Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Nhà thơ Đoàn Thị Tảo: “T́nh riêng bỏ chợ...”

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 goldsnow142
 member

 ID 51969
 05/12/2009



Nhà thơ Đoàn Thị Tảo: “T́nh riêng bỏ chợ...”
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


1.Hai chị em bên phố biển

Nhắc tới nhà văn, họa sĩ Đoàn Lê là người ta thường nhắc tới những câu thơ của người em gái là Đoàn Thị Tảo tặng chị trong bài “Cho một ngày sinh”.


Sau này, những câu thơ ấy “kết duyên” với nhạc Trọng Đài thành những câu hát đầy ám ảnh: “Ngày chị sinh trời cho làm thơ/ Vấn vương mấy sợi tơ trời/ T́nh riêng bỏ chợ/ T́nh người đa đoan...”.

Nhà thơ Đoàn Thị Tảo tay cầm đũa đứng nấu bếp quay ra cười vang nói vui với khách: “Tử vi nói rằng mệnh tôi đóng ở cung... bếp. Cứ ở bếp là rất rực rỡ. Cứ được nấu ăn, được ngắm mọi người ăn ngon miệng là tôi thấy hạnh phúc rồi. Lắm khi chẳng cần ăn nữa!”.

Hơn 15 năm trước, khi chị Đoàn Lê xách chiếc va ly rời Hà Nội trở về xóm biển Đồ Sơn dưới chân núi Mẫu, hai chị em mua đất làm nhà. Hai căn nhà nhỏ liền kề, hai chị em sống nương tựa vào nhau lúc tuổi đă vào hồi xế bóng! Đoàn Thị Tảo sắm vai một người nội trợ tảo tần.

Sáng sáng em Tảo đi chợ, chuẩn bị bữa sáng cho chị Lê và ḿnh rồi hai chị em uống cà phê, nói chuyện. Sau đó chị Lê mải mê trông xưởng vẽ hoặc lên gác viết văn. Em Tảo th́ dọn dẹp cửa nhà, chuẩn bị bữa trưa và có khi cảm xúc đến bất chợt lại ngồi vào bàn viết truyện, làm thơ.

Thơ, Đoàn Thị Tảo đă in ba tập, lại thêm một tập truyện mang nhiều nỗi niềm và đang dự định hai chị em in chúng một vào năm sau. Dù: Thơ tôi/ Bán: chẳng ai mua/ Cho: phiền người nhận/ Cất ráo vào ḷng/ Thi thoảng/ Ngày - Rỡ tung ra hong/ Đêm- ủ mem say mèm/ Một ḿnh ngất ngư tới sáng, thế nhưng, thơ như một thứ bùa mê, đă vận vào người khó ḷng gỡ ra cho nổi.

Đoàn Thị Tảo sinh ra trong một gia đ́nh khá giả ở Hải Pḥng có tới 12 anh chị em. Ngay từ nhỏ, hai chị em liền kế nhau Đoàn Thị Lê – Đoàn Thị Tảo đă là một cặp, đi đâu cũng có chị, có em.

Lớn lên, Đoàn Lê sớm bước vào cuộc hôn nhân thứ nhất và có con gái đầu ḷng khi vẫn c̣n đang học lớp Sân khấu – Điện ảnh khóa đầu tiên, em gái Đoàn Thị Tảo cũng phải chia sẻ với chị nỗi vất vả này.

Sinh con được 15 ngày, Đoàn Lê gửi con gái cho em nuôi để đi theo đoàn làm phim. Chị chia sẻ: “Nuôi trẻ nhỏ mà lại là nuôi bộ th́ em biết vất vả thế nào rồi đấy. Mà thời đó khổ lắm, thiếu thốn đủ thứ, đường cũng chẳng có chứ đừng nói sữa.

Cả hai đứa con gái chị Lê lúc bé đều một tay tôi nuôi. Sau này, chị ấy đi bước nữa lấy ông cũng không dư dật ǵ: Tôi thường phải về nhà xin vàng của mẹ đem bán để “cứu trợ” cho chị ấy. Rồi đến hai đứa cháu sau cũng do chị chăm bẵm từ lúc đón ở nhà hộ sinh về đấy”.

Nhiều người nói rằng, Đoàn Thị Tảo giống như… chị của Đoàn Lê hơn là em gái. C̣n chị th́ nói vui: “Người ta biết chị Lê là biết Tảo, như vậy là sướng rồi”. Khi mẹ già ốm nằm liệt 13 năm, đang làm ở pḥng Kỹ thuật của Sở Giao thông Vận tải Hải Pḥng, năm 1982 Đoàn Thị Tảo xin nghỉ ở nhà chăm sóc mẹ.

Bài thơ “Cho một ngày sinh” c̣n đúng với chính cuộc đời Đoàn Thị Tảo. Bao nhiêu năm qua, người em gái ấy vẫn sống lặng lẽ bên cạnh người chị thành danh của ḿnh với hai công việc chính: làm bếp và làm thơ!
Đến khi mẹ mất, lại sang ở với các con gái Đoàn Lê 10 năm để trông nom các cháu thay chị. Chừng ấy năm, ngoảnh đi ngoảnh lại Đoàn Thị Tảo mới giật ḿnh nhận ra: “Mải vui để lỡ chuyến đ̣/ Ngẩn ngơ trách bến, oán bờ, giận song/ Cái duyên giá những bao đồng/ Bán đi th́ tiếc cho không ngậm ngùi…”.

Với các chị lớn, chị bé, với các em, các cháu, Đoàn Thị Tảo luôn sống đúng với t́nh cảm và trách nhiệm, nên bây giờ cháu nào cũng muốn “nuôi” cô. Chị là người sinh ra để dành cho gia đ́nh, ấy vậy mà gia đ́nh riêng th́ như chị đă gửi vào những vần thơ đắng chát: “Cái người tôi gọi là chồng/ Chẳng qua chút nghĩa đèo ḅng mà thôi”. Đến khi người đàn ông ấy qua đời cách đây 8 năm, chị lập một bàn thờ nhỏ, ngày ngày hương khói.

“Tôi nghèo mọi thứ, nghèo tiền, nghèo bạc, nghèo cả t́nh yêu! Nhiều lúc tôi cũng giận lắm chứ, nghĩ bụng: “Thị Nở c̣n có người yêu nữa là ḿnh”. Nói th́ chua xót thế, nhưng thực tế, Đoàn Thị Tảo lại là người sống nhường nhịn tới mức nhẫn nhịn. Chị vẫn thường tự ví von ḿnh với Vân dại, Thị Màu như một lối nói rất “cầu thị” về hạnh phúc riêng tư, về t́nh yêu đôi lứa.

Bởi vậy, nhà thơ Trinh Đường sinh thời từng có thơ tặng rằng: “Không t́nh cờ anh bỗng đến thăm em/ Gặp cùng lúc cả Thị Màu, Vân dại/ Bỗng ước một lần và măi măi/Cùng em đầu thai trong tiếng trống chèo...” (Với một Vân dại ngoài đời). Đây cũng là bài thơ được chị chọn để thay lời giới thiệu cho tập thơ thứ hai có tên rất ngắn mà chất chứa nhiều nỗi niềm: “Lỡ”.

Đoàn Thị Tảo nói chị tuổi Dậu (1945), lại đẻ lúc nửa đêm nên phải ấp ủ nhiều thứ, như con gà mái x̣e đôi cánh và mang hết hơi ấm phủ lên ổ trứng của ḿnh chờ b́nh minh. Chị sống b́nh lặng, tự ḿnh “lẩn” vào chính ḿnh, “lẩn” vào thơ để “nói chuyện” với thơ.

Cho đến bây giờ, em Tảo vẫn là người chăm chút mọi việc trong gia đ́nh thay chị Lê. Bởi chị biết rằng, Đoàn Lê là người đam mê nghệ thuật nên dường như Đoàn Thị Tảo sinh ra để bù đắp những phần c̣n thiếu hụt của chị gái. Hai người trở thành một cặp bạn già, cặp tung hứng ăn ư hiếm có. Giữa họ, không chỉ có t́nh chị em ruột rà mà c̣n có t́nh bạn bè, t́nh văn chương đồng cảm và họ luôn là độc giả đầu tiên của nhau.

V́ vậy, theo Đoàn Thị Tảo th́ cả hai người có chung một nỗi ám ảnh, một nỗi sợ hăi lớn nhất là một ngày nào đó hai người chỉ c̣n lại một người. “Hai chị em như h́nh với bóng, đi về có nhau, khách của chị cũng là khách của em, bạn của chị cũng là bạn của em. Nếu chỉ c̣n lại một người th́ chắc sẽ buồn khổ lắm...”.

Hai chị dẫn tôi đi thăm “nhà mồ”, nơi họ đă chuẩn bị cho một ngày kia nằm xuống. Trên bàn thờ có ảnh của con trai nữ sĩ Đoàn Lê vừa mất chưa qua giỗ đầu, c̣n bên dưới là 3 ô được xây sẵn.

Một ô đă có chủ, đó là phần c̣n lại của người em gái xấu số đă mất ở nước Mỹ bên kia bán cầu, được người chồng mang về để sau này ở cùng các chị như di nguyện của người đă mất. Hai ô c̣n lại, ở đâu mọc ra 2 cây mầm xanh bé nhỏ mà giống nhau đến lạ ḱ. Chúng tôi đứng lặng ở đó hồi lâu.

Tôi hỏi: “Sao lại chuẩn bị sớm thế này làm ǵ?”. Chị Đoàn Lê b́nh thản: “Phải chuẩn bị trước chứ. Biết nằm xuống lúc nào! Chết th́ có biết ǵ nữa đâu!”.

Phố biển Đồ Sơn trong một chiều nắng hanh hao vàng giấu cái lạnh tê tái. Biển vào thu đă buồn, đông c̣n buồn hơn. Chợt văng vẳng câu thơ của Đoàn Thị Tảo: “Xóm biển vào thu heo vắng lắm/ Chị thơ, em thẩn, ngẩn ngơ buồn…”.

Chị Tảo kể rằng, hai chị em họ có nhiều chiều buồn như thế. Có buổi hai chị em không biết làm ǵ, vẽ không được, viết không được, không có khách tới thăm, lại chưa tới lúc chuẩn bị cơm chiều, họ cứ ngồi đó, nh́n nhau, nh́n ra mảnh vườn đầy cây và hỏi nhau câu hỏi không có câu trả lời: “Sao lại buồn thế này hả chị/em?”...

Việt Hà


2.Nhà thơ Đoàn Thị Tảo: “T́nh riêng bỏ chợ...”


“Thế là chị ơi, rụng bông hoa gạo…”, những câu thơ như cắt cứa, như tiếng khóc tắc nghẹn nơi đáy mắt của người thiếu nữ năm nào viết tặng chị gái, ngờ đâu lại thành nỗi ám ảnh suốt cuộc đời bà.


“Cái bóng” của Đoàn Lê

Công bằng mà nói, người ta biết nhiều đến Đoàn Thị Tảo là qua bài thơ “Cho một ngày sinh”. Bài thơ chị viết năm 20 tuổi để tặng chị Đoàn Lê của ḿnh, khi chị gái sinh đứa con đầu ḷng, được Trọng Đài phổ nhạc.

Khi trở thành lời bài hát “Chị tôi”, câu thứ hai nhạc sĩ chỉ có đổi một từ là: Rụng bông gạo đỏ thành Rụng bông hoa gạo để cho dễ hát trong phim “Người Hà Nội”, được chiếu quăng 1995.

Tuy nhiên, bài thơ “Cho một ngày chị sinh”, sau hai mươi năm ra đời, mới được hàng triệu người Việt Nam biết đến và thuộc ḷng qua giọng hát đầy biểu cảm của ca sĩ Mỹ Linh. Chỉ có điều, không ngờ những câu thơ ấy lại ám ảnh và đeo đuổi Đoàn Thị Tảo trong cuộc sống lẻ bóng của ḿnh suốt cả cuộc đời:

"Vấn vương với sợi tơ trời
T́nh riêng bỏ chợ, t́nh người đa đoan”


Chính cái vận vào ḿnh ấy mà những sự dang dở, lỡ làng đă làm nên một Đoàn Thị Tảo vừa nặng trĩu, vừa đa đoan, vừa tinh tế lại nhạy cảm đến mức một câu nói vu vơ cũng đủ khiến chị buồn. Và, cũng có lẽ v́ vậy mà Đoàn Thị Tảo luôn luôn dằn vặt với chính ḿnh:

“Mải vui để lỡ chuyến đ̣
Ngần ngơ trách bến, oán bờ, giận sông”


Đoàn Thị Tảo sinh ra trong một gia đ́nh khá giả và gia giáo ở Hải Pḥng.

“Bố tôi làm nghề bốc thuốc búi tóc tó. Mẹ thờ phật” - bà Tảo kể.

Gia đ́nh ấy có tới 12 người con, nhưng chị Tảo bảo rằng, chị với chị Đoàn Lê là hợp nhau nhất. Ngay từ nhỏ, hai chị em đă là một cặp, đi đâu cũng có chị, có em.

Chị Tảo nói, chị tuổi Dậu, sinh năm1945, lại đẻ lúc nửa đêm nên phải ấp ủ nhiều thứ: “như con gà mái x̣e đôi cánh và mang hết hơi ấm phủ lên ổ trứng của ḿnh chờ b́nh minh”.

Dường như, người đàn bà này sinh ra là để cưu mang người khác, là để chờ đợi, để dằn vặt, khổ đau.

17 tuổi, chị gái Đoàn Lê rời làng quê, bỏ tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm để lên chốn thị thành phồn hoa t́m sự nghiệp. Tiễn chị ra tận đầu làng, em dắt chiếc xe đạp, giỏ treo ở ghi đông đựng đầy hoa bưởi. Đường xóc, hoa rơi lả tả, em nhặt từng bông bưởi rơi, đem về giấu vào góc buồng để nhỡ ra trên con đường đi t́m kiếm sự nghiệp đầy trắc trở và phiêu lưu ấy, chẳng may chị thất bại trở về th́ có cái để hai chị em chơi với nhau.

“Chị mải đi
Chân theo đam mê
Đường mù sương- xa tít
Em về
Nhặt bông bưởi rơi
Cẩn thận xếp vào một góc
Để khi buồn hai chị em cùng chơi”


17 tuổi, chị Đoàn Lê bước vào cuộc hôn nhân thứ nhất với rất nhiều những mộng tưởng. Chị có con gái đầu ḷng khi 18 tuổi khi vẫn đang học lớp Sân khấu - điện ảnh khóa đầu tiên. Cái gánh nặng này mà người phải chia sẻ không ai khác, lại chính là em gái Đoàn Thị Tảo.

Sinh con được 15 ngày, Đoàn Lê gửi con gái cho em nuôi để đi theo đoàn làm phim. “Nuôi trẻ nhỏ mà lại là nuôi bộ th́ vất vả là chuyện đương nhiên. Mà thời đó khổ lắm, thiếu thốn đủ thứ, đường cũng chẳng có chứ đừng nói sữa” - chị Tảo nhớ lại.

Rồi th́ cả hai đứa con gái chị Đoàn Lê lúc bé đều một tay chị Tảo nuôi. Cuộc hôn nhân đầu của chị Đoàn Lê tan vỡ. Chị bồng hai đứa con ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Chỗ dựa của chị cũng lại là người em gái của ḿnh.

Sau này, chị Lê đi bước nữa, lấy chồng cũng chẳng dư dật ǵ. “Tôi thường phải về nhà xin vàng của mẹ đem bán để “cứu trợ” cho chị ấy” - chị Tảo kể. V́ vậy, mới có người nói, thực ra Đoàn Thị Tảo vừa là mẹ, vừa là chị của Đoàn Lê th́ đúng hơn.

Hết chăm nuôi cháu lại đến nuôi mẹ. Năm 1982, khi đang làm ở Pḥng Kỹ thuật của Sở Giao thông vận tải Hải Pḥng, Đoàn Thị Tảo phải xin nghỉ ở nhà chăm sóc mẹ già ốm nằm liệt giường. Chị đă mất 13 năm tuổi xuân của ḿnh để chăm lo cho mẹ.

Đến khi mẹ mất, chị lại sang ở với con gái Đoàn Lê 10 năm để trông nom các cháu thay chị. Chừng ấy năm, ngoảnh đi ngoảnh lại, Đoàn Thị Tảo mới giật ḿnh nhận ra:

“Quỹ đời tiêu gần hết
Chút thời gian c̣n loay hoay tổng kết
Thừa: Mồ hôi nước mắt
Thiếu: Hạnh phúc nụ cười”


Và cho đến bây giờ, em Tảo vẫn là người chăm chút mọi việc trong gia đ́nh thay chị Lê. Bởi chị biết rằng, Đoàn Lê là người đam mê nghệ thuật nên dường như Đoàn Thị Tảo sinh ra để bù đắp những phần c̣n thiếu hụt và luôn là “cái bóng” của chị gái ḿnh.

Cái nết na, nét dịu dàng, tần tảo của chị khiến người đời ngưỡng mộ, nhưng nó cũng chính là nạn nhân của sự giả dối, toan tính của người đời.

H́nh như, trong cuộc sống của chị luôn hiển hiện sự giằng xé giữa t́nh duyên và nặng gánh trách nhiệm. Chính sự vương vấn, lỡ dở ấy tạo nên sự long đong, lân đận trong cuộc đời của người con gái.

“…T́nh người đa đoan”

Cho một ngày chị sinh

Thế là chị ơi
Rụng bông gạo đỏ
Ô hay, trời không nín gió cho ngày chị sinh
Ngày chị sinh trời cho làm thơ
Cho nết buồn vui bốn mùa trăn trở
Cho làm một câu hát cổ
Để người lư lơi
Vấn vương với sợi tơ trời
T́nh riêng bỏ chợ t́nh người đa đoan.


Giống như bao nhiêu người khác, Đoàn Thị Tảo cũng đổ thừa cho số phận, chuyện đó chẳng sai chút nào. Chẳng đă nói mỗi con người đều có số đấy thôi. Thượng đế sinh ra con người, ngài mới có quyền quyết định từng số phận.

Cái thời son trẻ làm công nhân trên công trường, chị từng để lại dấu chân khắp mọi miền đất nước. Chị từng yêu, yêu đến cạn máu trong tim, từng mấy bận suưt chết v́ yêu, thế mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng.

Có lần, nói về hạnh phúc riêng tư, chị Tảo bảo ḿnh là người sinh ra để dành cho gia đ́nh, ấy vậy mà gia đ́nh riêng th́ lại không dành cho chị.

“Cái bi kịch lớn nhất cuộc đời tôi là tôi yêu một người đàn ông lớn tuổi đă có gia đ́nh” - chị nói. Đó là quảng thời gian đầy hạnh phúc - khổ đau như chị đă gửi vào những vần thơ đắng chát:

“Cái người tôi gọi là chồng
Chẳng qua chút nghĩa đèo ḅng mà thôi”.


Hay:

“Niềm vui th́ bé
Nỗi buồn mênh mông
Chán chồng ra biển bán hàng
Bán bao nhiêu cát dă tràng cũng mua”


Nhưng rồi, ở lứa tuổi nào cũng vậy, t́nh yêu nào cũng thế; hạnh phúc, đau khổ, giận hơn, ghen tuông…

***

Có một người đàn bà yêu một người đàn ông đào hoa đă có vợ. Mặc dù ông qua đời đă 5 năm, nhưng cứ mỗi khi làm việc ǵ liên quan tới ông là bà lại giận bầm gan tím ruột: “V́ sao lúc ấy ông ta lại có thể mỉm cười với một người phụ nữ khác?”, “V́ sao ông ta có thời lại yêu người đàn bà kia được cơ chứ?”.

Đến ngày sang mộ cho ông, bà giấu nhẹm con cái của bà cả (v́ sợ họ sẽ đưa ông về quê đặt cạnh mộ bà cả), mua một mảnh đất xây mộ cho ông, để một chỗ bên cạnh cho ḿnh. Sau đó, nói với các con bà cả: “Nếu để bố ở đây, sau này sẽ phất lộc đến ba đời”.

Nhưng rồi, oái oăm thay. Một hôm ra mộ ông, bà thấy người ta để liền kề bên cạnh là mộ một người đàn bà xưa kia từng là đào hát. Tấm ảnh trên bia mộ thời c̣n trẻ đẹp đến mê hồn. Bà thắp hương cho ông, thắp cả cho “người hàng xóm” của người yêu.

Tối nằm mê, bà thấy ông sang nhà cô đào hát chơi. Họ nh́n nhau đắm đuối. Bà không thể nào chịu nổi. Bà gào thét. Bà đay nghiến ông khi kể lại câu chuyện này với cô con gái của chồng và người vợ cả.

Đó là Truyện ngắn “Người hàng xóm của bố tôi” mà chị viết về cơn ghen của người đàn bà, mà cũng có thể là về chính bản thân chị.

Ôi, ghen đến như thế th́ Hoạn Thư cũng chỉ là hạng đàn em. Nhưng rồi yêu là vậy, ghen là vậy, nhưng đứng trước mộ chàng chị vẫn:

“Gấp lại bài thơ
Trên mộ anh
Em đốt
Câu chữ này,
Là nước mắt tự trái tim,
Xuyên qua hầm mộ, Vào nằm kề bên.
Người yêu ơi!
Hóa thân về trời,
Nhớ đợi!
“Chị tôi bây giờ”


Mấy chục năm trời phiêu bạt, vinh quang nhiều mà cay đắng cũng không ít, chị Đoàn Lê lại quay về với người em gái Đoàn Thị Tảo. Hai chị em sống cùng nhau ở một biệt thự mà chị Tảo gọi là chốn thiền ở chân núi vùng Vân Sơn (Đồ Sơn, Hải Pḥng), đầy hương hoa bưởi.

“Chị tôi bây giờ” mà chị Tảo viết có những câu thật buồn về thân phận chị ḿnh và ḿnh, cũng như bài thơ “Cho một ngày chị sinh”. Chị Tảo viết “Chị tôi bây giờ” cũng là tự vận về nỗi cô đơn ở những câu kết:

“Lên rừng rừng lắm gai
Xuống bể, bể sóng lớn
Cả tin nhiều lận đận
Trừ dần mà vẫn sai”

Đoàn Thị Tảo thương người chị hồng nhan bạc mệnh, nhưng cũng là thương chính ḿnh khi thắc thỏm: Có ai đi t́m tôi? Rồi chị lại tựa vào những kư ức của tuổi thơ hai chị em để sống.

Chị Tảo chơi với những kỷ niệm, tiếc những bông hoa bưởi người chị đánh rơi trên đường gồ ghề xa xôi. Và đến nay, hai chị em vẫn cùng chơi với những bông hoa bưởi nhặt về tự ngày nào khi đă bước sang tuổi ngoại lục tuần.

Nhưng rồi, ở đâu đó trong sâu thẳm tâm hồn ḿnh, Đoàn Thị Tảo vẫn cố giấu nỗi cô đơn, vẫn ước ao, cho dù là viển vông (như chị tự nhận) mà ngay cả người chị Đoàn Lê cũng không chia sẻ được:

“Tôi cô đơn nhất hành tinh
Thế gian thừa đúng một ḿnh tôi thôi
Ước ǵ cũng có một người
Cũng cô đơn cũng ngậm ngùi giống tôi
Cái buồn đem xẻ làm đôi
Nửa cho bên ấy, nửa tôi để dành”.


Và rồi hiện tại ấy, cuộc đời người đàn bà tài năng vẫn là “T́nh riêng bỏ chợ/ T́nh người, đa đoan”.

So với chị Đoàn Lê thi Đoàn Thị Tảo không nổi tiếng và đa tài bằng. Đoàn Lê vừa viết văn, làm thơ, sáng tác kịch bản, đạo diễn phim và hội hoạ. Tuy nhiên, dù chỉ theo một nghiệp thơ, nhưng về độ mẫn cảm và tinh tế th́ Đoàn Lê tài hoa kia chắc ǵ đă sánh bằng cô em Đoàn Thị Tảo.

Có một điểm chung nhất, dường như số phận đă gắn hai người phụ nữ đa đoan - hai chị em ấy - vào nhau.



Triệu B́nh Thanh



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 goldsnow142
 member

 REF: 447447
 05/12/2009

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Cho một ngày sinh

Tặng chi Đoàn Lê


Thế là chị ơi

Rụng bông gạo đỏ

Ô hay, trời không nín gió

Cho ngày chị sinh


Ngày chị sinh trời cho làm thơ

Cho nết buồn vui bốn mùa trăn trở

Cho làm một câu hát cổ

Để người lí lơi


Vấn vương với sợi tơ trời

T́nh riêng bỏ chợ, t́nh người đa đoan.

Đoàn Thị Tảo





 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network