goldsnow142
member
ID 44425
08/08/2008
|
TẾT TRUNG NGUYÊN ( RẰM THÁNG BẢY )
Tết Trung Nguyên vào ngày rằm tháng bảy âm lịch ,c̣n được gọi là Lễ Vu Lan - một lễ của nhà Phật .
Vu-lan (ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn , cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa , là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các dịch giả Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền ,"treo ngược lên" cho từ Vu-lan, chỉ sự khổ đau kinh khủng khi sa đoạ địa ngục.
Đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đă khuất – một tập tục đáng quư, đáng trọng của người Việt, thể hiện tấm ḷng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.
Theo tín ngưỡng , người ta cho rằng ngày rằm tháng bảy bao nhiêu tội nhân dưới âm phủ đều được tha tội .Bởi vậy mọị gia đ́nh đều làm cỗ bàn cúng gia tiên và đốt vàng mă .
Xuất xứ lễ Vu Lan
Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đă cứu mẹ của ḿnh ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan th́ ngày xưa, Mục Kiền Liên đă tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đă qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nh́n khắp trời đất để t́m. Thấy mẹ ḿnh, v́ gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đă đem cơm xuống tận cơi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đă dùng một tay che bát cơm của ḿnh đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, v́ vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đă hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về t́m Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hăy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đă được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Sự tích ngày xá tội vong nhân
Sự tích lễ cúng cô hồn như sau:
Cứ theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh" mà suy th́ việc cúng cô hồn có liên quan đến câu chuyện giữa ông A Nan Đà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) cũng gọi là quỷ mặt cháy (diệm nhiên). Có một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất th́ thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cơi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại v́ tôi mà cúng dường Tam Bảo th́ ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cơi trên".
Mâm cúng chúng sinh
A Nan đem chuyện bạch với Đức Phật. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Phật tử Trung Hoa gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa, nhưng dân gian th́ hiểu rộng ra và trại đi thành cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa v́ không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. V́ tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn c̣n nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi c̣n nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là (quỷ) miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Điều này góp phần xác nhận nguồn gốc của lễ cúng cô hồn mà chúng tôi đă tŕnh bày trên đây. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". V́ vậy, ngày nay mới có câu : "Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân".
Nhưng lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng.
Cúng cháo
Người ta cúng cháo tức là cúng cô hồn không ai cúng giỗ .
Cúng cháo ở trước cửa nhà .Đồ lễ đặt trên một cái mẹt g̣m có cháo hoa ,cơm nắm thành nắm nhỏ , bánh bỏng ,hoa quả ,kẹo , trầu cau ,có khi có cả xoi chè .Có nhiều đồ mă , vàng hương .Đồ mă thường là quần áo cắt nhỏ thành từng xấp .
Người ta tin rằng khi cúng cháo các cô hồn là cô nhi yểu vong , những người chết đường chét chợ , những người chết không ai biết , không ai cúng giỗ sẽ tới phối hưởng .
Ở các đ́nh chùa lễ cúng có quy mô hơn , có khi đặt đàn làm chay .Cháo đựơc múc ra những bồ đài lá mít cắm ở hai bên đường trước lễ đài .Đồ mă , trái cây , đồ lễ mhiều hơn .Riêng về cháo , ngoài các bồ đài lá mít , c̣n có một nồi cháo đại .Khi cúng lễ xong , những người nghèo tới xin ,trẻ con xô nhau vào cướp hoa quả bánh trái nên gọi là tục CƯỚP CHÁO .Vàng mă được đem hoá , có khi c̣n có sư tụng kinh để cầu siêu độ cho những vong hồn vô thừa tự .
Tục đốt mă
Tục này từ Trung Quốc truyền sang .Đời xưa dùng đ̣ bạch ngọc để cúng tế .Đời sau v́ thấy bạch ngọc đắt và hiếm nên dùng tiền thay thế .Tiền cúng xong đốt đi rất phí .Đến đời vua Huyền Tông nhà Đường có lệnh dùng tiền giấy thay tiền thật ,những thoi vàng , thoi bạc giấy thay cho vàng bạc thật , những h́nh đồng tiền vẽ trên giấy thay cho tiền quan .Đến đời vua Đường Thế Tôn quan Từ tế sứ lo việc tế tự là Vương Dữ dă cho cúng toàn tiền giấy rồi đốt đi .Từ đời Ngũ Đại có thêm tục cúng quần áo , mũ và đồ dùng bằng giấy .
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
bagiacodon
member
REF: 380816
08/08/2008
|
Chào ông goldsnow142. Đọc bài của ông làm bagiacodon nhớ hồi nhỏ mỗi dịp Đ́nh làng Cúng cháo là lại chạy ra để cướp cháo. Các cụ bày mấy nong đồ lễ ở ngoài trời như : bỏng ngô, bỏng gạo, khoai lang, kẹo vừng, kẹo lạc, chè lam, kẹo bột..... cháo th́ múc ra bát và c̣n để hàng nồi to tướng cho dân làng ra lấy mang về. Càng đông người vào cướp cháo các cụ càng mừng
Bây giờ th́ Đ́nh làng vẫn cúng cháo, nhưng hơn hai chục năm nay bagiacodon không ra cướp cháo. Lớn rồi ra đó cướp cháo ngại lắm.
Thế năm nay nhà ông Goldsow cúng cháo, nhớ gói cho bagiacodon một bọc to : khoai lang, khoai sọ, bỏng, kẹo bột, bimbim... nhé
Chúc ông ngày cuối tuần vui
|
|
emnhosamac
member
REF: 380823
08/09/2008
|
Chào Anh Goldsnow
Cảm ơn bài đăng rất ư nghĩa của anh, xin cùng chia sẻ tâm thành hướng về thế giới Tâm Linh tưởng chừng vô h́nh thăm thẳm, nhưng vẫn luôn hiện hữu xa gần, dẫn dắt ta qua muôn nẻo gian truân:
Tiết tháng Bảy mưa rơi lặng lẽ
Quyến khói hương Kính Lễ Vu Lan
Hồng hoang sương rũ ngút ngàn
Tâm Linh hoài vọng muôn vàn kính thương”
Trân Trọng.
ENSM
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|