Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Sự thật về 2 ngôi thủy mộ "mọc" lên từ đáy Hồ Tây

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 sontunghn
 member

 ID 60052
 04/14/2010



Sự thật về 2 ngôi thủy mộ "mọc" lên từ đáy Hồ Tây
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Buổi chiều lang thang trên con đường bê tông uốn lượn quanh Hồ Tây, đoạn qua làng Vơng Thị, thuộc phường Bưởi, bất cứ ai có thể nh́n ra giữa hồ, đều nh́n thấy hai ngôi mộ nổi lên giữa biển nước mênh mông. Theo người dân ở đây kể lại, hễ cứ vào dịp gần tết và ngày thanh minh, có người chèo thuyền ra giữa Hồ Tây thắp hương, ś sụp khấn vái. Không ít người qua lại và khách bộ hành qua đây đă đặt câu hỏi v́ sao hai ngôi mộ kia lại nằm giữa hồ. Đây là những ngôi một cổ được người xưa thiết kế theo kiểu thủy mộ, người chết được đem xuống hồ chôn cho vong linh mát mẻ?

2 ngôi "thủy mộ" bí ẩn giữa 8 triệu m3 nước

Rất khó khăn, tôi mới t́m được bà Đinh Thị Sinh, ở ngơ 378, khối 74, làng Hồ (thuộc phường Bưởi, Hà Nội). Năm nay bà Sinh đă ở độ tuổi thất thập và là người gốc ở đây. Khi tôi gợi chuyện về hai ngôi mộ nổi trên mặt Hồ Tây, đối diện với nhà bà, cách chừng 200m, vẻ mặt xa xăm bà vừa nhớ lại vừa kể cho tôi nghe về lịch sử Hồ Tây khi xưa. Hồ Tây lúc đó chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 ha và chứa tới 8 triệu m3 nước như hiện nay. Bên Hồ Tây có hàng chục làng mạc cổ, cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng phía trong băi. Giờ chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Vơng Thị, Trích Sài thuộc phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ, rộng hàng chục ha. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi, là một nghĩa địa. Những nghĩa địa h́nh thành từ hàng ngàn năm trước, đă bị những đợt sóng kiên tŕ của Hồ Tây đánh tan và nhấn ch́m xuống đáy bùn.

Bà Sinh kể, thẳng khu vực làng Xuân La cũng từng có một nghĩa địa rộng chừng 3 ha, bị sóng Hồ Tây nhấn ch́m. Giờ đứng ở đoạn Xuân La nh́n ra, chỉ thấy biển nước mênh mông, với những đợt sóng lớn đang ngoạm dần vào đường Lạc Long Quân. Cảnh Hồ Tây ở khu vực Phủ Tây Hồ rất đẹp, song ít ai biết rằng dưới mặt nước xanh biêng biếc ấy, cách bờ vài trăm mét cũng có một nghĩa địa rộng mênh mông với dày đặc các ngôi mộ nhấp nhô. Rất nhiều xuồng máy của các doanh nghiệp quản lư, khai thác Hồ Tây bị găy chân vịt mỗi khi chạy qua khu vực này v́ chạm vào mộ.

Bà Sinh cũng là người trực tiếp chứng kiến nghĩa địa cuối cùng bị sóng Hồ Tây nhấn ch́m xuống đáy, đó là nghĩa địa của làng Nghi Tàm. Giờ đứng bên làng Nghi Tàm nh́n ra, không c̣n thấy nghĩa địa cổ mênh mông của làng mà nghĩa địa đó nay đă nằm sâu dưới đáy hồ. Mùa nước cạn, lội xuống khu nghĩa địa này sâu đến ngực, c̣n mùa nước lớn, ngập quá đầu. Những con tàu lớn kéo nhà nổi Hồ Tây vẫn chạy qua lại trên khu nghĩa địa này mà không hề hấn ǵ.

Săn đồ cổ dưới đáy Hồ Tây

Theo lời bà Sinh kể, cách đây hơn 40 năm, vào khoảng năm 1966, hồi đó bà vẫn c̣n là thanh niên, bà Sinh chứng kiến người dân ở một số ngôi làng quanh Hồ Tây đă kiếm sống, thậm chí làm giàu từ việc săn đồ cổ ở những nghĩa địa dưới đáy ḷng Hồ Tây. Tôi c̣n nhớ từ những năm 70 đến 80 của thế kỷ trước, làng Yên Phụ nổi lên phong trào ṃ gỗ quư tại những nghĩa địa dưới ḷng Hồ Tây. Hầu hết những thanh niên trẻ khỏe, lặn giỏi ở Yên Phụ đều tham gia ṃ gỗ. Ngày ngày họ lặp ngụp, ṃ mẫm dưới hồ, hễ phát hiện có ván thiên làm bằng gỗ quư ch́a lên khỏi mặt bùn là họ tiến hành đào bới lấy gỗ. Họ dùng những chiếc thuốn sắt chọc sâu xuống lớp bùn đất để truy t́m gỗ và những vật quư nằm sâu dưới bùn. Ngoài việc người dân ven Hồ Tây lặn ṃ quan tài đóng bằng gỗ tốt, thu lượm tiểu sành kè bờ chắn sóng giữ đất, th́ một thời có cả đội ngũ chuyên lặn ṃ đồ cổ trong những nghĩa địa dưới đáy Hồ Tây.

Theo lời đồn, nhiều người c̣n bới được cả hũ vàng trong những chiếc quan tài. Những chiếc ṿng vàng, ṿng bạc, khuyên tai vàng th́ kiếm được rất nhiều. Tuy nhiên, thứ nhiều nhất là chum, lọ, bát đĩa, b́nh gốm... toàn là những đồ cổ vài trăm năm tuổi. Xưa kia, người giàu chết thường được chia của chôn theo. Sóng Hồ Tây đánh bật mộ, những món đồ cổ này cũng lăn lóc đầy dưới đáy hồ. Giới săn đồ cổ không những ṃ mẫm, t́m kiếm, mà họ c̣n bới cả những ngôi mộ ch́m dưới ḷng đất lên để lấy đồ cổ. Nhiều ngôi mộ đổ kiên cố bằng hợp chất vôi-cát-mật, bên trong có xác ướp, chôn sâu dưới đáy bùn, cũng bị đám săn đồ cổ đào bật lên. Thậm chí, họ dùng cả ḿn để đánh bật nắp. Trong những ngôi mộ hợp chất này thường có một số đồ cổ giá trị hoặc vàng bạc, tiền cổ.

Bắt tôm Hồ Tây từ... nghĩa địa?

Dường như đối với tất cả người dân trong nước, khách quốc tế, những người yêu Hà Nội mê ẩm thực đều biết đến món tôm nổi tiếng đặc biệt Hồ Tây. Nhưng ít ai biết được, đặc sản tôm Hồ Tây được bắt từ nghĩa địa. Bà Sinh kể lại, v́ nhà bà gần ven hồ, khu nghĩa địa xưa, trước đây người làng thường săn bắt tôm, mỗi mẻ lưới có đến cả tạ tôm dính vào. Nhưng giờ đây, Hồ Tây ô nhiễm rất nặng ở nhiều điểm nên tôm không phát triển được nữa. Mỗi mẻ lưới vét may ra chỉ có một vài kư tôm dính vào lưới mà thôi. Giờ người ta chỉ có thể nhặt nhạnh tôm bằng cách thả rọ bẫy ở những khu vực có nghĩa địa...

Bất cứ buổi chiều tà, hoặc sáng sớm, ai đó đi lang thang quanh Hồ Tây, đến các khu vực có nghĩa địa nằm dưới, có thể gặp nhiều người sống ven hồ lặn ngụp ṃ tôm. Tại những nghĩa địa này, người ta thả xuống hàng vạn rọ tôm, rồi hàng ngày lội xuống nhấc rọ giũ lấy tôm. Những người ṃ tôm ở các làng ven hồ thậm chí c̣n nhấc cả đầu lâu lên để nhặt lấy những con tôm trú ngụ ở bên trong....

Vũ Hà






Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 sontunghn
 member

 REF: 533181
 04/14/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Tiếp về “2 ngôi thuỷ mộ mọc lên từ đáy Hồ Tây”

Mộ “bà chúa thơ Nôm” nằm ở nghĩa địa dưới đáy hồ Tây?

Trong khi t́m hiểu nguồn gốc những ngôi mộ cổ "mọc" giữa ḷng hồ Tây, PV ĐS &PL đă nghe được một thông tin gây "sốc": trong số những ngôi “thuỷ mộ” nói trên có cả mộ của nữ sỹ Hồ Xuân Hương! Cuộc đời của nữ sỹ Hồ Xuân Hương đă trở thành huyền thoại trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Tuy nhiên, bao nhiêu năm nay, các nhà khoa học không ngừng tranh luận và đưa các giả thiết về nơi chôn “bà chúa thơ Nôm” cũng như đề xuất các biện pháp truy t́m mộ bà. Vậy có đúng là nữ sĩ tài danh, đa đoan được an táng ở hồ Tây?

“Suối vàng c̣n giận tơ vương lỡ làng "

Hiện nay, đă có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học khẳng định sự hiện diện của “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương và tài năng văn học của bà trong lịch sử dân tộc, xua tan những ư kiến cho rằng bà là một nhân vật không có thật. Vậy mộ của nữ sĩ đặt ở nơi nào, là câu hỏi không lời giải đáp thỏa đáng, không chỉ đặt ra cho những người con quê hương bà.

Theo nhà nghiên cứu sử học Hồ Bá Hiền, năm 1842, khi vua Thiệu Trị ra Hà Nội, nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm theo vua anh ra Hà Nội thăm hồ Tây và để lại bài thơ "Long Biên trúc chi từ". Trong đó có đoạn "Đầy hồ rực rỡ hoa sen /Sai người xuống hái đem lên cúng đàn /Chớ trèo qua mộ Xuân Hương /Suối vàng c̣n giận tơ vương lỡ làng /Son tàn phấn rữa mồ hoang /Xuân Hương đă khuất bên làn cỏ xanh" (Hoàng Xuân Hăn dịch thơ).

Sau này, đă có một vài bài viết trong đó đáng chú ư có 2 bài của ông Vũ Thế Khôi (Tạp chí "Xưa và Nay" - số 39 - tháng 5/1997) và Tô Hoài ("Xưa và Nay" tháng 5/2000) nói đến các nghi vấn về phần mộ Hồ Xuân Hương ở đâu.

Các nghi vấn đó đặt mộ bà ở một trong ba vị trí. Một là thôn Lạc Chính (tên cũ là Ngũ Xă) khu gần hồ Trúc Bạch có một băi nổi hiện diện nhiều phần mộ. Hai là g̣ nổi làm khu nghĩa địa giữa hồ gần với phía Thụy Khuê gần trường Bưởi. Ba là trên một cái g̣ gần sát làng Nghi Tàm (nay đă ch́m dưới nước).

Vẻn vẹn chỉ từng đó tư liệu là chưa đủ, ông Hồ Bá Hiền cùng một số người tâm huyết đă đến nhờ Trung tâm ngoại cảm t́m mộ từ xa của Liên hiệp khoa học UIA. "Theo chỉ dẫn của trung tâm th́ thật trùng hợp, mộ bà ở vị trí thứ ba nói trên. Chỉ dẫn này nói rằng, ngày xưa hồ Tây hẹp, bên cạnh hồ Tây có nghĩa địa Đồng Táo, mộ bà nằm bên hồ Tây và bên cạnh nghĩa địa Đồng Táo. Trong nghĩa địa này có một miếu thờ Hồ Xuân Hương. Khi lũ lụt do vỡ đê, hồ Tây được mở rộng ra như bây giờ khiến cho nghĩa địa Đồng Táo và mộ Hồ Xuân Hương đă nằm sâu dưới nước" - ông Hiền cho biết. Theo phác đồ của nhà nghiên cứu Hồ Bá Hiền th́ mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương cách phủ Tây Hồ khoảng 625 mét về phía tây nam, cách khách sạn Thắng Lợi khoảng 915m về phía Nam, tính từ mép hồ. Từ miếu cũ xuôi về tây khoảng 1.480 mét. Qua nghiên cứu tài liệu và nhờ sự trợ giúp của Liên hiệp khoa học UIA, ông Hiền đă phác thảo hẳn một phác đồ, để rồi tự bỏ công sức thuê xuồng ra tận nơi để t́m mộ. "Nhưng nước hồ Tây mênh mông quá, không sao xác định được bằng ca nô và sào chống. Phải có phương tiện hiện đại hơn, có thợ lặn và có kinh phí lớn... Điều này hiện khó quá, đây phải là việc làm của tập thể mới mong có kết quả được" - ông Hiền buồn rầu tâm sự.

"Nơi cúng đàn" phải chăng là chùa Kim Liên?

Cũng theo t́m hiểu của các nhà nghiên cứu qua những người làm nghề sông nước quanh Hồ Tây lâu đời ở các làng Hồ Khẩu, Thụy Khuê và Nghi Tàm kể lại, th́ phường Nghi Tàm xưa có nghĩa địa Đồng Táo rất lớn, bà con phường Khán Xuân thường sang chôn cất, đặt mộ ở nghĩa địa này. Từ sau khi dân ba làng Trúc Lâm, Trúc Yên, Yên Quang cho đắp con đập ngăn nước hồ Tây để đánh cá vào năm 1620, nay là đường Thanh Niên, kề cận ngay với phường Khán Xuân thuở ấy nên nghĩa địa đă bị ngập.

Một điều nữa cũng cần quan tâm là nghĩa địa Đồng Táo lại nằm bên cạnh chùa Kim Liên, cách chùa một đoạn không quá 300 mét. Trước khi xây khách sạn Thắng Lợi, vùng này c̣n ngổn ngang mồ mả, nay là những nhà tầng san sát... địa h́nh cảnh quan rất phù hợp với một chi tiết Miên Thẩm nói đến trong bài thơ: "Đầy hồ rực rỡ hoa sen /Sai người xuống hái đem lên cúng đàn". Nơi cúng đàn phải chăng là chùa Kim Liên, nơi có bà Chúa Tằm?.

Tuy nhiên, một số tài liệu khác lại dẫn ra câu chuyện rằng: Vào một ngày trong dịp lập xuân, cuối đông năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Tự Đức thứ 22 (1869) một người họ Hứa, tiểu hiệu là Ngô Ban đă xác nhận là vừa đi chôn cất "nàng Xuân Hương" ở cạnh núi Nguyệt Hằng, phủ Từ Sơn, huyện Đức Giang (thuộc Bắc Ninh cũ)!?.

Việc có nhiều giả thiết về phần mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương làm cho việc t́m nơi an nghỉ của bà ngày càng khó khăn. Ông Hiền cho biết: "Việc t́m mộ “bà chúa thơ Nôm” là rất cần thiết để không những người Việt Nam mà c̣n những du khách quốc tế hâm mộ thơ bà khi tưởng nhớ tới nữ sĩ tài danh được thắp nén hương trước phần mộ". Tuy nhiên, đặt giả thiết, nếu mộ của “bà chúa thơ Nôm” nằm ở đáy Hồ Tây, được làm bằng “bê tông” th́ hy vọng sẽ t́m thấy, c̣n nếu mộ mai táng b́nh thường th́ hài cốt của nữ thi sỹ đă tan vào hàng triệu triệu mét khối nước hồ Tây hàng trăm năm rồi

Vũ Hà

Giả thiết mộ của “bà chúa thơ Nôm” nằm ở đáy Hồ Tây, được làm bằng "bê tông" th́ hy vọng sẽ t́m thấy, c̣n nếu mộồ mai táng b́nh thường th́ hài cốt của nữ thi sỹ đă tan vào hàng triệu triệu mét khối nước Hồ Tây hàng trăm năm nay!





 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network