Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Áo dài Việt và văn hóa mặc áo dài Việt

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 goldsnow142
 member

 ID 54147
 07/25/2009



Áo dài Việt và văn hóa mặc áo dài Việt
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Áo dài là một trong vài từ thuần Việt (như nước mắm, phở, nem…), từ lâu, đă được người nước ngoài sử dụng từ nguyên tiếng Việt, không qua dịch thuật, và trên văn bản, được viết hoa, không dấu: AO DAI. Như thế, áo dài đă trở thành biểu tượng về cái đẹp trong văn hóa mặc của người Việt, được thế giới biết đến, công nhận, ngợi khen, ngưỡng vọng…
Không phải ngẫu nhiên, các hoa hậu Việt Nam , trong các cuộc thi trong nước và quốc tế, đều chọn áo dài trong màn tŕnh diễn trang phục dân tộc. Và quả thật đẹp mắt, khi những hoa hậu người nước ngoài đến Việt Nam năm 2007, trên băi biển Nha Trang, đă nhất loạt khoe vẻ đẹp h́nh thể trong tà áo dài Việt. Vậy nên, đủ lí do lịch sử-thẩm mĩ để cho thấy: đă có một văn hóa mặc áo dài Việt Nam , và không chỉ ở Việt Nam …

Photobucket

Gốc tích văn hóa của áo dài

Lần về ngọn nguồn của tà áo dài duyên dáng Việt Nam hôm nay, phải t́m về văn hóa mặc của phụ nữ nông dân châu thổ sông Hồng, với nền văn minh lúa nước đặc trưng của vùng văn hóa gốc: châu thổ Bắc Bộ.

Khi các nghệ sĩ nhà hát chèo Việt Nam lưu diễn ở Châu Âu, và nói chung, ở Phương Tây, điều làm “bắt mắt” công chúng phương Tây nhất lại chính là vẻ đẹp dung nhan, sắc vóc của các cô đào chèo, với xống áo mớ ba mớ bảy của họ, trong vai những nhân vật chèo cổ dân gian nức tiếng ở Việt Nam: Thị Màu,Thị Kính, Thị Phương, Xúy Vân, Mẹ Đốp, Đào Huế, Đào Nấp…Dù họ là đào lệch hay đào chín, “chín” hiền ngoan, chung thủy, ăn ở phúc đức đầy đặn, đẹp nết đẹp người như Thị Kính, Thị Phương, hay “lệch” như Thị Màu, Xúy Vân,…thật nồng nă, đáo để, chênh chao, th́ tất cả đều phải mặc áo xống cho thật đẹp. Và do thế, gốc tích văn hóa trang phục của đào chèo trên sân khấu chèo cổ sân đ́nh, từ xa xưa đă được các nhà nghiên cứu văn hóa “chỉ định” là bộ váy áo tứ thân (phổ biến hơn so với áo năm thân, đều được gọi chung là áo dài), thường được phụ nữ mặc vào dịp lễ hội của châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa điển h́nh nhất về nghề trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu văn hóa mặc của Việt Nam cho biết: Từ TK XIX đến 1945, ở miền Trung và miền Nam , cũng như ở một số vùng miền Bắc, người ta đă “b́nh dân hóa” cái áo dài. Phụ nữ Việt đă mặc áo dài ngay cả khi lao động nặng nhọc: như gánh gồng, cấy lúa, tát nước, gặt hái, chợ búa…

Chính là vùng văn hóa này, về cơ bản, đă sinh ra cái áo tứ thân mớ ba mớ bảy, và đến lượt nó, đă đi vào cả văn chương dân gian lẫn văn chương hiện đại thế kỉ XX. Đặc biệt, nó được lên ngôi trong thơ của các thi sĩ Thơ Mới: Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp. Về sau, cả thi sĩ Kinh Bắc Hoàng Cầm nữa, cũng đồng thuận yêu cái xống áo đa t́nh ấy, trong những thi phẩm nổi tiếng: Chân quê, Em đi chùa Hương, và Lá diêu bông…

Vẻ đẹp gốc của những tà áo tứ thân, mớ ba mớ bảy, vốn là vẻ đẹp chân quê, trước tiên là ở dáng áo dài buông xuôi theo thân người mặc. Áo dài tứ thân, hai lớp, hai vạt trước buông phủ ngoài váy dài đến gót chân, đúng kiểu “váy Đ́nh Bảng buông chùng cửa vơng” mà cô thiếu nữ tuổi trăng rằm đă mặc trong “Lá diêu bông” của Hoàng Cầm, tững đă làm thất lạc hồn vía cậu trai lơng thơng đi theo chị. Áo buông bỏ, may khá rộng, nhưng không buông thơng, mà được thắt khít khao vào lưng ong người mặc, bằng hai dải thắt lưng màu hoa thiên lư và xanh lục.
Bên trong áo dài là áo cánh màu rực rỡ: vàng chanh, hồng đào, mỡ gà, hồ thủy… lồng vào nhau, theo “mớ ba mớ bảy”( Nam Bộ nóng, chỉ mặc lồng hai áo, gọi là “áo cặp”). Bên trong áo cánh là yếm lót ḿnh, với các màu: đỏ thắm (dành cho lễ hội), yếm nâu, trắng…, thường là khâu tay, phụ nữ Việt hay mặc trong những ngày làm ruộng, hoặc quanh quẩn trong nhà, hầu chồng, chăm con…Đường viền vai áo thật tṛn, ôm lấy bờ vai, và cổ áo chính là cổ yếm. Yếm và áo được gái quê Kinh Bắc mặc đẹp đến mức thành ca dao, dân ca cho quan họ hát huê t́nh đă vài trăm năm ở quê hương Kinh Bắc, làng quan họ yêu nhau thắm thiết, quyến quyện, đến độ cởi nhẫn, cởi nón, cởi áo, rồi cả…cởi yếm cho nhau, về nhà dối mẹ, bảo qua cầu, nhẫn rơi, nón bay, áo yếm cũng… bay bằng hết. Ngộ chưa? Dễ thương đến thế là cùng, cái câu chuyện xống áo huê t́nh trong t́nh yêu đôi lứa làng quê Việt cổ truyền.

Nguyễn Bính có bài thơ “Chân quê” lộng lẫy, ca ngợi vẻ đẹp tà áo tứ thân. Cô thiếu nữ thôn quê chỉ đẹp trong mắt người trai quê, khi nàng duyên dáng mặc áo xống quê kiểng ấy. Đến nỗi, cô gái quê rời làng, đi tỉnh, trở về, chỉ thay trang phục tứ thân, với yếm lụa sồi, khăn mỏ quạ, quần nái đen, khăn lưng đũi, bằng trang phục thị thành: khăn nhung, quần lĩnh, áo cài khuy bấm…, chàng trai quê đă lập tức than: “em làm khổ tôi”. Tôi, là chàng trai quê ấy, đă phải chịu nhún nhường mà khẩn nài: van em em hăy giữ nguyên quê mùa, xin em cứ mặc như hôm đi lễ chùa, cứ ăn mặc thế cho vừa ḷng anh. Rồi chẳng đặng đừng, chàng trai vân vi bóng gió: Hoa chanh nở giữa vườn chanh. Thầy u ḿnh với chúng ḿnh chân quê, để muốn nói gần nói xa, chẳng qua nói thật: Đất lề quê thói, em tôi đừng dại mà đánh mất vẻ đẹp mộc mạc của xống áo quê mùa. Đừng làm anh cả nghĩ: hôm qua em đi tỉnh về, hương đồng gió nội bay đi ít nhiều…

Áo dài Việt là tích hợp văn hóa mặc Đông –Tây

Sự di chuyển thẩm mĩ tinh tế, duyên dáng, từ tà áo tứ thân truyền thống đến chiếc áo dài Việt những năm 30 đầu TK XX, là do công lao của hai họa sĩ “Tây học”, vốn là sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương: Lê Phổ và Cát Tường.

Hai họa sĩ này đă cải tiến chiếc áo tứ thân cổ truyền thành áo dài hai vạt, với nhiều kiểu cách phong phú trong chiết eo rộng hẹp, trong khoét cổ: cổ thuyền, lá sen, cổ cao, cổ trái tim, phỏng theo áo đầm dạ hội của Pháp… Có lẽ, do ấn tượng bởi cái tên “lạ”, nên người Pháp gọi áo dài theo tên họa sĩ Cát Tường, vốn hiểu theo nghĩa Hán-Việt: Cát Tường là may mắn, tốt lành, th́ bị hiểu lầm theo nghĩa tiếng Pháp là “bức tường” (lemur). Do đó, tất cả những áo dài của giai đoạn ban đầu này, đều được gọithành tên chung là áo dài lơ muya.

Tên gọi kể cũng ngộ, nửa Tàu nửa Tây, nhưng áo dài th́ quá đẹp, đối với phụ nữ Việt ở đô thị Việt Nam đầu TK XX đang bị/được “Âu hóa”. Áo dài được hoan nghênh rầm rộ, tất nhiên, song, phụ nữ Việt ở các đô thị Việt Nam đầu TK XX, do văn hoá mặc truyền thống chi phối, phần đông vẫn không bị quá đà “Âu hóa”, nên không hẹn mà họ cùng chấp nhận loại áo dài kiểu giản dị, may rộng thoải mái, không phô bày h́nh thể sỗ sàng, không bó eo, cổ cao kín đáo…Sau này, áo dài được điều chỉnh, sàng lọc qua thời gian và thẩm mỹ hiện đại, từ áo “Le mur” đă cải tiến thành “áo dài tân thời”, khiến phụ nữ đô thị ưa chuộng kinh khủng. Và nó vẫn c̣n quá đẹp cho đến gần trăm năm sau, nghĩa là cho đến tận bây giờ, năm 2007, 2008 và chắc sẽ đẹp dài dài có khi đến hết cả thế kỉ này.
Biết đâu, áo dài sẽ c̣n đẹp măi…C̣n người đẹp Việt thắt đáy lưng ong, th́ tại sao không c̣n áo dài Việt tôn vinh lưng ong nhỉ?

Về tỉ lệ âm dương, áo dài đẹp trên sự hài ḥa âm dương của thân thể người con gái Việt. Tính từ trên vai xuống eo thon thắt đáy, áo dài phô hết phần dương tính (theo cách mặc phương Tây) nửa phần thân trên của h́nh thể người đẹp Việt: cổ áo may khít, ôm lấy cổ kiêu ba ngấn, vai ôm tṛn, eo cũng ôm khít “lưng ong”, và xẻ tà áo hai bên cho cao, hở lườn chút xíu thấp thoáng vừa đủ gợi cảm.(Ta có thể nghĩ, để hở một chút da thịt ở eo lưng, áo dài hiện đại đă cố níu giữ vẻ đẹp dân dă đa t́nh xa xưa đầy quyến rũ của yếm thắm, (thẩm mĩ cổ truyền quan niệm: “Đàn ông đóng khố đuôi lươn/ Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh”.

Cố nhiên, đây phải là lườn đẹp của lưng ong thiếu nữ, chứ không phải “eo bánh ḿ” thiếu phụ). Thế nhưng, áo dài lại không phải là áo cánh, nên chiếc yếm, vốn là áo lót cổ truyền, đă bị thế chỗ bởi áo lót phương Tây, nâng đỡ ngực, mà người Việt quen gọi là xu-chiêng (từ tiếng Pháp: “soutien”). Hơn thế nữa, ngay từ đầu thế kỉ XX, tà áo dài đô thị đă giă biệt những gam màu tối, u trầm cổ truyền của làng quê, để chuyển sang màu sắc rực rỡ tươi vui của những gam màu nóng, đầy dương tính…

Tuy nhiên, mặc ḷng, áo dài vẫn giữ được “lề truyền thống” của văn hóa mặc áo dài xưa, khi thu lại chỉ c̣n hai vạt kín đáo. Áo cánh bên trong áo tứ thân có thể thấp thoáng cổ yếm ở trong, nhưng áo dài tân thời th́ che kín, không để hở cổ, hở ngực. Cổ áo cao và hồ cứng được phụ nữ ưa chuộng nhất. GS.VS Trần Ngọc Thêm, trong sách “ T́m về bản sắc văn hóa Việt Nam”, từng nhận xét hóm hỉnh rằng, áo dài tân thời, do sự giữ ǵn lề thói kín đáo từ xưa, mà hóa ra “bảo hoàng hơn vua”, như muốn cân bằng lại cái khuynh hướng dương tính hóa, hơi nghiêng lệch về phương Tây của chính nó.

V́ thế, áo dài Việt được người phương Tây khen là rất gợi cảm trong sự kín đáo, trang nhă. Phục sức áo dài đă biểu lộ cái duyên riêng của người phụ nữ Việt, một thứ “duyên lặn vào trong”, chứ không lộ liễu “duyên bong ra ngoài”. Tư liệu của GS. Trần Quốc Vượng (Sách “Truyền thống phụ nữ Việt Nam” cho biết: Vị cố đạo người Italia Cristoforo Borri, từng sống ở Việt Nam từ năm 1618 đến 1621, viết Kư sự Đàng Trong, đăng trên Đông Dương tạp chí số 4,1909, tr. 361-367, đă ca ngợi phụ nữ Việt Nam: “tính khí êm dịu hơn bất cứ dân tộc nào khác ở phương Đông”, “ đón tiếp khách khứa rất nồng hậu, mời ăn cơm và coi như bạn bè”. “Tâm t́nh khoáng đạt, thoải mái”, “dáng đi thong thả uy nghi”, và kết luận: “quần áo của họ có lẽ là kín đáo nhất vùng Đông Nam Á”…

Đàn ông người nước ngoài, có thể v́ thế mà dễ say mê vẻ đẹp của áo dài Việt hơn các loại áo váy khoe rất nhiều da thịt của phụ nữ Âu Tây. Với các phong cách áo dài duyên dáng và độc đáo Bắc-Trung-Nam, ở 3 thành phố tiêu biểu: Hà Nội, Huế, Sài G̣n, áo dài Việt ngày càng quyến rũ các nhà tạo mẫu trong và ngoài nước lấy cảm hứng, làm cho áo dài Việt ngày càng phong phú kiểu dáng, trở nên thật bắt mắt, và sáng giá trên trường thời trang quốc tế.
Không chỉ phụ nữ Việt, đàn ông Việt cũng đă coi áo dài là thời trang lễ hội. Áo dài the đen, cùng khăn xếp, chiếc ô đă thành biểu tượng trang phục cho liền anh quan họ Bắc Ninh và không chỉ trong lễ hội hát quan họ. Các vị nguyên thủ của các quốc gia trên thế giới, tham dự các cuộc hội họp quốc tế ở Việt Nam mấy năm gần đây đă thú vị, tự hào khoác lên ḿnh những tấm áo dài Việt, vừa truyền thống, lại vừa rất hiện đại, thuận tiện…

Phải thấy rằng chưa bao giờ ở các đô thị lớn, áo dài lại được tôn vinh đến thế trong văn hóa mặc của cư dân đô thị Việt hiện đại.

Tuy nhiên, văn hóa áo dài càng phát triển, càng gặp nhiều thách thức trên đường tiến hóa. Áo dài mặc không đúng chỗ, đúng lúc, áo dài bị các nhà tạo mẫu biến tấu quá đà, đă không c̣n giữ được h́nh dáng truyền thống. Tà áo dài từng bị cắt ngắn hụt hẫng, hoặc bị xé lẻ tan nát thành những dải vải như tàu lá chuối rách. Người ta làm bồng vai áo dài, nhấc phần xẻ tà lên quá cao, hở hết lườn một cách khiêu khích, rồi khoét ngực áo dài rất sâu, thành áo dài cổ thuyền, cổ chữ “V”, phô phang lộ liễu vùng ngực, rồi chia cắt tà áo dài thành nhiều mảng miếng rời rạc, tan nát, bắt áo dài phải gánh quá nhiều hoa văn rắc rối, loạn xạ, rối mắt, hoặc may áo dài bằng những chất liệu trong suốt, khiến áo dài thành thông thống, nh́n rơ cả đồ lót…Những “cách điệu” đó thật phản cảm, đi ngược, thậm chí xúc phạm vẻ đẹp tinh tế, trang nhă, gợi cảm kín đáo của áo dài Việt…

Phải vượt qua những thách thức của sự phát triển văn hóa mặc áo dài ở Việt Nam , đó là cử chỉ văn hóa không phải chỉ của riêng ai, nhất là các nhà tạo mẫu. Tiếc rằng ở Việt Nam , chưa xuất hiện nền công nghệ thời trang riêng mang thương hiệu Việt. Việc may, mặc, quảng bá h́nh ảnh áo dài Việt vẫn c̣n là công việc được xem là của các nhà thiết kế hoạt động đơn lẻ và gần như xa lạ với sự phát triển hiện đại của thời trang áo dài Việt…

Không phải ngẫu nhiên, trở về từ cuộc thi hoa hậu quốc tế 2007, á hậu 1 Đặng Minh Thu, khi trả lời phỏng vấn, đă khẳng định sự lựa chọn của ḿnh với áo dài Việt Nam: “Trang phục trong đêm chung kết là trang phục tự chọn, và tôi đă quyết định từ khi ở Việt Nam rằng tôi sẽ mặc áo dài. Tôi không bắt chước ai cả, mà chỉ muốn giữ h́nh ảnh người con gái VN dịu dàng, truyền thống trong tà áo dài. Khi thấy một thí sinh không mặc trang phục dạ hội, khác biệt hẳn, những người không biết sẽ hỏi “Ai đấy?” để biết đó là người VN. Đó là điều tôi hướng tới. Áo dài là trang phục khoe đường cong, lộ rơ ba ṿng, chỉ không để hở da thịt thôi. Tôi thích và yêu quư chiếc áo dài (mặc đêm chung kết), v́ công sức của những người đă thiết kế, may và thêu rất cầu kỳ, công phu. Họ đă đặt vào đó biết bao hy vọng. Nhiều người hỏi tôi: “Sao không mặc váy áo để phô ra?”. Câu trả lời là tôi không thích. Tôi là người VN. Mỗi người có phong cách và sự lựa chọn khác nhau. Áo dài là trang phục tự chọn của tôi. Ở VN, tôi có thể mặc váy dạ hội. Nhưng khi ra nước ngoài, tôi nhất định phải mặc áo dài…”
Báo Thanh Niên chủ nhật 6.4.2008 đăng bài viết gửi về từ Mỹ của nhà báo Dạ Ly, phỏng vấn Jennifer Lê, 17 tuổi, một thiếu nữ “sinh ra và lớn lên tại Mỹ nhưng Jennifer Lê-hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2007 tại Mỹ-nói tiếng Việt khá chuẩn. Nụ cười duyên dáng cùng gương mặt rất Việt Nam của cô đă gây ấn tượng đẹp trong đêm thời trang đặc biệt tại Pala Casino Spa Resort (Mỹ)”. Đặc biệt, khi Dạ Ly hỏi cô: Thích tŕnh diễn thời trang ǵ nhất, Jennifer thẳng thắn: Bao giờ em cũng muốn tŕnh diễn áo dài Việt Nam . Thích nói tiếng Việt, thích mặc áo dài Việt trên sân khấu thời trang Mỹ, thích về Việt Nam thăm ông bà nội ngoại ở Rạch Giá, Sài G̣n, thích các món ăn quê nhà, và thích tập nấu món ăn Việt, thích đóng phim, thích làm nghệ thuật ở Việt Nam, thần tượng hai ca sĩ Quang Dũng, Hồ Ngọc Hà… đó là đặc điểm tính cách Việt “ṛng” của Jennifer Lê, trong đó, nét duyên nhất là muốn mặc áo dài Việt tŕnh diễn trên sân khấu Mỹ và sân khấu Việt…

Áo dài Việt duyên dáng dễ thương đến thế, nên đă không một lần vắng bóng trong cả hai muơi chương tŕnh “Duyên dáng Việt Nam” của báo Thanh Niên. Lần thứ hai mươi, năm 2007, khi diễn chương tŕnh này ở Luân Đôn, thủ đô vương quốc Anh, bao công chúng mày râu người Việt, người Anh đă phải ḷng người đẹp Việt trong tà áo dài Việt lộng lẫy và gợi cảm? Phải ḷng áo dài Việt và người đẹp Việt, tại sao không? Bởi áo dài Việt thật đẹp, văn hóa mặc áo dài Việt thật tinh tế, huê t́nh, và quyến rũ đến thế cơ mà?…



Nguyễn Thị Minh Thái



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network