nói ǵ... Những ngày đau khổ nhuộm buồn thiu/ Những áng mây lam cuốn dập d́u/ Những mảnh nhạc vàng rơi lả tả/ Những niềm run rẩy của đêm yêu. Anh đứng cách xa hàng thế giới/ Lặng nh́n trong mộng miệng em cười/ Em cười anh cũng cười theo nữa/ Để nhắn hồn em đă tới nơi”.

Nhưng, có lẽ sự trốn tránh của thi sĩ và bài thơ đắm đuối ấy khiến nàng thực sự đem ḷng yêu Trí chứ không chỉ dừng ở t́nh yêu qua những vần thơ. Tiếng sét ái t́nh đă đánh gục nàng. Nàng như cô gái của một thời mới được yêu.

Cuối cùng rồi nàng cũng gặp được Trí. Con đường Odend’Hael của thành phố biển nhỏ xinh đă chứng kiến bao lần cuộc hội ngộ của một người đàn bà si mê với chàng thi sĩ đang phát chứng bệnh nan y. Mai Đ́nh bất chấp tất cả. Chỉ cần được gặp anh, gần anh, nghe anh ngâm thơ, thế là đă quá đủ. Nàng không cần nh́n thấy cái bề ngoài tật nguyền đang dần che khuất anh. Nàng đơn sơ thành thật, không hề khách sáo, không hề tự ái. Cuộc đời “phiếm thủy đào hoa” của nàng đă quá nhiều trôi nổi, nên đến với mối t́nh này, nàng không thấy có ǵ phải e dè cả. Nàng đă mở hết ḷng ḿnh với Trí. Mùa hè năm 1938, sau khi từ Sài G̣n trở vào G̣ Bồi, Quy Nhơn, nàng ở lại trong cḥi tranh chăm lo thuốc thang, cơm nước cho Trí. Mai Đ́nh không hề ngần ngại bệnh tật hay điều tiếng dư luận mà hết ḷng chăm sóc Trí.

Người đàn bà ghen cả với... trăng

Nhưng càng gặp gỡ Trí, linh cảm cho Mai Đ́nh nhận thấy t́nh Trí với Mộng Cầm c̣n chưa nguôi. Nàng biết, dù có nồng nàn bao nhiêu, nàng vẫn là người ở sau Mộng Cầm. Và nàng đă kêu thốt lên đau đớn: “Mộng Cầm hỡi, nàng là tiên rớt xuống/ Hay là v́ tinh tú giáng trần gian/ Diễm phúc thay, sung sướng biết bao vàn/ Đầy đủ quá nàng thương chăng kẻ thiếu/ Tôi là kẻ thiếu nhiều và thiếu măi/ Đă ra người hành khất bấy lâu nay/ Mà người đời toàn bao vị đắng cay…”. Yêu Trí đến mù ḷa, nàng không c̣n nhận biết ra Trí cũng yêu nàng biết bao nhiêu. Nàng chỉ biết ḿnh yêu đến kiệt cùng tâm tư. Nàng biết ngoài Kim Cúc, Mộng Cầm, Trí c̣n vô cùng yêu trăng. Và Mai Đ́nh ghen cả với trăng: “Hôm nay sáng tỏ cung Hằng/ Khiến ḷng em nhớ đêm rằm bên anh/ Hăi hùng em sợ trăng thanh/ Vắng em, anh lại tự t́nh cùng trăng”.

Yêu thi sĩ đến kiệt cùng như vậy nên sau những lần đến Quy Nhơn thăm Trí càng khiến ḷng nàng u ám. Hôm từ Quy Nhơn về đến Sài G̣n, Mai Đ́nh chợt nhận thấy buổi sáng hôm ấy, Sài G̣n bỗng dịu mát khác thường. Chuyến xe đ̣ đường dài từ Quy Nhơn về Sài G̣n khiến Mai Đ́nh đau dừ cả người, nàng phải bỏ dạy lớp nữ công gia chánh mấy buổi. Vừa rời Quy Nhơn, vừa rời Trí có mấy tiếng đồng hồ, nhưng Mai Đ́nh lại bắt đầu thấy nhớ. Nàng lẩm nhẩm, trời Sài G̣n mà dịu mát, mà mộng vui như tiết thu Bắc Bộ là dám chắc miền Trung có băo to. Nàng lo ở nơi xa xôi ấy, bên con ghềnh đơn độc, trong căn nhà tồi tàn, Trí sẽ xoay sở ra sao với cơn băo trời.

Trong ḷng Mai Đ́nh càng quặn đau khi thấy Trí đă có dấu hiệu khô chết lớp da bên ngoài. Tay chàng cầm muỗng ăn hay viết lách vô cùng khó khăn. Bàn tay như mang chiếc găng tay da khô cứng. Da dẻ Trí đen sạm đi nhưng không lở lói ǵ. Dù cho gia đ́nh Trí rất quư trọng nàng, họ cảm động v́ nàng đă đem cuộc đời đang phẳng lặng của ḿnh đánh đổi lấy cuộc t́nh đầy bất trắc, đầy sóng gió, băo tố với Trí. Họ coi nàng như siêu nữ nhân. Điều đó đă phần nào an ủi nàng, nhưng không làm nguôi đi cơn băo đang gào xé trong ḷng Mai Đ́nh. Nàng yêu Trí, thương Trí một cách lạ hơn tất cả những ǵ ngỡ có được trong cuộc đời. Một t́nh cảm không thể viết ra được nhưng nó vô bờ, vô bến.

Mai Đ́nh ngày đêm đau đáu nỗi lo về cơn băo sẽ ập đến bờ biển nơi Hàn Mặc Tử nương náu, chống lại bệnh cùi đang từng giây gặm nhấm vào số phận. Nàng muốn bay ngay tới bên chàng bằng một phép thần diệu để ôm ấp chàng, an ủi chàng bằng những câu thơ nũng nịu của một trái tim đa cảm. Chàng sẽ chịu để nàng chở che trong cơn băo tật nguyền và cơn băo trời đất. Nhưng trong ḷng Mai Đ́nh đâu có yên tĩnh ǵ. Miệng tiếng từng ngày đang dội vào nàng. Bệnh cùi của chàng như đang cắn sang cả tâm hồn nàng nữa. Nàng nguyền rủa trời cao sao không buông tha chàng, để chàng đủ sức làm lấy cả một đời thơ vạm vỡ. Để chàng được cùng nàng sẻ chia, ân ái. Để chàng thực sự trở thành một người đàn ông trước một người đàn bà.

Trong lúc Mai Đ́nh ở Sài G̣n âu sầu lo lắng như vậy th́ ở Quy Nhơn, Trí ngồi một ḿnh, vẩn vơ. C̣n nguyên trong tâm trí bóng dáng Mai Đ́nh lúc chia tay. Người đàn bà nặng kiếp “khước tác phiêu bồng” này sao không trôi dạt vào ai mà lại trôi dạt vào ḿnh. Biết bệnh t́nh, đầu tiên Trí đă t́m cách từ chối. Nhưng thấy nàng thật thà quá, si mê quá, Trí đem ḷng cảm động. Trí chỉ buồn là Mai Đ́nh đến lúc Trí biết ḿnh khó cưỡng lại bệnh tật. Nhưng dù sao nàng cũng đă làm cho Trí có thêm bao bài thơ. Thi sĩ tặng Mai Đ́nh những bài thơ da diết một mối t́nh lạ lùng: “Cười cho lắm cho dầm dề nước mắt/ Chết ruột gan mà ngoài mặt như không /Anh nh́n Mai chua xót một tấm ḷng/ Không biết nói làm sao cho da diết… Đây Mai Đ́nh tiên nữ ở Vu Sơn/ Đem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắt…”.

Người đàn bà ấy từng khuyên Trí rời G̣ Bồi (cách TP Quy Ḥa 15km) để vào bệnh viện phong Quy Ḥa điều trị, nàng sẽ đi theo và ở đó chăm sóc chàng. Nhưng Trí từ chối. Cuối cùng, hai người phải từ giă nhau. Và rồi một ngày cuối hè 1941, người đàn bà ấy lặn lội đến tận chân đèo Son để khóc nức nở trước nấm mồ người ḿnh từng yêu dấu – người cùi số 1134.

Lă Xưa
(Theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha)
C̣n nữa


 

 sontunghn
 member

 REF: 539842
 05/15/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Lời "tiên đoán" về cái chết của thi sĩ đồng trinh Hàn Mặc Tử...

Cuối cùng, Hàn Mặc Tử đă từ giă cơi đời trong cô độc đúng như những câu thơ mà trước đó không lâu, ông viết cho người đẹp Thương Thương. Những giây phút cuối cùng của thi sĩ tài hoa bạc mệnh, chỉ có người đàn ông tên Xê và các bà xơ của nhà thương Nam Quy Hoà - B́nh Định, ở bên cạnh…

Những ḍng chữ cuối cùng

Mùa thu năm 1940 ấy thật nặng nề với Trí. Buổi sáng ngày 20/9/1940, anh Bửu Dỏng và thầy Hứa, chánh văn pḥng bệnh viện ra xe ô tô tiễn Trí vào Quy Hoà và trao hồ sơ bệnh lư cho tài xế. Trí đùa: Hồ sơ mỏng quá. Dỏng liền cười bảo: Cậu có đau ǵ đâu mà ghi cho nhiều. Xe nổ máy và sau đó dừng lại trước cổng nhà thương Nam Quy Hoà. Mẹ Juetta lẹ làng chạy ra cửa tiếp hồ sơ nơi tay bác y tá đứng tuổi. Trí bị tê hai chân, gắng gượng lắm mới đứng lên được, run run bước từng bước một, tay bám vào xe cho khỏi ngă. Mẹ Juetta gọi đưa tay cho mẹ đỡ. Vừa nói, mẹ bước tới xốc đỡ Trí xuống đất nhẹ nhàng. Theo bàn tay đỡ của mẹ Juetta, Trí cố đi như lết, đầu cúi xuống trước bao cặp mắt dán theo. Tới giường số 3, mẹ nói: Trí, đây là chỗ của con. Người bệnh tên Xê giúp Trí mở hành lư gói bằng giấy báo cũ của Trí để lên đầu chiếc tủ con rồi tiếp tay với anh lao công trải chiếc chăn cho Trí. Trí nh́n con số của ḿnh, số 1134 và cười chua chát: Tổng là 9 cùng rồi. Người bệnh tên Xê nói với Trí khi thấy Trí đang vịn vào giường run run: Anh Trí lên giường nằm cho khoẻ. Trí gật đầu rồi rút đôi chân sưng đen ra khỏi đôi ba ta trắng cũ rách đă ngả sang mầu vàng xám và có mùi hôi thối, đă bị đạp nhẹp ở cuối gót để thành dép lê dễ xỏ chân. Trí ngồi im lặng trong bộ đồ bà ba trắng, ngoài khoác chiếc áo veston màu trắng bám đầy bụi đường, cổ choàng chiếc khăn lông trắng. Trang phục rườm rà mà không che nổi tấm thân gầy c̣m, đau yếu của Trí. Trí để nguyên quần áo nằm lim dim mắt. Bữa cơm đầu tiên ở nhà thương, Trí khập khiễng lê từng bước ra bàn ăn và cố gắng ăn nửa chén cơm chan với canh rau. Món cá biển rất tươi, ngon mà Trí không hề đả động đến. Mẹ Juetta ép Trí ăn thêm. Trí một mực từ chối, chỉ xin một chén trà nguội rồi đi nằm.

Đêm ngày 23/10/1940, đă qua ba tuần lễ ở Quy Hoà, một linh cảm từ đâu đó ập đến khiến Trí không yên. Trí cảm thấy cần phải tự rửa sạch tâm hồn ḿnh trước khi không làm thêm được ǵ nữa. Và Trí cặm cụi viết bài văn bằng tiếng Pháp: "La Pureté de l'âme", nghĩa là "Linh hồn thanh khiết". Trí bắt đầu viết. Trí bồi hồi khi thấy sự thanh sạch của ḷng ḿnh trải ra (bản dịch sang tiếng Việt): "Hỡi các thiên thần, thiên thần của Chúa, thiên thần b́nh an và hoan lạc, mang cho tôi một tràng hoa... Tôi muốn ngân cao những lời ca ngợi, đẫm khát khao trong suối ngọt ngào khi chị, mẹ cất tiếng hát: Chúa cứu tôi, Chúa cứu tôi! Tôi muốn trọn đời ngưỡng mộ vẻ trắng trong nguyên vẹn, nguồn tươi, ánh sáng, thơ... v́ tất cả đấy là h́nh tượng của LINH HỒN THANH KHIẾT... Hỡi các thiên thần, thiên thần của Chúa, thiên thần b́nh an và hoan lạc, hăy tung hoa hồng, hoa súng, tiếng hát thanh tao, hơi nhạc đẫm hương và tràn trề đức hạnh, can đảm cùng hạnh phúc xuống cho những người hầu Chúa. Phan-xi-cô Trí. Cảm tạ Chúa". Viết đến đó, Trí buông bút, thiếp dần vào mộng mị. Lúc ấy là rạng sáng ngày 24/10/1940.

Giây phút cuối đời của thi sĩ đồng trinh...

Đă đến lúc Trí chỉ c̣n biết b́nh tĩnh đợi chờ cái ǵ sẽ đến với ḿnh. Lối đi của số phận đă rơ. Em trai Trí là Tín lần đến tận nơi hẻo lánh này ở Quy Nhơn thăm Trí trước khi đi Lào. Nh́n thấy Tín tới mà Trí vẫn ngồi bất động hướng ra khơi. Hai anh em nh́n nhau lặng lẽ. Tín khóc, vội lấy kính râm đeo vào. Trí phải nói lảng ra: "Lúc này anh không lần hạt được nữa, viết đă khó khăn lắm rồi". Và b́nh thản nói về chuyện khác. Tín nói với Trí rằng sẽ đi qua Lào và ngỏ ư về những bút tích đă dồn lại ở nhà, sẽ giao cho ai lo xuất bản. Chàng mỉm cười phó thác: "Thôi em đừng lo, em lo nhiều rồi, anh không muốn làm phiền em. À, c̣n chút này, là cho anh một pho tượng Đức Mẹ ban ơn bằng thạch cao. Anh ước ao lâu lắm rồi". Chàng nói tiếp: "Đằng nào th́ cũng phải đến chỗ đó, cầu nguyện cho anh với... Nghĩ lại ḿnh cuồng dại quá, đă bỏ phí nhiều th́ giờ vô ích, chạy theo những cái mà ḿnh phải bỏ lại". Rồi chàng cười vui vẻ, cái cười như tự chôn cất ḿnh vào một sự b́nh tĩnh, h́nh thể chàng lúc này đă như một cái xác ướp trong Kim Tự Tháp Ai Cập. Gió Ghềnh Ráng vẫn ŕ rào, Trí đă thấy tận tường từng hơi thở khó khăn trong cái nội tạng hư hỏng do bọn lang băm gây nên.

Ngày 30/10/1940, buổi sáng cho đến buổi tối, Trí đi kiết đến kiệt sức, không đến nhà thờ được. Trí phờ phạc, xanh xao và xin mẹ Juetta vào pḥng liệt cho tiện. Cho tới ngày 7/11/1940, bệnh kiết vẫn không giảm. Trí khô đét, gầy guộc đến thiểu năo. Đêm ngày 8/11/1940 là phiên trực của Xê. Lúc 21 giờ, Trí đột nhiên ngồi dậy lấy từ trong áo gối ra hai tập giấy đánh máy đóng rất đẹp hỏi Xê: Anh Xê đă có t́nh yêu chưa? Xê đáp: Từ nhỏ tới giờ, tôi chỉ có một t́nh yêu duy nhất với Thiên chúa mà thôi. Trí gật đầu, lấy cây ch́ trong túi áo ghi tặng Xê tập thơ "Cầu nguyện". C̣n tập thơ "Đời" ghi tặng anh Trung, chủ quán tạp hoá thường cung cấp trà uống và đôi ba phong bánh kẹo cho Trí. Xê nghẹn ngào không nói lên câu, tay mân mê hai tập thơ mỏng. Đêm ấy, Trí đi tiêu nhiều. Mỗi lần đi đều có chút đờm và vài giọt máu. Trí mệt lả. Đêm càng khuya, càng mệt đến tuột xuống giường, không đi nổi. Buổi sáng ngày 9/11/1940, sau khi khám bệnh cho Trí, mẹ Juetta bưng chén thuốc cho Trí uống xong, nói: Chiều nay có xe đi mời cha tuyên uư vào xức dầu cho con. Trí gật đầu, dạ rất nhỏ. Điều này, Trí đă thấy nên rất tỉnh táo dọn ḿnh, sốt sắng dọn ḿnh, không lo sợ. Trong tâm tưởng Trí bây giờ tràn đầy ánh sáng ân phước của Đức Mẹ Maria. Lúc 6 giờ 45 phút ngày 10/11/1940, cha cho Trí chịu phép xức dầu và rước lễ. Ngày ấy, Trí vẫn đi tiêu nhiều nhưng thấy tinh thần tươi tỉnh. Trí đọc cho Xê địa chỉ của Quách Tấn và Trần Thanh Mai để báo tin khi Trí qua đời. C̣n gia đ́nh th́ thể nào chú Hành vào sẽ biết và sẽ báo tin. Đêm xuống, Xê trực cùng mẹ Juetta và xơ Jueienne. Sau 3 lần thăm, tất cả đều biết Trí sẽ ra đi.

Rạng sáng ngày 11/11/1940, Trí tắt thở. Linh hồn Trí bay lên trong tiếng cầu nguyện của toà nhà thương. Tài sản ở lại với thân xác gồm một bộ bà ba trắng cũ, một bộ veston cũ, một ba ta sắp hư, một gối con con, một cuốn sách của Rousseau dầy 200 trang. Tuyệt nhiên không có một đồng xu hào trong túi. Chỉ có bài văn xuôi "La Pureté de l'âme"...

Nhà thương mai táng Trí ở chân Đèo Son. Đời Trí dường như đă an bài với tên Thánh Francois để đến khi ĺa xa cơi đời lại quy thổ nơi phần đất của ḍng tu Francois d’Assise (Phan - xi - cô khó khăn). Đời Trí gắn với chữ B́nh. Sinh ở Quảng B́nh. Sống ở B́nh Định. Làm báo ở Tân B́nh (Sài g̣n). Thích nhạc Nam B́nh. Yêu ở B́nh Thuận. Và chết ở B́nh Định. Đúng là Trí ra đi đơn độc đúng như lời thơ "tiên đoán" của ông về cái chết của ḿnh trước đó không lâu: "Một mai kia ở bên khe nước ngọc/Với sao sương anh nằm chết như trăng/Không t́m thấy nàng tiên mô đến khóc/Đến hôn anh và rửa vết thương tâm". Nhưng có lẽ, chính lúc người cùi Nguyễn Trọng Trí kết thúc ở tuổi 28 th́ lại bắt đầu sự sống, sự bất tử của một thi sĩ lớn - thi sĩ đồng trinh Hàn Mặc Tử.


Lă Xưa
(Theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha)


 

 sontunghn
 member

 REF: 574021
 10/27/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Sự thật về mối t́nh Hàn Mạc Tử - Kim Cúc

Lâu nay, khá đông người cho rằng thi sĩ Hàn Mạc Tử và nhà giáo kiêm cư sĩ Hoàng Thị Kim Cúc từng có một t́nh yêu đôi lứa. Lắm sách báo ghi nhận như vậy. Ngay cả lối sống khá đặc biệt của Kim Cúc - suốt đời độc thân, làm thơ tặng Hàn, chẳng chuyện tṛ điều này với người trong nhà... - càng khiến dư luận nghĩ vậy.



Với Kim Cúc, Hàn từng gửii thư và hai áng thơ mà thiên hạ lưu truyền với nhan đề Đây thôn Vỹ Dạ và Đừng cho ḷng bay xa.

Nhưng bằng hệ thống tư liệu phong phú và xác thực, tác giả Phanxipăng chứng minh rằng Hàn yêu đơn phương Kim Cúc, đồng thời khẳng định nhan đề chính xác hai áng thơ kia là Ở đây thôn Vỹ Dạ và Sao, vàng sao.

Giai đoạn 1928-1930, Nguyễn Trọng Trí - sau trở thành nhà thơ Hàn Mạc Tử(1) - về Huế nội trú tại trường Pellerin(2) để dùi mài đèn sách hai niên khóa cuối bậc tiểu học (3). Sau khi đỗ kỳ thi tiểu học yếu lược vào tháng 6/1930, Nguyễn Trọng Trí được cấp bằng Certificat d’études primaires franco-idigènes/Pháp Việt sơ học văn bằng ngày 26/12/1930.

Kế đó, Nguyễn Trọng Trí vào phố biển Quy Nhơn, sống cùng gia đ́nh. Năm 1932, chàng xin làm tập sự tại Pḥng Địa chính Quy Nhơn trực thuộc Sở Địa chính tỉnh B́nh Định - cơ quan được dân gian thuở bấy giờ quen gọi là Sở Đạc điền. Nguyễn Trọng Trí được phân công làm thư kư công nhật ở bộ phận bảo tồn điền trạch.

Soạn Đôi nét về Hàn Mạc Tử(4), Quách Tấn ghi nhận: “Khi Tử làm Sở Đạc điền Quy Nhơn, Tử có yêu một thiếu nữ ở cùng một con đường - đường Khải Định(5) - biệt hiệu là Hoàng Cúc.”

Hàn Mạc Tử - Hoàng Hoa: t́nh đơn phương

Nàng mang họ tên đầy đủ là Hoàng Thị Kim Cúc, ái nữ của Tham tá Hoàng Phùng - thuở nọ đảm trách chức vụ Giám đốc Sở Đạc điền Quy Nhơn. Với nguồn tư liệu hiện thời, tôi chưa hề thấy Hoàng Thị Kim Cúc mang biệt hiệu Hoàng Cúc bao giờ cả. Biệt hiệu của nàng là Hoàng Hoa. Có lẽ bắt nguồn từ những câu thơ Hàn viết thuở tương tư nàng. Như bài tứ tuyệt Hoa cúc:


Thu về nhuộm thắm nét hoàng hoa,
Sương đẫm trăng lồng bóng thướt tha.
Vẻ mặt khác chi người quốc sắc,
Trong đời tri kỷ chỉ riêng ta.

Hoặc rơ rệt hơn là trong bài Sao, vàng sao - bấy nay lưu hành dưới nhan đề không đúng bản gốc là Đừng cho ḷng bay xa - mà Hàn từng gởi “tiểu thư khuê các”:

Trời nhật nguyệt cầu vồng bắc tứ phía,
Ôi Hoàng Hoa, hồn phách đến nơi đây,
Hương ân t́nh cho kết lại thành dây,
Mong manh như lời nhớ thương hàng triệu

Sinh thời, Hoàng Thị Kim Cúc thỉnh thoảng cũng sáng tác thơ và kư bút danh Hoàng Hoa, hoặc Hoàng Hoa thôn nữ, hoặc H.H.

Hoàng Thị Kim Cúc chào đời ngày 5/12/1913 nhằm mùng 8/11 năm Quư Sửu. Hàn Mạc Tử chào đời ngày 22/9/1912 nhằm ngày 12/8 năm Nhâm Tư 1912. Khoảng cách tuổi tác như thế, theo quan niệm dân gian quả rất xứng đôi vừa lứa: “Nhất gái hơn hai, nh́ trai hơn một”. Lứa th́ vừa đấy, song chàng với nàng chẳng hề “đôi lứa xứng đôi” - dẫu chỉ xứng đôi trên t́nh trường như nhiều người bấy lâu ngộ nhận. Sự nhầm tưởng kia, trớ trêu thay, lại xuất phát từ những hồi kư do thân bằng quyến thuộc của Hàn viết và công bố sau khi Hàn mất!

Để bạn đọc tiện khám phá sự thật vấn đề, tôi xin sao lục mấy lá thư của chính người trong cuộc là Hoàng Thị Kim Cúc.

Thư đề ngày 13/3/1971 gởi Quách Tấn: “Hồi đó Tử thường đến chơi với Hoàng Tùng Ngâm là em chú bác với tôi. Bạn Ngâm đông lắm. Trong gia đ́nh tôi, không ai để ư đến bạn của Ngâm. Câu chuyện tâm t́nh của Tử, trừ Ngâm ra, cũng không ai biết. Tôi được biết trước khi thầy tôi sắp về hưu, do một người bạn khác nói lại, chứ không phải Ngâm.”

Thư đề ngày 15/4/1971 gởi Quách Tấn: “Hồi ấy tuy nhà Tử ở gần tôi, song Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi, Tử th́ kín đáo và bẽn lẽn như con gái, c̣n tôi th́ bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đă t́m cách để gặp, nhưng rồi vẫn cũng chưa toại nguyện (…). Năm 1936, khi Tử ở Sài G̣n về Quy Nhơn, tôi vẫn c̣n ở Quy Nhơn đến mấy tháng sau mới về Huế.”

Thư đề ngày 15/10/1971 gởi Quách Tấn: “Về tuồng cải lương(6) th́ tôi được biết do đoàn Dạ Lư Hương đóng vào đầu năm 1970 (hồi đó tôi vào Sài G̣n được nghe nhiều người kể lại, trong đó có bác sĩ Lê Khắc Quyến kể nữa) và lần lượt đă tŕnh diễn trên tivi khoảng mấy tháng sau tại các tỉnh miền Trung.

Họ đă diễn tả đúng đoạn văn của ông trong tập Văn số 73 trang 93. Nghĩa là họ diễn đoạn Tử nhờ người đến cầu hôn bị ông bà thân nhà gái từ chối, hất hủi, v́ lẽ Tử không xứng mặt đồng sàng! Cô Cúc không có trong vở tuồng, không xuất hiện trên sân khấu, chỉ có ông bà thân của cô và Tử thôi. Ông bà đă lột hết tài nghệ phơi bày rơ rệt tâm địa của con người chỉ biết tiền, ham danh vọng, khinh miệt người, hống hách… Như vậy, ông đă thấy rơ, v́ động chạm sai lạc đến thầy mẹ tôi và Tử nên tôi mới lên tiếng, chứ không phải v́ tôi!”.


Thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín - em ruột Hàn: “Vào đầu năm 1936, sau khi ông trợ Cát là cậu tôi ghé nhà chơi, lúc ra về bỏ quên thư của Tử gởi cho cậu tôi mà nội dung chỉ nói về chuyện tâm t́nh của Tử. Tử có tới gặp tôi 2 lần. Lần đầu chỉ nói bâng quơ vài câu rồi chào về. Lần thứ hai, Tử mạnh dạn trong dáng điệu rụt rè, lắp bắp mấy lời tỏ t́nh, rồi đưa tặng tôi tập thơ Bâng khuâng với mảnh giấy nhỏ có mấy hàng chữ. Tôi bàng hoàng rồi cũng rụt rè từ chối, không nhận sách, không nhận thư (…).

Gần cuối năm 1936, khi Tử về dự hội chợ Huế, mang theo một xấp Gái quê vừa in xong, có gặp tôi cùng đi với anh em tôi trong hội chợ. Tử đưa tặng anh em tôi mỗi người một tập, có đề chữ tặng, không tặng tôi mà chỉ yên lặng nh́n! Mấy hôm sau, Ngâm cho biết: Tử có về nhà tôi ở Vỹ Dạ mà lại đứng ngoài ngơ nh́n vô, rồi từ đó chúng tôi không gặp nhau, lại không thư từ, thăm viếng, hứa hẹn, mỗi người một ngả, cách xa nhau như hai ngọn núi (…). Nếu không có bức thư ông trợ Cát để quên ở nhà tôi th́ có lẽ tôi vẫn dửng dưng vô sự. Và Ngâm cũng không nói ǵ với tôi về mối t́nh của Tử.

Ngâm thấy không thể giấu được nên mới kể đại khái rằng: ‘Trí nó cảm chị lâu rồi, từ hôm chị bán gian hàng ở hội chợ của Ṭa sứ Quy Nhơn tổ chức (…). Trí đă nhờ Ngâm đưa thư cho chị, Ngâm không đưa. Trí nhờ nói với chị về nỗi ḷng, Ngâm từ chối. Trí làm thơ tặng chị đăng trong báo Phụ nữ tân văn, Ngâm cắt mấy bài thơ rồi mới đưa báo cho chị (…). Thật tội cho thằng Trí! Nó kể cho em nghe nhiều nhiều, mà Ngâm đâu có nói ǵ với chị, v́ Ngâm không muốn làm bận rộn tâm trí chị, khi thấy chị chưa nghĩ ǵ về chuyện yêu đương!’. Thật thế, lúc đó tôi đă 21 tuổi rồi(7) mà sao c̣n quá ngơ ngác!”

Thư đề ngày 11/5/1988 gởi Hoàng Toại - anh cả của Hoàng Thị Kim Cúc: “Lâu nay em chưa có dịp kể cho anh nghe và em cũng không kể cho ai hết, tuy thế đă có nhiều người biết chuyện, biết qua sách báo sai lạc, biết qua sự phỏng đoán và tưởng tượng của họ. Câu chuyện xảy ra trên nửa thế kỷ rồi anh nợ, em cũng im lặng cho nó đi qua, v́ câu chuyện thuộc về dĩ văng. Không ngờ mấy năm sau đây mấy nhà viết sách t́m ṭi moi móc, moi những chuyện không đúng sự thật như bài báo của Kiêm Đạt ở bên đó(8) mà anh đă cắt gởi về cho em coi chẳng hạn (…). Hồi em ở Quy Nhơn với ba, Hàn Mạc Tử có để ư đến em, nhờ Ngâm hỏi ư kiến em, Ngâm không hỏi. Anh ấy kiếm cách gặp em kể lể nỗi niềm, em thấy trước là câu chuyện không đi đến đâu nên từ chối.

Câu chuyện chỉ có chừng nấy, em yên trí là không liên quan ǵ với nhau nữa, không dè thi sĩ cứ thầm yêu trộm nhớ, làm thơ rồi nhờ bạn bè tặng sách báo cho em, em vẫn cứ im lặng, không trả lời trả vốn (…). Sau khi Hàn Mạc Tử qua đời, Ngâm mới kể rành mạch nỗi ḷng của Hàn Mạc Tử đối với em. Em hết sức cảm kích và vô cùng ngậm ngùi. Anh có nhớ hồi anh làm ở văn pḥng nào đó, ông Trần Tái Phùng cũng làm một chỗ với anh, một hôm anh đi làm về, đưa cho em một tờ giấy nhỏ có ghi hai câu thơ của Hàn Mạc Tử do ông Trần Tái Phùng đưa cho anh đem về hỏi em. Hai câu thơ đó là:

Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn Cúc ở trong sương.


Em xem xong chỉ cười mà không trả lời (…). Hôm nay em mới kể câu chuyện tâm t́nh đó với anh, kể ra cũng quá chậm, song chắc anh cũng hiểu tâm trạng em mà hoan hỷ cho em (…). Kha Anh, Kha Em hay Em Nhỏ th́ có biết chuyện, song cũng biết lơ mơ v́ em không nói chi hết; mấy em ở trong nhà cũng chỉ biết qua sách báo (…). Trong gia đ́nh, anh là người đầu tiên mà em kể chuyện tâm t́nh của em”.

Qua trích đoạn năm lá thư của người trong cuộc, ắt bạn đọc đủ cơ sở để kết luận, mối t́nh đầu Hàn Mạc Tử dành cho Hoàng Hoa chỉ là t́nh đơn phương. Trao đổi với tôi về chuyện này, một bạn thân của Hàn Mạc Tử là nhà văn Trần Thanh Địch(9) thuở sinh tiền nhận định:

- Năm 1941, ngay sau khi Hàn qua đời, anh Trần Thanh Mại soạn sách Hàn Mạc Tử(10) đă có đoạn kết tiên đoán rất đúng: “Tôi vẫn biết trước, trong một ngày không lâu, người ta sẽ dành nhau cái vinh dự xây dựng cho thi sĩ Hàn Mạc Tử những chiếc thánh giá vĩ đại, đến cả những lăng tẩm nguy nga nữa”. Tham dự một số buổi lễ kỷ niệm Hàn Mạc Tử được tổ chức đó đây trong thời gian qua, chắc anh Phanxipăng đă chứng kiến cảnh mấy phụ nữ tranh nhau tự nhận là “nàng thơ”, là “t́nh nhân” của thi sĩ quá cố. Thói đời mà! Thế nhưng, chị Cúc th́ khác. Chị không nhận những ǵ ḿnh không có. Tôi cho đó là đức tính trung thực đáng quư. Và nhiệm vụ của các cây bút ngày nay là hăy cố gắng đem “cái ǵ của César trả lại cho César”.

Thiết tưởng cần soi sáng thêm đôi điểm về nhân thân Hoàng Thị Kim Cúc cùng một vài nhân vật liên quan từng được đề cập trong năm bức thư trên. Biết đâu đôi điểm này lại có khả năng là một trong những “ch́a khóa” giúp chúng ta “giải mă” phần nào hành trạng và tác phẩm của Hàn thi sĩ.

Nhiều người dân Huế hiện tại vẫn c̣n nhớ Hoàng Thị Kim Cúc ít nhất ở hai cương vị, nhà giáo và nữ cư sĩ.(11) Lật lại các tuyển tập Đồng Khánh mái trường xưa do Ban Liên lạc cựu học sinh Đồng Khánh, Huế, nay là Trường Trung học Phổ thông Hai Bà Trưng, thực hiện từ năm 1992 trở đi, chúng ta bắt gặp những ḍng hồi ức của bao thế hệ học tṛ về “h́nh ảnh dịu dàng, vóc dáng nhỏ nhắn, vui vẻ ân cần nhưng cũng rất nghiêm khắc của cô Hoàng Thị Kim Cúc, cô giáo đầu đàn của bộ môn nữ công gia chánh thời ấy”(12). Hoàng Thị Kim Cúc cũng là tác giả bộ sách Món ăn nấu lối Huế(13) được nhiều người đọc và áp dụng.

Thời ấy, nếu Hoàng Thị Kim Cúc đến Trường Đồng Khánh được các nữ sinh kính cẩn thưa “cô”, th́ lúc ra đường, Hoàng Thị Kim Cúc thường được nhiều thanh thiếu niên gọi thân t́nh bằng “chị”. Đó là cách xưng hô phổ biến của mọi đoàn sinh đối với các nữ huynh trưởng Gia đ́nh Phật tử Việt Nam(14). Chị Cúc là huynh trưởng với chức vụ Phó ban Hướng dẫn Trung ương Gia đ́nh Phật tử Việt Nam, phụ trách ngành nữ từ năm 1947. Như vậy, cư sĩ không chỉ tu tại gia mà c̣n tích cực hoạt động xă hội.

Tôi gặp chị Cúc lần đầu tại đồi thông chùa Từ Hiếu (Huế) trong hội trại mang tên Hoài Nhân do Gia đ́nh Phật tử Việt Nam tổ chức năm 1974. Sau đó, chúng tôi đôi lần ghé thăm chị ở nhà riêng tại Vỹ Dạ, mà lần cuối cùng là lúc chị nằm thoi thóp trên giường bệnh sau vụ tai nạn giao thông xảy ra tại TP Hồ Chí Minh ngày 11/8/1988 rồi được chuyển về Huế ngày 23/9/1988.

Ngày 3/2/1989, tức 27 tháng Chạp năm Mậu Th́n, Hoàng Thị Kim Cúc - pháp danh Tâm Chánh - ĺa trần, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ di quan diễn ra ngày 15/2/1989, nhằm ngày mùng 10 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ. Lúc ấy, tôi ở xa Huế nên không dự được. Vậy xin dẫn đoạn tường thuật đám tang Hoàng Thị Kim Cúc do Mai Văn Hoan viết: “Có lẽ đó là một trong những đám tang lớn nhất ở Huế gần đây mà tôi được biết. Đoàn xe tang nối dài từ Đập Đá đến Trường Quốc Học. Quanh xe tang đính nhiều câu đối ca ngợi phẩm hạnh của bà. Tôi c̣n phát hiện có những bài thơ của các nhà sư họa lại bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ”(15).

Ngoài ông anh cả là Hoàng Toại định cư ở nước ngoài, Hoàng Thị Kim Cúc c̣n có mấy người anh ruột tập kết ra Bắc sau hiệp định Genève 1954: Hoàng Xuân Tùy (nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục), Hoàng Hoan Nghinh (nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta tại Philippines). Người em ruột Hoàng Tế Ngộ ở lại Huế, trước khi quy tiên từng là “thủ từ” trong ngôi nhà mà chị Cúc từng sinh sống.

Anh em chú bác của Hoàng Thị Kim Cúc có Hoàng Tùng Ngâm vốn là bạn thân cùng nguyên quán Thừa Thiên, cùng tuổi Nhâm Tư (1912) và cùng làm chung Sở Đạc điền Quy Nhơn với Hàn. Năm 1954, Hoàng Tùng Ngâm tập kết ra Bắc, đổi tên là Hoàng Thanh Trai và từng làm đại sứ nước ta tại Ai Cập rồi tại Sri Lanka. Tết Bính Th́n (1976) th́ mất ở Hà Nội.(9) Năm 1939, chính nhờ “xúc tác” của Hoàng Tùng Ngâm, Hàn đă hứng khởi sáng tạo một số áng thơ tặng Hoàng Thị Kim Cúc - trong đó có Ở đây thôn Vỹ Dạ, một tác phẩm gây nhiều tranh luận lâu nay.

Áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ - nhan đề nguyên tác cùng một số lời b́nh

Năm 1992, ba cuộc hội thảo lớn được tổ chức ở Hà Nội và TP.HCM nhằm nh́n lại và đánh giá 60 năm phong trào Thơ mới. Ban tổ chức đă đề nghị các nhà thơ, nhà nghiên cứu - lư luận - phê b́nh bỏ phiếu chọn những bài Thơ mới hay nhất. Kết quả cuối cùng, Ở đây thôn Vỹ Dạ của Hàn lọt vào “top 18”.

Quanh áng thơ nổi tiếng này, lâu nay rộ lên nhiều cuộc tranh luận sôi nổi - nhất là từ khi tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đưa vào giảng dạy chính thức trong chương tŕnh lớp 11 bậc trung học phổ thông. Theo dơi các cuộc tranh luận đó, tôi nhận thấy một số chi tiết bị nhầm lẫn rất đáng buồn. Tại sao? Có nhiều lư do. Hai trong những lư do quan trọng là thiếu thực tế và thiếu tư liệu tham khảo cần thiết.

Điều nhầm lẫn phổ biến đầu tiên nằm ở… nhan đề bài thơ! Nguyên tác, Hàn viết Ở đây thôn Vỹ Giạ chứ không phải Đây thôn Vỹ Dạ như sách báo - kể cả giáo khoa và giáo tŕnh - vẫn in. Địa danh có thể chỉnh sửa cho thống nhất chính tả: Vỹ Dạ hoặc Vĩ Dạ thay v́ Vỹ Giạ(16). C̣n chữ Ở hà cớ ǵ bị lược bỏ? Nếu muốn gọn hóa tối đa, Ở đây thôn Vỹ Dạ rất dễ biến thành Thôn Vỹ chăng?

Nhà văn Trần Thanh Địch nhận xét:

- Chữ Ở được Hàn dùng có chủ đích. Đọc kỹ bài thơ mới thấy chữ đó nhấn mạnh đến thôn Vỹ: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh. Tùy tiện “biên tập” cả “titre” mà không được tác giả ưng thuận là tối kỵ. Chuyện như vậy xảy ra không ít đối với tác phẩm của Hàn! Như bài Sao, vàng sao - một bài thơ khác mà Hàn gởi tặng chị Cúc - lâu nay cứ bị “chụp” cái tên Đừng cho ḷng bay xa.

Cả hai áng thơ vừa nhắc đều được Hàn Mạc Tử đưa vào tập Thượng thanh khí, chứ chẳng phải tập Thơ điên (tức Đau thương). Đây là một nhầm lẫn khác mà đa số tuyển thơ cùng nhiều bài viết vẫn mắc phải.

Trong cuốn Thơ Hàn Mạc Tử và những lời b́nh(17), Mă Giang Lân lại cho rằng Ở đây thôn Vỹ Dạ vốn in lần đầu trên giai phẩm Nắng Xuân năm 1937. Hỡi ôi! Bài thơ được hoàn tất năm 1939, liệu có thể công bố trước hai năm chăng?

Thậm chí có người, như Vũ Quần Phương qua lời tựa tập Hàn Mặc Tử - thơ với tuổi thơ(18), nghĩ rằng áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ mang vẻ đẹp “trong trẻo” và thể hiện bằng giọng điệu “b́nh tĩnh” nên tin chắc đây là một sáng tác thuộc giai đoạn đầu của Hàn, giai đoạn thân chưa phát bệnh và thơ chưa phát “điên”. Thật ra, Hàn lúc này đang đau khổ lánh ḿnh với nguồn thơ úa măi hai hàng lệ(19) rồi lâm chung sau đấy đúng một năm tṛn!

Hiểu rơ xuất xứ cùng hoàn cảnh sáng tạo tác phẩm, ắt sẽ góp phần giúp bạn đọc tiếp nhận bài thơ theo cách đúng đắn hơn, chuẩn xác hơn. Do đó, tôi sao lục thêm ba đoạn thư liên quan do chính người trong cuộc là Hoàng Thị Kim Cúc giăi bày.

Thư đề ngày 15/4/1971 gởi Quách Tấn: “Về cô gái trong câu Lá trúc che ngang mặt chữ điền mà ông hỏi có phải là tôi đó không. Thưa ông, bức ảnh đó chỉ là bức ảnh phong cảnh, không có cô gái nào khác ngoài cô gái chèo đ̣. Cô gái mà ông hỏi đó là do sức tưởng tượng của thi nhân mà hiện ra thôi. Số là mùa hè năm 1939, Ngâm viết thư về Huế cho biết Tử bị mắc bệnh nan y. Ngâm khuyên tôi nên viết thư thăm Tử, hăy an ủi một tâm hồn đau khổ. Thay v́ viết thư thăm, tôi gởi một bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái carte-visite(20).

Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đ̣ ngang với cô gái chèo đ̣, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời hỏi thăm sức khỏe Tử, mà không kư tên, rồi gởi nhờ Ngâm trao lại. Sau đó một thời gian, tôi nhận bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ và một bài thơ khác nữa(21) cũng do Ngâm gởi về (bài này các sách báo đều đăng cả rồi). Không ngờ sức tưởng tượng của thi nhân quá khác thường đến biến bức ảnh phong cảnh đó thành bức ảnh bến Vỹ Dạ lúc hừng đông hay một đêm trăng, trong đó có cô gái Lá trúc che ngang mặt chữ điền nữa! Khiến có người đă nghĩ rằng cô gái đó mặc áo trắng dài tha thướt v́ câu Áo em trắng quá nh́n không ra…”.

Thư đề ngày 16/10/1987 gởi Nguyễn Bá Tín: “Năm 1938, Ngâm cho biết Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y. (…) Xiết bao ngậm ngùi thương cảm. Thương cho người tài hoa lâm đại nạn! Cảm tấm ḷng yêu thương thắm thiết chân thành của Tử đă dành riêng cho tôi! Một thời gian sau, Ngâm đề nghị: lúc này, chị nên an ủi Trí. (…). Xa xôi quá, không biết làm ǵ khác hơn là viết mấy hàng chữ hỏi thăm sức khỏe Tử, viết mà không chữ kư, không đề ngày, sau tấm ảnh phong cảnh Huế, gởi nhờ Ngâm trao lại. Rồi mấy tháng sau, Ngâm gởi về cho tôi bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ với mấy hàng chữ sau lưng bài thơ vào tháng 8/1939. Giữa Hàn Mặc Tử và tôi chỉ có chừng nấy.”

Thư đề ngày 11/5/1988 gởi anh cả Hoàng Toại: “Đến khi nghe anh ta(22) mắc bệnh nan y, em rất xót thương cho người tài hoa bạc phận và để an ủi một tâm hồn tha thiết yêu thương đang vô cùng đau khổ, em gởi cho anh ta hai ḍng chữ hỏi thăm sức khỏe viết trên một tấm cát 6x9(23) phong cảnh thành phố Huế, ảnh mua ở nhà chụp bóng Tăng Vinh. Sau khi nhận được bức phong cảnh đó th́ anh ta gởi bài thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ tặng em. Thư đi thư về đều qua tay Ngâm chuyển, chứ em không trực tiếp gởi. Và sau mấy hàng chữ thăm sức khỏe và sau khi nhận được bài thơ Hàn Mạc Tử tặng, em cũng nín luôn, không thư từ ǵ cho thi sĩ nữa, qua năm sau (1940) th́ được tin Hàn Mạc Tử mất tại Quy Ḥa”.

Áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ cùng bức thư của Hàn đă được Hoàng Thị Kim Cúc trân trọng giữ ǵn tại nhà riêng. Đó là tờ giấy pelure mỏng, một mặt chép bài thơ, mặt kia ghi mấy ḍng thư. Rất may mắn được chị Cúc lúc sinh tiền cho xem tận mắt, tôi chú ư mấy điểm: bài thơ gồm 3 khổ th́ khổ cuối trong thủ bản nằm cách biệt với hai khổ đầu, cuối bài thơ, tác giả kư Hàn Mạc Tử rồi đề 11-1939 (chứ không phải 8-1939). C̣n bức thư th́ nguyên văn như sau:

Túc hạ,

Có nhận được bức ảnh bến Vỹ Giạ lúc hừng đông (hay là một đêm trăng?) với mấy hàng chữ túc hạ gởi thăm. Muôn vàn cảm tạ. Túc hạ c̣n nhớ đến người năm xưa, thế là phúc hậu lắm rồi. Mong ơn trên xuống lộc cho túc hạ thật đầy. Và mong rằng một mùa xuân nào đây sẽ gặp lại túc hạ phỉ dạ. Thăm túc hạ b́nh an vui vẻ.
Hàn Mạc Tử

Hoàng Thị Kim Cúc với bút danh Hoàng Hoa đă âm thầm sáng tác một số bài thơ, trong đó có những bài “đề tặng hương hồn anh HMT” như bài dưới đây viết vào đầu xuân Tân Tỵ 1941 - nghĩa là sau khi Hàn mất chưa đầy năm.

Bao năm hoa sống nơi thôn Vỹ
Thầm giữ trong ḷng một ư thơ
Cũng biết cách xa ngoài vạn dặm
T́nh anh lưu luyến cảnh quê mơ

Một ḿnh một cơi với trời mây
Với cả đau thương với hận này
Anh khéo lột hết tài nghệ sĩ
Tiếng vang muôn thuở vẫn c̣n đây

Hồn anh lẩn khuất ở đâu xa
Hoa biết cùng ai thổ lộ ra
Tuy sống giữa cảnh đời náo nhiệt
T́nh ai ai vẫn cứ đậm đà!

Nếu chỉ đọc qua bài thơ của Hoàng Hoa thôn nữ, lại thấy nàng suốt đời độc thân và bảo lưu kỹ lưỡng thủ bút Hàn thi sĩ, mà chưa đọc thư từ Hoàng Hoa viết hoặc chưa nghe Hoàng Hoa bộc bạch niềm riêng, hẳn không ít người sẽ dễ tin chuyện t́nh Hàn Mạc Tử - Hoàng Thị Kim Cúc từng diễn ra “ly kỳ mùi mẫn” y như sách báo và tuồng tích đă dày công… thêu dệt. Mức độ ngộ nhận càng tăng v́ ngay cả người nhà cũng chẳng thấy Hoàng Thị Kim Cúc phản ứng ǵ trước bao đồn thổi, thị phi.

Chính xác, như chúng ta đă biết, Hoàng Thị Kim Cúc có phản ứng chừng mực, đúng người, đúng lúc, song chẳng đạt kết quả như nguyện. Trong một bài viết đăng trên tuần báo Văn nghệ số ra ngày 14/10/1995, Vơ Đ́nh Cường lư giải kỹ càng: “Những người có liên hệ mật thiết với Hàn Mạc Tử mà chị(24) đă cho biết sự thật, và yêu cầu họ đính chính, th́ họ đă không làm, hay làm ngược lại, gây thêm hỏa mù trong bối cảnh đă có nhiều sương khói làm mờ nhân ảnh.

Chẳng hạn như ông Nguyễn Bá Tín, tác giả cuốn hồi kư Hàn Mạc Tử anh tôi(25) xuất bản vào tháng 2/1991, sau bức thư của Hoàng Thị Kim Cúc gởi cho ông vào tháng 10/1987, nghĩa là sau gần 4 năm, nói rơ về tấm ảnh gởi Hàn Mạc Tử, là một tấm ảnh phong cảnh, thế mà ông Nguyễn Bá Tín lại viết: ‘Cho tới khi anh (22) đau nặng rồi (1939), chị Cúc c̣n cho anh một phiến ảnh cỡ 6x9(23): chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong ṿm cây xanh mát. Anh làm ngay bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ…".

Quan trọng hơn nữa, cái đoạn chị Kim Cúc kể chuyện chị đă không nhận thư và sách của Hàn Mạc Tử đem tặng, tác giả Hàn Mạc Tử anh tôi đă bỏ qua, không nhắc đến. Nhưng tác giả lại viết: ‘Nếu anh(22) biết chị(24) đă quy y, dành riêng một căn pḥng ngày đêm hương hỏa tụng niệm, tưởng nhớ mối t́nh bất diệt của anh mà cũng là mối t́nh đầu của chị, đang quyện theo trầm hương dâng lên anh nơi miền cực lạc. Nơi đây không c̣n ngăn cách giáo lương, không c̣n tham sân si trần tục. Ôi! T́nh Hoàng Hoa đậm đà biết chừng nào!’ (…) Chị Kim Cúc có buồn không, khi bị người ta vô t́nh hay cố ư lái cái mục đích cao quư trong sự tu hành của chị về phía tôn thờ một người khác tôn giáo mà chị chỉ có thể có cảm t́nh, chứ không yêu?”.

Phân tích nội dung và nghệ thuật áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ, đă thấy xuất hiện khối trường hợp “bàn rồi tính” nối tiếp “b́nh rồi… tán” đến mức ́ xèo! Ngang qua nhà Hoàng Thị Kim Cúc ở Vỹ Dạ, thấy hàng cau trồng nép bờ rào, có người chắc mẩm ḍng Nh́n nắng hàng cau nắng mới lên phải “mọc” từ đây! Hồi trước, vào vườn nhà chị Cúc, chúng tôi chưa thấy cây cau nào. Ông Nguyễn Bá Tín cũng ghi trong Hàn Mạc Tử trong riêng tư(26) rằng: “Năm 1985, tôi về Huế ghé thăm chị Cúc (…), chị Cúc chợt hỏi: Cậu có t́m được một cây cau nào trong vườn tôi không? Sao anh Trí lại nói đến hàng cau?”.

Công bố bài Một cách hiểu khác về “mặt chữ điền”(27), Thang Ngọc Pho lại tự bộc lộ chưa một lần về thôn Vỹ hoặc ghé Vỹ thôn nhưng thiếu quan sát đủ đầy mà vẫn bạo dạn khẳng quyết: “Mặt trước phía trên cổng nhà ở của quư tộc phong kiến ở đây(28) thường trang trí chữ điền đắp nổi. Điền, chữ Hán, có nghĩa là ruộng. Đó là biểu tượng của các gia đ́nh quư tộc phong kiến, được nhà vua phong cấp ruộng đất theo cấp bậc và công trạng. Từ mặt trong câu thơ là mặt chữ chứ không phải là mặt người. Tác giả sử dụng phép ẩn dụ với nghĩa phái sinh như mặt bàn, mặt nước, mặt đường… Vậy câu thơ Lá trúc che ngang mặt chữ điền được hiểu là những chữ điền trên cổng các nhà quư tộc thấp thoáng dưới lá trúc. Cách hiểu này làm tăng giá trị của bài thơ.”

Thú thật, bản thân tôi từng sống ở Vỹ Dạ suốt thời gian dài mà không thấy cổng nhà quư tộc nào đắp nổi chữ 田 điền. Thêm một thực tế nữa cần nêu, Hoàng Thị Kim Cúc là phụ nữ có khuôn mặt chữ điền.

Quá quắt hơn là trường hợp suy diễn chủ quan cực kỳ kệch cỡm: cô gái thôn Vỹ trở thành… kỹ nữ, khách đường xa biến ra khách làng chơi, thuyền ai đậu bến sông trăng trở nên buồng chứa nổi. Bằng lối gán ghép thô vụng như thế, Lê Đ́nh Mai đă “phán” xanh rờn trong bài Đây thôn Vỹ Dạ - một tiếng thở dài đáng quư(29): “Ở chốn dâm ô này, những ǵ đẹp đẽ nhất, cao quư nhất của con người đều bị sương khói truy hoan lu mờ hết, hoen ố hết.” Nhiều tác giả đă lên tiếng phản bác cách lập luận khiên cưỡng đó. Chẳng ai phủ nhận trên ḍng sông Hương xưa nay xuất hiện những điểm kinh doanh tṛ “ngủ đ̣ tục”, quá khứ có lúc gần như công khai (30), song đoạn sông qua khu vực thôn Vỹ th́ hoàn toàn khác.

Trên tập san Văn hóa và đời sống (31), đề cập đến sự hạn chế trong một số bài viết về áng thơ Ở đây thôn Vỹ Dạ xuất hiện bấy lâu nay, Văn Tâm sơ bộ chỉ ra bốn nguyên nhân: thứ nhất là thói quen xă hội học dung tục; thứ hai là người nghiên cứu không am tường phong cách nghệ thuật của đối tượng mà ḿnh t́m hiểu; thứ ba là mỹ cảm kém nhạy bén; thứ tư là thái độ tùy tiện, thiếu nghiêm túc trong khâu xác định và khảo chứng tư liệu.

Chú thích:

* Nhà báo, Tuần san Thế giới mới

(1) Nguyễn Trọng Trí (1912-1940) kư nhiều bút danh, trong đó có Hàn Mạc Tử và Hàn Mặc Tử. Khảo sát kỹ lưỡng, nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy bút danh chính thức của Nguyễn Trọng Trí những năm cuối đời là Hàn Mạc Tử. Điều ấy đă được Phanxipăng tŕnh bày rơ qua bài “Chính danh định luận: Mạc hay Mặc?” đăng trên tạp chí Thế giới mới số 416 (11/12/2000).

(2) Pellerin hay c̣n gọi là Trường B́nh Linh, thuộc ḍng La San, được sáng lập tại Huế năm 1904, giảng dạy từ bậc tiểu học đến trung học (tương đương lớp 1 đến lớp 12 hiện nay). Từ năm 2008, đó là Học viện Âm nhạc Huế, địa chỉ số 1 Lê Lợi, thành phố Huế.

(3) Hai niên khóa 1928-1929 và 1929-1930, tại Trường Pellerin ở Huế, Nguyễn Trọng Trí học lớp nh́ năm thứ 2 / cour moyen 2è année (tương đương lớp 4 hiện nay) và lớp nhất / cour supérieur (tương đương lớp 5 hiện nay) là hai lớp thuộc bậc tiểu học - theo sự phân cấp giáo dục trên toàn quốc từ năm 1906 đến năm 1945 - chứ hoàn toàn không phải “có hai năm học trung học tại trường Pe-lơ-ranh (Pellerin) ở Huế? như sách giáo khoa hiện hành Ngữ văn 11 (Tập hai - Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, 2008 và 2009 - Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010) đă in đi in lại.

(4) Bài Đôi nét về Hàn Mạc Tử được Quách Tấn (1910-1992) viết tại Nha Trang năm 1959, đăng tạp chí Lành mạnh số 38 (Huế, 1/11/1959), rồi lần lượt đăng lại trên tập san Văn và bán nguyệt san Phổ thông, đoạn in vào một số sách như Thơ Hàn Mạc Tử (Sở Văn hóa-Thông tin Nghĩa B́nh, 1987), Hàn Mạc Tử thơ và đời (Nxb Văn học, Hà Nội, 1995), Hàn Mạc Tử hôm qua và hôm nay (Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995), v.v... Lưu ư rằng nội dung văn bản Đôi nét về Hàn Mạc Tử có những thay đổi qua thời gian công bố.

(5) Hiện nay là đường Lê Lợi, TP Quy Nhơn.

(6) Vở tuồng cải lương Hàn Mạc Tử do Viễn Châu và Thể Hà Vân hợp soạn năm 1957.

(7) 21 tuổi ta, 20 tuổi tây, tức là vào năm 1933.

(8) Bên đó: Hoa Kỳ.

(9) Tham khảo thêm bài “Bạn thân đồng tuế đồng hương của Hàn Mạc Tử" do Phanxipăng viết đăng tạp chí Thế giới mới số 891 (5/7/2010).

(10) Sách Hàn Mạc Tử của Trần Thanh Mại, in lần đầu năm 1942, sau được tái bản nhiều lần.

(11) Cư sĩ: người tu tŕ tại gia.

(12) Trích bài viết “Nhớ cô Hoàng Kim Cúc” của Vơ Thị Tiểu Kiều in trong tuyển tập Đồng Khánh mái trường xưa năm 1992.

(13) Do nhà sách Khai Trí ở Sài G̣n ấn hành lần đầu năm 1970, sau được nhiều nhà xuất bản tái bản.

(14) Gia đnh Phật tử có tiền thân là Đoàn Thanh niên Đức dục và Gia đnh Phật hóa phổ được thành lập tại Huế vào thập niên 1930.

(15) Trích bài “Tiếng thở dài - chia sẻ với Hàn Mạc Tử” đăng tạp chí Sông Hương số 2 năm 1990, sau in vào sách Cảm nhận thơ Hàn Mạc Tử (Nxb Thuận Hóa, Huế, 1999).

(16) Địa danh Vỹ Dạ do biến âm từ gốc Vĩ (Vi) Dă 葦野°. Vĩ (Vi) 葦: cây lau. Dă 野°: cánh đồng.

(17) Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000, trang 283.

(18) Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2000, trang 5.

(19) Trích một ḍng từ bài thơ “Buồn ở đây” trong tập Thượng thanh khí của Hàn Mạc Tử.

(20) Carte-visite: carte de visite: danh thiếp.

(21) Bài thơ Sao, vàng sao.

(22) Tức Hàn Mạc Tử.

(23) 6x9cm.

(24) Chỉ Hoàng Thị Kim Cúc.

(25) Nxb Tin, Paris, 1990 - Nxb TP HCM, 1991.

(26) Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 1994, trang 118.

(27) Tạp chí Tài hoa trẻ, số 69 ra ngày 25/2/1999.

(28) Vỹ Dạ.

(29) Báo Giáo viên nhân dân, số đặc biệt tháng 1/1990.

(30) Có thể đọc phần Những con đ̣ đưa khách trong bài “Sinh hoạt những vạn đ̣ trên sông Hương trước 1975” của Phan Hoàng Quư đăng trên Nghiên cứu Huế, tập 1,1999 và phóng sự “Ngủ đ̣ sông Hương” in trong sách Huế chừ của Phanxipăng (Nxb Thanh niên, 2000).

(31) Nxb TP.HCM, 1990.

Theo Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển






 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network