anhcongtam
member
ID 28870
09/05/2007
|
Thanh Co Loa
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
anhcongtam
member
REF: 212145
09/05/2007
|
Thân chào các bạn!
Có Bạn nào biết về tiểu sử của các Anh Thư nước Việt mà AcT đăng h́nh lên trên Diễn Đàn này!..
Nếu bạn nào biết, có thể bổ túc thêm, chân thành cám ơn trước.
AcT chỉ biết được một vài vị thôi.
Hồ Xuân Hương
Tác giả: Hồ Xuân Hương
Cảnh làm lẽ (Lấy Chồng Chung)
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!
Năm th́ mười họa, nên chăng chớ,
Một tháng đôi lần, có cũng không...
Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.
Thân này ví biết dường này nhỉ,
Thà trước thôi đành ở vậy xong.
|
|
anhcongtam
member
REF: 212147
09/05/2007
|
Thái Hậu Dương Vân Nga (Dương Hậu)
vợ Vua Đinh Tiên Hoàng, húy là Dương Vân Nga, không rõ năm sinh năm mất.
Vốn là con ông Dương Thị Hiển quê ở vùng Như Quan, Ninh B́nh (có tài liệu nói bà tên là Dương Thị Ngọc Vân, con gái Dương Tam Kha. Cũng có sách chép là Dương Thị Lập. ) rồi trở thành vợ Đinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng Đế, Dưong Vân Nga đă phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức ḿnh. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ to nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Là người có tầm nh́n xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận rơ chỉ có Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết t́nh h́nh nghiêm trọng ấy.
Khi đề cao vơ công văn trí của Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không kể đến sự cống hiến của Dương Vân Nga đối với đất nước. Có thể xem Dương Vân Nga là cái đầu nối giữa Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho công cuộc thống nhất đất nước do Đinh Bộ Lĩnh khởi xướng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấy đă không được sử liệu chú ư đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà.
Bà vốn là mẹ sứ quân Ngô Nhật Khánh. Đinh Tiên Hoàng dẹp xong Nhật Khánh, lấy bà làm vợ, sau đó đưa người con gái riêng của bà (tức em Ngô Nhật Khánh) làm vợ Đinh Liễn.
Khi nghe tin Đinh Tiên Hoàng đă mất, tự quân còn nhỏ, nhà Tống muốn thừa cơ sang cướp nước ta. Lúc quân Tống sắp kéo sang, các tướng đồng lòng với Phạm Cự Lượng truất phế Đinh Tuệ, suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Chính bà đă tự tay lấy Hoàng bào khoác vào vai Lê Hoàn và giúp ông làm nên việc lớn.
Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của ḍng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của ḿnh, sẽ gây ra nạn bè đảng, tranh chấp, đẩy đất nước vào hoàn cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ v́ Dương Vân Nga đă lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại trở thành vợ Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đă xoá sạch công lao của bà. Ngược lại cách nh́n nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng đắn. Vùng Hoa Lư c̣n lưu truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nhằm ghi nhận công lao của bà.
CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN
Vào cuối thế kỷ 13, sau khi cùng liên kết đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ, mối giao hảo giữa Đại Việt và Chiêm Thành (Champa) khá tốt đẹp. Tháng 2 năm tân sửu (1301), nước Chiêm Thành gởi sứ giả và phẩm vật sang thăm viếng ngoại giao. Khi đoàn sứ giả Chiêm Thành về nước, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi theo. Lúc đó thượng hoàng đă xuất gia đi tu, gặp khi rảnh rỗi, ông qua thăm Chiêm Thành, vừa để trả lễ, vừa để du ngoạn, từ tháng 3 đến tháng 11 âm lịch cùng năm.
Vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman IV, trị v́ 1287-1307), nguyên là thái tử Bổ Đích (Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI (trị v́ 1257-1287). Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhavarman III đă già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước, và đă chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô (Sogatu).
Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gả con gái ḿnh là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân nầy. Lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đ́nh nước ta. Thời đó, quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đă khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vị vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân nầy.
Măi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lư) ở phía bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông mới nhận lời, và lễ cưới diễn ra năm 1306 (bính ngọ). Năm 1307 (đinh mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu [Thuận = theo, theo lẽ phải], châu Lư thành Hóa Châu [Hóa = thay đổi, dạy dỗ]. So với ngày nay, Thuận Châu từ phía nam tỉnh Quảng Trị và phía bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu gồm phần c̣n lại của tỉnh Thừa Thiên và phía bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay; diện tích tổng cộng vùng đất nầy khoảng 10.000 km2.
Huyền Trân được vua Chế Mân phong tước hoàng hậu Paramecvari. Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307). Vua Trần Anh Tông thương em, sợ Huyền Trân bị đưa lên giàn hỏa thiêu chết theo chồng trong tục lệ Chiêm Thành,(1) nên nhà vua cho tướng Trần Khắc Chung (tức Đỗ Khắc Chung) sang Chiêm lấy cớ viếng tang, rồi lập mưu đưa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt.(2) Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định, sau khi trở về nước, Huyền Trân công chúa đă đến tu ở chùa Nộn Sơn, xă Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sách nầy không cho biết chính xác thời điểm công chúa đi tu, nghĩa là công chúa đă đi tu ngay khi về nước hay sau khi đă về già?(3) Số phận hoàng tử Đa Da không được sử sách nhắc đến.
Cuộc hôn nhân Huyền Trân và Chế Mân tượng trưng cho sự phát triển một cách ḥa thuận về phương nam theo truyền thống sống cùng và để người khác cùng sống của người Việt. Sự hy sinh của công chúa Huyền Trân đă được một tác giả vô danh đề cao trong một bài ca Huế theo điệu nam b́nh rất được truyền tụng cho đến ngày nay:
Nước non ngàn dặm ra đi, mối t́nh chi,
Mượn màu son phấn, đền nợ Ô Ly,
Đắng cay v́, đương độ xuân th́,
Số lao đao hay nợ duyên ǵ?
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn với ch́,
Khúc ly ca cớ sao mà mường tượng Nghê thường!
Thấy chim hồng nhạn bay đi, t́nh tha thiết.
Bóng dương hoa quỳ
Nhắn một lời Mân quân, nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân, v́ lợi cho dân,
T́nh đem lại mà cân,
Đắng cay trăm phần.
|
|
ladieubongg
member
REF: 212171
09/05/2007
|
Câu thơ sau đây LDB kh6ng nhớ của ai nói về việc công chúa Huyền Trân bị triều cống cho vua Chiêm Thành:
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng mán thằng mường nó leo!
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|