Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> T́nh yêu ở tuổi ... 90

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 sontunghn
 member

 ID 56954
 11/06/2009



T́nh yêu ở tuổi ... 90
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Suốt cuộc đời ḿnh hơn 90 năm, hai cụ cũng đă ở bên nhau tới gần 70 năm trời. Câu chuyện về cuộc đời hai cụ chỉ thêm minh chứng dù cho thời gian cứ lặng lẽ trôi đi nhưng t́nh yêu th́ bất diệt.


Chưa từng một ngày bỏ tập

Cụ ông tên Nguyễn Huy Tập c̣n cụ bà là Nguyễn Thị Mai tuy đă ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn nhanh nhẹn và linh hoạt khiến nhiều người lần đầu gặp phải ngỡ ngàng.

Đều đặn hàng ngày vào 4h sáng, khi đèn đường chưa tắt những người có mặt sớm nhất ở chợ Kim Mă Thượng đă thấy thấp thoáng bóng hai cụ chậm răi bước đi theo hướng công viên Thủ Lệ. Cô Lượt bán hàng ở chợ cho biết sáng nào nhà cô về chợ sớm nhất th́ cũng thấy bóng hai cụ đă ở phía cuối đường c̣n không th́ phải đợi tới khi trời sáng hẳn mới thấy hai cụ về.

Cụ ông dáng người cao một tay cầm ba toong, tay kia nắm chặt lấy tay bà cụ. Cụ bà lưng đă hơi c̣ng nhưng bước chân vẫn thoăn thoắt như không hề có tuổi. Trên suốt đoạn đường gần 1km từ nhà ra công viên tôi chưa thấy bàn tay hai cụ rời nhau một phút. Bàn tay nắm chặt lấy nhau để giúp mỗi người thêm tự tin trong từng bước đi lúc cuối cuộc đời.

Mỗi lần qua đường hai cụ đều quan sát rất cẩn thận, vừa bước vừa đưa mắt theo dơi những phương tiện từ nhiều hướng. Cuộc hành tŕnh cứ tiếp diễn, chẳng mấy chốc mà đă tới công viên Thủ Lệ. Những người đến đây tập thể dục th́ đều đă biết tiếng hai cụ. Từ xa người ta đă cất tiếng chào, mời hai cụ cùng tham gia tập luyện. Các bà, các bác ở đây vẫn thường hỏi chuyện nhà chuyện cửa sau của hai cụ sau đúng… một ngày không gặp. Lịch tập của hai cụ vẫn được ấn định ngày này qua tháng khác không hề thay đổi. Duy chỉ những hôm mưa to, nước ngập cả đường th́ hai cụ mới chịu ở nhà. Sau đợt lũ lịch sử vừa qua ở Hà Nội trời vừa ngớt, đường đă hết ngập người ta lại thấy hai cụ lại tiếp tục cái nếp xưa cũ. Hơn 6h sáng, hai bàn tay ấy lại nắm chăt lấy nhau chậm chậm bước về.


T́nh cảm th́ không thiếu

Tôi vẫn c̣n nhớ như in câu nói của cụ Mai “Nhà bà th́ nghèo đấy nhưng t́nh cảm th́ không thiếu” bà vừa dắt tay tôi đi thăm nhà vừa nói bằng giọng rất nhẹ nhàng mang đậm dấu ấn của người con gái Bắc Ninh. Căn hộ tương đối rộng răi nằm trên tầng hai của khu tập thể KH-XH chỉ có ḿnh hai cụ sinh sống. Không gian pḥng như rộng hơn v́ không có nhiều đồ đạc cùng cách bố trí khá đơn giản.

Các con nhiều lần mời mời về ở cùng nhưng hai cụ nhất quyết không nghe v́ không muốn “làm phiền con cháu”. Hai cụ đă có với nhau 6 mặt con trong đó có 3 trai và 3 gái. Nhiều người trong số đó giờ cũng đă lên ông lên bà. Cụ bà dẫn tôi ra chỗ treo tấm ảnh đại gia đ́nh có hai cụ ở chính giữa c̣n xung quanh là 12 người con đầy đủ cả râu cả rể. Cụ vẫn tự hào về những người con giờ đều đă là những người thành đạt. Các cháu cụ cũng đang tiếp bước những thế hệ đi trước. Nhiều người cháu cũng đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.

Trong khi tôi ngồi chơi tiếp chuyện với cụ ông, cụ bà đă chuẩn bị xong ấm nước nóng từ lúc nào rót vào hai tách cà phê ḥa tan rồi mời hai ông cháu uống. Bất chợt tôi nghe thấy giọng cụ ông có vẻ hơi to “Lấy cho bà chén nữa”. Bà cụ trước lúc vào bếp lấy ra cái tách nữa c̣n ghé vào tai tôi “Cháu thông cảm, ông ấy bị nghễnh ngăng nên nhiều lúc hay nói to”. Một việc làm tuy nhỏ thôi của cụ ông cũng đă khiến tôi phải suy nghĩ. Một cử chỉ nhỏ của ông cũng đă làm ấm ḷng người phụ nữ, cũng đă phần nào đáp lại được sự yêu thương, chăm sóc của bà. Ngồi được một lúc,ông cụ lại hỏi về cái chân đau của bà lúc sáng với một giọng nói đầy quan tâm “Chân bà có c̣n đau không”. Tôi thấy ông gật gù cái đầu, thở ra một cách nhẹ nhành khi biết chân bà không c̣n đau. Tôi chợt thấy ḷng ḿnh như ấm lại.

Cuộc đời qua những trang thơ

Cụ ông vốn gốc là người làng Dục Tú (Đông Anh - Hà Nội), là cháu của Thượng thư Nguyễn Huy Tân đời Tự Đức thứ mười ba, là cháu ruột của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Huy Tưởng. Vốn được đào tạo trong một môi trường học vấn từ bé cộng thêm niềm say mê học hỏi nên cụ ông ngoài biết chữ nho c̣n biết thêm cả ba ngoại ngữ là Anh, Pháp, Nga. Hiện nay cụ bà vẫn c̣n giữ được tấm bằng do Pháp cấp. Chính v́ vậy trong thời gian công tác ở Bộ Đại Học cụ được giao nhiệm vụ chuyên trách về việc nhập các thiết bị tiếng nước ngoài.

Cụ ông có thói quen luôn xem báo ngay khi nhân viên phát báo mang đến nhà. Tuy phải dùng tới trợ thủ là hai chiếc kính một lúc nhưng cụ vẫn không bỏ qua một ḍng trên báo. Cụ c̣n thường xuyên đọc các báo nước ngoài. Ẩn sau hai mắt kính dầy cộp, đôi mắt cụ vẫn đưa đi đưa lại một cách linh hoạt khiến tôi phải hết sức bất ngờ.

Ngoài ra cụ Tập c̣n là một người rất yêu thơ, thích sáng tác thơ. Cụ cho biết thỉnh thoảng vẫn có nhà văn nhà thơ đến chơi để cùng b́nh thơ, đàm đạo về thơ. Cụ yêu thích thể thơ lục bát và thường sáng tác để cho chính ḿnh, cho cụ bà, hay nhiều lúc là để tặng bạn bè.Để giới thiệu về ḿnh cụ đọc cho tôi mấy vần thơ:

Ông già ấy chính là tôi
Trước kia mười tuổi nay đà chín mươi
Vẫn thơ thẩn với nụ cười
Vẫn xem hoa nở vẫn chờ trăng lên



Ngừng lại một lúc tâm sự “Tôi vẫn tự phụ với ḿnh” rồi cụ cười. Nụ cười không to nhưng sảng khoái để sau đó chất giọng trầm ấm của cụ lại cất lên ngâm những vần thơ mới:

Thơ vẫn xuân thu ngan ngát ư
Rượu sâm chiều tối ngất ngư say


Đọc xong cụ lại chậm răi giải thích cho tôi về cái thú vui tao nhă. Chỉ một chén nhỏ rượu thuốc nhâm nhi vào mỗi buổi chiều cũng là bí quyết mang lại sức khỏe khiến lớp trẻ c̣n phải nhiều nể phục.

Mỗi lúc cụ ông ngâm thơ th́ cụ bà cũng ngồi gần đó vừa nhai trầu vừa gật gù theo nhịp bằng trắc, theo giọng thơ lúc trầm lúc bổng . Bởi phần lớn những sáng tác của ông cũng đều dành tặng cho bà - người phụ nữ đă đi bên ông gần hết cuộc đời. Ấy cũng là cái t́nh cái nghĩa mà lớp con cháu như tôi c̣n phải dành cả đời để học cụ:

Đă hẹn trăm năm măi có nhau
Cuộc đời mong sống được bền lâu
Bà nhiều vất vả sương pha tóc
Tôi lắm gian truân phấn điểm đầu



Những vần thơ nhẹ nhàng, sâu lắng khiến tôi cứ muốn ngồi nghe. Giọng cụ ngâm có nhịp có nhạc như đang dùng thơ kể cuộc đời của chính ḿnh:

Mấy độ lênh đênh thuyền vẫn vững
Bao phen sóng gió nghĩa càng sâu


Đọc đến đây giọng cụ như trầm xuống, sâu lắng hơn, tay phải khẽ đưa lên lau đi những giọt nước mắt đang ứa ra ở hai khóe. Cụ bà vẫn ngồi, mắt hướng về phía ông mà chăm chú lắng nghe, chốc chốc lại rót thêm vào cốc trà cho hai ông cháu.

Rồi cụ c̣n kể cho tôi nghe về những kỉ niệm xa xưa. Những ngày đánh Pháp ác liệt trong chiến dịch biên giới thu đông hay trong những năm đầu khó khăn khi đất nước được hoàn toàn giải phóng. Đó là những bao phen “sóng gió” để giờ đây mới có “nghĩa càng sâu” như ngày hôm nay.


C̣n cụ bà thi thoảng lại như nhắc lại cho tôi nhớ về một chi tiết hết sức thú vị. Tuy tuổi đă cao nhưng cụ ông lại chưa hề mất đi một chiếc răng trong khi con rể cụ nhiều người răng đă… “rụng gần hết”. Mắt cụ bà vẫn c̣n rất sáng. Cụ vẫn thường tự ḿnh xâu kim để khâu cho ông mỗi khi quần áo ông sứt chỉ.

Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng mọi việc trong nhà cụ bà đều làm thuần thục như chưa hề có tuổi. V́ vậy mà nhà cửa mới luôn “sạch sẽ gọn gàng được” cụ bà vừa lau bàn vừa kể chuyện cho tôi.

Tiếp chuyện tôi khá lâu, thỉnh thoảng cụ ông lại tỏ ra tiếc v́ không cho tôi xem được những chiến công trong kháng chiến, những thành tích trong những năm dựng xây đất nước… Bởi tất cả huân chương, bằng khen giấy khen, áo đỏ, mũ đỏ… đều được đem sang nhà bác cả cất giữ một cách cẩn thận.

Trước khi tôi về cụ c̣n cầm ra một cuốn sổ đă cũ, mở ra một trang giấy trắng rồi bảo tôi để lại mấy con chữ giới thiệu về bản thân. Cuốn sổ dày của cụ giờ đă có thêm đôi ḍng cảm nhận của tôi về chuyến viếng thăm đầy bất ngờ này.

Chia tay hai cụ ra về, đầu tôi vẫn vang lên những vần thơ giản dị mà sâu sắc chan chứa t́nh:

Mai này đến phút chia đôi
Hai ta ai sẽ là người tiễn nhau
Xót bà phải lắm thương đau
Tôi xin làm kẻ đi sau tiễn bà




Phạm Xuân Thịnh



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network