goldsnow142
member
ID 48958
01/27/2009
|
Hồ Trâu Vàng ( ST )
Hồ Trâu Vàng
Con Trâu Vàng không t́m thấy mẹ, cũng không nghe tiếng mẹ gọi, nó bực tức lồng lên, quần đảo cả một vùng, giẫm nát hết một khu vực, khiến mặt đất sụt xuống, biến thành một hồ rộng lớn mà thành Hồ Tây như ngày nay.
Nước ta là nước nông nghiệp, v́ thế con trâu rất quan trọng, nó gắn liền với đời sống con người. Từ thực tế hàng ngày, nó oằn sừng kéo đất lên để cấy lúa sinh ra hạt gạo, con trâu đă đi vào huyền thoại như một vật thiêng liêng không biết từ bao đời. Hà Nội có cả sông Kim Ngưu lẫn hồ Kim Ngưu. Ở đây chỉ xin nói đến hồ Kim Ngưu đang c̣n mênh mông với thủ đô ngàn xanh tuổi trẻ.
Hồ Tây có nhiều tên: Hồ xác cáo, Đoái Hồ, Tây Hồ, hồ Lăng Bạc, hồ Dâm Đàm và hồ Trâu Vàng (tức Kim Ngưu).
Sông Hồng, sông Thao đến Thăng Long, nó có lần đổi ḍng, uốn lượn một ṿng tung tẩy rồi mới tiếp tục là con sông Nhị mà tên chính thức là sông Nhĩ v́ có sông quai như cái vàng tai, xuôi ra châu thổ và đổ vào biển cả như chiếc nôi ru non nước.
Không muốn nhớ chính xác hồ Trâu Vàng rộng chừng bao nhiêu công mẫu, mà chỉ biết đứng bên bờ này nh́n sang bờ bên kia nó mênh mông sóng bạc và sương lam, nếu trời đẹp có thể thấy cả bóng núi Ba V́ mờ ảo như một khuôn h́nh mỹ nhân nằm ngủ giữa trời chiều, nếu có bóng con chim sâm cầm một thuở lạc bày về tạm trú th́ chỉ bằng cái chấm đầu bút ch́ mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gọi nó là "chớp ánh mặt trời của bờ xa mời gọi".
Hà Nội không thể thiếu Hồ Gươm đă đành, mà cũng không thế thiếu Hồ Tây, lá phổi vĩ đại của mẹ nước non cho đàn con sinh sống. Đă bao nhiêu tao nhân mặc khách, bao nhiêu nhà khoa học nói về hồ Kim Ngưu với chan chứa yêu thương tŕu mến và trân trọng, ngợi ca một thiên nhiên quư giá.
Để giữ ǵn Hồ Tây, thành phố đă phải bỏ ra một số tiền khổng lồ với thời gian nhiều năm làm con đường đi dạo quanh hồ (giống như đường Đinh Tiên Hoàng- Lê Thái Tổ quanh Hồ Gươm) nhưng tiếc là đến 2008 vẫn c̣n nham nhở, nhiều đoạn chưa xong, nước thải và rác rưởi vẫn xả vào hồ một cách đau xót và người ta vẫn có thể đóng cọc lấn chiếm mặt hồ.
Mấy ai yêu Hà Nội mà không thuộc ḷng huyền thoại Trâu Vàng nằm ngủ trong ḷng Hồ Tây đă ngh́n năm chưa thức giấc. Đă lâu lắm rồi, về thời nào không ai c̣n nhớ, v́ đă có một tấm màn sương che phủ như hoài niệm bâng khuâng...
Có nhà tu hành tên là Minh Không (c̣n có thuyết đó là nhà sư Không Lộ, do chữ Khổng Lồ mà đọc chệch ra chăng?) đức cao vọng trọng nhưng cũng có nhiều pháp thuật. Ngài muốn đúc một quả chuông đồng, bèn đi sang phương Bắc, dùng phép thuật thu nhặt hết số đồng vàng đen phương ấy mang về. Trên đường về, ngài ngả chiếc nón tu ra đựng đồng mà không ch́m. Số đồng ấy không thể tính đếm bằng cân bằng tấn, đủ để đúc một quả chuông, đánh lên nó ầm vang cả một phương trời.
Ngày hoàn công, đánh thử, tiếng chuông như sấm, vang đến phương Bắc. Nơi ấy có con Trâu Vàng tưởng mẹ nó gọi ở trời Nam, liền cất vó cong sừng lồng lên đi t́m mẹ nó. Nó t́m đến Hồ Tây, nhưng tiếc thay quả chuông quá to và quá nặng, không treo lên được, nhà sư Minh Không đành thả chuông ch́m vào ḷng Hồ Tây.
Con Trâu Vàng không t́m thấy mẹ, cũng không nghe tiếng mẹ gọi, nó bực tức lồng lên, quần đảo cả một vùng, giẫm nát hết một khu vực, khiến mặt đất sụt xuống, biến thành một hồ rộng lớn mà thành Hồ Tây như ngày nay.
Phần sau của huyền thoại c̣n có lư và đáng nhớ hơn nữa. Nhà sư khi thả chuông xuống hồ, có lời nguyền: từ nay về sau, trong dân chúng, nhà ai sinh được 10 con trai th́ cha con lên hồ sẽ kéo được chuông lên và sẽ trở nên giàu có. Thuở ấy, đất rộng người thưa, dân c̣n thưa vắng, nhà nước có chính sách khuyến khích nhiều con, giống như lời chúc đầu năm mới: "Chúc các bác con đàn cháu đống..." hoặc như câu thơ cụ Tú Xương "sinh năm đẻ bảy được vuông tṛn...", nên nếu ai sinh được 10 con trai th́ thực quư.
Có hai vợ chồng nọ sinh được 9 người con trai, đă khấp khởi mừng thầm. Họ bàn nhau nuôi thêm một đứa con trai làm con nuôi cho đủ 10 rồi lên hồ Kim Ngưu đi kéo lấy chuông... Quả chuông quá nặng, đă cố gắng kéo lên gần mép nước. Người cha giục: "Nuôi ơi, cố gắng lên...". V́ câu gọi ấy mà thần linh biết được rằng trong số con trai kéo chuông kia, có 9 người con đẻ và một người là con nuôi. Thế là dây chăo đứt phựt, quả chuông lại ch́m sâu đáy nước.
Và từ đấy đến nay, bao nhiêu mưa nắng băo giông, bao nhiêu con nước, bao nhiêu sương khói phủ lên mặt Tây Hồ, chiếc chuông vẫn nằm nguyên dưới đáy và h́nh như con trâu vàng cũng đang nằm bên chiếc chuông, nghe nhịp thở của trâu mẹ vẳng lên từ một cơi hư hao nào mà trong ḷng đất sâu thẳm của Hà Nội oai linh, ta có thể nghe được tiếng ŕ rầm hồn thiêng non nước.
Nếu ta đi một ṿng quanh hồ Hoàn Kiếm gần 200 mét th́ đi một ṿng hồ Kim Ngưu là 17.000 mét (tức 17 cây số), bắt đầu từ đền Quán Thánh qua Thụy Khuê, có đền Đồng Cổ, qua ngă ba Chợ Bưởi, từng là làng nghề làm giấy dó nổi tiếng của Thăng Long xưa, nơi đây bắt đầu con đường Lạc Long Quân mới mở, sẽ nối vào đường Âu Cơ, đi suốt mặt đê Yên Phụ, men theo đường làng Yên Phụ c̣n có nơi mà nhà văn Thạch Lam đă mất năm 1942, về lại đến đường Thanh Niên (Cổ Ngư xưa), phố Trấn Vũ men theo hồ Trúc Bạch và gặp lại Quán Thánh. Một đường ṿng ấy ta gặp bao cái tên thân quen của một Thăng Long cổ và Hà Nội hiện đại, như niềm thơ, bài thơ, như thiên nhiên âu yếm ḥa quyện vào hồn ta. Đó là những Yên Thái, Hồ Khẩu mà ca dao xưa đă nhắc Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ.
Chúng ta sẽ gặp những Xuân La, Xuân Đỉnh, Vơng La, Vơng Thị, những Bái Ân, Trich Sài mà ta hiểu trong đó có cái tên chợ bán lưới, bán vơng, nơi hái củi.... Rồi Nhật Tân một làng đào nổi tiếng, Quảng Bá, Nghi Tàm, nơi trồng quất cảnh và nuôi cá vàng khó có nơi sánh kịp. Ta c̣n gặp Tứ Liên, Tứ Tổng, cũng trồng hoa cho Hà Nội đón xuân dập d́u tài tử giai nhân...
Hồ Tây - hồ Trâu Vàng cũng c̣n nhiều di tích giá trị. Chùa Tảo Sách, chùa Kim Liên, chùa Tứ Liên, ngôi đ́nh làng Yên Phụ thờ đức Uy Linh Lang, thờ thánh theo chiều dọc v́ thế đất làng quá hẹp, một phía là Hồ Tây, phía bên kia hồ có cả cây vả cổ thụ nên làng gọi là hồ Ao Vả. Trên mặt hồ có chùa Trấn Quốc, một ngôi chùa cổ nhất có thừ thời Tiền Lư và nay là một danh lam của Hà Nội, có cây bồ đề do tổng thống Ấn Độ tặng Hồ Chủ tịch trồng ngay sân chùa, nay đă tỏa bóng rợp xum xuê.
Không thể thiếu con đường Thanh Niên, một "con tàu thủy màu xanh không bao giờ đắm", có đa, có liễu, có ngọc lan, có cỏ xanh. Nó như một ḍng kẻ nhạc luôn vang lên suốt bốn mùa giai điệu thánh thót của t́nh yêu Hà Nội.
Quán Thánh nằm ngay đầu đường Thanh Niên, ngôi đền thờ đạo Lăo, có pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng nặng hơn bốn tấn do thợ đúc đồng làng Ngũ Xă đúc đă vài thế kỷ, và c̣n một pho tượng đă xanh là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả tác giả pho tượng đồng kia.
Nếu Hồ Tây là một cô gái đẹp, một mỹ nhân th́ cô gái đẹp ấy đă có người em gái sinh đôi cũng muôn phần diễm lệ. Đó là hồ Trúc Bạch. Hồ Trúc Bạch một bờ là đường Thanh Niên, có một ḥn đảo nổi là g̣ Mỏ Phượng, tiếc là nay cái mỏ con chim phượng ấy đă bị người ta san đi làm thành nhà hàng ăn uống.
Hồ Trúc Bạch c̣n có một cái g̣ nhỏ xíu nhưng đất tốt nên cây cối xanh tươi bốn mùa, đó là đảo Cẩu Mă Nhi. Đồn rằng khi vua Lư Công Uẩn rời đô về Thăng Long có con chó tha một đàn con từ làng Đ́nh Bảng về đây, làm ổ trên ḥn đảo này. Thực hư ra sao, các nhà khoa học c̣n đang tranh luận.
Thực ra hồ Trúc Bạch chỉ làm một phần, một góc nhỏ của Hồ Tây, dân quanh vùng muốn đi lại cho thuận tiện nên đă đắp một c̣n đường đất đi giữa hồ, sau đó thành đường Cổ Ngư và cái tên đường Thanh Niên do Hồ Chủ tịch đặt cho nó từ thập kỷ 60. Con đường này ngăn cách Hồ Tây làm hai, phần nhỏ trở thành hồ Trúc Bạch.
Tên là Trúc Bạch nhưng ở đây không trồng loại trúc trắng nào. Đó là tên một xóm làng ven hồ, từ xa xưa, đây là nội cỏ nương dâu. Cư dân của làng thường là nô t́, phi tần hết thời được sủng ái, những người hàng năm bị nhà vua thải loại, bị đưa ra đây phải tự trồng dâu chăn tằm, dệt lụa mà sinh sống. Thứ lụa họ dệt ra khá tinh xảo, gọi là "trúc bạch". Dệt đến đâu bán hết đến đó nên họ có thể sinh sống tạm ổn những năm tháng về già. Từ đó mà thành cái tên huyền thoại bên con hồ lưu truyền có con Trâu Vàng nằm nghe sóng nước.
Rất nhiều đêm trăng sáng, trăng muộn màng lên trên mặt hồ Trúc Bạch, óng ánh xôn xao trên đường Thanh Niên, từ dưới bóng cây đầy gió nh́n xuống mặt hồ Trúc Bạch, tưởng như có hàng ngh́n con rắn vàng rực rỡ đuổi theo nhau trên mặt nước, mà mặt nước cũng đă biến thành thứ vàng lỏng long lanh như một cơi tiên giới.
Hà Nội xưa nay nổi tiếng về nhiều món quà ngon. Hồ Trâu Vàng, cụ thể là trên đường Thanh Niên có đóng góp một món quà ngon nổi tiếng vào đó. Món bánh tôm Hồ Tây có lẽ không một người Hà Nội nào không từng ăn qua. Nó có mặt cả giữa thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu, nhưng chắc chắn không thể có nơi nào ngon bằng được ăn món đặc sản ấy ngay trên con tàu không bao giờ đắm, có bóng đa, gốc liễu và đầy sương đầy gió này.
Bột ḿ tốt, con tôm tươi mới đánh từ ḷng Hồ Tây lên, thêm ít khoai lang thái chỉ cho thơm mùi khoai nướng, hương vị đồng quê, đem rán, chấm nước mắm dấm tỏi, chua cay, mặn ngọt, kèm thêm rau sống gồm rau muống chẻ nhỏ, xà lách ngắt ngắn, các loài rau gia vị như rau mùi, rau húng Láng, rau tía tô, rau ngổ ba lá... Chiều hè, lộng gió, bạn bè rủ nhau đi chơi mà tâm sự, những món ăn cầu kỳ, nặng nề là không cần thiết. Phải được ḥa ḿnh vào thiên nhiên trời đất, th́ đường Thanh Niên này là món quà quư giá của trời cho. Ăn nhẹ nhàng, có đủ hương vị, không nặng bụng, lại ḥa ḿnh vào cây vào gió, có khi đang ăn mà một chiếc lá đa tinh nghịch sà ngay xuống mặt bàn, hay chạm vào vai thực khách như chiếc vỗ vai thân thiện.
Con trâu đi trong đời, từ trong đời đó đă đi vào huyền thoại. Con Trâu Vàng từ huyền thoại Hồ Tây nó trở lại với cuộc đời muôn vẻ rộn ră của thời đại mới.
Để thêm yêu mến Hà Nội, có khi ta phải bỏ ra hẳn một ngày mà đi ṿng Hồ Tây qua những tên làng như niềm thơ, quay về đường Thanh Niên thưởng thức món quà dân dă nhưng khá ngon lành, đặc trưng Hà Nội, mới thỏa nỗi khao khát niềm tri kỷ với Thăng Long Hà Nội ngh́n năm.
Nhà văn Băng Sơn
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
pisces130351
member
REF: 429165
03/04/2009
|
Anh Goldsnow142 ơi:
Cám ơn Anh đă post các chủ đề rất hay ,lạ hoặc gần gủi mà đôi khi người ta không nhớ hay không biết
Tôi chỉ xin được góp 01 ư: Đoạn nhà sư Minh Không có đề cập đến cái nón "tu" ,thực ra,đúng tên của nón này là "tu lờ" .Chắc đây là lổi về in ấn ?
Trân trọng
|
|
goldsnow142
member
REF: 429195
03/05/2009
|
Cám ơn bạn pisces130351 đă ghé thăm .Đúng như bạn nói đấy , do in ấn nên sót chữ , lẽ ra phảilà nón tu lờ .
Hồ Tây là một địa điểm mang nhiều ư nghĩa đối với Hà Nội và những người yêu mến Hà Nội .Xin sưu tầm một bài viết tâm sự của một người với Hồ Tây .
Lời nguyện cầu cho Hồ Tây
Mỗi khi nhắc, nghĩ về một Hà Nội th́ tôi, và có lẽ cũng như nhiều ai khác dù chưa kịp h́nh dung th́ đă lấp loáng trong trí miền không gian sáng bừng đủ rộng để hoang mang, đủ dài để thương nhớ: Hồ Tây.
Một toạ độ mà các yếu tố văn hoá, lịch sử tan hoà vào cảnh sắc xoá nhoà các lằn ranh khái niệm trong lớp sương mù huyễn hoặc ngh́n năm cô kết thành năng lượng tinh thần để cho Hồ Tây có một linh hồn. Hợp lưu của lớp lớp tao nhân mặc khách. Nơi gặp gỡ của chúng sinh phiêu dạt. Đến rồi đi, ai đó cũng được một chút ǵ của Hồ Tây in dấu tâm hồn, khắc ghi da thịt. Kẻ th́ đa mang day dứt, kẻ nợ ân t́nh. Và tôi chàng trai tỉnh lẻ những năm xưa cũ may cũng có chút Hồ Tây riêng ḿnh. Một bông hoa cúc dại nở rụt dè trên bờ đất ngăn cách nơi thả sen và mặt sóng bời bời…
Tháng 5 năm 1979, tôi - chàng lính binh nhất từ Quân khu Tây Bắc xuôi Hà Nội tham gia trại viết văn về trận chiến biên giới vừa tạm qua cao trào khốc liệt. Trại viết lang bang hết mấy ngày ở trong thành rồi lại dinh lên mạn Hồ Tây dăm hôm.
Con đường Thanh Niên gầy mảnh giữa hai hàng cây cơm nguội bạc mốc khẳng khiu. Lưa thưa người xách túi vải thả bộ cúi gằm. Người đạp xe gh́ miết. Ặc ặc rú ga xe tải quân sự xơ xác lá ngụy trang. Mới lửng chiều mà sương khói Hồ Tây đă nương nương, sóng ngời lên vệt rải quạt mặt trời. Mấy chấm đen rời rạc ném rủi cào ốc lom khom ven bờ cỏ… Túi rủng rỉnh một tháng phụ cấp và 12 đồng 5 hào tiền nhuận bút bài viết đầu tiên in trên báo Quân đội, tôi ngồi đợi người bạn lính cùng quê trong nhà hàng bán bánh tôm và bia hơi. Nói là bạn, nhưng anh hơn tôi hai tuổi, vừa huấn luyện xong khoá sơ cấp đặc công hội quân bên Gia Lâm, chờ lên biên giới.
Anh hẹn có mặt trước 14 giờ, nhưng 17 giờ mà chưa đến. Thời đó, người ta có thể vào nhà hàng Nhà nước muốn ngồi bao lâu tuỳ thích mà không phải gọi món. Và nhân viên cũng không muốn hỏi rằng quư khách dùng ǵ. Hơn nữa, tôi muốn có mặt bạn th́ mới gọi món thật long trọng cho xứng đáng với những đồng nhuận bút thiêng liêng. Ngờ đâu 18 giờ hơn anh mới hớt hải ào đến. Liếm mồ hôi nhỏ giọt, anh nói phải trốn trại. Nh́n chiếc bàn trống trơn trước mặt, anh ngạc nhiên.
Tôi hùng dũng bước vào quầy, nhưng hỡi ôi, những người bán hàng đă sắp sửa đổi ca. Những chồng cốc thuỷ tinh lăm tăm bọt khí dưới đáy chỉ là những xác ruồi. Bếp than đă ủ. Mấy chiếc khay sắt tráng men chỉ c̣n vụn bánh, râu tôm, rau sống dập nát…Cửa hàng đă không c̣n thứ ǵ cho tôi mua.
Khi tôi thờ thẫn quay lưng, th́ người thiếu phụ mặt buồn, mặc áo phin nâu cổ lá sen, bê ra một khay bánh tôm và chiếc bi-đông nhôm quân dụng. Những chiếc bánh không c̣n nguyên h́nh hài, những con tôm mất đầu hoặc đuôi. Đây là tiêu chuẩn bánh và bia của chị được mua lại khi hết ca. Bia th́ vẫn tươi, bánh th́ không được đẹp nhưng rất ngon…chị nhường lại cho hai anh bộ đội…
Bát nước chấm mới. Đĩa rau thơm mới. Thiếu phụ đứng xa bên rào chắn kín đáo quan sát chúng tôi ăn uống ào ào mà thở dài. Chưa xong mấy miếng bánh th́ anh bạn nh́n đồng hồ hất tấp chùi mép. Về đơn vị gấp. Anh đến bên thiếu phụ bối rối cảm ơn, ấn tiền vào tay chị.
Em ở đồng rừng mà, nghe nói bánh tôm Hồ Tây ngon nổi tiếng cả nước. Lần đầu tiên trong đời em được ăn đấy. Nói dại, không có chị th́ có lẽ em đi trận chết mà chẳng biết vị bánh tôm Hồ Tây nó thế nào. H́ h́..
Đang đếm tiền, nghe đến câu cuối của anh, lập tức chị ấn trả sấp bạc nhàu nhĩ. Nhưng anh đă chạy ra đến mặt đường nhập nhoạng bóng cây cơm nguội…
Tôi không ngờ đó là lần cuối tôi gặp anh và lần đầu anh được ăn bánh tôm Hồ Tây. Ba tháng sau tôi rời trại viết ven hồ th́ hay tin anh đă hy sinh ở Hà Giang khi tái chiếm điểm cao 1509.
Anh tên là Lê Hồng Hương, học cùng tôi suốt cấp I đến cấp II…
Những ngày nhai bo bo trong ám ảnh khói súng ấy tôi có cả mùa rực rỡ những sen trắng sen hồng với cô học viên Quân Y có ông ngoại ở làng Nghi Tàm. Những chiều đạp xe ḷng ṿng quanh hồ nước thanh tĩnh buồn ngu ngơ như cánh chim nước chới với mặt sóng. Chân trời của Hồ Tây là một vệt mờ xanh. Ngắm mưa rào nhảy múa mặt hồ. Mùng Một ngày Rằm, tôi thường phải theo trông giữ xe đạp cho cô cầu bái hết đền đến phủ…
Không nhớ đă bao Chủ nhật Tôi và người ta lang thang rồi cố t́nh lạc lối trong cái ngơ rải sỏi, ngơ nghiêng nghiêng gạch chỉ lát hay ngơ hồng mịn phù sa như mê cung, trên cao xanh ngời những na, những roi hồng roi trắng, hồng xiêm trong ngan ngát buồn hương của hoa sói hoa ngâu hoa cau và những cơn gió đẫm tinh hương sen tẩm thơm cả quân phục lính đẫm mồ hôi. Mái ngói rêu ẩn hiện sau hàng rào râm bụt, hiên nhà lơ lửng gị lan, vại nước mưa úp ngang cán gáo dừa. Tiếng chim cu gáy giọng thổ ánh kim bị ngắt chừng bởi tiếng quân cờ chém sỹ chiếu tướng chan chát.
Trong ngôi nhà cổ tường gạch Bát Tràng, câu đầu, xà cột, rui mè, quá giang, bẩy , kẻ gỗ mít chạm lộng, trường kỷ gụ, và những đồ đồng ám màu nhang khói, tôi đă hong hóng ngồi chịu chuyện của ông lăo ngoại tám mươi. Ông lăo cổ xưa thường thấy trong văn Nguyễn Tuân.
Ngồi ưu hoài quanh câu chuyện Không Lộ đúc chuông hay bức ảnh xém vàng thời gian của đồn binh Pháp, những lầu son gác tía từng soi bóng Hồ Tây cùng huư kỵ của những triều vua, mà bây giờ chỉ c̣n thiên nhiên sản vật cảnh sắc Hồ Tây với dấu tích đền đài thờ phụng Thần Phật và những người có công hộ quốc độ dân. Con hồ linh thiêng đă sàng lọc qua thời gian và hoá giải qua thời gian mọi vết nhơ của chúng sinh bằng nguồn nước trong lành tự nhiên và an ủi nuôi dưỡng chúng sinh bằng sản vật sinh ra từ cơ thể ḿnh.
Biết tôi tập tọng văn chương, một lần ông lăo đă hỏi tôi về người câu cá dị thường. Tôi ậm ừ th́ ông lăo đă gay gắt.
Nói ông ta trộm cá là vô lư. Cá Hồ Tây là của trời đất. Trời đất ban cho con người thứ người ta cần. Mỗi ngày ông ta chỉ lấy đủ dùng cho ḿnh, nhưng cuốn sách của ông ta viết th́ lại làm giàu có cho bao con người. Viết những cuốn sách với những dũng khí như thế so với những con cá có thấm ǵ. Người ta có biết rằng chính họ đă không công bằng khi lấy mất của ông ấy cả một cuộc sống b́nh thường của một con người?
Th́ ra nhà văn của Vượt Côn Đảo ở sau đ́nh làng. Một ngôi nhà lợp lá, nền đất và những chiếc ghế ghép cành ổi nh́ thấy rơ qua cánh cửa mở toang. Cô sinh viên Quân Y đă dẫn tôi đi xem nhà của Phùng Quán. Chúng tôi không dám bước vào mà chỉ đứng bên ngoài bờ dậu. Người đàn ông vẻ lam lũ gió sương, chưa già lắm nhưng cḥm râu luôm nhuôm bạc, quần ta xén ống, áo bà ba phanh ngực, ngồi chạng chân tu rượu từ chiếc vỏ chai bia Hà Nội nhấm với mấy ngó sen sống trắng ởn…
Cái ông gọi là Phùng Quán bỗng quay mặt ra, cô nàng bối dối kéo tay tôi khỏi rặng cây cúc tần. Nàng nhận xét và cật vấn. Ông ta hiền lắm, thích trẻ con. Gặp ai nói ǵ cũng chỉ cười hề hề. Một người như thế sao lại có thể viết được văn nhỉ. Có người bảo ông ta xấu, nhưng một người yêu trẻ con th́ không thể là người xấu. Anh có thích trẻ con không?
Ngày đó tôi đă không thể trả lời nàng trả lời những câu hỏi của chính tôi về Hồ Tây. Và về Phùng Quán.
Tôi nhớ mỗi câu chuyện hay từ ông lăo h́nh như lúc nào cũng phảng phất mùi giấy bản mùi nhang khói, mùi chè Thái ướp hoa sói, mùi rượu sen, rượu nếp cái hoa vàng. Hơn một khám phá tôi được biết rằng các bậc văn nhân ngày trước quanh quanh Hồ Tây, thích uống chè Tân Cương Thái Nguyên ướp hoa sói. Hoa sói mới sành. Hoa sói cũng có gạo trắng li ti bám theo chiều dọc cuống hoa. Sói thân thảo, lá hao hao lá chè tươi, mọc khóm nhỏ ngay bậc hè hay đầu thềm lên xuống. Cả khóm một mùa hoa sói đương độ cũng chưa bằng lượng gạo của hai bông sen. hoa sói, hương thanh tịnh, tao nhă, ẩn tàng sâu sắc chỉ có hương không phô phang hương sắc đằm thắm kiểu thị thành như sen bấy lâu thuộc số đông.
C̣n rượu. Hạt sen già của Hồ Tây bóc vỏ đồ chín cùng gạo nếp cái hoa vàng Hưng Yên rồi mới gia giảm men bắc. Thứ rượu chỉ nhắm với lạc hoặc cốm Ṿng hay là nộm ngó sen là đúng cách, không th́ nhắp suông rồi đọc thơ cũng phải nhẽ.
Chay tịnh trường cũng nhạt th́ đă sẵn ốc đá vỏ xanh trầm. Mỗi lá bưởi bánh tẻ cuốn một con ốc đá dùng gai bưởi ghim giữ, mỗi bận hấp khoảng mười con trong chiếc niêu đất nhỉnh hơn vốc tay trên hoả ḷ đặt giữa chiếu. Nước mắn cốt Vạn Vân, gừng tươi, hạt mùi khô nghiền mịn, vị cay cà cuống Hồ Tây. Khêu ốc th́ phải lựa những chiếc gai bưởi xanh nguyên, mập, thẳng đều. Gai được thay sau mỗi tuần ốc hấp.
Mà như rượu thuốc dành cho công tử Hồ Tây hay đi sớm về khuya dưới phố cổ th́ được chưng cất từ nguyên hạt sen khô già. Rượu đó ngâm với chân sâm cầm và hai hạt ngọc của chim đực cùng tim của chim cái trong hũ sành, nút chặt bằng lá sen phơi khô, trữ ít nhất ba năm trong bóng tối râm mát mới nên dùng.
Đă ba mươi năm, tôi nghĩ rằng ḿnh vẫn nợ ông lăo những điều ngay cả người Hà Nội chẳng mấy để ư. Có lẽ ông là cuốn bách khoa sống cuối cùng về một đời sống trầm tích của miền Hồ Tây. Sen trên Hồ Tây năm đó tàn hết th́ ông lăo mất. Mất lúc đang uống trà th́ nghe tin đứa cháu trai, hy sinh ở Lạng Sơn. Tôi nhận được thư của cô học viên Quân Y báo tin về ông ngoại và anh trai ḿnh như thế. Và tái bút, cô viết: Em đă đi Phủ khấn nguyện b́nh an cho anh.
Sau này khi biết thêm để so sánh làng của ngôi nhà vườn xứ Huế hay những ngôi nhà đồi trung du cô lẻ, những ngôi nhà miệt vườn Nam bộ phóng khoáng bốn phía gió lùa th́ tôi vẫn không thôi dành cho yêu mến kính trọng và ấm áp về những xóm làng ven Hồ Tây. Nhà cách nhà vườn cách vườn đôi khi chỉ là quy ước của một gốc bưởi, gốc na, mỗi ṿm cổng kết một ṿng cung nghênh khách xanh đỏ râm bụt hay xanh vàng hoàng hoa lan. Thi thoảng mới gặp ngọn tre khô, nứa tép, mảnh tre cắm để cho mồng tơi và mướp đắng làm chỗ nương tựa hơn là ư định ngăn rào…
Thế mà những người nông những người thợ thủ công của kinh thành Thăng Long ven Hồ Tây th́ không bao giờ tiện chân nhón qua cái bờ rào mong manh ấy, hay tự tiện bước qua ṿm cổng mà không hắng giọng. Nông dân mà gia phong nề nếp thị thành. Một không gian văn hoá Hồ Tây điềm tĩnh thế mà lại chứa đựng những mong manh.
Xin cảm ơn Hồ Tây một chút nữa th́ đă cho tôi mối t́nh đầu.
Cô học viên Quân Y năm xưa giờ định cư ở nước ngoài. Mỗi đàm thoại ngắn, mỗi email h́nh như lần nào cũng hoen nước mắt nhớ Hồ Tây. Ngôi nhà cổ của ông ngoại nàng chỉ c̣n trong kư ức như câu chuyện con trâu vàng lặn ngụp nơi đáy nước. Người câu cá kỳ dị cũng đă hoá làm kiếp cá.
Bờ bê tông th́ đă thay mép cỏ. Sen cũng gầy và bớt thắm, sâm cầm thưa bay lại. Sương mù mau tan, gà không muốn gáy cữ định ngày. Ốc đá xanh lại đem hấp thuốc Bắc, dùng những mảnh tôn hoa tam giác như phi tiêu khêu ruột. Khoả tay xuống nước hồ không c̣n ai dám rửa mặt, dẫu cho nước hồ ai đó đă định thay. Nhiều ngại ngần vắng thưa lễ Phủ, nhưng tôi giờ th́ lại nguyện cầu cho Hồ Tây. Và…
Bóng ai đó xanh đang đi lên phía Dinh Đào.
Tôi đang đứng ở bên Hồ Tây mà vẫn thương nhớ Hồ Tây.
Nguyễn Tham Thiện Kế
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|