Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Làng rượu nếp vào mùa Tết Đoan Ngọ

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 52463
 05/27/2009



Làng rượu nếp vào mùa Tết Đoan Ngọ
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Ngay từ những ngày đầu tháng năm âm lịch, các gia đ́nh ở làng Tó (Tả Thanh Oai, Thanh Tŕ, Hà Nội) đă tấp nập đong gạo, đồ xôi, ủ rượu nếp để chuẩn bị cho Tết giết sâu bọ vào mùng năm.

Đến làng Tó những ngày này, đâu đâu cũng thấy người ta nhộn nhịp nổi lửa đồ xôi, vào men, ủ rượu. Nhà nào nhà nấy lá sen tươi để thành từng xếp, xôi nếp trắng, nếp cẩm được rải tràn trên các tấm nia. Tiếng giă men thậm thịch vang xa... Chị Duyên tay thoăn thoắt xới mẻ xôi cuối cùng trong ngày cho kịp vào men, nói: “Rượu nếp có hai loại, một làm từ nếp trắng, một làm từ nếp cẩm. Chỉ riêng dịp này mới có lá sen để gói ủ rượu, hương nếp quyện với hương sen sẽ làm rượu rất thơm”.

Cũng theo chị Duyên, đây là thời điểm sôi động nhất ở làng nghề rượu nếp: “Quanh năm phải đạp xe đi bán rong, đây là dịp cánh rượu nếp chúng tôi được nở mày, nở mặt v́ được đặt mua nhiều”.

Trung b́nh mỗi ngày, chị Duyên làm 3 - 5 kg gạo xôi ủ rượu nếp để chở đến các phố trong nội thành bán rong. Nhưng đến dịp Tết Đoan ngọ, chị đong đến gần một tạ gạo. Chị bảo: “Toàn người quen đặt mua để ăn Tết giết sâu bọ thôi. Người một cân, người vài ba cân làm quà biếu người thân, bạn bè”. Chồng chị Duyên mất sớm từ hơn hai chục năm nay. Nhờ gánh rượu nếp, chị đă nuôi cô con gái nên người.

Vào dịp này, nhà nào ở làng Tó ít cũng phải làm 10 - 15 kg gạo nếp để ủ cơm rượu, c̣n trung b́nh mỗi hộ làm khoảng 80 - 100 kg. Cá biệt có nhà anh Dũng, chị Thắm làm tới 500 - 600 kg để phục vụ khu vực nội thành. Với khoảng 13.000 - 15.000 tiền lăi cho mỗi kg gạo nếp, riêng Tết Đoan ngọ, các hộ thu về ít nhất cũng 1 - 2 triệu đồng tiền lăi, hộ nhiều có khi tới hàng chục triệu đồng.

Ở làng Tó Tả, không ai nhớ được nghề làm rượu nếp có từ bao giờ. Người già kể, xưa có một cô gái dịu dàng, nết na, chăm chỉ về làm dâu làng Tó, mang theo về nghề làm rượu gia truyền. Ngày Tết Đoan ngọ, cô lặng lẽ dâng lên cha mẹ chồng món rượu nếp đặc trắng. Người trong làng được mời thưởng thức, thấy lạ mà ngon, bèn đề nghị cô truyền lại. Từ đó, dân làng Tó không chỉ quẩn quanh với công việc đồng áng mà c̣n có thêm nghề làm cơm rượu.

Bà Thủy, 60 tuổi, người xóm Văn Lâm, cho biết từ nhỏ bà đă thấy ngoại ḿnh bảo đấy là nghề gia truyền. Ngoại bà cũng là người làm cơm rượu ngon có tiếng trong làng. Ngày ngày, cụ quảy trên vai đôi quang gánh, đi bộ lên măi tận Ô Chợ Dừa để bán. Nhẩm tính từ đời cụ ngoại đến đời bà Thủy cũng trên 100 năm. “Đời bà tôi làm rượu nếp, đến mẹ tôi và giờ đến tôi và các con gái tôi”, bà Thuỷ nói.

Cũng theo bà Thủy, rượu nếp chủ yếu là đi bán rong nên hầu như đây là nghề dành cho phụ nữ, đàn ông chỉ phụ giúp vài khâu như nhóm bễ, thổi ḷ… Sáng sáng, phụ nữ theo các chuyến xe khách, xe lam vào nội thành để tiêu thụ hàng, đấy là chưa kể đội ngũ các bà, các chị bán rong, gánh hoặc đạp xe tới khắp hang cùng ngơ hẻm của thành phố đi rao. “Làm nghề này được cái không bao giờ lỗ. Sản phẩm chẳng may hỏng, ế đều không phải bỏ đi mà có thể tận dụng để ngâm nấu rượu, chăn nuôi được”, bà Thủy nói.

Làm rượu nếp cũng khá công phu. Xưa, cơm rượu được làm bằng hạt thóc trồng ngay trên đồng đất quê hương. Người làng Tó xưa gọi món này là rượu nếp gảy v́ hạt gạo nếp sau khi đă được sàng sảy sạch, đồ chín hai lượt, để nguội rồi ủ men ba ngày trở nên tơi, săn và thơm, đến độ rượu sẽ tiết ra nước cốt màu vàng nâu, thơm, cay mà ngọt. Khi mang đi bán, các bà, các mẹ dùng đũa gảy ra cái bát nhỏ, rồi tưới nước cốt vào để ăn. Người bán gảy càng khéo, bát càng đầy nhanh, trông tơi ngon, bồng bềnh mà bán có lăi, nếu gảy vụng th́ vừa tốn, ít lại, vừa trông không ngon mắt.

Làng Tó Tả đang trong quá tŕnh đô thị hóa, ruộng đất cũng ít đi nhiều. V́ thế, người làm rượu nếp không c̣n phải qua các khâu giă, dần, sàng gạo mà mua gạo từ các thương lái; men khô cũng được bán khắp các chợ nên không cần dùng công tự chế như xưa. Cách bán cũng thay đổi khá nhiều. Nếu xưa kia, dân làng Tó thường để sản phẩm trong một cái rá tre, dưới đáy lót một lớp lá chuối tươi, bên trên đậy miếng vải màn trắng muốt. Chiếc bát sành được đặt ở dưới để hứng chất nước men sánh ngọt và cay dịu màu vàng, đỏ. Mỗi khi đầy bát, cô bán hàng lại rót vào cái b́nh để khi có khách th́ rưới lên bát cơm rượu. Chiếc rá tre ngày nào giờ cũng được thay bằng chiếc chậu, xô nhựa nhỏ xinh, nước rượu tiết ra được giữ lại ở phía dưới… Cách làm, cách bán của người làng Tó nay tuy có khác nhưng hương vị rượu nếp nơi đây vẫn không hề thay đổi.

Mấy năm nay, những người sành ăn ở nội thành thường kết hợp sữa chua với nếp cẩm. V́ thế, món đặc sản làng Tó không chỉ thịnh vào dịp Tết giết sâu bọ mà nhanh chóng trở thành món quà quê thời thượng. Thế là làng rượu nếp lại có thêm “đất dụng vơ”, sản phẩm được làm nhiều hơn. Nhiều hộ gia đ́nh không chỉ sống được mà c̣n khấm khá lên nhờ rượu nếp.

Theo truyền thống, trong ngày Tết Đoan ngọ, mùng 5/5 âm lịch, gngoài việc cúng lễ, người dân c̣n có tục ăn các món giết sâu bọ, nhuộm móng chân, móng tay, đeo bùa, tắm nước lá, khảo cây lấy quả, đi sêu...

Ở miền Bắc, đến nay, tục giết sâu bọ là phổ biến hơn cả. Dân gian quan niệm rằng trong cơ quan tiêu hoá của con người có các loại sâu bọ gây hại, nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5/5 là chúng thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn đặc biệt, chẳng hạn như rượu nếp, để loại bỏ chúng.


Vân Nhi (ĐV)



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 goldsnow142
 member

 REF: 452090
 05/28/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Tháng Năm ăn Tết Đoan Ngọ

Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ Tết Đoan Ngọ (Tết mồng 5 tháng 5 âm lịch) là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân Việt.

Tục hái lá thuốc mồng 5 tháng 5

Tết Đoan Ngọ vốn bắt nguồn Trung Quốc với truyền thuyết về vị trung thần Khuất Nguyên thời vua Hoài Vương. Bọn gian nịnh thần ganh ghét Khuất Nguyên bèn bày kế để Hoài Vương thử ḷng trung thành của Khuất Nguyên bằng cách ra lệnh ông nhảy sông tự vẫn. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (Vua bảo bề tôi chết, bề tôi không chết là kẻ bất trung). Khuất Nguyên vô cớ bị xử oan nhưng vẫn tuân lệnh vua trầm ḿnh xuống sông tự vẫn đúng vào giờ Ngọ, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch. Người dân Trung Quốc tôn kính, tưởng nhớ Khuất Nguyên nên hàng năm cứ vào ngày ông mất, đúng mồng 5 tháng 5 âm lịch, lại thả bánh, quả xuống nước thờ cúng ông.

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Ca dao có câu: “Tháng Tư đong đậu nấu chè/Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”. Truyền thuyết đó gắn kết trong đời sống tâm linh của người dân Việt với ư nghĩa gần gũi hơn, và cũng không mấy ai c̣n truy t́m nguồn gốc của nó.

Tương truyền, Khuất Nguyên vốn là bậc thần y nên dân ta có tục hái lá mồng 5 về ủ rồi phơi khô làm thuốc. Khi ốm đau mang những lá thuốc này nấu nước uống chữa bệnh rất hiệu nghiệm.

Theo lệ, sau lễ cúng gia tiên, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Lá mùng 5 là hỗn hợp của bất cứ thứ lá nào có được trong vườn, từ lá tre, lá bưởi, lá cam, lá quưt, đến lá ổi, lá dủ dẻ, hành, tỏi, trầu không... và nhiều nhất là ngải cứu. Trong khi hái lá thuốc, ai nh́n thấy rắn, thằn lằn th́ cả năm được nhiều may mắn v́ những loài này vào thời khắc đó rất hiếm thấy.

Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân lại có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Độ trước Tết vài ngày, các bà, các mẹ, các chị từ thôn quê ra chợ phố mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đ́nh, dùng khi nhà có người ốm .

Lá thuốc mùng 5, dẫu là loại thuốc linh nghiệm thật hay chỉ là truyền thuyết nhưng qua bao đời nay đă gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

Tết diệt sâu bọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hoá” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên vào thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu. V́ vậy hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra c̣n những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Hà Nội ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Chị Liên (buôn bán ở chợ Ngọc Hà, Hà Nội) cho biết: “Rượu nếp là thứ bán chạy nhất trong ngày này. Từ sáng tới giờ tôi đă bán hết 10 chậu nếp cẩm”.

Ngoài ra, mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người Bắc không thể thiếu hoa quả các loại. Từ sáng sớm, các hàng bán hoa quả đă đông người hỏi mua.

Ở Đà Nẵng, từ sáng sớm các bà, các chị đă tất bật đi sắm đồ lễ chuẩn bị cho một cái Tết Đoan Ngọ đủ đầy. Sáng nay, các chợ cũng xôm tụ hơn hẳn ngày thường. Một món không thể thiếu trên mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọ với người dân nơi đây là bánh ú tro. Bánh ú tro được bán rất nhiều với giá từ 5.000 - 7.000 đồng/chục. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở
lên.

Một người phụ nữ đang chọn những chục bánh thật đẹp chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết mồng 5 tháng 5 cho biết năm nào cũng vậy, vào dịp này, bánh ú tro là thứ chị chọn mua đầu tiên bởi theo chị loại bánh này mang ư nghĩa như bánh chưng ngày Tết Nguyên Đán.

Hàng hoa quả cũng nhộn nhịp không kém, giá các loại hoa quả tăng nhẹ so với những ngày thường từ 2.000 - 3.000 đồng/kg các loại. Hoa tươi cũng tăng giá nhưng không đáng kể, được bày bán nhiều nhất là cúc vàng.

Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.

Nh́n khuôn mặt các bà, cá mẹ ai cũng hớn hở khi chọn mua đồ lễ v́ lại có thêm một ngày trong năm gia đ́nh được quây quần bên mâm cơm đầm ấm. Ai đi đâu về đâu, ngày này cũng nhớ về sum họp cùng gia đ́nh, vui Tết mồng 5.





 

 mtbha
 member

 REF: 453096
 06/01/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Năm nay có 2 cái tháng 5, nên được làm 2 cái tết Đoan Ngọ

Cảm ơn anh Gol về bài sưu tầm


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network