aka47
member
ID 36736
02/11/2008
|
QUÍ VỊ UI...GIÚP GIÚP CHO AK VỚI...
Chủ đề: Nói về người GIÁ RAI.
AK được hân hạnh nói về chủ đề người dân tộc thiểu số (bất kỳ ở đâu ) và AK chọn đề tài NÓI VỀ NGƯỜI DÂN TỘC GIÁ RAI.
Vậy anh chị nào biết nguồn gốc , lịch sử , sở thích , cách sinh hoạt , tế lễ , dân số , tập tục , nơi sống nhiều nhất ..vân vân...xin giúp AK cho AK biết về dân tộc này để cho bài thuyết tŕnh của AK được có giá trị cao..
AK rất cảm ơn , cảm ơn nhiều, nếu có nhiều h́nh nữa th́ rất tốt.
..........
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
aka47
member
REF: 299703
02/11/2008
|
Xin giúp AK càng sớm càng tốt nha Quí Vị.
Xin cảm ơn trước .
........
|
|
baxebe
member
REF: 299716
02/11/2008
|
Người Gia Rai là một dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo. Dân số của dân tộc này khoảng 317.557 người. Người Gia Rai c̣n có các tên gọi khác là người Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor hay Gia Lai. Họ sinh sống và cư trú chủ yếu tập trung ở tỉnh Gia Lai (90%), một bộ phận ở tỉnh Kon Tum (5%) và phía bắc tỉnh Đăk Lăk (4%).
1 Đặc điểm kinh tế
2 Tổ chức cộng đồng
3 Hôn nhân gia đ́nh
4 Văn hóa
5 Nhà cửa
6 Trang phục
6.1 Trang phục nam
6.2 Trang phục nữ
7 Ghi chú
Đặc điểm kinh tế
Người Gia Rai sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt nương rẫy; lúa tẻ là cây lương thực chính. Công cụ canh tác của người Gia Rai giản đơn, chủ yếu là con dao chặt cây, phát rừng, cái cuốc xới đất và cây gậy chọc lỗ khi tra hạt giống. Chăn nuôi trâu, ḅ, lợn, chó, gà phát triển. Xưa kia, người Gia Rai có đàn ngựa khá đông. Người Gia Rai c̣n nuôi cả voi. Đàn ông thạo đan lát các loại gùi, giỏ, đàn bà giỏi dệt khố váy, mền đắp, vải may áo cho gia đ́nh. Săn bắn, hái lượm, đánh cá là những hoạt động kinh tế phụ khác có ư nghĩa đáng kể đối với đời sống của họ xưa và nay.
Tổ chức cộng đồng
Người Gia Rai sống thành từng làng (plơi hay bôn). Trong làng ông trưởng làng cùng các bô lăo có uy tín lớn và giữ vai tṛ điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều nghe và làm theo. Mỗi làng có nhà rông cao vút.
Hôn nhân gia đ́nh
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc hôn nhân. Sau lễ cưới, chàng trai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái đều theo họ mẹ. Ngoài xă hội, đàn ông đóng vai tṛ quan trọng hơn, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn. Ngày xưa, có tục những người cùng ḍng họ (theo phía mẹ), khi chết chôn chung một hố, nay tục này đă giảm.
Văn hóa
Nói đến dân tộc Gia Rai phải kể đến những trường ca, truyện cổ nổi tiếng như "Đăm Di đi săn", "Xinh Nhă"... Dân tộc Gia Rai cũng độc đáo trong nghệ thuật chơi chiêng, cồng, cạnh đó là đàn T'rưng, đàn Tưng nưng, đàn Krông pút. Những nhạc cụ truyền thống này gắn liền với đời sống tinh thần của đồng bào. Người Gia Rai hầu như hát múa từ tuổi nhi đồng cho đến khi già yếu, không c̣n đủ sức nữa, mới chịu đứng ngoài những cuộc nhảy múa nhân dịp lễ hội tổ chức trong làng hay trong gia đ́nh.
Nhà cửa
Có nơi ở nhà dài, có nơi làm nhà nhỏ, nhưng đều chung tập quán ở nhà sàn, đều theo truyền thống mở cửa chính nh́n về hướng Bắc
Trang phục
Có nét riêng trong phong cách tạo h́nh và trang trí. Mặc dù hoa văn trang trí cụ thể các nhóm khác nhau nhưng có thông số chung của tộc người.
Trang phục nam
Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều ṿng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nh́n chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc.
Ngày lễ họ mang khố màu chàm (dài 410 cm * 29 cm), khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo (loại cộc tay và loại dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại ngắn tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn. Loại dài tay giống phong cách áo dài nam Ê-đê hay Mnông.
Cũng giống như mọi dân tộc nào biết dệt vải, may trang phục, người Gia-rai chế tác sợi từ quả cây bông và giữ nguyên màu sợi là màu trắng. Việc tạo ra các sắc màu cho sợi là cả một quá tŕnh kinh nghiệm của người Gia-rai. Đặc biệt họ có truyền thống chế "thuốc nhuộm" từ các thảo mộc có trong thiên nhiên mà trong quá tŕnh sinh sống họ đă thuộc tính nết và công dụng của từng loài. Để tạo ra màu đen hay màu xanh thẫm, họ dùng cây chàm. Các bước thao tác được tiến hành như sau: đầu tiên người Gia-rai đi bắt một loại ốc suối có tên là Bràng, đem giă nhỏ, đổ nước vào lọc, lấy thứ nước đó đổ vào ché ngâm khoảng một tháng. Tiếp theo, dùng đọt chuối, vỏ chuối và rễ cây Kha krông, Kha chót bỏ chung vào cối giă cho thật kỹ, trộn tất cả với sợi trắng tự nhiên, rồi bỏ vào ché ngâm. Khi sợi đă ngả màu đen th́ đem phơi khô. Nước nhuộm c̣n lại được cất giữ trong ghè và khi cần lại có thể sử dụng với các bước như vừa mô tả. Màu đỏ trong trang phục của người Gia-rai chiếm một tỉ lệ khá đậm đặc. Trong cuốn "Hoa văn các dân tộc Gia-rai, Ba-na", Từ Chi, một nhà nghiên cứu dân tộc học nổi tiếng ở Việt Nam có giới thiệu:
" Để tạo ra màu đỏ, người Gia-rai t́m nguyên liệu thực vật "là một loại quả không có lông" là nguyên liệu chính, ngoài ra c̣n có một loại vỏ là cây Tơnung. Trong khi đi điền dă Dân tộc học, tôi được biết thêm người Gia-rai ở vùng Chư pảh c̣n tạo ra màu đỏ bằng cách dùng một loại cây có tên là Nhau trộn với mỡ dê rố đem đun thật sôi, sau đó lấy sợi tự nhiên màu trắng nhúng vào đó, nhấc ra và nhúng vào loại nước xa bon (một loại thuốc màu của người Lào). Thao tác đó được lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi sợi vải có màu đỏ tươi th́ đem phơi khô. Trong y phục của người Gia-rai, màu vàng thường được coi như nét điểm xuyết, tạo nên sắc thái hài hoà theo thẩm mỹ của họ. Một số hoa văn như hoa cây mai, hoa Blang được dệt bằng loại sợi màu vàng. Để tạo ra màu vàng, người Gia-rai thường dùng củ Knhít (nghệ) như các nhà nghiên cứu đă t́m hiểu. ở vùng Gia-rai ARáp có một loài thực vật nữa được dùng để tạo ra màu vàng nhuộm sợi. Đó là loại lá Popẹ. Phụ nữ Gia-rai thường đốt lá rồi trộn với nghệ, sau đó giă nhỏ hoà với nước suối để nhuộm. Cách làm này tạo cho sợi có màu vàng tươi hơn nhiều so với màu từ nghệ. Duy nhất chỉ có sợi màu xanh là người Gia-rai khi nhuộm vẫn phải dùng thứ phẩm hoá học được bán ngoài chợ. Ưu điểm của thứ sợi được nhuộm bằng các thảo mộc tự nhiên là sợi giữ được màu tươi rất lâu, qua thời gian năm tháng thứ màu đó không bị phai, bị nhạt. Từ các sợi với đủ thứ màu sắc, người Gia-rai với bộ khung dệt bằng tay đă tạo ra trang phục của ḿnh như: váy, khố, áo, khăn... Đặc biệt, người Gia-rai rất thích màu đỏ, lấy màu đỏ làm trọng tâm, làm chính trong y phục của ḿnh. Màu đỏ được đặc tả ở hai đầu khố nam với hoa văn lá đót buông dài bằng sợi, ở váy của phụ nữ th́ phần chân váy và miếng đắp ở đằng sau mông cũng được bừng lên sắc đỏ. Trong các lễ hội lớn như lễ bỏ mả (Pờ Thi), lễ cúng hồn lúa (mụ Giạ), lễ cúng Giàng, lễ cúng thần nước (Yàng Ia), lễ cúng thần lửa (Yàng Pui), dân làng Gia-rai trong váy mới, khố mới, áo mới với sắc đỏ rực rỡ say sưa trong nhịp cồng chiêng với điệu múa Xoang truyền thống của dân tộc ḿnh. "
Trang phục nữ
Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ "h́nh thuyền", riêng nhóm Gia Rai Mthur lại có kiểu cổ thấp h́nh chữ V và các loại cổ phổ biến. Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm. Váy là loại váy hở quấn vào thân (kích thước trên dưới 140 cm x 100 cm). Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu (như áo là chính). Có nhóm ở Plây-cu với nguyên tắc trên nhưng được mở rộng thành các mảng hoa văn ở giữa thân váy, nửa thân dưới áo và hai ống tay. Trang sức có ṿng cổ, ṿng tay.
54 dân tộc Việt Nam
Xếp theo nhóm ngôn ngữ
Nhóm Việt-Mường: Chứt | Mường | Thổ | Việt (Kinh)
Nhóm Tày–Thái: Bố Y | Giáy | Lào | Lự | Nùng | Sán Chay | Tày | Thái
Nhóm Môn–Khmer: Ba Na | Brâu | Bru - Vân Kiều | Chơ-ro | Co | Cơ-ho | Cơ-tu | Giẻ-triêng | Hrê | Kháng | Khmer | Khơ-mú | Mạ | Mảng | M'Nông | Ơ-đu | Rơ-măm | Tà-Ôi | Xinh-mun | Xơ-đăng | Xtiêng
Nhóm H'Mông–Dao: Dao | H'Mông | Pà Thẻn
Nhóm Kadai: Cờ lao | La-chí | La ha | Pu péo
Nhóm Nam đảo: Chăm | Chu-ru | Ê-đê | Gia-rai | Ra-glai
Nhóm Hán: Hoa | Ngái | Sán d́u
Nhóm Tạng: Cống | Hà Nh́ | La Hủ | Lô Lô | Phù Lá | Si La
Thấy AK cần khẩn cấp qwá nên góp ư xem có giúp ǵ được chăng ?? Chứ không có ư định "cua" em đâu nhe , nghỉ lầm là tội chít đó ..hê..hê... Chúc thành công nhé ..hê..hê..hê.. Thân !
|
|
aka47
member
REF: 299723
02/11/2008
|
Cảm ơn anh BA XEBE...
Quá tuyệt vời , vậy mà AK kiếm hổng ra.
Anh Ba Xe Be cho tài liệu như vầy là quá sức đầy đủ.
Rất ghi dạ biết ơn.
Sáng thứ tư này AK có thuyết tŕnh.
Ước ǵ có thêm h́nh ảnh nữa th́ thật tuyệt vời.
Rất cảm ơn anh Ba nghe anh Ba. Quí lắm .
Hôm nào gặp anh tặng anh 1 đồng hồ ...sắt. (đập không bể).
hihii
|
|
baxebe
member
REF: 299727
02/11/2008
|
Tặng thêm một mớ về : NGÀY TẾT CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM để AK buồn buồn "ngó" hay đọc cho đời bớt khổ ..hê..hê...
Nước Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc ḿnh.
Tết Prơ-giê-râm của người Cơ Tu
Vào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-râm. Đây là ngày lễ lớn nhất trong năm. Nhà nhà đều trang trí hết sức đẹp đẽ. Các loại ghẻ, cung nỏ, giáo, mác, thanh la, trống, chiêng được lau chùi cẩn thận. Ở nhà Gươi (nhà làng) người ta dựng cột đâm trâu bằng cây gạo trạm trổ, sơn vẽ đẹp mắt. Nhiều sinh hoạt văn hoá diễn ra tại nhà Gươi như kể chuyện, nhảy múa, hát dân ca. Con gái được dịp trao đổi tâm t́nh và rủ nhau chơi xuân kéo dài cả tháng....
Tết Nhảy của người Dao
Người Dao ở Việt Bắc cho rằng, ngày đầu năm không được làm việc mà chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào nhà ấy đều trang hoàng sáng sủa và dán nhiều câu đối bằng chữ Hán lên cột nhà hay trên các vách tường để đón mừng xuân.
Người Dao đón Tết bằng Tết Nhảy gọi là "Nhiang chằm Đao" để rèn luyện sức khoẻ và vơ nghệ. Tết Nhảy bắt đầu trước tết Nguyên đán chừng vài ba hôm. Thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa. Tết Nhảy, mỗi người phải nhảy múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giă...
Tết Giọt Nước của người Xơ đăng
Người Xơđăng ở Kontum ăn tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng 3 dương lịch. Sau khi măn mùa, người Xơ đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ "cúng máng" để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.
Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền. Riêng "Lễ cúng máng nước" cho buôn làng th́ được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức.
Tết của người Mông
Tết Nguyên đán của người Mông gọi là Naox-Cha. Trong dịp này, ngoài một con lợn béo được chuẩn bị sẵn ra, người ta c̣n làm bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng...
Tết của người Mông thường tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết dương lịch chỉ có mấy hôm. Đêm giao thừa các gia đ́nh thường cử con trai đi "mở nước", tức là đi lấy nước ngoài sông suối đem về nhà cúng tổ tiên.
Tết của người H'Ré
Tết của đồng bào H’Ré ởă Quảng Ngăi cũng kéo dài suốt vài tháng liền. Mỗi gia đ́nh phải lo nấu bánh tét, làm rượu cho thật nhiều. Nhà giàu có phải nấu từ 20 đến 40 nồi bánh tét, ủ hàng trăm ché rượu cần, hạ vài con trâu để đăi khách và bà con trong buôn làng. Tất cả mọi người đều tề tựu về nhà chủ làng để ăn mừng, chúc tụng lẫn nhau. Sau đó mới lần lượt đến các nhà khác. Họ vừa ăn uống vừa múa hát. Đàn ông th́ đeo ống chinh, c̣n đàn bà th́ đeo ống bương lấy hai tay vỗ vào đầu ống sẽ tạo thành tiếng bập bùng, bập bùng... Họ thích tṛ chơi nhảy kẹp. Hai người một nam, một nữ dùng một đ̣n nhảy dài chừng hai mét, trơn láng rồi đập vào nhau. Cứ hai người ngồi đập th́ hai người nhảy, thay đổi cho nhau.
Tết Bỏ Mả của người Gia Rai
Tết Bỏ Mả của đồng bào Gia Rai ở tỉnh Gia Lai cũng tương tự như Tết ăn nhà Mả của đồng bào Ba Na nhưng được tổ chức lớn hơn nhiều. Trong suốt thời kỳ Bỏ Mả, bà con trong buôn làng kéo nhau đi viếng từng nhà để thưởng thức của ngon vật lạ. Mỗi khi nghe tiếng thanh la, trống, cồng vang lên ở ngoài nghĩa địa là báo hiệu lễ Bỏ Mả. Người trong buôn nối đuôi nhau, tay cầm đuốc cháy sáng rực tiến về nghĩa địa để chia vui cùng người thân thuộc. Mọi người không quên mang theo rượu, thịt để góp vui cùng gia đ́nh gia chủ trong suốt cuộc lễ. Tùy theo gia cảnh của từng người mà chủ lễ tổ chức đơn giản hay rườm rà. Gia chủ đứng trước ngôi mả có cắm cây nêu thường làm bằng cây gạo treo nhiều lá bùa xanh đỏ bay phấp phới theo chiều gió và đưa tay lên trời lầm rầm khấn vái Yàng.
Tết của người Thái
Người Thái ở Sơn La và Lai Châu đón Tết hầu như suốt cả mùa, gọi là mùa Tết. Đầu tiên là Tết Soong Sịp (Tết Cơm Mới) sau khi lúa ở ngoài đồng đă chín vàng họ giết trâu, mổ lợn, lấy lúa mới đồ xôi nếp để cúng lễ. Mọi nhà đều tổ chức ăn uống vui vẻ. Sau Tết Soong Sịp là Tết Kim Lao Mao (tết uống rượu), tết ông Táo và lớn nhất là Tết Nen Bươn Tiền (Tết Nguyên đán).
Vào ngày đầu năm, họ không quên đem dao, rựa vừa đi ra đường vừa phát quang để thông thoáng cho năm mới. Vui nhất là các hội Xoè Thái nổi tiếng, tha hồ vui chơi cho đến rằm tháng giêng mới măn.
Tết Cơm Mới của người Ê Đê
Tết Cơm Mới của người Rhadé hay Êđê ở Đăk Lăk là vào khoảng tháng 10 dương lịch. Lúc ấy lúa đă chín vàng cả nương rẫy. Mỗi gia đ́nh mang gùi đi tuốt lúa về phơi khô giă lấy gạo để tổ chức ăn mừng lúa chín. Tuỳ theo gia cảnh giầu hay nghèo mà các gia đ́nh giết trâu, ḅ, heo, gà nhiều hay ít.
Lễ vật đặt ở giữa nhà gồm một hay hai chóe rượu cần buộc chặt vào gốc cột và vài đĩa cơm. Gia chủ hay thầy cúng lầm rầm khấn vái: "Lạy thần Mtâo Kia, thần H'Bia Kiu, thần Aêdu, thần Alê Diê đă ban cho chúng con nào thóc lúa, nào kê, nào ngô. Chúng con thỉnh chư vị thần từ phía Đông dăy Ngân Hà nơi gần nguồn gốc của lúa, xin giáng lâm chứng giám. Lạy thần Aê Nghi ở dưới đất, lạy thần Aê Ngăn ở trên trời xin cho mỗi năm lúa được đầy vựạ..".
Tết Yang Pa của người Chơ-Ro
Người Chơ-Ro hay Chu-Ru sinh sống tại Đồng Nai, Lâm Đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ-Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái tŕnh cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy... Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đăi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.
Tết Nhô LirBông của người K'Ho
Người K'Ho hay sinh sống ở Lâm Đồng. Họ ăn Tết sau Tết Nguyên đán của người Kinh ở miền xuôi độ một tháng, gọi là Nhô LirBông, tức Tết mừng lúa về nhà. Tết này kéo dài cả tháng. Hai chữ LirBông có nghĩa là cót thóc. Người LirBông rất quư trọng thóc lúa, v́ thóc lúa là những hạt ngọc của Yàng ban phát. Lễ cúng mừng lúa được tổ chức tại kho lúa của mỗi gia đ́nh, bắt đầu từ xế chiều với sự tham dự của chủ làng và nhiều gia chủ khác. Người ta lấy máu gà hiến sinh bôi lên vựa thóc, sàn kho, các cửa lớn, cửa sổ. Máu gà c̣n được trộn chung với vỏ cây đa, củ nghệ, các con mối đất. Cỏ tranh giă nhỏ để bôi lên ngực, lên trán những thành viên trong gia đ́nh, sau đó c̣n bôi lên những đồ gia dụng. Sau lễ cúng cót thóc trong gia đ́nh, người K'Ho rủ nhau đi từ nhà này sang nhà nọ để ăn uống, ca hát, nhảy múa chung vui, cứ thế cho đến cả tháng trời mới măn.
Tết của người Tày
Người Tày bắt đầu ăn Tết từ ngày 28. Họ trang trí lại nhà cửa, quét dọn sạch sẽ, sắp xếp lại đồ đạc trong nhà. Ngày 29, họ thịt lợn để làm thức ăn như gị chả, thịt nướng, thịt luộc, lạp xường... Ngày 30 Tết, tất cả đồ dùng trong nhà như dao, dựa, cày, bừa... gom vào một nơi để làm lễ cúng và cho nghỉ ngơi ăn Tết. Đêm giao thừa không được thắp đuốc v́ làm như thế năm mới sẽ hạn. Ngày Tết, họ làm đủ thứ bánh như miền xuôi, nhưng chỉ có bánh chưng th́ gói tṛn gọi là bánh tày. Nhiều hội xuân tổ chức vào dịp Tết như hội c̣n, hát lượn thật vui vẻ và hào hứng.
Tết của người Nhắng
Người Nhắng ở Lào Cai ăn Tết giống người Kinh ở miền xuôi. Giờ giao thừa, họ có tục đi lấy nước đầu năm về pha trà cúng tổ tiên. Lúc trở về, bao giờ họ cũng đem theo cành lộc để cắm trên bàn thờ. Bàn thờ của người Nhắng rất đơn giản, chỉ có một bát hương và vài đĩa quả. Trước bàn thờ là một chiếc cồng làm bằng nứa thật dài, c̣n nguyên cả lá uốn cong xuống. Sau đó chọn giờ tốt để mang chum vại ra suối múc nước mang về dùng. Mồng Một Tết, người Nhắng chỉ cúng và ăn đồ chay, họ cũng không ra khỏi nhà mà chỉ chúc tụng những người trong gia đ́nh. Ngày mồng Hai trở đi họ cúng mặn, đi thăm chúc Tết bà con họ hàng và đến các đền miếu để cầu xin những điều may mắn, tốt lành cho gia đ́nh. Ngày Tết, họ cũng tổ chức vui chơi, ca hát cho đến lễ Lục Tùng, tức lễ cúng ông Thần coi về mùa màng vào mồng bảy tháng Giêng mới măn.
Tết của người Ba Na
Người Ba Na ở B́nh Định và Gia Lai thường ăn Tết thật linh đ́nh và hầu như tổ chức lễ tết quanh năm. Về lễ, họ có nhiều lễ lớn như Bru-Hoposat (lễ Bỏ Mả) vào tháng Giêng và tháng Hai; lễ Midak-Mat-Aton để cầu hồn người chết, Lễ Puh-Sodu để xua đuổi tà ma; Lễ Koh-Sa-Kopo để cầu b́nh an vào khoảng tháng 6 dương lịch và lễ Nùng Chàm để cầu mưa thuận gió ḥa. Cuối cùng là Tết Et Tojur Sa hay Yang Sré (Tết măn mùa) tổ chức sau mùa gặt hái (khoảng sau Tết Nguyên đán ở miền xuôi).
Riêng người Ba Na ở B́nh Định ăn Tết măn mùa gọi là CHRUL-COL kéo dài cả tháng vào dịp trăng tṛn để cho cuộc vui thêm trọn vẹn.
Tết của người Khmer Nam Bộ
Người Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tổ chức ăn Tết Chôn Chăm Mây và tháng "chét" theo lịch Khmer, tức vào khoảng tháng Tư dương lịch, nhằm vào ba ngày 13-14-15 trăng tṛn. Người Khmer xem Tết Chôn Chăm Mây là ngày lễ tôn giáo và cũng là dịp để tẩy sạch bụi trần.
Trong ngày đầu năm, họ lo đi viếng chùa lễ Phật, sau đó xuống sông gánh cát đắp nhiều ngọn núi cát chung quanh chùa. Đến ngày mồng Bốn Tết trở đi, họ mới đi thăm viếng chúc tụng lẫn nhau, đồng thời tổ chức các tṛ vui chơi. Những tṛ vui thường tổ chức trước sân chùa vào ban đêm dưới ánh trăng.
Tết của người Lô Lô
Người Lô Lô ở Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu cũng giống như người Kinh, họ chuẩn bị lợn gà, các loại bánh trái thật đầy đủ để ăn Tết. Ngay từ 29-30 Tết, các nhà đều dọn dẹp sạch sẽ để tống khứ uế tạp trong năm cũ. Chiều 30 Tết, mọi gia đ́nh tổ chức bữa cơm sum họp và người chủ gia đ́nh chúc phúc cho hết thảy các thành viên..Người Lô Lô có tục đón giao thừa bằng cách đánh thức tất cả gia súc nuôi trong nhà cùng dậy. Tất cả đồ dùng trong gia đ́nh và cây cối trong vườn đều được dán giấy màu vàng bạc để nghỉ ngơi trong ba ngày Tết.
Tết của người Hrê
Tết của đồng bào Hrê gọi là H’Tend. Tiếng địa phương có nghĩa là hội tế. Họ không ăn Tết cùng một ngày với nhau mà mỗi làng, mỗi xă định ra ngày Tết của riêng ḿnh. Vào những ngày cuối năm, người cao tuổi có uy tín trong buôn làng bàn bạc, lựa chọn ngày để chủ làng (Prăk - Play) quyết định ngày ăn Tết và bảo cho mọi người, mọi nhà được biết mà lo chuẩn bị. Vào ngày Tết, nhà nào cũng có nồi bánh tét trong nhà. Những gia đ́nh giàu có nấu một lần đôi ba nồi, ủ hàng chục ché rượu cần đem đăi khách. Nhà nào vào dịp cuối năm bẫy được nhiều thú rừng th́ đem chia cho làng. Họ quan niệm của thần linh ban cho th́ mọi người cùng hưởng.
Ngày Tết thứ nhất được mở đầu là lễ H’vang H’Nim (chủ yếu tiễn năm cũ, đón năm mới). Tiếp đến là lễ cúng K’la Hoang, Chem H’rai, Quai Xiroo mà nội dung chủ yếu là rước thần linh, tổ tiên về ăn Tết cùng người sống, cầu mong sự no đủ, tránh được điều xấu, kẻ ác. Sáng ngày Tết thứ hai, làm lễ cúng trâu (Ta H’reo Capơ) ngay trước cửa chuồng. Đây là lễ cúng đặc biệt quan trọng. Đối với người Hrê, ngoài giá trị của cải, con trâu là vật thân thiết giúp họ kéo gỗ, cày bừa. Sau đó chủ nhà dọn cơm lam, rượu, thịt để mời khách cùng cả nhà ăn uống no say. Con trai th́ trổ tài đánh chiêng, chơi đàn K’râu, B’rót, múa gươm, phóng lao, đánh vật, leo núi. Con gái nhảy múa, khoe ṿng kiềng và những bộ váy thổ cẩm tự ḿnh dệt lấy. Ngày Tết thứ ba là ngày cuối cùng, gọi là Ô K’roh, đón khách đến thăm nhà. Chủ và khách chúc nhau những lời tốt đẹp.
Tết Yang Pa của người Chơ-Ro
Người Chơ-Ro hay Chu-Ru sinh sống chủ yếu ở Đồng Nai, Lâm Đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Hai tết lớn của đồng bào Chơ-Ro là lễ cúng thần rừng và lễ cúng thần lúa vào khoảng tháng ba âm lịch. Ngày cúng thần lúa cũng là lúc các cô gái tŕnh cho buôn làng các loại bánh ngon như bánh tét, bánh ống, bánh dầy...
Sau lễ cúng thần lúa tại nhà là bữa ăn tập thể do gia chủ đứng ra khoản đăi tại nơi hành lễ. Thường thường nơi cúng lễ là gốc cây cổ thụ trong buôn làng. Họ quan niệm thần lúa thường đến nghỉ ngơi ở đó.
|
|
aka47
member
REF: 299729
02/11/2008
|
Cảm ơn anh nhiều lắm anh Ba ui.
Như vầy là quá sức tuyệt vời.
Lấy thêm phần Bỏ Mả nữa là dư ăn rùi. V́ AK chỉ nói về người Gia Rai thui.
Dư giờ th́ có thể nói thêm.
Anh Ba Xe Be ui...có h́nh ảnh không anh?
Chúc anh vui Tết trọn năm nghe.
hihii
|
|
baxebe
member
REF: 299732
02/11/2008
|
Daan ca Gia Rai
Gia rai là một sắc tộc có số dân đông nhất ở cao nguyên Tây Nguyên, Việt Nam (khoảng 250.000 người). Tiếng nói Gia rai được xếp vào ngữ hệ Nam Đảo (hay c̣n gọi là Ma-lay-ô Pô-ly-nê-đi).
Ting teng (No 1): là một bài nhạc cồng. Nhạc cồng rất gắn bó với cư dân Tây Nguyên. Hầu như các gia đ́nh khá giả đều có dàn cồng. Dàn cồng Gia rai thường có từ 8 - 15 chiếc, chia làm hai nhóm: cồng lồi và cồng phẳng, kích thước các cồng to nhỏ khác nhau. Đường kính của chiếc lớn nhất từ 60 - 70 cm, chiếc nhỏ nhất khoảng 20 cm. Trong dàn c̣n có thêm 1 chiếc trống to và đôi chũm chọe nhỏ. Dùi đánh cồng phẳng là một mẩu gỗ mềm dài chừng 10 cm, đường kính 4 cm; dùi đánh cồng lồi làm bằng một đoạn gỗ dài hơn, khoảng 20 cm, một đầu dùi được bọc vải, đôi khi c̣n quấn dây mây. Nhạc cồng do nam giới diễn tấu và chỉ vang lên trong các dịp hội hè, lễ lạt. Có thể nói nhạc cồng là một thành phần của nghi thức hành lễ. Mỗi nghi thức hành lễ có một bài cồng quy định riêng. Bài Ting teng là bài cồng chính đánh trong lễ đâm trâu mừng thắng lợi quân sự.
Các bài hát "Pơkǎ Pơsit" (No 2), "Pơka" (No 4), "Rơ Plơi" (No 6), "Iâu Mǎ Brua" (No 9) là tên các bài hát do những người hát tự đặt tên. Thanh niên nam nữ Gia rai rất yêu ca hát. ở mọi lúc, mọi nơi họ đều có thể hát ngẫu hứng trên các làn điệu dân ca. Đặc biệt trong những đêm liên hoan trai gái thường hát đồng ca hay hát đỗ. Hát đố là một tṛ chơi và một cuộc hát đối của hai bên nam nữ. Một bên hát lên một câu hỏi và bên kia hát đáp lại. Cuộc hát cứ như thế kéo dài và dần dần chuyển sang nội dung giao duyên, càng về khuya càng t́nh tứ, quyến rũ. Cùng tham gia với những người hát, c̣n có những người chơi đàn Ting ning đệm cho hát. Đôi khi người hát tự đệm đàn cho ḿnh.
Các bài "Bên suối" (No 3) và "Pokke" (No 8) là âm nhạc của đàn T'rưng. Đàn T'rưng rất phổ biến trong các cộng đồng cư trú ở Tây Nguyên. Đàn được làm từ những ống nứa to nhỏ khác nhau. Mỗi ống đều có mấu kín một đầu, đầu kia gọt vát. ống dài, to phát âm trầm; ống ngắn, nhỏ phát âm cao. Các ống được xếp thứ tự và buộc với nhau thành chuỗi, nằm dài như cái vơng. Khi chơi đàn, người Gia rai buộc một đầu T'rưng lên cành cây, đầu kia quấn vào bụng và hai tay cầm hai que gơ lên mặt đàn. Âm nhạc T'rưng thường vang trên nương rẫy. Người Gia rai chơi đàn T'rưng để giải trí sau những giờ lao động mệt nhọc, đồng thời đánh động, xua đuổi muông thú không đến phá hoại mùa màng. Ngày nay đàn T'rưng đă được đưa lên sân khấu âm nhạc chuyên nghiệp.
Pơ thi (No 5): đây là bài nhạc do đàn Ting ning độc tấu, mô phỏng lại bài nhạc cồng trong lễ hội "bỏ nhà mồ" (người Gia rai gọi là lễ hội "Pơ thi"). Đàn Ting ning là loại đàn dây gẩy. Cấu tạo gồm một ống tre lồ ô dài 50 - 70 cm, đường kính 5 - 7 cm. Hai đầu ống kín, trên thân ống người ta dùi khoảng 10 - 12 lỗ để cắm trục lên dây. Dây đàn mắc vào các trục vặn, đầu dây c̣n lại mắc vào các mấu được gắn ở phía dưới gốc đàn. ở gần gốc đàn, người ta gắn vào thân đàn một nửa quả bầu khô làm bầu cộng hưởng. Đôi khi c̣n gắn thêm một nửa quả bầu khô nữa đối xứng ở đầu bên kia của đàn. Dây đàn mắc đều thành từng nhóm ba dây xung quanh thân đàn. Khi diễn tấu, người diễn cầm đàn tỳ gốc đàn vào bụng, hướng đàn phía trước, hai tay vừa đỡ lấy thân đàn, vừa dùng ngón tay búng dây đàn. Nhạc Ting ning do đàn ông diễn tấu, giải trí trong lúc nông nhàn, đệm cho hát và các nhạc cụ khác hoặc độc tấu mô phỏng những bài nhạc cồng.
Pơha Muckrǎm (No 6)- bài nhạc độc tấu của cây đàn K'nư có đệm bằng cây đàn Ting ning. K'nư là nhạc cụ dây kéo, cấu tạo đàn đơn giản. Đàn được làm bằng một ống nứa nhỏ, đường kính 2 - 3 cm, dài 30 - 70 cm. Một đầu gắn mấu gỗ nhỏ làm điểm tựa mắc dây. Đầu kia có một trục lên dây đàn, trên thân đàn có gắn 4 mấu để làm phím bấm. K'nư chỉ có 1 dây. Cung kéo đàn là 1 thanh nứa dẹt. Đàn K'nư không có bầu cộng hưởng. Khi diễn tấu, người ta ngậm trong khoang miệng một mảnh lam tṛn, mỏng làm bằng sừng trâu (mảnh lam buộc vào một sợi dây tơ có 1 đầu nối vào dây đàn), dùng hai hàm rǎng giữ lam đàn kéo cho sợi tơ cǎng ra. Khi kích âm, chấn động của dây đàn sẽ truyền qua sợi dây tơ làm rung lam đàn trong khoang miệng. Và lúc này miệng người chơi đàn có vai tṛ như bầu cộng hưởng. Người chơi đàn vừa hát vừa kéo đàn tạo ra nhiều âm sắc khác nhau. K'nư rất được thanh niên nam giới ưa sử dụng, độc tấu hoặc ḥa tấu với những nhạc cụ khác.
Cồng Pơ thi (No 10): là nhạc cồng trong lễ hội "Bỏ nhà mồ", người Gia rai gọi là lễ hội Pơ thi. Hàng nǎm, khi mùa khô đến, mùa màng đă thu hoặch xong, người Gia rai chuẩn bị vật liệu, làm nhà mồ mới và làm lễ bỏ nhà mồ cho người chết. Lễ Pơ thi là lễ hội lớn nhất, dài nhất và đông vui nhất trong các lễ hội của người Gia rai. Tại đây không những chỉ có các dàn cồng trong làng tổ chức tham gia, mà c̣n tập trung nhiều dàn cồng của các làng kế cận đến góp vui. Tiếng cồng vang vọng núi rừng, làm náo nhiệt cả khu nhà mồ vốn quanh nǎm tĩnh lặng và hoang vu. Các bài cồng trong lễ Pơ thi chủ yếu phỏng theo giai điệu của các làn điệu dân ca.
Thêm vài tấm h́nh nửa nè cưng ..hê..hê... ( nghe khoái qwá xá hén ) Củng chúc tết em thật vui vẻ may mắn và màu hồng nhé , hy vọng AK bớt "chảnh" lại một chút cho mấy cu tư nhà ta nhờ ..hê..hê..
|
|
aka47
member
REF: 299749
02/11/2008
|
Quá độc đáo , không biết nói ǵ ngoài 2 tiếng CẢM ƠN.
Vậy là dư ăn dư mặc rùi. Em mà chấm nhất , anh muốn em thưởng cái ǵ nè...
Anh ui...AK hổng có chảnh th́ làm sao "bớt" chảnh đây. Có mới bớt chứ lị...
Thui , em hổng có chảnh với anh đâu.
Chảnh một xíu chị BA XE BE uưnh em chít.
Cảm ơn lời chúc tốt đẹp của anh nha.
Em cũng chúc lại anh bằng 5 , bằng 10.
hihii
|
|
da1uhate
member
REF: 299751
02/11/2008
|
Tên tự gọi: Gia Rai.
Tên gọi khác: Giơ Ray, Chơ Ray.
Nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân.
Dân số: 242.291 người.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ hệ Malayô Pôlynêixa (ngữ hệ Nam Đảo).
Lịch sử: Dân tộc Gia Rai là một trong những cư dân sớm sinh tụ ở vùng núi Tây Nguyên, lan sang một phần đất Campuchia. Trong xă hội Gia Rai xưa đă có Pơ tao ia (vua nước) và Pơ tao pui (vua lửa) chuyên cúng trời, đất, cầu mưa thuận gió hoà... Trước thế kỷ XI người Ê Đê, Gia Rai được gọi chung một tên là Rang Đêy. Vào thế kỷ XV-XVI sử sách phong kiến Việt Nam ghi nhận danh hiệu Thủy Xá (vua nước), Hoả Xá (vua lửa). Chỉ có người đàn ông họ Siu mới được làm vua lửa, vua nước và con gái họ Rơ chom mới được quyền làm vợ hai vua. Có lẽ chữ Pơ tao đồng nghĩa với Mtao của người Chăm, Tạo của người Thái và Thao của Lào, đều chỉ người thủ lĩnh.
Hoạt động sản xuất: Kinh tế trồng trọt là cái gốc của hoạt động sản xuất. Đất đai là đối tượng tác động lao động được phân chia thành hai loại - đất chưa canh tác có tên: đê, trá, lon, vô chủ và đất canh tác gọi chung là Hma, phần sở hữu của mỗi gia đ́nh. Hma gồm những mảnh đất trồng trọt theo cách nửa vườn, nửa rẫy; nương phát, đốt, cuốc xới đất và trọc lỗ tra hạt. C̣n ruộng nước dùng cuốc xới ; sục bùn và đang chuyển sang cày, bừa dùng 2 ḅ kéo.
Tượng nhà mồ là nét độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc Tây Nguyên. Tượng nhà mồ Gia Rai gồm nhiều dạng tượng người và thú vật. Cặp tượng nam nữ khoả thân trong ảnh được dựng ở bên trái của nhà mồ về hướng đông.
Chăn nuôi gia đ́nh có: trâu, ḅ, ngựa, voi, lợn, gà, chó... Trong đó trâu là vật ngang giá trong việc trao đổi vật quư như chiêng, ché và hiến sinh trong lễ nghi tín ngưỡng. Nghề phụ gia đ́nh có: mộc, rèn và đan lát. Những người thợ thủ công đă làm ra những chiếc gùi dùng để đựng đồ mặc, trang sức, vận chuyển. Nghề dệt với khung dệt kiểu Inđônêdiêng khá thịnh hành tạo được tấm vải khổ rộng, hoa văn đẹp.
Ăn: Gạo tẻ là lương thực chính; lương thực phụ là ngô. Thức ăn có rau, muối, ớt, canh rau, lâu lâu mới có bữa thịt, cá. Bữa cơm hàng ngày có thể cả gia đ́nh ngồi quanh nồi cơm, bát ớt... hoặc chia thành từng phần cho mỗi người. Bữa tiệc, lấy ché rượu cần làm trung tâm, quanh đó có các món ăn đựng trên bát, đĩa hoặc lá chuối để vừa ăn, vừa uống. Khi rượu ngà say có hát, nhảy múa, đánh chiêng. Trừ trẻ thơ, mọi người bất kể nam nữ đều hút thuốc lá.
Mặc: Đàn ông đóng khố vải trắng kẻ sọc nhiều màu (toai), ngày lễ đóng khố vải chàm dài 4 m và rộng 0,30 m, có đường viền hoa văn và buông tua chỉ nhiều MÀU Ở HAI ĐẦU. Áo màu đen cộc tay, hở nách, đường viền hoa văn chỉ màu chạy dọc hai sườn mang đậm dấu vết kiểu pông-sô. Pơtao hoặc chủ làng mặc áo chàm che kín mông, tay dài, chui đầu, có một mảng sợi màu đỏ làm khuy và khuyết cài từ cổ đến ngực. Dưới dải cúc là miếng vải đỏ h́nh vuông khâu đáp vào để làm dấu hiệu là áo. Đàn bà mặc váy chàm (dài 1,40 m x rộng 1 m), có đường viền hoa văn chạy quanh gấu. Phần cạp có tua chỉ trắng hoặc màu. Váy không khâu liền thành ống nên khi mặc chỉ cuốn vào thân để chỗ giáp hai đầu về phía trước. Họ mặc áo cánh ngắn bó sát thân, dài tay. Trên cánh tay áo có chiếc được thêu những đường ṿng hoa văn chỉ màu. Nơi ở quanh năm nóng nực nên cả nam lẫn nữ ưa thích cởi trần.
Ở: Nhà sàn cho mỗi gia đ́nh một vợ một chồng mẫu hệ. Kiến trúc có hai loại. Nhà sàn dài kiểu la-yun-pa, dài 13,5 m và rộng 3,5m là kích thước trung b́nh cho mỗi nhà. Nhà được phân thành hai phần: bên mang và bên óc. Cửa bên óc chỉ quay về hướng Bắc và bên óc dành cho những người đàn bà - chủ gia đ́nh mẫu hệ. Trong nhà có hai bếp. Nhà nhỏ kiểu Hđrung với kích thước rộng 3m x dài 9m. Chiều cao từ đất lên đ̣n nóc không quá 4,50m. Cửa chính thông ra sàn phơi chỉ quay về hướng Bắc. Hai bên cửa chính có hai cửa sổ. Trong nhà chỉ có một bếp.
Phương tiện vận chuyển: gùi có hai dây đeo qua vai là h́nh thức phổ biến. Ngoài ra có ngựa, voi để thồ và cưỡi. Voi c̣n dùng để kéo...
Quan hệ xă hội: Làng (Plơi hoặc Bôn) vừa là đơn vị cư trú vừa cấu kết thành tổ chức xă hội, có một hội đồng gồm những ông già chủ tŕ chung (Phun pơ bút). Hội đồng chọn người đứng đầu làng (Ơi pơ thun, Thap lơi hay Khoa plơi), có lệ làng gọi là Kđi. Xă hội Gia Rai truyền thống có h́nh thức cố kết vùng gọi là Tơ ring. Người đứng đầu Tơ ring là Khoa Tơ ring, giúp việc xét xử có Po phắt kđi và Thao kđi. Tơ ring là cộng đồng lănh thổ, khi có chiến tranh trở thành liên minh quân sự.
Ḍng họ theo chế độ mẫu hệ nên phả hệ hoàn toàn tính về ḍng mẹ. Khối cộng đồng máu mủ được tập hợp thành từng họ - Kơ nung hoặc Đgioai. Mỗi họ thường được phân chia nhiều ngành hoặc phân đôi, thành họ khác. Mỗi họ, mỗi ngành kiêng một tô tem riêng. Gia đ́nh nhỏ mẫu hệ là nét nổi bật của người Gia Rai khác với trường hợp người Ê Đê là đại gia đ́nh mẫu hệ.
Cưới xin: Luật tục nghiêm cấm những người cùng ngành họ và ḍng mẹ lấy nhau. Tuổi từ 18-19 nam nữ tự do lựa chọn người yêu, trong đó nữ chủ động lựa chọn lấy chồng. Phong tục giản đơn, không mang tính chất mua bán và do nhà gái chủ động. Bảo lưu tục chồng chết, vợ lấy em chồng và ngược lại vợ chết, chồng có thể lấy chị vợ. Khi đă thành vợ thành chồng th́ đàn ông phải sang nhà vợ, không có trường hợp ngược lại.
Khi tổ chức các lễ hội đâm trâu cúng thần, người Gia Rai thường biểu diễn cồng chiêng. Những người đàn ông đóng khố, khoác trên ḿnh tấm choàng lớn có hoa văn trang trí, vừa đánh cồng, chiêng vừa nhảy múa xung quanh cột đâm trâu.
Sinh đẻ: Bà mẹ được coi trọng. Khi mang thai họ không được làm việc nặng nhọc. Họ rất lo sợ đẻ khó và chết v́ sinh nở. Khi sinh nở sản phụ phải kiêng khem nhiều thứ như không ăn cơm nấu mà chỉ dùng cơm lam, không ăn thịt mà chỉ ăn rau...
Ma chay: Người Gia Rai theo tục tất cả người cùng họ mẹ chôn chung một huyệt. Người đàn ông chết phải khiêng về chôn ở huyệt phía mẹ ḿnh. Trong huyệt chung ấy, các quan tài được xếp kề sát bên nhau theo chiều ngang rồi chồng lên theo chiều dọc. Khi quan tài cao bằng miệng huyệt th́ lấy ván kê bốn bề để chôn tiếp vài ba lớp nữa mới làm lễ "bỏ mả" (Họa lui, Thi nga hay Bó thi) - một nghi thức lớn trong quá tŕnh tang lễ.
Nhà mới: Việc làm nhà mới bắt đầu bằng nghi thức bói t́m đất. Bà chủ đem 7 hạt gạo đặt trên đất rồi lấy cái bát úp lên để bói t́m sự linh ứng của thần đất. Sau 3 ngày, 3 đêm đi lật bát lên xem nếu hạt gạo c̣n nguyên là thuận. Ngược lại, mất hạt nào th́ phải đi phải đi bói t́m chỗ khác. Đặt hạt gạo để bói xong tổ chức ăn uống, ḥ reo, múa chiêng 3 ngày. Dựng nhà xong lại mở hội nhà mới 3 hôm nữa mới kết thúc.
Thờ cúng: Người Gia Rai theo vạn vật hữu linh. Thần linh (Yang) có nhiều loại, trong đó có ba loại nổi bật được nhắc đến trong lễ cúng hàng năm hay nhiều năm một lần:
* Thần nhà (Yang sang) lực lượng bảo vệ nhà cửa được cúng trong nhà. Khi nhà mới dựng th́ phải tiến hành nghi thức lễ đâm trâu và trồng cây gạo.
* Thần làng (yang ala bôn) và thần nước (yang ia) là lực lượng bảo vệ làng xóm và cuộc sống của mọi thành viên được cúng ở bến nước và chân núi.
* Thần vua (Yang pó tao) do vua lửa, vua nước, vua gió (ptao agin) tiến hành lễ cầu trời, mưa thuận, gió hoà và mùa màng tươi tốt.
Ngoài ra, người Gia Rai c̣n tin khi chết các linh hồn biến thành ma. Có hiện tượng gán cho người có ma thuật làm hại gọi là ma lai.
Lễ tết: Xưa nam nữ đến tuổi thành niên có tục cưa răng hàm trên. Việc này do ông già Pô khoa tkơi thực hiện bằng cách lấy liềm cắt hoặc dùng một viên đá ráp chà xát vào hàm răng trên, ở ven suối. Cầm máu răng bằng lá thuốc (Tkoi am). Nữ 1-2 tuổi xâu lỗ tai, sau đó lấy bấc cây căng dần tai ra để đến khi trưởng thành th́ đeo hoa tai bằng ngà voi có đường kính đến 6 cm. Nam giới không căng tai mà chỉ đục lỗ để đeo khuyên.
Lễ nghi lớn nhất là lễ bỏ mả, tạc tượng mồ, lễ lên nhà mới, có ăn, uống, hát, biểu diễn cồng chiêng.
Lịch: Tháng giêng được tính từ ngày có trận mưa đầu tiên tương đương với tháng 4 dương lịch. Tháng 12 lịch Gia Rai (tháng 3 dương lịch) gọi là Blanning, nghỉ ngơi lao động và làm các lễ nghi tôn giáo, tín ngưỡng.
Học: Người Gia Rai đă có bộ chữ theo mẫu tự La-tinh. Giống như tất cả các dân tộc khác, hiện nay học sinh đều học tiếng và chữ phổ thông.
Văn nghệ: Người Gia Rai có nhiều trường ca như Đăm San, Xinh Nhă, Đăm Di... thể hiện dưới h́nh thức hát thơ có đệm đàn Tưng nưng. Những điệu vũ dân gian Gia Rai có một số động tác mô phỏng những cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc. Đàn Tơ rưng, Krông put, Tưng nưng ... rất được phổ biến.
Chơi: Thanh niên thích chơi kéo co trong ngày lễ.
---
AK từ từ nghiên cứu đi ha, mấy dân tộc này ít người nên tài liệu cũng ít. D vội đi làm rồi, chưa kịp coi bài post nữa, chúc AK vui nhen.
|
|
goldsnow142
member
REF: 299768
02/11/2008
|
Chào AKA .
Tư liệu về dân tộc Gia rai th́ có nhiều .Nhưng gấp quá và cũng không biết cách post lên mạng nên chỉ gưỉ cho bạn mấy h́nh có sẵn .Chúc buổi thuyết tŕnh của bạn thành công .
Tháp Pklong
Trang phục của người Gia rai
Nhà mồ của người Gia rai
|
|
aka47
member
REF: 299833
02/11/2008
|
AK rất rất cảm ơn da1uhate , và Goldsnows cho AK những tài liệu quí giá.
AK nghĩ bây nhiêu cũng dư sức qua cầu rùi.
Chúc tất cả an lành hạnh phúc nha.
Xin cảm ơn lần nữa.
hihii
|
|
niemthuongnho
member
REF: 299842
02/11/2008
|
Ngotaygl gốc là người dân tộc Bana, không biết anh ta có họ hàng ǵ với người Gia rai khong hén ?
Khi nào Aka hỏi hắn thử nha Aka
|
|
aka47
member
REF: 306449
02/24/2008
|
Anh NG̣ đúng là dân gốc BANANA...
Thấy ảnh ăn chuối hoài.
Ăn ǵ bổ nấy fải hôn anh Ng̣?
hihii
|
|
aka47
member
REF: 306481
02/25/2008
|
Đúng như vậy , anh nhớ kỹ wá ha.
Fashion Valley có cái tiệm đó.
AK hổng có vô , họ bán giá trên trời thui hà.
hihii
|
|
soluuhuong1
member
REF: 352604
06/01/2008
|
_AK_ "đằng í" đâu rồi
hôm qua mới gặp bồi hồi vẫn nguyên
hôm nay ngày nghỉ cuối tuần
sao chẳng thấy em gái thăm Diễn Đàn
hỏi thăm ánh mắt mơ màng
hỏi thăm má ửng môi hồng ngây thơ
hỏi thăm hờn giân vu vơ
hỏi thăm duyên dáng ngẩn ngơ muôn chiều
hỏi thăm xinh sắn nụ cười
hỏi thăm yêu dấu ngọt ngào ḍng thơ
hỏi thăm ngày ấy bây giờ
t́nh anh tất cả trao về Thanh Thanh
hihihi, chúc em vui nhiều, hihihi
|
|
katy200578
member
REF: 560490
08/27/2010
|
Cho minh hoi , gio minh muon hoc tieng Giarai de giao tiep voi ho thi lay tai lieu o dau, ban co khong share cho minh voi nhe.
co gi send voi mail yahoo cua minh nha ban: katy200578@yahoo.com. Thanks so much!
|
|
tennhaque
member
REF: 560493
08/27/2010
|
.xem thêm..bấm vào đây
.sinh hoat dám cuới
vài h́nh ảnh
|
|
aka47
member
REF: 560496
08/27/2010
|
Thời gian đi nhanh wá.
Mới chớp mắt mà hơn 2 năm rồi.
Bồi hồi và biết bao đổi thay của DĐ..
Cảm ơn anh NhaQue cho thêm tài liệu nha. Thấy tấm h́nh cuối chắc anh về làm rễ Gia Rai wá.
hihii.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|