tranquocdu1983
member
ID 24375
05/26/2007
|
Bánh canh Bến Có mại dzô.
Trà Vinh - vùng đất cuối hạ lưu sông Mê Kông, là nơi sinh sống của ba dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, do đó vùng đất này có nhiều món ăn đặc sắc như bún nước lèo, bánh cống, lẩu mắm, lẩu ḅ, bánh canh, bánh xèo rất ngon, được chế biến khéo léo từ nguồn thực phẩm dồi dào, phong phú sẵn có tại địa phương.
Về Trà Vinh, ghé ấp Bến Có, xă Nguyệt Hoá, huyện Châu Thành thưởng thức bánh canh Bến Có, bạn sẽ có cảm nhận được hương vị tuyệt vời của món ăn này. Có thể bạn sẽ tự hỏi: Bánh canh là món ăn cũng thông thường thôi, nhưng tại sao bánh canh Bến Có lại nổi tiếng gần như những người sành ẩm thực của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh đều biết đến?
Con bánh canh ở Bến Có được chế biến bằng gạo lúa mùa ngon như gạo móng chim, nanh chồn, nàng thơm... và phải là gạo cũ để ít nhất sáu tháng. Gạo mới c̣n dẻo, bánh khi mới làm ra sẽ để dính cục.
Con bánh canh lớn hơn cọng bún, độ dài vừa phải. Phần làm nên hương vị chủ yếu của bánh canh là nước lèo. Nước lèo được nấu bằng xương heo, ḷng heo với tôm khô lạt bỏ vào bọc, chỉ lấy nước cốt. Nước lèo được nấu trước đến khi xương ra hết chất ngọt trong tuỷ mới thôi. Rau chỉ sử dụng giá sống. Giá được bỏ trước vào tô. Bánh canh phủ lên, thịt, ḷng heo gồm đủ bộ: tim, gan, cật, lá lách, phèo non... nước lèo bốc khói được rưới lên, sau đó cho hành lá cắt ngắn vào cùng chút ít tiêu. Chanh với ớt hiểm xanh được đem ra kèm theo với tô bánh canh. Nước chấm là nước mắm nguyên chất thơm ngon hoặc muối ớt đă làm vừa ăn.
Con bánh canh mềm dịu, thịt, ḷng heo ngọt, hơi beo béo, nước lèo đậm đà, thơm lừng, tiêu cay cay, ớt hiểm xanh the miệng, muối ớt cùng nước mắm mằn mặn sẽ làm bạn thấy khoái khẩu và thoả măn với chất lượng cao, giá cả b́nh dân. Cửa ngơ vào thịa xă Trà Vinh có khá nhiều quán ăn với những món đặc sản đa dạng, nhưng những hàng quán bán bánh canh ở Bến Có bao giờ cũng đông khách. Bánh canh Bến Có như đă h́nh thành thương hiệu trong ḷng người Trà Vinh và bạn bè bốn phương...
Theo Văn hóa nghệ thuật ăn uống
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tranquocdu1983
member
REF: 171289
05/26/2007
|
Vọp chong là một món ăn dân dă, là đặc sản của miệt biển Trà Vinh. Cách ăn vọp dù đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn này chỉ được những người đi rừng tận hưởng. Thiết nghĩ, các nhà làm du lịch nên đưa nó vào tour du lịch sinh thái của ḿnh, sẽ khiến du khách nhớ đời một chuyến đi biển Trà Vinh.
Ở những cánh rừng sác, rừng chồi ven biển huyện Duyên Hải, nói chung đất rừng luôn cao ráo, hầu như đi không hoặc ít dính chân. Chính những nơi này đă sản sinh ra rất nhiều vọp, mà dân bản địa gọi là "vọp mánh". Vọp mánh có hai loại "vọp mánh lộ" và "vọp mánh chỉ". Người ta gọi vọp mánh lộ v́ tuy nằm dưới đất nhưng chúng vẫn để lộ một phần năm đến một phần ba một mặt bề vỏ, phần vỏ lộ này rất tiệp với màu đất phèn. Vọp mánh chỉ th́ sống dưới mặt đất. Chính v́ những yếu tố này mà vọp mánh lộ và vọp mánh chỉ rất khó t́m, phải là dân đi làm rừng có nhiều kinh nghiệm mới phát hiện được chúng. Khi đó, họ dùng móc sắt móc vọp lên. Hễ móc được một con th́ sẽ móc được hàng bảy trăm con, thậm chí hàng ngàn con, v́ vọp sống từng cḥm.
Theo cách của người địa phương ăn vọp rất đơn giản. Khi khượi được vọp nhiều rồi, người ta dọn một khoảnh đất nhỏ, nhóm chúng lại, ken sát nhau, day miệng lên. Sau đó, rải một lớp nhánh củi đước hoặc củi già khô lên cho thật đều, rồi mồi lửa. Nhánh củi khô bén lửa cháy nổ lách tách, bùng lên rừng rực rồi tàn lụi ngay. Chỉ cần bấy nhiêu sức nóng đă đủ để vọp chín, há miệng ra. Bấy giờ, người ta gạt lớp tro than bên trên vọp, bắt từng con, tách vỏ ăn phần thịt. Thịt vọp ngọt cùng với mùi vị chua mặn cay của muối tiêu chanh thật ngon. Sẽ thú vị hơn nếu được chiêu thêm những ly rượu Xuân Thạnh nóng "cháy lưỡi". Vọp là món ăn dân dă nhưng đầy hấp dẫn v́ ta thưởng thức nó ở b́a rừng, ven biển. Ăn nhậu một lát, mồ hôi rịn ra chân lông sẽ được những làn gió biển thổi lồng lộng làm ta man mác, bâng khuâng.
Phương Kiều.
|
|
tranquocdu1983
member
REF: 171296
05/26/2007
|
Trà Vinh c̣n nổi tiếng với rượu Xuân Thạnh. Dân nhậu cao thủ mới uống rượu này, nó cực ḱ mạnh(rượu gốc 60 độ).
Sau đây là quy tŕnh nấu rượu Xuân Thạnh.
Đốm lửa đầu tiên để làm ra món rượu Xuân Thạnh
Nguyên liệu đă sẵn sàng
Khuấy đường
Cho tất cả vào ḷ
Đậy nắp, khuấy đều
Phải kín kẽ để rượu đừng bay hơi
Cuối cùng cho ra những lít rượu Xuân Thành nổi tiếng cả Miên Nam, cùng với rượu G̣ Đen của Tỉnh Long An. Nào mời tất dùng thử rượu Xuân Thạnh nhé. Báo trước yếu th́ núp vô nha. Tranquocdu cũng yếu nên chạy trước rồi.H́ h́...
|
|
tranquocdu1983
member
REF: 171551
05/27/2007
|
Các món độc đáo từ me
Me được dùng trong nhiều món ăn khác nhau như canh chua, ô mai, me muối, ngoài ra c̣n có thể kể đến món nước đá me độc đáo của người dân Trà Vinh. Me chua cũng như me ngọt làm mứt đều khoái khẩu.
Tuy vậy me chua được ưu ái hơn bởi nó được lấy làm gia vị trong các món canh chua, cua rang, c̣ng rang, làm nước chấm để chấm cá chiên, kho cá linh, cá mè, làm kẹo me, nước đá me và làm mứt me...
Lá me bánh tẻ góp mặt ở đĩa rau sống vị chua trong bữa nhậu, trong món bánh xèo. Lá đó cũng như trái sống nấu canh chua th́ tuyệt hảo. Lá th́ cứ việc cho thẳng vào nồi canh chua c̣n trái sống khi nấu chín vớt ra lọc lấy nước chua. Trước đây canh chua me các loại thủy, hải sản hấp dẫn như canh chua cá lóc, cá trê, canh chua lươn, canh chua tôm, canh chua viên cá linh xay, cá linh nguyên con... nay đầu bếp chuyển sang những nồi canh chua thịt gà, thịt vịt lạ miệng gây hứng thú mới. Cái vị chua thanh của me từ lâu c̣n hiện diện các tô canh chua chay và nhiều món chay khác.
Me chua quư nhưng có mùa v́ vậy người ta phải lo muối me để có me xài quanh năm. Muối me: trái chín, bỏ vỏ chỉ lấy thịt trái đặc sệt nâu sậm, chua thơm cho muối vào giữ chống hư mốc. Ở miền nam, nhất là trên những vùng đất cây me có từ lâu đời, trái nhiều, người ta làm me muối từ lâu. Me muối đă là một mặt hàng đóng bịch cần xé bán trong các chợ thị thành khắp trong nam ngoài bắc.
Me không chỉ là một thứ gia vị trong đồ ăn như nói trên mà c̣n là một loại thức uống: nước đá me hấp dẫn trên vùng khí hậu nắng nóng.
Trong ṿng chục năm nay tại vùng đất cây me góp nên sự nổi tiếng mầu xanh phố phường thị xă Trà Vinh, có loại nước uống đặc sản - nước đá me Trà Vinh.
Khâu quan trọng để làm nước đá me đặc sản Trà Vinh là sên nhân hạt me. Thông thường người ta lấy thịt trái me chín (làm me muối) để cả hạt me. Hạt me chín đen được bóc vỏ rồi đem rang cho chín vàng. Nhân hạt được bỏ vào nồi hầm thật kỹ, hầm khoảng 6 giờ, 7 giờ cho hạt mềm nhưng không rữa không nát. Được nhân hạt hầm, bỏ vào nồi nước thịt trái me vừa đun, vừa đánh liên tục gọi là sên. Khi nước me chua keo sánh ôm lấy nhân hạt là việc sên hoàn tất.
Tới đây việc pha chế như làm đá me thường. Nước đường kính đủ ngọt, hạt me sên, đậu phộng rang và đá đập hoặc đá bào.
(Theo Văn Hóa Nghệ Thuật Ăn Uống)
|
|
tranquocdu1983
member
REF: 171565
05/27/2007
|
Thôi ăn uống xong bây giờ mời tất cả đi ngắm cảnh cho khuây khoả nhé,
Ao Bà Om, hay Ao Vuông, là một thắng cảnh độc đáo và nổi tiếng ở tỉnh Trà Vinh, Việt Nam, thuộc khóm 3, phường 8 thị xă Trà Vinh (trước đây là ấp Tà Cụ, xă Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), cách trung tâm thị xă Trà Vinh khoảng 7 km dọc theo quốc lộ 53 về phía tây nNam. Ao có h́nh chữ nhật, rộng 300 m, dài 500 m (v́ gần với h́nh vuông nên c̣n được gọi là Ao Vuông). Mặt nước ao trong xanh và phẳng lặng được phủ bởi hoa sen, hoa súng. Ao được bao bọc xung quanh bởi các g̣ cát mấp mô với các hàng cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nổi lên khỏi mặt đất tạo nên những h́nh thù ḱ lạ.
Theo truyền thuyết, để có hồ nước ngọt dùng trong mùa khô, dân làng người Khmer tổ chức cuộc thi đào ao giữa hai nhóm phái nam và nữ đồng thời cũng để quyết định phái nào thua sẽ phải đi cưới hỏi phái kia. Bên phái nam ỷ sức mạnh, vừa làm vừa chơi. Bên phái nữ dưới sự lănh đạo của người tên Om, dùng nhiều mưu mẹo để tŕ hoăn nhóm nam. Khi đào gần xong, họ c̣n cho thả đèn lồng ở phía đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đă mọc nên nghỉ sớm. Sau cuộc thi, nhóm nam thua cuộc và ao của họ hiện vẫn c̣n dấu tích tuy đă cạn nước. Ao của nhóm nữ được đặt tên theo tên của bà Om.
Ngày nay ao Bà Om thường được các học sinh sinh viên chọn làm nơi cắm trại vào những dịp lễ hay lúc nghỉ hè. Đây cũng là nơi hẹn ḥ của nhưng đôi nam nữ cũng như là nơi các cặp vợ chồng mới cưới đưa nhau ra chụp h́nh quay phim lưu niệm.
Gần ao có chùa Âng là ngôi chùa Khmer cổ, độc đáo và hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.
Năm 1996 quần thể chùa Âng và ao Bà Om đă được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích văn hoá lịch sử cấp quốc gia
Theo bách khoa toàn thư.
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|