mtbha
member
ID 52626
06/01/2009
|
nHữnG chUyệN Bỉ ấN cỦa đẤt tRờI
Ngôi mộ cổ bí ẩn của 47 cô gái trẻ
Mở một quan tài trong mộ.
Ngôi mộ cổ có từ cách đây khoảng 2.500 năm t́nh cờ được phát hiện ở Giang Tây, Trung Quốc cuối năm 2006 thật bí ẩn khi nó chứa tới 47 quan tài làm từ những thân cây nanmu.
Đây là lần đầu tiên có một ngôi mộ tập thể được t́m thấy ở vùng này và nó được coi là khám phá khảo cổ quan trọng nhất ở Trung Quốc trong những năm gần đây.
Các cuộc nghiên cứu cho đến nay lại cho thêm một kết quả bất ngờ: tất cả 47 hài cốt trong mộ đều là những cô gái rất trẻ. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải mă bí ẩn lịch sử này.
Một ngày mùa đông cuối năm 2006, Viện Khảo cổ học tỉnh Giang Tây nhận được tin báo tại thôn nhỏ huyện Tĩnh An thuộc tỉnh này có kẻ đào trộm mộ cổ. Ngay lập tức Phó viện trưởng Từ Trường Xuân cùng một đoàn các nhà khảo cổ được cử tới thôn trên để điều tra.
Từ xa ngôi mộ tập thể này trông giống một ngọn đồi h́nh bát úp, có độ cao chừng 13m, cây cối mọc um tùm. Căn cứ vào dấu vết mà kẻ đào trộm để lại, ông Từ Trường Xuân cho rằng ngôi mộ vẫn c̣n nguyên vẹn.
Kẻ đào trộm đă bị sớm phát hiện, nên vội vàng bỏ trốn khi chưa kịp lấy đi thứ ǵ. Ngay ở cửa ra vào, các nhà khảo cổ đă phát hiện ra những vết tích sợi vải dệt, càng đi sâu xuống càng thấy nhiều chất liệu vải dệt được bảo tồn tương đối tốt.
Trước đó không lâu, cũng ở gần đấy các nhà khảo cổ đă phát hiện một di hài con gái ở g̣ Mă Vương chôn cách đây hơn 1.000 năm mà vẫn được giữ nguyên không bị phân hủy. Bởi vậy các nhà khảo cổ hy vọng lại bắt gặp điều tương tự ở thôn nhỏ nói trên. Nhưng những ǵ mà họ t́m thấy c̣n đáng kinh ngạc hơn rất nhiều: Đó không phải là một ngôi mộ b́nh thường, mà là một nấm mồ tập thể, trong có tới 47 quan tài xếp ngay ngắn.
Ngôi mộ này có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây khoảng 2.500 năm. Các nhà khảo cổ phát hiện thấy khá nhiều đồ tùy táng bằng đồng, bạc, gốm sứ…, trong đó có một số đồ đồng khắc chữ “Từ Quốc”. Từ Quốc là một nước chư hầu thời Xuân Thu Chiến Quốc, khá rộng lớn và đặc biệt phát triển về nghề nông và nghề dệt.
Trong số 47 quan tài này, có một chiếc được đặt trên bệ cao hơn và có quách bọc bên ngoài. Chiếc quan tài này cũng lớn hơn những chiếc b́nh thường, dài 3,1m, rộng 1,1m và nặng tới khoảng 1 tấn. Đây có thể là người chủ hoặc người có chức sắc. Ngay bên cạnh đó c̣n có một bệ cao đặt quan tài khác, nhưng trên lại không có ǵ.
Cả 47 cỗ quan tài đều có dạng độc mộc làm từ gỗ nanmu, một loại gỗ quư hiếm và có độ bền rất cao. Chúng là những khúc gỗ lớn nguyên khối khá đều nhau, được khoét ra để đặt thi hài vào.
Lư giải câu hỏi v́ sao cùng một lúc có 47 người bị chôn? Ban đầu các nhà khảo cổ nêu giả thuyết cho rằng hồi ấy Từ Quốc thường bị nước Ngô và nước Sở đe dọa, nên có thể 47 người cùng bị chết trong một trận tử chiến. Nhưng v́ không t́m được bất cứ binh khí nào, nên giả thuyết này nhanh chóng được loại trừ.
Các cuộc nghiên cứu cho đến nay lại cho thêm một kết quả bất ngờ: Tất cả 47 người được mai táng trong mộ đều là những cô gái rất trẻ, tuổi từ 15 - 25 tuổi, nhiều cô c̣n là trinh nữ. Trong số 47 quan tài th́ 22 hài cốt c̣n khá nguyên vẹn, trong đó có một cô gái nằm nghiêng, chân trái gác lên chân phải với tư thế rất tự nhiên.
Khi mở rộng t́m kiếm, các nhà khảo cổ phát hiện thấy bên cạnh các quan tài có những ḥm đựng bộ đồ dệt vải, và có một số hạt dưa ở trong quan tài. Ngoài ra, c̣n t́m thấy những tinh thể màu xanh bí ẩn bên trong 11 hài cốt. Qua phân tích, các nhà nghiên cứu xác định những tinh thể này mới h́nh thành trong các quan tài và chúng “mọc lên” từ một loại độc tố.
Cũng v́ thế, một giả thuyết khác được đưa ra là các cô gái này đă bị chết cùng một lúc khi ăn cơm trong đó có thuốc độc. Ngay trong những hạt dưa cũng tẩm thuốc độc. V́ sao họ bị hạ độc? Hay đây là thợ dệt vải của một gia đ́nh quyền quư bị chôn theo chủ?
Những câu hỏi đó vẫn chưa có lời đáp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các sợi vải dệt của những bộ trang phục được chôn trong ngôi mộ đă mang lại một khám phá quan trọng: Đây là những mẫu vải dệt kim cổ nhất được t́m thấy ở Trung Quốc. Chúng cho thấy nghề dệt kim ở Từ Quốc đă có cách đây hơn 2.500 năm, sớm hơn 400 - 500 năm so với những ǵ mà các nhà khảo cổ trước kia từng nghĩ. Kỹ thuật dệt kim ở Từ Quốc hồi ấy đă khá phát triển: Trên 1cm2 có tới 280 sợi tơ tằm đi qua.
Theo Thể thao & Văn hoá
ST 06/01/09
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
mtbha
member
REF: 467131
07/26/2009
|
Chuyện về cuốn sách cổ bí ẩn nhất thế giới!
Từ đầu thế kỷ XX, những nhà thông thái vẫn chưa "phiên dịch" được bản "Mật mă Voynich" mà họ cho là có từ thời Trung Cổ. Ngay cả các chuyên gia về mật mă cho đến nay cũng bó tay.
Nh́n bên ngoài, quyển sách chẳng có ǵ đặc biệt. Không có nhan đề và cũng chẳng có tên tác giả, cái b́a không trang trí, héo úa v́ thời gian, chỉ được kết lại bằng dây da. Năm 1912, tại thư viện của biệt thự Mondragone, một trường học ḍng Jésuite gần Rome, viên quản thư Wilfrid Voynich nhận ra quyển sách giữa chồng bản thảo mà các thầy tu định bán cho ông để có tiền trùng tu lại ngôi trường.
Một trang trong cuốn sách (Ảnh: Sulinet.hu).
Ngay từ các trang đầu tiên, một thế giới cây cỏ lạ kỳ gợi ông nhớ đến những quyển dược điển cổ nói về các dược tính của thảo mộc. Nhưng khi nh́n kỹ th́ ông chẳng nhận ra loại cây nào cả. Những bộ rễ to tướng làm biến dạng cây cối, các ṿm lá cuốn vào nhau tựa hồ như một tay làm vườn ranh ma nào đấy đă thử nghiệm ghép cây hay gây đột biến trước thời đại.
Voynich cũng t́m thấy một chương nói về thiên văn - chiêm tinh - vũ trụ học với các vũ trụ tinh tú, mặt trời và mặt trăng, một mặt hoàng đạo khá lạ lùng, những nàng tiên với cái bụng to và gương mặt vô hồn tắm trong các hồ nước xanh được nối với nhau bằng những cái ống tựa như sự sắp xếp bên trong cơ thể một sinh vật...
Bản văn cũng chẳng giúp được ǵ: nó được viết bằng mực nâu theo một thứ ngôn ngữ lạ. Có vẻ như bản văn được viết từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Có những chữ giống như mẫu tự Latinh, có chữ lại giống chữ số Arập và các kư hiệu lạ. Có những khoảng trống nhưng không hề có dấu ngắt. Wilfrid Voynich tin rằng đấy là một bản mật mă và ông đă mua nó, hy vọng sẽ biến nó thành vàng.
Ông dự tính như thế là dựa vào một lá thư viết bằng tiếng Latinh từ năm 1666 đính kèm theo bản văn. Tác giả là một người tên Johannes Marcus Marci, đă gửi bản văn cho Athanasius Kircher, một thầy tu ḍng Tên, người đă từng giải mă các bản văn tượng h́nh của Ai Cập. Có thể đây là người lư tưởng để “phá vỡ” mật mă sử dụng trong bản văn mà Marci cho là nó thuộc về Hoàng đế Đức Rodolphe II và cũng có thể do Roger Bacon (thầy tu ḍng Francisco) thảo ra. Ông này là một trong các nhân vật khoa học tầm cỡ của thời Trung cổ.
Có quá nhiều cái “có thể”, nhưng Voynich không có được tính chặt chẽ của một sử gia. Và dường như ông tin chắc rằng Bacon chính là tác giả của bản văn bởi v́ thầy tu người Anh này có đủ lư do và phương tiện để mă hóa. Ông là người ủng hộ phương pháp thực nghiệm khoa học và bài xích chủ nghĩa kinh viện, đă từng bị giam trong 25 năm v́ tư tưởng của ḿnh, và Voynich tin rằng Bacon đă sử dụng mật mă cho tác phẩm cuối cùng của ḿnh mà chỉ ḿnh ông hiểu được.
Tuy nhiên, giả thuyết Bacon dù rất hấp dẫn nhưng vẫn chỉ là giả thuyết. Voynich cần phải có một sự xác nhận khách quan. Mà có bằng chứng nào tốt hơn là bản giải mă chứ? Năm 1914, Voynich chuyển sang cư ngụ tại New York và cho photo bản văn cổ đó thành nhiều bản để gửi cho các nhà thông thái. Thật lạ lùng là những cố gắng giải mă tiếp theo đó chỉ càng làm u ám hơn màn bí ẩn bao quanh bản văn cổ.
Năm 1919, đến lượt Giáo sư triết học William Romaine Newbold ở Đại học Pennsylvania nhận được bản copy của 3 trang bản văn. Trang cuối cùng chỉ có 2 ḍng rưỡi nhưng lại rất đặc biệt v́ một phần được viết theo “mẫu tự Voynich”, một phần giống như mẫu tự Latinh. Vốn chẳng có mấy kinh nghiệm trong việc giải mă nên Newbold ngỡ rằng đă nắm được ch́a khóa và lao vào một cuộc phiêu lưu trí tuệ mệt phờ. Vị giáo sư này cũng tin rằng bản văn là của Bacon và thầy tu này đă đưa vào đấy rất nhiều phương pháp mă hóa. Thế là ông soạn ra một hệ thống giải mă cực kỳ phức tạp và sau 1 năm miệt mài, Newbold đă điện thoại cho Voynich để thông báo kết quả: tác giả bản văn đúng là Roger Bacon và bản văn đó đă làm một cuộc cách mạng trong lịch sử khoa học. Theo Newbold, Bacon đă chế ra được chiếc kính viễn vọng đầu tiên - đi trước Galilée và Newton nhiều thế kỷ - và đă quan sát được thiên hà Andromède. Hơn nữa, Bacon cũng đă chế được kính hiển vi.
Bản văn c̣n cho thấy các nghiên cứu về cơ quan sinh dục, bởi v́ nhiều h́nh minh họa bí ẩn không ǵ khác hơn là các h́nh vẽ buồng trứng, tinh trùng và cấu trúc bên trong của tinh hoàn... Phấn khởi v́ những kết quả phi thường đó, Voynich ước tính giá trị của bản văn cổ khoảng 160.000USD. Nhưng Newbold qua đời vào năm 1926 và Voynich vào năm 1930, cả hai vẫn c̣n tin tưởng vào giả thuyết tác giả là Bacon..
Trang viết về cơ quan sinh dục (Ảnh: Sulinet.hu).
Vào năm 1931, Giáo sư John Manly ở Đại học Chicago chứng minh rằng kỹ thuật của Newbold hoàn toàn tùy thuộc vào cách suy diễn chủ quan nên người ta có thể thu được kết quả mà người ta muốn. Nói rơ hơn là Newbold đă đọc được trong bản văn của Voynich những ǵ mà ông ta mong muốn thấy.
Qua năm tháng, nhiều tay giải mă nghiệp dư khác cũng cố thử vận may. Vào năm 1945, Leonell Strong đưa ra nhận xét rằng tác giả là một người Anh ở thế kỷ XVI, tên là Anthony Ascham, và ông này mô tả một ca sinh nở, đồng thời đưa ra một phương thuốc ngừa thai trích từ cây cỏ. Năm 1978, John Stojko quả quyết rằng bản văn đó là bản sao của nhiều lá thư viết bằng tiếng Ukraina cổ nói về một cuộc nội chiến hay xung đột tại Ukraina. Đến năm 1987, Leo Levitov lại cho rằng bản văn mô tả một nghi lễ của người Cathare.
Từ vài thập niên qua, giả thuyết Bacon đă bị bác bỏ v́ tự dạng và cách minh họa cho thấy rằng bản văn đă được viết trong khoảng giữa năm 1450 và 1600, rất lâu sau khi thầy tu người Anh đó qua đời. Thế th́ ai là tác giả? Bí ẩn, câu hỏi vẫn chưa có lời đáp.
Sau khi Wilfrid Voynich qua đời, bà vợ Ethel thừa hưởng bản văn cổ nhưng vẫn không bán được theo giá mà chồng bà mong muốn. Trong suốt 30 năm, bản văn đó đă nằm im trong một tủ sắt ngân hàng. Khi Ethel mất năm 1960, cô thư kư của Wilfrid đă bán bản văn đó cho một nhà buôn ở New York là Hans Kraus với giá 24.500USD. Ông này cũng không t́m được người mua nên đến năm 1969 ông đă tặng bản văn cho thư viện của Đại học Yale.
Hiện nay, nó vẫn c̣n được lưu trữ tại đấy với kư hiệu MS 408, bản thảo Voynich bí ẩn nhất thế giới.
Theo Khoa Hoc!
ST 26/07/09
|
|
mtbha
member
REF: 467133
07/26/2009
|
Cuốn sách khổng lồ do ai tạo nên,!
Kinh Quỷ dữ cao 91 cm, rộng 52 cm và nặng 57 kg. (Ảnh: Radio Praha)..
(Dân trí) - Được thực hiện vào đầu thế kỷ 13 trong tu viện Podlazice (CH Séc), cuốn sách Codex Gigas - hay c̣n gọi là Kinh quỷ dữ -được sánh ngang với những kỳ quan thế giới thời trung cổ. Hiện nó đang giữ chức vô địch “công tŕnh viết tay vĩ đại nhất”.
Cuốn sách khổng lồ do ai tạo nên, bằng cách nào và v́ mục đích ǵ - những câu hỏi cho tới nay vẫn c̣n là bí ẩn. Tuy nhiên theo truyền thuyết kể lại, Kinh quỷ dữ là tác phẩm của một tu sĩ Podlazice, do phạm điều cấm của tu viện mà chịu án tù chung thân giữa 4 vách tường đá.
Để đổi lấy tự do, tu sĩ hứa hẹn chỉ trong một đêm sẽ viết nên tác phẩm lớn nhất thế gian. Đêm đó khi biết không thể thực hiện nổi lời hứa của ḿnh, ông đă thỉnh cầu quỷ dữ hiện lên giúp đỡ. Lời cầu khấn được ứng nghiệm. Con quỷ mua linh hồn của tu sĩ sau này được miêu tả trong Kinh sám hối.
“Cuốn sách bao gồm Kinh Tân ước, Kinh Cựu ước, tiểu sử những người đă khuất trong tu viện Podlazice, danh sách những tu viện thành viên của Podlazice, một bản viết tay về lịch sử tự nhiên, biên niên kư cổ xưa nhất về CH Séc Latin... - tổng số 11 đầu mục tất thảy”.
Người ta ước tính phải lột da 160 con lừa mới đủ chất liệu làm nên quyển sách này. Viết bằng thứ tiếng Latin, Kinh Quỷ dữ c̣n mang theo vô số những công thức “thần dược” bí hiểm chữa đủ loại bệnh, chưa kể hàng trăm mánh khóe giải quyết t́nh huống bất thường (ví dụ “mẹo bắt trộm”).
“Cuốn sách bao gồm Kinh Tân ước, Kinh Cựu ước, tiểu sử những người đă khuất trong tu viện Podlazice, danh sách những tu viện thành viên của Podlazice, một bản viết tay về lịch sử tự nhiên, biên niên kư cổ xưa nhất về CH Séc Latin... - tổng số 11 đầu mục tất thảy”.
Người ta ước tính phải lột da 160 con lừa mới đủ chất liệu làm nên quyển sách này. Viết bằng thứ tiếng Latin, Kinh Quỷ dữ c̣n mang theo vô số những công thức “thần dược” bí hiểm chữa đủ loại bệnh, chưa kể hàng trăm mánh khóe giải quyết t́nh huống bất thường (ví dụ “mẹo bắt trộm”)..
.
Một trong những nội dung giá trị nhất của cuốn kinh là chương mang tiêu đề Chronica Bohemorum - bản ghi chép lại Biên niên kư Bohemia cổ xưa và hoàn thiện nhất.
Ngoài ra trên những trang sách cuối cùng, người ta c̣n t́m thấy lịch ghi chép ngày lễ Phục sinh sẽ rơi chính xác vào ngày tháng nào trong những năm tới.
Theo Radio Praha
ST 26/07/09
|
|
mtbha
member
REF: 467137
07/26/2009
|
Cuốn sách y khoa kỳ lạ nhất thế giới!
Cuốn sách Voynich. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
Voynich - cuốn sách chép tay với những ḍng kư tự và h́nh vẽ kỳ lạ nhất thế giới đă làm bó tay những chuyên gia giải mă hàng đầu từ nhiều thế kỷ qua. Đến nay, người ta cũng chỉ biết rằng cuốn sách mô tả về y học, dược học thời trung cổ.
Năm 1912, một người buôn sách có tên là Wilfrid Voynich đă t́m thấy tại thư viện của biệt thự Mondragone, Trường ḍng Jésuite (Rome) một cuốn sách cổ giữa chồng bản thảo. Nó dày khoảng 272 trang, làm bằng da cừu hảo hạng. Chữ được viết bằng bút lông, tranh minh họa vẽ bằng nhiều màu sắc sinh động.
Khi ông Voynich t́m thấy cuốn sách cổ (sau này mang tên ông, và các kư tự trong đó cũng được đặt tên là mật mă Voynich), có một lá thư trong đó ghi năm viết 1666. Lá thư cho biết cuốn sách này được Hoàng đế Rudolph II mua với giá 600 ducant (tương đương 30.000 USD ngày nay).
Một điều đặc biệt là, cả chữ viết và h́nh vẽ trên đó toàn là những điều kỳ lạ không ai hiểu nổi. Các chữ có vẻ giống mẫu tự Latinh, đôi lúc giống chữ Ảrập, và vô số kư tự lạ hoắc. Có thể văn bản được đọc từ trái sang phải và từ trên xuống dưới. Người ta đoán rằng cuốn sách được chia thành 6 chương mô tả nội dung như: dược thảo, vũ trụ, chiêm tinh, bào chế thuốc...
Nội dung văn bản đă kỳ quái, nhưng h́nh vẽ c̣n bí hiểm hơn. Ở phần thảo dược, mỗi trang vẽ một loại cây dường như chưa từng tồn tại và chèn vào đó là các đoạn văn bản không thể giải mă nổi. Tương tự, ở phần mô tả vũ trụ có vẽ biểu tượng của hệ mặt trời, các cḥm sao nhưng xung quanh mỗi biểu tượng đó là h́nh vẽ 30 phụ nữ khỏa thân bụng chửa. Phần bào chế thuốc có minh họa các bộ phận dược thảo như rễ, hoa, lá khá tương đồng với các quy tŕnh bào chế thuốc đă biết.
Lời thách đố cho nhiều thế hệ
Căn cứ vào lá thư, ông Voynich đoán tác giả cuốn sách là nhà khoa học Bacon (1214-1294), thày tu nghiên cứu về quang học, thuật giả kim, là người giúp Giáo hoàng Clement IV viết bộ sách được coi là bách khoa toàn thư về khoa học thời kỳ đó. Voynich tin rằng Bacon đă sử dụng mật mă cho tác phẩm để chỉ ḿnh ông ta hiểu được.
Năm 1914, Voynich chuyển sang sống tại New York. Ông đă gửi bản sao cuốn sách đến nhiều chuyên gia về mật mă và nhà khoa học.
Năm 1919, giáo sư triết học William Romaine Newbold (Đại học Pennsylvania, Mỹ) đă công bố kết quả nghiên cứu của ông về cuốn sách. Ông cho rằng, tác giả cuốn sách đó đúng là Roger Bacon và nội dung của nó là một “quả bom tấn” của lịch sử khoa học.
Theo Newbold, Bacon đă chế ra được chiếc kính viễn vọng đầu tiên – đi trước Galilée và Newton nhiều thế kỷ. Hơn nữa, Bacon cũng đă chế được kính hiển vi.
Nhưng đến năm 1931, giáo sư John Manly (Đại học Chicago) đă chứng minh rằng kỹ thuật giải mă của Newbold hoàn toàn không có cơ sở và chủ yếu là suy diễn.
Đến năm 1945, một chuyên gia khác là Leonell Strong cho rằng tác giả là một người Anh ở thế kỷ 16, tên là Anthony Ascham, và cuốn sách mô tả một ca sinh nở, đồng thời đưa ra một phương thuốc ngừa thai từ thảo dược. Ngoài ra, cuốn sách c̣n mô tả các cơ quan sinh dục, nhiều h́nh minh họa giống buồng trứng, tinh trùng và cấu trúc bên trong của tinh hoàn...
Sau chiến tranh thế giới, rất nhiều chuyên gia mật mă quân đội Mỹ đă tham gia giải mă cuốn sách bí hiểm này nhưng đều không thành công. Nó được coi là thách đố lớn nhất trong lịch sử văn bản học của con người.
Sau khi Wilfrid Voynich và vợ ông qua đời, cuốn sách đă được một người buôn bán sách cổ ở New York là Hans Kraus mua với giá 24.500 USD. Năm 1969, ông ta đă tặng nó cho thư viện của Đại học Yale và cuốn sách được lưu trữ tại đó cho đến ngày nay. Năm 2005, lần đầu tiên bản sao cuốn sách được in và phát hành rộng răi, nhưng nội dung của nó vẫn là một dấu hỏi lớn. Người ta cho rằng có thể đó chỉ là một tṛ lừa gạt thông minh.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
ST 26/07/09
|
|
mtbha
member
REF: 467139
07/26/2009
|
Sunday 26.07.09,
Những cuốn sách bị... nguyền rủa!
Trong suốt dọc dài lịch sử của nhân loại đă từng có những cuốn sách kỳ lạ, đôi khi đến độ kỳ diệu, xuất hiện nhưng rồi lại bất ngờ bị thất lạc hoặc bị tiêu hủy. Một trong những chuyên gia đầu tiên quan tâm nghiên cứu sâu về chuyện này là Jacques Bergier (1912-1978), nhà văn khoa học viễn tưởng, nhà báo, kỹ sư Pháp.
Jacques Bergier (1912-1978),
Nhận xét về những cuốn sách mà ông cho là "bị nguyền rủa" này, Bergier nhấn mạnh: "Những cuốn sách bị thực sự tiêu hủy một cách kiên quyết đến mức khiến ta không khỏi nghĩ: có lẽ nguyên nhân của hiện tượng này là ở chỗ, nội dung của chúng đe dọa sự tồn tại của nền văn minh trái đất".
Vậy ai là người đă nhân danh đấng cứu thế của nhân loại trước những kiến thức mà họ cho là không cần thiết? Theo lời của Bergier, đó phải là những thế lực rất mạnh: những người tử tế trong thời cổ đại, toà án Giáo hội thời Trung Cổ hay các cơ quan an ninh nào đó trong thời hiện đại…
Hiện nay c̣n rất ít tư liệu về những cuốn sách như thế. Thí dụ về cuốn sách cổ nhất của người Ai Cập cổ đại "Thoth Tarot", chúng ta hiện nay chỉ biết rằng, đó là cuốn sách tương truyền là của vị thần Thoth, xuất hiện trước cả thời đại của các pharaon. Thần Thoth được vẽ như người có cái đầu con c̣ mỏ quặp.
"Thoth Tarot" từng được lưu hành giữa những người tư tế của Ai Cập cổ đại. Theo truyền thuyết, thần Thoth đă nghĩ ra chữ viết và ghi lại tất cả những hiểu biết của các thần. "Thoth Tarot" được chép trên 78 lá vàng mà tác giả là những người ở lục địa Atlantis huyền thoại.
Về sau, "Thoth Tarot" được chép lại vài ba lần trên giấy chỉ thảo. Những lá vàng chép sách này đă biến mất vô tăm tích. Các bản sao cũng đă bị những người tư tế và sau đó là ṭa án Giáo hội tiêu hủy. Chỉ một phần nhỏ từ một trong những bản sao chép đầu tiên c̣n lại cho tới ngày hôm nay và đang được lưu giữ tại Thư viện Alexandria ở Ai Cập.
Không ai biết rơ là những người chép lại "Thoth Tarot" thời cổ đại đă truyền đạt chính xác đến mức độ nội dung văn bản gốc. Chỉ biết rằng, trong cuốn sách cổ đă ghi lại bí quyết làm chủ hoàn toàn các thế giới khác nhau(!). Sách cũng ghi lại bí quyết làm chủ mặt đất, đại dương và các thiên thể. Với cuốn sách đó có thể t́m hiểu về những bí ẩn trong giao tiếp, trong thuật cải tử hoàn sinh và tác động tới những người khác một cách thần giao cách cảm.
Một trong những bí ẩn được ghi trong cuốn sách này là kỹ thuật làm chủ những chức năng tự nhiên nhưng chúng ta c̣n chưa được biết đối với thân thể của chính ḿnh. Bí mật này được gọi là phép "quang học tâm lư". Nó cho phép biến chuyển từ những con người dù c̣n khiếm khuyết tới đâu thành những siêu nhân đích thực.
Trong những tấm gương đặc biệt được gọi là gương sự thật, chỉ phản chiếu những ǵ c̣n khiếm khuyết của người soi vào nó. Người đă là "siêu nhân" th́ sẽ không nh́n thấy ǵ trong tấm gương đó v́ đă rũ bỏ được mọi khiếm khuyết trong ḿnh…
--------------
Trithemius (1462 - 1516).
Một cuốn sách lừng danh "bị nguyền rủa" khác là "Bí kíp" của linh mục Trithemius (1462 - 1516). Linh mục Trithemius sau cuộc gặp với một sư phụ bí ẩn, truyền đạt cho ông những kiến thức về khoa học huyền bí, đă viết cuốn sách mang tên "Bí kíp" (Steganography) với lời nói đầu như sau: "Trong cuốn sách của ḿnh tôi kể về những phương thức mà tôi có thể bằng cách chuẩn xác và chắc chắn truyền ư ḿnh cho bất cứ ai sẽ giác ngộ được môn phái của tôi, dù có ở xa cách tôi đến mấy, kể cả tới trăm dặm. Và trong quá tŕnh đó sẽ không ai thấy tôi sử dụng bất cứ một dấu hiệu, tín hiệu hay con chữ nào. Và nếu như tôi có sử dụng một người tuỳ phái và người tuỳ phái đó bị tóm giữa đường th́ không một khẩn cầu, đe dọa, hứa hẹn và thậm chí cả đ̣n tra tấn cũng không thể bắt người tuỳ phái đó tiết lộ bí mật v́ anh ta sẽ không biết ǵ về nó. Đấy chính là v́ sao mà không một người nào có thể khám phá ra bí kíp. Và tất cả những việc như thế nếu muốn, tôi đều có thể dễ dàng thực hiện mà không cần nhờ ai giúp đỡ cũng như không cần sử dụng người tuỳ phái. Tôi có thể truyền đạt ư ḿnh cho ngay cả người từ ở trong hầm sâu hay đang bị canh pḥng cẩn mật nhất".
Hư thực thế nào về những khả năng mà linh mục Trithemius đă nói th́ những hậu sinh như chúng ta hôm nay không thể nào rơ được. Có lẽ vị linh mục này đă có những phát kiến quan trọng trong lĩnh vực thôi miên và thần giao cách cảm nhưng những thổ lộ của ông đă khiến cho người đương thời hoảng sợ.
Nhà giả kim thuật người Anh George Ripley sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các công tŕnh của Trithemius đă để lại lời b́nh luận đầy hoảng hốt như sau: "Xin van những người biết công tŕnh này, đừng in nó ra!". Năm 1616, "Bí kíp" bị thiêu và hiện nay chỉ c̣n lại một bản thuật lại nội dung của nó ghi năm 1621 và đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Đức ở Berlin.
(Theo ANTG Cuối tháng)
C̣n Tiêp
ST 26/07/09
|
|
mtbha
member
REF: 467142
07/26/2009
|
Sunday 26.07.09,
Những cuốn sách bị... nguyền rủa!
T́êp!
"Những câu chuyện của bác sĩ John Dee với linh hồn" cũng là một tác phẩm nằm trong danh sách "Bị nguyền rủa". John Dee (1527 - 1609) là nhà toán học, địa lư học, thiên văn học và chiêm tinh học người Anh. Ông cũng là một trong những người có văn hóa cao nhất trong thời đại của ḿnh, từng đưa ra ư tưởng về kinh tuyến gốc Greenwich .
Ngày 25/5/1581, ông nh́n thấy một sinh vật không phải giống người có hào quang xung quanh tới. Sinh vật đó để lại cho ông một mảnh gương đen giống như một miếng than đá được cắt gọt hoàn chỉnh. Và sinh vật đó đă nói với bác sĩ rằng, nếu nh́n vào mảnh gương đen, ông sẽ thấy những thế giới khác và có thể giao tiếp với những sinh vật có trí tuệ mang bản chất tự nhiên khác, không phải như nhân loại.
John Dee (1527 - 1609)
Bác sĩ Dee đă ghi lại nội dung các cuộc tṛ chuyện với các sinh vật không phải người trái đất. Và một phần của những cuộc tṛ chuyện này mang tên "Thông báo đích xác và chuẩn mực về việc diễn ra trong nhiều năm giữa bác sĩ G. Dee với một số linh hồn" được nhà ngữ văn người Anh Meric Casaubon xuất bản.
Một phần khác của các cuộc tṛ chuyện này đă bị thiêu hủy cùng với toàn bộ thư viện và di cảo của Dee bởi những kẻ cướp bí hiểm. Tuy nhiên cũng vẫn giữ lại được không ít những trích đoạn về thứ ngôn ngữ mà những sinh vật đó dùng để tṛ chuyện, thứ ngôn ngữ mà bác sĩ Dee gọi là tiếng Enoch. Đó là một hệ thống hoàn chỉnh với cả một bảng chữ cái riêng và một chuẩn mực ngữ pháp riêng của ḿnh.
Một phần những văn bản c̣n lại tới ngày hôm nay chứa đựng những tri thức toán học, mà tầm cỡ của chúng cao hơn rất nhiều so với những ǵ đă có ở thời mà bác sĩ Dee đă sống. Trong sách của ḿnh, bác sĩ Dee đă viết rằng trái đất thực ra không phải h́nh tṛn mà được tạo nên bởi vô số những không gian xếp chồng lên nhau dọc theo một hệ quy chiếu.
Giữa những không gian đó có những điểm, hay nói đúng hơn là những mặt phẳng giao tiếp mà nếu đúng như vậy th́ khu vực Greenland trong những thế giới khác sẽ trải dài tới vô tận. Đấy chính là lư do khiến bác sĩ John Dee đă nhiều lần khẩn cầu nữ hoàng Elizabeth hành xử để Anh quốc chiếm lấy Greenland nhằm giúp London sở hữu được những cánh cửa mở vào các thế giới khác(!).
Mảnh gương đen mà người ta cho là do bác sĩ Dee để lại hiện nay trông vẫn y nguyên như cũ nhưng lại không có tác dụng ǵ cả. Ban quản lư bảo tàng không cho phép ai sử dụng hoặc nghiên cứu nó. Văn bản ghi lại nội dung những cuộc tṛ chuyện với các linh hồn cho tới hôm nay chỉ c̣n giữ được phần đầu và được lưu giữ tại Viện Bảo tàng London …
_______________
Alexandre Saint-Yves d'Alveydre (1842-1909)
He is buried in the cemetery at Notre Dame.
Alexandre Saint - Yves d"Alveydre
C̣n có nhiều cuốn sách khác đă bị tiêu hủy mà người đời nay vẫn cho là chúng chứa đựng những nội dung siêu phàm. Năm 1885, nhà nghiên cứu khoa học huyền bí người Pháp Alexandre Saint - Yves d"Alveydre nhận được lệnh của ban điều hành Nhà thờ Đức Bà Paris thiêu hủy tác phẩm của ḿnh ""Sứ mệnh của Ấn Độ ở châu Âu và sứ mệnh châu Âu ở châu Á".
Năm 1897, những người thừa kế của nhà văn Stanislav de Guaita đă nhận được lệnh phải tiêu hủy toàn bộ những bản thảo chưa từng công bố của ông về ma thuật cũng như toàn bộ văn bản lai cảo của ông, khác đi sẽ bị tử h́nh…
Năm 1933, những kẻ Quốc xă đă đốt toàn bộ các bản sách "Những người Rosicrucian. Trở lại với lịch sử của Cải cách Kháng cách"… Theo mệnh lệnh của nhà độc tài Mussolini, năm 1944 ở Italia đă thiêu đốt 80.000 cuốn sách và bản thảo thuộc về Hội Khoa học Hoàng gia Napoli. Mục tiêu của chiến dịch này là ngăn cản các tài liệu về khoa học huyền bí lọt vào tay quân Đồng minh…
Nhiều người cảm thấy lạ lùng là không chỉ các công tŕnh khoa học nghiêm túc bị tiêu hủy mà cả các cuốn sách về ma thuật cũng chịu chung số phận như thế. Vấn đề là ở chỗ không chỉ những thành tựu nghiên cứu khoa học và các phát minh của những nhà bác học cổ đại vượt trước thời họ sống và cả thời nay mới bị giấu kín trong ṿng bí mật mà cả những kiến thức trong lĩnh vực khoa học huyền bí cũng chịu chung số phận như thế.
Trong không ít học đường chính thống cho tới thời gian chưa xa, những tri thức về ma thuật đă được giảng dạy ngang bằng với các môn khoa học chính thống khác. Tuy nhiên, trong thực tế chỉ có rất ít người biết cách tận dụng những thủ pháp của khoa học huyền bí và nhờ thế, đă có được những sức mạnh vô biên
(Theo ANTG Cuối tháng)
C̣n Tiêp
ST 26/07/09
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|