Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> ´¯ Tại sao người VN nên học biết sử VN`*·.·*

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 mtbha
 member

 ID 27872
 08/14/2007



´¯ Tại sao người VN nên học biết sử VN`*·.·*
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Bài tựa dưới đây được sử gia Trần Trọng Kim viết cho quyển sách của ông. Tôi thấy rất có ư nghĩa nên muốn chia sẽ cùng bạn đọc.

@*Tựa
Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đă qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, t́m ṭi cái căn nguyên những công việc của người ta đă làm để hiểu cho rơ những vận hội trị loạn của một nước, những tŕnh độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đích là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đă phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.
Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước ḿnh mới có ḷng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xă hội của tiên tổ đă xây dựng nên mà để lại cho ḿnh. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đă có đủ cơ quan và thể lệ làm cho một nước độc lập, th́ cũng có sử cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử từ đời nhà Trần, vào quăng thế kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử. Nhưng cái lối làm sử của ta theo lối biên niên của Tàu. nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện ǵ quan trọng th́ nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thích cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào.
Nhà làm sử lại là người làm quan, vua sai coi việc chép sử, cho nên dẫu thế nào sự chép sử cũng không được tự do, thường có ư thiên vị về nhà vua, thành ra trong sử chỉ cần chép những chuyện quan hệ đến nhà vua, hơn là những chuyện quan hệ đến sự tiến hóa của nhân dân trong nước. Vả, xưa nay ta vẫn chịu quyền chuyên chế, vẫn cho việc nhà vua là việc nước. Cả nước chỉ cốt ở một họ làm vua, cho nên nhà làm sử cứ theo cái chủ nghĩa ấy mà chép sử, thành ra sử đời nào cũng chỉ nói chuyện những vua đời ấy mà thôi. Bởi vậy xem sử ta thật là tẻ, mà thường không có ích lợi cho sự học vấn là mấy.
Sử của ḿnh đă không hay, mà người ḿnh lại không mấy người biết sử. Là v́ cái cách học tập của ḿnh làm cho người ḿnh không có thể biết được sử nước ḿnh. Bất kỳ lớn nhỏ, hễ ai cắp quyển sách đi học th́ chỉ học sử Tàu,chứ không học sử nước nhà. Rồi thơ phú văn chương ǵ cũng lấy điển tích ở sử Tàu, chứ chuyện nước ḿnh th́ nhất thiết không nói đến. Người ḿnh có ư lấy chuyện nước nhà làm nhỏ mọn không cần phải biết làm ǵ. Ấy cũng là v́ xưa nay ḿnh không có quốc văn, chung thân chỉ đi mượn tiếng người, chữ người mà học, việc ǵ cũng bị người ta cảm hóa, chứ tự ḿnh th́ không có cái ǵ là cái đặc sắc, thành ra thật rơ như câu phương ngôn: "Việc nhà th́ nhác, việc chú bác th́ siêng!" Cái sự học vấn của ḿnh như thế, cái cảm t́nh của người trong nước như thế, bảo rằng ḷng v́ dân v́ nước mở mang ra làm sao được?
Nhưng dẫu thế nào mặc ḷng, nước ta đă có sử ta th́ cũng có thể bởi đó mà biết được những sự đă qua ở nước ta, và có thể bởi đó mà khảo cứu được nhiều việc quan hệ đến vận mệnh nước ḿnh từ xưa đến nay xoay vần ra làm sao. Hiềm v́ sử nước ta th́ làm bằng chữ Nho cả, mà chữ Nho th́ từ rày trở đi chắc rồi mỗi ngày một kém đi. Hiện nay số người đọc được chữ Nho c̣n nhiều, mà trong nước c̣n không có mấy người biết được chuyện nước nhà, huống chi mai sau này chữ Nho bỏ không học nữa, th́ sự khảo cứu về những việc quan hệ đến lịch sử nước ḿnh sẽ khó biết bao nhiêu!
Nay nhân sự học ở nước ta đă thay đổi, chữ quốc ngữ đă phổ thông cả trong nước, chi bằng ta lấy tiếng nước nhà mà kể chuyện nước nhà, ta soạn ra bộ Việt Nam Sử Lược, xếp đặt theo thứ tự, chia ra từng thời đại, đặt thành chương, thành mục rơ ràng, để ai ai cũng có thể xem được sử, ai ai cũng có thể hiểu được chuyện, khiến cho sự học sử của người ḿnh được tiện lợi hơn trước.
Bộ Việt Nam Sử Lược này, soạn giả chia ra làm 5 thời đại: Thời đại thứ nhất là Thượng Cổ thời đại, kể từ họ Hồng Bàng cho đến hết đời nhà Triệu. Trong thời đại ấy, từ chương thứ III, bàn về xă hội nước Tàu trước đời nhà Tần, phần nhiều là những chuyện hoang đường, huyền hoặc cả. Những nhà chép sử đời trước cũng theo tục truyền mà chép lại, chứ không có di tích ǵ mà khảo cứu cho đích xác. Tuy vậy, soạn giả cũng cứ theo sử cũ mà chép lại, rồi cũng phê b́nh một đôi câu để tỏ cho độc giả biết rằng những chuyện ấy không nên cho là xác thực.
Thời đại thứ nh́ là Bắc Thuộc thời đại, kể từ khi vua Vũ Đế nhà Hán lấy đất Nam Việt của nhà Triệu, cho đến đời Ngũ Quí, ở bên ta có họ Khúc và họ Ngô xướng lên sự độc lập. Những công việc trong thời đại ấy, th́ sử cũ của nước ta chép rất là sơ lược lắm. V́ rằng trong thời đại Bắc Thuộc, người ḿnh chưa được tiến hóa, sự học hành c̣n kém, sách vở không có, cho nên về sau những nhà làm sử của ta chép đến thời đại này cũng không kê cứu vào đâu được, chỉ theo sử Tàu mà chép lại thôi. Vả, người Tàu lúc ấy vẫn cho ḿnh là một xứ biên địa dă man, thường không ai lưu tâm đến, cho nên những chuyện chép ở trong sử, cũng sơ lược lắm, mà đại để cũng chỉ chép những chuyện cai trị, chuyện giặc giă, chứ các công việc khác th́ không nói đến.
Thời đại Bắc Thuộc dai dẳng đến hơn một ngh́n năm, mà trong thời đại ấy dân t́nh thế tục ở nước ḿnh thế nào, th́ bấy giờ ta không rơ lắm, nhưng có 1 điều ta nên biết là từ đó trở đi, người ḿnh nhiễm cái văn minh của Tàu một cách rất sâu xa, dẫu về sau có giải thoát được cái ṿng phụ thuộc nước Tàu nữa, người ḿnh vẫn phải chịu cái ảnh hưởng của Tàu. Cái ảnh hưởng ấy lâu ngày đă trở thành ra cái quốc túy của ḿnh, dẫu ngày nay có muốn trừ bỏ đi, cũng chưa dễ một mai mà tẩy gội cho sạch được. Những nhà chính trị toan sự đổi cũ thay mới cũng nên lưu tâm về việc ấy, th́ sự biến cải mới có công hiệu vậy.
Thời đại thứ ba là thời đại Tự Chủ, kể từ nhà Ngô, nhà Đinh cho đến sơ-diệp nhà Hậu Lê. Nước ḿnh từ thời đại ấy về sau là một nước dộc lập, tuy đối với nước Tàu vẫn phải xưng thần và chịu cống, nhưng kỳ thực là không ai xâm phạm đến cái quyền tự chủ của ḿnh. Buổi đầu, nhà Đinh, nhà Lê mới dấy lên; c̣n phải xây đắp cái nền tự chủ cho vững bền, phải lo sửa sang việc vơ bị để chống với kẻ thù nghịch, cho nên sự văn học không được mở mang lắm. Về sau đến đời nhà Lư, nhà Trần, công việc ở trong nước đă thành nền nếp, kẻ cừu địch ở ngoài cũng không quấy nhiễu nữa, lại có nhiều vua hiền tôi giỏi nối nhau mà lo việc nước, cho nên từ đó trở đi việc chính trị, việc tôn giáo và việc học vấn mỗi ngày một khai hóa ra, làm cho nước ta thành một nước có thế lực, bắc có thể chống được với Tàu, nam có thể mở rộng thêm bờ cơi. Nhà Lư và nhà Trần lại có công gây nên cái quốc hồn mạnh mẽ, khiến cho về sau đến đời Trần mạt, nhân khi họ Hồ quấy rối, người Tàu đă toan đường kiêm tính, người ḿnh biết đồng tâm hiệp lực mà khôi phục lại giang sơn nhà. Kế đến nhà Lê, trong khoảng một trăm năm về buổi đầu, nước ḿnh cũng có thể gọi là thịnh trị, nhất là về những năm Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497), th́ sự văn trị và vơ công đă là rực rỡ lắm. Nhưng về sau gặp những hôn quân dung chúa, việc triều chính đổ nát, kẻ gian thần dấy loạn. Mối binh đao gây nên từ đó, người trong nước đánh giết lẫn nhau, làm thành ra nam bắc chia rẽ, vua chúa tranh quyền. Ấy thật là một cuộc biến lớn ở trong nước vậy.
Thời đại thứ tư là Nam Bắc phân tranh, kể từ khi nhà Mạc làm sự thoán đoạt cho đến nhà Tây Sơn. Trước th́ nam Lê, bắc Mạc, sau th́ Nguyễn nam, Trịnh bắc, sự cạnh tranh càng ngày càng kịch liệt, ḷng ghen ghét càng ngày càng dữ dội. Nghĩa vua tôi mỏng mảnh, đạo cương thường chểnh mảng: nước đă có vua lại có chúa. Trong Nam ngoài Bắc mỗi nơi một giang sơn, công việc ở đâu, chủ trương ở đấy. Tuy vậy việc sửa đổi ở ngoài Bắc cũng có nhiều việc hay, mà việc khai khẩn trong Nam thật là ích lợi. Nhưng cuộc thành bại ai đâu dám chắc, cơn gió bụi khởi đầu từ núi Tây Sơn, làm đổ nát cả ngôi vua cùng nghiệp chúa. Anh em nhà Tây Sơn vẫy vùng không được 20 năm, th́ bản triều nhà Nguyễn lại trung hưng lên, mà đem giang sơn về một mối, lập thành cái cảnh tượng nước Việt Nam ta ngày nay vậy.
Thời đại thứ năm là Cận Kim thời đại, kể từ vua Thế Tổ bản triều cho đến cuộc Bảo Hộ bây giờ. Vua Thế Tổ khởi đầu giao thiệp với nước Pháp Lan Tây để mượn thế lực mà đánh Tây Sơn. Nhưng về sau v́ những vua con cháu Ngài đổi chính sách khác, nghiêm cấm đạo Thiên Chúa và đóng cửa không cho ngoại quốc vào buôn bán. Những đ́nh thần th́ nhiều người trí lự hẹp ḥi, cứ nghiễm nhiên tự phụ, không chịu theo thời mà thay đổi. Đối với những nước ngoại dương, th́ thường hay gây nên sự bất ḥa, làm cho nước Pháp phải dùng binh lực để bênh vực quyền lợi của ḿnh. V́ những chính sách ấy cho nên mới thành ra có cuộc Bảo Hộ.
Đại khái đó là những mục lớn trong những phần mà soạn giả đă theo từng thời đại để đặt ra. Soạn giả đă cố sức xem xét và góp nhặt những sự ghi chép ở các sách chữ Nho và chữ Pháp, hoặc nhữNg chuyện rải rác ở các dă sử, rồi đem trích bỏ những sự huyền hoặc đi mà soạn ra bộ sách này, cốt để người đồng bang ta biết được chuyện nước nhà mà không tin nhảm những sự huyễn hoặc. Thời đại nào nhân vật ấy và tư tưởng ấy, soạn giả cứ b́nh tĩnh cố theo cho đúng sự thực. Thỉnh thoảng có một đôi nơi soạn giả có đem ư kiến riêng của ḿnh mà bàn với độc giả, thí dụ như chỗ bàn về danh hiệu nhà Tây Sơn th́ thiết tưởng rằng sử là của chung cả quốc dân, chớ không phải riêng cho một nhà một họ nào, cho nên mới phải lấy công lư mà xét đoán mọi việc và không vị t́nh riêng để phạm đến lẽ công bằng vậy.
Độc giả cũng nên biết cho rằng bộ sử này là bộ Sử Lược chỉ cốt ghi chép những chuyện trọng yếu để hăy tạm giúp cho những người hiếu học có sẵn quyển sách mà xem cho tiện. C̣n như việc làm thành ra bộ sử thật là đích đáng, kê cứu và phê b́nh rất tường tận, th́ xin để dành cho những bậc tài danh sau này sẽ ra công mà giúp cho nước ta về việc học sử. Bây giờ ta chưa có áo lụa, ta hăy mặc tạm áo vải, tuy nó xấu xí nhưng nó có thể làm cho ta đỡ rét. Nghĩa là ta hăy làm thế nào cho những thiếu niên nước ta ngày nay ai cũng có thể biết một đôi chút sự tích nước nhà, cho khỏi tủi quốc hồn. Ấy là cái mục đích của soạn giả, chỉ có thế thôi. Nếu cái mục đích ấy mà có thể tới được th́ tưởng bộ sách này là bộ sách có ích vậy.
Trần Trọng Kim

/i>

My blog


{@suutambymtbha}



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 mtbha
 member

 REF: 200714
 08/14/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi vừa đọc được một bài viết khá lạ, và mới trên Đâyvà, vì không đủ trình độ lẫn điều kiện để có một chút nhận định nào đó, nên copier bỏ lên đây. Mong rằng, có một ai đó đủ trình độ và điều kiện để lên tiếng ủng hộ (toàn phần hay chỉ một phần) hoặc phản bác sự kết luận của tác giả Phạm Văn Hưởng về chuyện này.

Đi t́m nguồn gốc chữ quốc ngữ
LTS: Đây là đề tài làm tốn nhiều công sức của các nhà nghiên cứu hàng trăm năm qua. Bằng những tài liệu từ nước ngoài, đặc biệt ở Bồ Đào Nha, Pháp, và cả ở thực địa, GS-TS Phạm Văn Hường (ĐH Bordeaux) đă chứng minh rằng Alexandro Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ quốc ngữ.


Bài viết này có tính chất nghiên cứu khoa học, mọi ư kiến phản biện, tranh luận, tác giả sẵn sàng lắng nghe, với mong muốn làm sáng tỏ lịch sử chữ quốc ngữ.

Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Họ thường đi lại buôn bán bằng đường biển và cư ngụ ở nhiều nơi, nhất là ở Hội An, hải cảng phồn thịnh thời ấy. Ở đây họ định cư lâu dài hơn, và đă xây nhà bằng ngói, gạch. Cũng tại đây, người Bồ Đào Nha đă học được kỹ thuật nung sành, nung sứ, trong những ḷ nung lên đến trên 1.000oC có mũ chụp, kỹ thuật mà thời đó Âu châu chưa có.



CÔNG LỚN THUỘC VỀ CÁC GIÁO SĨ.-

Tiếp theo thương nhân, Hội An lại tiếp nhận nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha sang truyền Thiên Chúa giáo. Hồi ấy giáo hội phân công truyền đạo trên thế giới. Việc dính líu đến Đông Nam Á châu th́ do giáo đoàn Bồ Đào Nha phụ trách, đặc biệt là do các giáo sĩ Ḍng Tên Jesus có cơ sở ở Coimbra bây giờ.

Họ học tiếng Á Đông rất nhanh. Người biết tiếng Việt khá nhiều là Francesco do Pina. Ông cũng biết nhiều thứ tiếng châu Á khác và đă trở thành giáo sư của những tu sĩ mới qua sau. Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, cũng là người Bồ Đào Nha là hai giáo sĩ đă sáng tạo ra cách dùng chữ La tinh để ghi âm tiếng Việt mà sau này gọi là chữ quốc ngữ, từ năm 1638.

Ban đầu họ sáng tạo ra chữ Việt để dùng trong các giáo đoàn. Nhưng khi người Việt nắm bắt được lối viết này đă hiểu ngay đó là một phương tiện tuyệt vời cho thông tin, giáo dục, và đă tiếp nhận ngay làm chữ của quốc gia.

Tuy thế, phải chờ đến gần cuối thế kỷ thứ 18, chữ quốc ngữ mới được trau giũa tốt đẹp gần như chữ Việt ngày nay.

Khi gặp Hán tự th́ viết bằng Hán tự, tuy không dễ ǵ, c̣n khi gặp từ Việt thuần túy như trong bài ca dao sau đây, cả bài thơ, không có lấy một từ Hán, lấy chữ đâu mà viết:

Trời mưa làm ướt lá khoai
Thương anh làm rể mười hai năm ṛng
Như em lắm ruộng ngoài đồng
Bắt anh tát nước cực ḷng lắm thay
Tháng tám mưa bụi gió bay,
Cất lấy gàu nước chân tay rụng rời...
(Làm rể, ca dao)


May có chữ Nôm! Nhưng chữ Nôm viết c̣n khó khăn hơn chữ Hán. V́ vậy khi nắm được chữ quốc ngữ, người Việt không ngần ngại, dùng ngay. Xem số sách báo bằng chữ quốc ngữ tràn đầy cuối thế kỷ thứ 19 th́ thấy lối viết này là một thành công lớn.

Công tŕnh sáng tạo ra chữ quốc ngữ công lớn thuộc về hai giáo sĩ Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.

Hai giáo sĩ này sau khi rời Hội An th́ định cư ở Macau truyền đạo tại đây gần 10 năm. Không may Gaspar do Amaral tử nạn trên biển Macau vào tháng 2-1646 khi trên đường đến Việt Nam. Antonio Barbosa cũng mất một năm sau đó.

(dài wuà,contiep)





 

 mtbha
 member

 REF: 200719
 08/14/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tiếp
VAI TR̉ CỦA ALEXANDRO RHODES?.-
Cùng thời đó, có một giáo sĩ tên Alexandro Rhodes, người sinh ở Avignon, miền Nam nước Pháp, cùng đến giảng đạo ở miền Trung và miền Bắc Việt Nam. Các Chúa Trịnh không ưa đạo Thiên Chúa nên ra lệnh giới hạn sứ mệnh truyền giáo. Có một tín đồ người Việt khá gần gũi với Công giáo đoàn bị xử tử. Tuy không có giáo sĩ nào chết v́ đạo, nhưng họ đều rời Việt Nam hồi đó để đi Macau tiếp tục làm việc. Trong số đó có Alexandro Rhodes.

Hai giáo sĩ do Amaral và Barbosa trước khi mất có để lại trong nhà thờ San Pauli ở Macau những quyển từ điển Việt – Bồ – La tinh mà họ đă sáng tạo. Alexandro Rhodes là người mang từ điển đó về Âu châu. Năm 1651 người ta thấy có quyển từ điển Việt – Bồ Đào Nha – La tinh xuất bản ở Roma, với tên tác giả là Alexandro de Rhodes.

Từ điển Việt – Bồ – La tinh
Và vào-----@>
Đây

Vậy Alexandro de Rhodes là ai, có phải là Alexandre Rhodes hay không? Tôi có đi Macau, t́m nguồn nhưng vô hiệu. Tôi cũng t́m đến nơi gia đ́nh họ Rhodes ở gần Avignon. Gia đ́nh người Pháp này có gốc Y Pha Nho. Linh mục Công giáo địa phận này cho tôi tài liệu in bức thư của Alexandro Rhodes khi ông này xin giáo hội ḍng Jesus cho ông đi truyền đạo ở Đông Nam Á. Cuối bức thư ấy quả thật có tên Alexandro Rhodes. Nhưng khi rời Á Đông trở về Âu châu, ông này đă kèm thêm tên de quư phái khi ra quyển từ điển lịch sử ấy!

Đó là lừa đảo, hay nói thẳng ra đó là hành vi “đạo” công tŕnh của Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa, lại tự ư ghép tên ḿnh thêm chữ de kệch cỡm! Hành vi “đạo” công tŕnh rất rơ, v́ không am hiểu người Việt nên Alexandre viết sai chữ độc nhất trên b́a: Annam viết là Annnam. Có người nói rằng đó là chữ quốc ngữ độc nhất sáng tạo bởi Alexandro Rhodes cũng không xa sự thật lắm!

Nếu rời trang b́a mà nh́n vào trong sách, lại thấy cách tạo chữ Việt chỉ căn cứ trên cách viết Bồ Đào Nha. Ví dụ phụ ngữ nh chỉ Bồ Đào Nha mới có. Tất cả Âu châu không nơi nào có. Ở Anh th́ dùng ng, ở Espaía (Tây Ban Nha) th́ dùng í, ở Pháp th́ dùng gn để viết âm nhơ. Alexandro khó mà tạo ra nh Việt Nam.

Vị đạo sĩ “đạo” công tŕnh này c̣n hoang mang dẫn đến sai sót chết người trong cuốn Phép giảng tám ngày.

Thường lệ, lễ đạo theo chu tŕnh 7 ngày hay một tuần lễ. Hai giáo sĩ Bồ Đào Nha không những chỉ sáng tạo ra chữ quốc ngữ mà c̣n đặt ra nhiều Việt ngữ mới.

Trong các nước Âu châu, Anh, Đức, Ư - đất của giáo hội Vatican, Pháp - đất sinh của Rhodes, ngày chủ nhật là ngày cuối tuần. Chỉ có ở Lusitana, tên Bồ Đào Nha xưa, chủ nhật là ngày lễ đầu tuần. Kế tiếp là ngày lễ thứ hai, feria secundo, v.v... Dựa theo truyền thống Bồ Đào Nha, họ đă tạo nên những Việt ngữ: chủ nhật, thứ hai, thứ ba v.v... cho đến thứ bảy. Thứ tự những ngày lễ trong tuần này khác hẳn thông lệ ở Pháp, nơi chôn nhau cắt rốn của Alexandro. Có lẽ trước sự hoang mang, bán tín bán nghi, không biết lễ chủ nhật nằm đầu tuần hay cuối tuần nên Rhodes sinh ư Phép giảng tám ngày.
Sự đạo công tŕnh của Alexandro c̣n tái diễn một lần nữa khi ông ta đứng tên ḿnh in ra quyển Tường tŕnh về Nhật Bản với sự tài trợ của công chúa Đan Mạch, mặc dầu tác giả thực sự của công tŕnh này là một giáo sĩ khác thuộc Ḍng Tên. Điều gian dối này buộc giáo đoàn Ḍng Tên, công khai tố cáo và cảnh giác.

Cũng v́ thế, sau này khi Alexandro Rhodes xin phép giáo hội để trở lại Đông Nam Á, th́ bị khước từ. Tiếp theo đó Alexandro trôi dạt vào Iran cho đến một ngày đầu tháng 11-1660 th́ chết ở Isfahan, thọ 69 tuổi, kết thúc một đời tu hành gian trá.

Tuy thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng ghi nhận rằng Alexandro de Rhodes đă đưa ra xuất bản những công tŕnh về chữ quốc ngữ sáng tạo bởi hai người Bồ Đào Nha: Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa.

Hai vị thầy vĩ đại này xứng đáng gợi chúng ta lập tượng đài tưởng niệm, chứ không phải Alexandro Rhodes!

Francesco do Pina

Sinh năm 1585 tại Guarda, Bồ Đào Nha
Nhập giáo đoàn Jesus, Christo giáo năm 1605 tại Coimbra. Đến Macau từ 1613.
Đến truyền giáo ở Đàng Trong năm 1617, thông thạo nhiều thứ tiếng Đông Nam Á, nhất là tiếng Nhật và tiếng Việt.
Dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ Âu châu mới qua Á Đông, trong số có Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Alexandro Rhodes.
Phiên âm tiếng Việt theo mẫu tự Bồ Đào Nha và La tinh. Đắm thuyền chết tại cửa biển Đà Nẵng ngày 15-12-1625.

Gaspar do Amaral

Sinh năm 1594 tại Curveceira, Viseu, Bồ Đào Nha ngày nay. Nhập giáo đoàn Jesus, Christo-giáo, năm 1617 tại Coimbra, Bồ Đào Nha. Đi Á Đông năm 1624 ở Macau; Viện trưởng Viện Truyền đạo ở Macau. Đến Đàng Ngoài năm 1629.
Trở về Macau năm 1638 sau khi hoàn thành phiên âm chữ quốc ngữ Việt Nam. Đắm thuyền, chết ngoài biển Macau tháng 2-1646 trên đường đi Việt Nam.

Antonio Barbosa

Sinh năm 1594 tại Amifana do Souza nay là Penafiel gần Porto, Bồ Đào Nha. Nhập giáo đoàn Jesus, Christo giáo tại Lisboa năm 1624. Đi Á Đông đầu năm 1624.
Đến Đàng Trong 1629, rồi Đàng Ngoài năm 1636 cho đến 1642 đi Macau. Hợp tác với Gaspar do Amaral trong việc hoàn tất phiên âm chữ quốc ngữ.
GS-TS Phạm Văn Hường

{@suutambymtbha}


 

 dongtahoangds
 member

 REF: 200757
 08/14/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn mtbha đă cho đọc những tài liệu quí giá, cách truy cập và dẫn chứng của GS-TS Phạm Văn Hường quả không sai, ông đă chứng minh được người và gốc.

Theo sử biên của VN đối chiếu với gia phả của gịng họ tôi,
Khải Định, ông bác nội của tôi, th́ những tài liệu về nguồn gốc Tiếng Việt khởi đi từ những giáo sĩ gốc Bồ Đào Nha, họ đến VN rất sớm từ đầu thế kỷ thứ 15, lúc đó chúa Nguyễn Hoàng c̣n ở ngoài Bắc, ngài có tiếp xúc một số giáo sĩ Bồ Đào Nha, 1602, ngài quyết định vào Nam lập nghiệp, hỏi qua cụ Trạng Tŕnh,"Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân", v́ có nhiều uẩn khúc trong sự tiếp xúc với những vị giáo sĩ mà sau nầy hoàng tử Cảnh, đời Gia Long, giai đoạn phân tranh của 2 gịng họ Nguyễn, đă đi theo Alexandre sang Pháp, đây cũng chính là một âm mưu sâu xa của người Pháp và giáo hội Rome trong việc khống chế những giống dân c̣n chậm phát triển tại vùng Đông Nam Á, Phi Luật Tân cũng không ngoại lệ.
Âm mưu như thế nào th́ qua lịch sử cận kim cũng đă quá rơ, xin miễn bàn ra đây.

Một lần nữa rất cám ơn mtbha,

"Nếu không làm lịch sử th́ cũng cần phải hiểu lịch sử"

HDS




 

 mtbha
 member

 REF: 200762
 08/14/2007

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Hây DTHDS mtbha đă gới PM cho ĐT rồi đọc chưa cho mtbha biết ư kiến nha,Cảm ơn nhiêu đă khen tặng,vào blog mtbha coi nha

 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network