duychi
member
ID 52141
05/17/2009
|
THƯA THẦY, "MÀY" GIẢNG LẠI CHO "TAO" VỚI!
THƯA THẦY, "MÀY" GIẢNG LẠI CHO "TAO" VỚI!
Chu Tất Tiến
..................
Tuy chưa được xem một thống kê chính thức nào về "nhân xưng đại danh từ" trên toàn thế giới, nhưng nhiều người có ư nghĩ rằng không có một ngôn ngữ nào lại có nhiều "nhân xưng đại danh từ" rất hay ho như tiếng Việt Nam. Này nhé, cùng là một người, một nhân vật, nhưng "tôi" có thể xưng "con" với bố mẹ, với người bạn già của bố, hay với cha giải tội, với Đại Đức, Thượng Tọa, ông bà nội ngoại, cô, d́, chú, bác. Nếu không thân thiết lắm, chỉ xưng ":cháu" thôi. “Tôi" lại xưng "tao" với người bạn nối khố, xưng "tớ" với bạn mới quen, xưng "ḿnh" lúc tâm sự, gỡ rối tơ ḷng. Với họ hàng, th́ tùy theo phong tục Nam, Bắc mà gọi anh, chị của bố mẹ là "Bác" hay "cậu, d́", lại c̣n "bác trai, bác gái" nữa. Em của bố mẹ, lại gọi bằng "d́, dượng", "chú, thím", "cậu, mợ", hay "cô, chú". Gặp người lạ trung niên, th́ thưa "Ông, Bà". Gặp người già cả, lại thưa "Cụ ạ!". Mấy vị sồn sồn thích tán gái, hay thả dê với mấy cô tre trẻ bằng câu hát "Đừng gọi anh bằng chú". Đôi khi, đụng phải cô nào thứ dữ, cô ấy có thể kính cẩn nghiêng ḿnh: "Thưa bác trai, bác gái ở nhà có khỏe không ạ?" là coi như tịt ng̣i.
Đối với hai đấng sinh thành, th́ có nơi gọi là "bố, mẹ", có chỗ lại gọi "ba, má". Ngoài Bắc hay gọi " thầy, mẹ", "thầy, u", một vài tỉnh lại gọi "cậu, mợ". Mấy làng khác gọi "bố, đẻ", hay "thầy, bu". Sang đến nước Mỹ này, nhiều nhà học làm sang, cho con gọi " Đét ơi ! Mom ơi! cho con tiền đi học!" ( "Đét" theo tiếng Việt, thường có chữ "đít" đi theo : "Tao sẽ đét đít mày một trận cho chừa cái tật theo giai!" C̣n "Mom" th́ không có trong tự điển, chỉ khi nào nghe cao giọng lên thành "móm", nghĩa là rụng hết răng)
(Riêng người viết th́ gọi "thầy, me", chắc là các cụ ngày xưa thích thơ Nguyễn Nhược Pháp, thích đi Chùa Hương, nên cho mấy bà chị tôi "nh́n thầy, me vấn đầu soi gương?")
Đặc biệt, có hai chữ rất lạ lùng, rất âu yếm, rất thân ái, mà không dân tộc nào bắt chước được: "Anh và Em." Mới quen nhau, c̣n ngượng ngượng, th́ " Thưa Cô...cô biết Trường Trưng Vương ở đâu không?" " Dạ...thưa...Ông ...tôi không biết ạ.." (trong khi cái huy hiệu "Trưng Vương" to chần dần trên ngực áo). Khi bắt đầu nắm tay nắm chân nhau rồi th́ "anh, em" ngọt xớt. " Anh sẽ v́ em làm thơ t́nh ái..."
Đôi khi, thỏ thẻ với nhau, lại xưng "người ta" và "ḿnh". "Người ta...hổng chịu đâu! Ḿnh có thích th́ ḿnh cứ làm đi! Người ta... nhắm mắt cho mà xem..."
Thời gian sau, khi đă chiếm được em, tặng cho em mấy vị nhi đồng rồi th́ "Mẹ nó ơi! Ra mà chùi đít cho thằng nhóc nè!" để nghe đáp lại: "Bố nó có chùi th́ chùi hộ đi, tui đang bận hầu con tũn nè!" Giai đoạn từ "em" đổi sang "tui" rồi đến khi lồng lên: "Con này thách thằng nào dám đánh tao đấy !Thử đụng vào bà xem, bà cho biết tay ngay!" Nhân xưng đại danh từ biến hóa không lường được, mỗi giai đoạn nói lên mỗi hoàn cảnh sống khác nhau, t́nh trạng sinh hoạt khác nhau, và t́nh cảm khác nhau. Chữ " Anh, Em" cũng có những quy luật bất biến của nó là dù cho người đàn ông có nhỏ tuổi hơn vợ cả chục, cũng không bao giờ gọi vợ là "Chị" (!) khi trong gia đ́nh, ai sinh trước làm anh, chị, ai sinh sau làm em. Đến những anh, chị, em trong liên hệ con của chú, bác, cô, d́, cậu, mợ th́ cứ bố mẹ làm anh, con cũng được vai vế anh, chị luôn. Cho nên, có những trường hợp con của ông anh cả trong họ c̣n nhỏ tuổi nhưng cũng có em (con ông chú) lớn tuổi hơn gấp bội. Không thiếu ǵ trường hợp một ông già râu tóc bạc trắng cúi chào một vị trung niên: "Thưa Anh ạ!". Việt Nam cảm động như thế đó ! Tiếc thay, hiện giờ, lại có nhiều gia đ́nh, qua đây lâu, muốn nhanh chóng nhập vào ḍng chính (main stream) nên không thích dùng chữ "anh, em" như phong tục, không kể vai vế con bác, con chú mà cho con gọi tuới hột sen, ai lớn tuổi làm anh, ai nhỏ làm em. Họ đă quên rằng, nếu muốn làm như người Mỹ th́ không có chữ "anh, em" mà chỉ gọi tên thôi. Con cũng có thể gọi bố mẹ bằng tên tục. Chữ "anh, em" phát nguồn từ phong tục Việt Nam, nên muốn dùng th́ phải dùng đúng cách, không thể lai căng được.
Nhưng. Chữ "nhưng" to tướng, là rất nhiều ngộ nhận trong cách dịch tiếng Anh ra tiếng Việt. Có nhiều người, v́ quá tự hào dân tộc, nên lại xài tiếng "mày, tao" trong tất cả mọi trường hợp. Dịch những câu nói của đàn bà với đàn ông cũng "mày,tao". Thầy giáo nói với học tṛ cũng "mày, tao." Thanh niên lịch sự nói với thiếu nữ xinh đẹp cũng "mày, tao". Như vậy th́ cứ tưởng tượng một đứa con nít nói với người lớn là: "Con mày, thằng Nguyễn đó, nó học chung lớp 5 với tao, tao muốn qua chơi với con mày, được không?" nghe quái dị quá! Với những người có bố mẹ đỡ đầu (sponsor, hay god father) chắc không thể nào nói với bố mẹ nuôi rằng: "Thưa bố, mày giúp tao đi kiếm việc làm nhé!" Cũng như không thể có trường hợp Tổng Thống Clinton nói với dân chúng rằng: "Chúng mày yên trí, tao không có sờ soạng con nhỏ Kathleen vào chỗ nào hết! Nó muốn ṿi tiền in sách nên bịa ra chuyện để hại tao đó!". Chắc chắn, nước Mỹ cũng không bao giờ nghe câu nói: "Thưa ba ṭa quan lớn, tao xin thề nói đúng sự thật. Thưa tổng thống, mày đă ṃ tao trong Bạch Dinh, lúc tao xin mày cho tao làm Đại Sứ."
Vậy, th́ tại sao không dịch đúng theo những danh xưng tiếng Việt, " tôi với anh, chị" hay "chúng tôi, ông bà, các cháu ạ..." nghe nó thuận hơn?". Tiếng Việt c̣n, nước ta c̣n. Tiếng Việt mất, nước ta mất." Tiếng Việt mất một nửa, chúng ta...lưu vong suốt đời?
Chu Tất Tiến
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|