giangnamlangtu
member
ID 3976
09/12/2004
|
Á Nam Trần Tuấn Khải
Có một lần, trong bài "những bào thơ mà mọi ngu7̣i lầm tưởng là ca dao" tôi có nhắc đến Á Nam Trần Tuấn Khải, Ông là ai? Tôi có một tài liệu nói về ông. Xin được post lên để các bạn tham khảo
Á Nam Trần Tuấn Khải
Nhà thơ Trần Tuấn Khải, bút hiệu Á Nam, sinh tại làng Quang Xán, huyện Mỹ Lộc, ngoại thành Nam Định. Ông sáng tác thơ văn từ lúc c̣n ít tuổi. Năm 1921, ông cho ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tiên: "Duyên nợ phù sinh". Những năm sau, ông cho xuất bản những tập thơ "Bút quan hoài", "Với sơn hà" và một số tác phẩm khác.
Nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải sinh vào cuối thế kỷ mười chín, sống đến gần cuối thế kỷ hai mươi. Như vậy tuổi ông gần tṛn một thế kỷ, đă trải qua thời đất nước phải sống dưới ách thống trị của thực dân Pháp cho đến lúc được sống tám năm trong niềm vui đất nước được hoàn toàn độc lập, thống nhất. Nét chủ đạo của thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải là tinh thần yêu nước thiết tha. Ông "đứng hẳn về ḍng thơ yêu nước" như lời nhận định của các nhà phê b́nh lư luận văn học.
Ông bắt đầu nổi tiếng từ bài thơ "Tiễn chân anh Khóa xuống tàu" in trong tập "Duyên nợ phù sinh". Bài thơ (cũng là bài hát) đó, tác giả viết trong bối cảnh có những nhà Nho yêu nước, v́ ḷng căm phẫn đối với bọn thực dân Pháp, trốn tránh ra nước ngoài để t́m đường cứu nước. Nhân vật trong bài là một người có bằng cấp "Khóa sinh", một học vị b́nh thường của Nho học. "Tiễn chân anh Khóa" gửi gấm tâm t́nh và ước vọng vào một người mang hoài băo giành lại giang sơn từ tay kẻ ngoại xâm.
"Anh Khóa ơi! Chữ tương tư vai gánh nặng nề
Giang hồ anh sớm liệu về kẻo nữa em mong.
Tính toan sao cho phỉ chí tang bồng
Ở nhà, em cũng dốc một ḷng giữ phận thuyền quyên"
Câu thứ ba ngụ ư nhắn "Anh Khóa" gắng thực hiện hoài băo cứu quốc.
"Tiễn chân anh Khóa" được những người hát rong (hát xẩm) đi tŕnh diễn khắp kẻ chợ thôn quê gây cảm xúc hào hùng cho hàng triệu người. "Tiễn chân anh Khóa" được sáng tác vào lúc Á Nam Trần Tuấn Khải mới bước vào tuổi thanh niên. May sao, lúc tới tuổi 81 của ḿnh (1975) sung sướng được thấy Tổ quốc hoàn toàn độc lập, Bắc Nam thống nhất một nhà, ông lại hào hứng viết bài thơ "Mừng anh Khóa về" trong có những câu:
"Em đón anh về với bao hy vọng vẻ vang
Với bao cảnh tượng phi thường khác hẳn năm xưa
Anh Khóa ơi! Cả non sông Hồng Lạc tựa say sưa
Tàu bay, tàu lặn đón đưa che rợp biển trời..."
Thơ Á Nam Trần Tuấn Khải phong phú về đề tài, về chất liệu, về thể thơ. Riêng về thể thơ, ông sử dụng tài t́nh các thể Đường luật, lục bát chính thể và biến thể, các thể ca lư dân gian, thể thơ tự do... Đặc biệt là "Phong dao" (ca dao) của ông có rất nhiều bài đă được "vô danh hóa", nhập vào kho tàng ca dao truyền thống của dân tộc.
Thơ Đường luật 8 câu, kể cả những bài tả cảnh cũng có hàm ư yêu nước như bài "Thuyền đánh cá":
Bạn với cá tôm khi sớm tối
Liều v́ non nước lúc đầy vơi
Anh hùng càng trải cơn ch́m nổi
Càng vững gan xoay, há chịu đời!
Thơ viết theo thể tự do có những bài dựng lên một biểu tượng của tinh thần yêu nước như bài "Gánh nước đêm":
Em bước chân ra
Con đường xa tít
Con sông mù mịt
Bên vai kĩu kịt
Nặng gánh em trở ra về
Ngoảnh cổ trông sông rộng giời khuya
V́ chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai!
Phần "Phong dao" (ca dao) cũng có nhiều bài ai cũng thuộc ḷng mà không rơ tên tác giả mặc dầu đích thực là của Á Nam Trần Tuấn Khải.
Rủ nhau thăm cảnh Kiếm Hồ
Thăm cầu Thê Húc, thăm chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa ṃn
Hỏi ai tô điểm nên non nước này?
Thay
Rủ nhau xuống bể ṃ cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi! Chua ngọt đă từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Nặng ḷng với đất nước và nghiêm túc trong phong cách thơ văn nhưng đôi khi nhà thơ Á Nam cũng cười vui hóm hỉnh khi vẽ "chân dung tự họa".
Bài "Để râu" có đôi câu nhắn nhe với phu nhân nhà thơ:
Mẹ mày chắc cũng không ghen nữa
Tớ đă râu ria đứng đắn rồi
Nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải sống gần tṛn một thế kỷ, đă để lại những tác phẩm tiêu biểu cho một tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ yêu nước đi từ nỗi u sầu triền miên trong thời mất nước đến niềm vui rạng rỡ khi Tổ quốc đă hoàn toàn độc lập thống nhất. Sự chuyển biến tâm tư có tính lịch sử đó ghi dấu ấn không phai mờ trong thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải. Ông đă đóng góp một phần cực kỳ quan trọng vào gia tài văn học Việt Nam.
Hà Nội tháng 8-2001
TRẦN LÊ VĂN
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat