Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> THƠ LỤC BÁT - ĐỌC VÀ VIẾT (2)

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 giathanh
 member

 ID 45354
 09/05/2008



THƠ LỤC BÁT - ĐỌC VÀ VIẾT (2)
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
I. THƠ LỤC BÁT
Lâu nay, giathanh và có lẽ rất nhiều người yêu thơ, vẫn nghĩ là: Thơ Lục bát là thể thơ riêng ở Việt Nam. Và chỉ có một cách hành luật TRẮC - BẰNG theo nguyên tắc 6/8.v.v.. Bởi hầu hết chúng ta đều chỉ đọc và viết thơ Lục bát theo cách mà chúng ta học được từ giáo tŕnh phổ thông. Các cách làm chủ yếu là theo kiểu "bắt trước". Thế nhưng, thực tế thông tin từ những nhà nghiên cứu thơ cho thấy: Đây là thể thơ có lối gieo vần gần như của chung các dân tộc Đông Nam Á.
Và sau đây, giathanh xin đăng lại nội dung một số vấn đề xung quanh thể thơ này:
------
Bởi cơ cấu ngôn ngữ dị biệt của mỗi dân tộc nên “lục bát” mỗi nơi phát triển khác nhau. Ngay từ cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỉ XVII được ghi nhận là thời điểm ra đời của sử thi Akayet Dewa Mưno, lục bát Chăm đă có mặt. Và trước đó nữa, trong ca dao Chăm, lục bát là thể thơ được độc quyền sử dụng. Chăm gọi nó là thể ariya. Thử xét qua lục bát Việt và Chăm.

1. Lục bát Chăm gieo vần lưng. Chữ thứ sáu ḍng lục hiệp với chữ thứ tư ḍng bát:

Thei mai mưng deh thei o

Drơh phik kơu lo yaum sa urang

Ai đến từ đằng kia xa

Giống người yêu ta riêng chỉ một người
Hiện tượng này chúng ta cũng thấy trong ca dao Việt:

Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

2. Ariya gieo cả vần bằng lẫn vần trắc. Ở trường hợp này, người Chăm gieo vần cũng khá linh hoạt, họ không nhất thiết cứ một cặp bằng rồi đến một cặp trắc. Có khi cả đoạn dài tác giả chỉ sử dụng độc vần bằng, nhưng đột hứng chúng ta thấy vần trắc xuất hiện:

Mai baik dei brei pha crong

Tangin dei tapong kauk luk mưnhưk

Bbuk ai tarung yuw harơk

Tangin dei pơk nhjwơh yuw tathi

Về đi em cho đùi gác

Bàn tay em vuốt, đầu xức dầu thơm

Tóc anh bù rối như rơm

Tay em vuốt th́ mượt như lược chải

Đây là loại vần dù hiếm nhưng cũng có xuất hiện trong thơ ca dân gian Việt:

Ṭ ṿ mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

Nhưng không như ở lục bát Việt, vần trắc tồn tại khá b́nh đẳng với vần bằng trong ariya Chăm. Thậm chí trong một bài thơ dài, nó gần như đứng xen kẽ.

3. Tiếng Chăm là thứ ngôn ngữ đa âm tiết nên khác với lục bát Việt, số lượng tiếng được đếm trong ariya Chăm cũng khác. Có hai trường hợp xảy ra:

- Dạng đếm theo âm tiết: Ḍng lục gồm sáu âm tiết và ḍng bát tám âm tiết, không tùy thuộc vào lượng chữ.

- Dạng đếm theo lượng trọng âm: Hiện tượng đọc lướt, nén chữ (compression), hay nuốt âm (elision) là chuyện b́nh thường gần như là thuộc tính của ngôn ngữ đa âm tiết, nhất là trong sáng tác thơ ca. Tiếng Chăm không là ngoại lệ. Dấu vết của cách đếm này chúng ta cũng có thấy trong một số bài ca dao Việt xưa:

Ḿnh nói dối ta ḿnh hăy c̣n son

Ta đi qua ngơ ta thấy con ḿnh ḅ

Con ḿnh những trấu cùng tro

Ta đi xách nước tắm cho con ḿnh

Nhưng khi lục bát Việt phát triển ổn định, nó dừng lại ở 6-8. Các cách tân sau này không quan tâm đến lượng âm tiết trong câu mà đặt nặng ở vắt ḍng và nhất là ngắt nhịp, th́ lục bát Chăm vẫn phát triển theo kiểu trương nở.

4. Về thanh điệu: Cũng như thanh điệu trong lục bát Việt xưa, ariya Chăm phát triển khá thoải mái. Thoải mái cả khi thanh điệu của lục bát Việt ổn định ở: Bằng Trắc Bằng/Bằng Trắc Bằng Bằng. Xưa lục bát Việt có vần trắc. Và khi bài thơ hơn hai cặp lục bát có lối gieo cả vần bằng lẫn trắc th́ chúng mang dáng dấp của thể song thất lục bát.

Ṭ ṿ mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

Ṭ ṿ ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đàng nào

5. Ngoài các thể lục bát kể trên, người Chăm c̣n có thể pauh catwai (biến thể từ ariya) mà mỗi cặp lục bát đều đứng biệt lập như một bài thơ hoàn chỉnh với đầy đủ ư nghĩa, được kết nối liên hoàn đến cả mấy trăm câu mà vẫn thống nhất qua giọng điệu, tư tưởng mà h́nh thức không khác mấy so với Choka (trường ca) của Nhật (Choka là Shika: 5-7 âm được kết nối liên hoàn).

6. Đến hôm nay, các nhà nghiên cứu chưa thể khẳng định thời điểm ra đời của lục bát, càng không biết dân tộc nào khai sinh ra nó nữa. Nhưng điều chắc chắn là có sự ảnh hưởng và tác động qua lại. Từ thập niên 50 của thế kỉ trước, giới làm thơ Chăm cũng có sáng tác theo thể lục bát thuần Việt: Ổn định, chỉ gieo vần bằng và hiệp vần ở chữ thứ 6 ḍng bát. Dù vậy, cái khung của ngôn ngữ đa âm tiết vẫn chưa hết “g̣ bó” thể ariya Chăm. Để nó không bao giờ hết là nó, nghĩa là đặc trưng Chăm.

II. Các ḍng/khuynh hướng lục bát
Không kể các tác phẩm cổ điển sáng tác theo thể lục bát như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên,… lục bát hiện đại Việt Nam phát triển theo 4 ḍng chính.

- Ḍng lục bát dân gian: Mà lục bát Nguyễn Bính là rất tiêu biểu. Nhịp thơ đều đều, ngôn ngữ dung dị dễ hiểu, h́nh ảnh thơ quen thuộc và gần gũi với đời sống thôn quê Việt Nam. Rất gần với ca dao. Sau này, Đồng Đức Bốn đi theo và phát triển xu hướng lục bát này.

- Ḍng lục bát trí tuệ: Có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận thời Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Mới mẻ ở đề tài và ư tưởng, ngôn từ trí tuệ và chắt lọc bên cạnh là độ nén của ư thơ tạo nên thi pháp rất hiện đại.

- Ḍng lục bát huyền ảo: Ḍng này nẩy nở và phát triển mạnh ở miền Nam thời sáng tác [và ảnh hưởng] Phật giáo thịnh hành. Huy Tưởng, Tuệ Mai và nhất là Phạm Thiên Thư với Động hoa vàng (1973) và Trại hoa đỉnh đồi (1975). Ngôn ngữ thơ mơ mơ hồ hồ bên cạnh h́nh ảnh mông lung, ư tưởng thiếu rành mạch, tạo một cảm giác miên man, mong manh, huyền ảo. Bài thơ đôi lúc chuyển nhịp khá bất ngờ.

- Ḍng lục bát hậu hiện đại: Mở đầu bằng Bùi Giáng. Sáng tác của ông giai đoạn sau, nhất là các bài thơ mà tỉ lệ từ Hán Việt lấn át. Có khi bài thơ chỉ là một chuỗi liên hệ âm, thanh, vần, phép nói lái trong ngôn ngữ nối tiếp hoặc chồng chéo lên nhau, lồng vào nhau như thể một ma trận chữ vô nghĩa; rồi cả chuỗi h́nh ảnh, ư nghĩ giẫm đạp lên nhau, xô đẩy, nhảy cóc rối tù mù.

Một hôm gầu guốc gầm gh́
Hai hôm gần gũi cũng v́ ba hôm

Bôm ha? đạn hả? bao gồm

Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen.

Sau Bùi Giáng, ta thấy Nguyễn Duy cũng có xu hướng này, nhưng không đậm bằng. Các bạn trẻ thành phố Hồ Chí Minh sau đó đẩy xu hướng này đi xa hơn.

Dĩ nhiên đây chỉ là phân loại mang tính gợi ư. Đề tài gợi mở nhiều hướng nghiên cứu rộng và sâu hơn




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network