nvdtdnguyen
member
ID 20015
02/15/2007
|
DANH NHÂN VĂN HOÁ THẾ GIỚI: MẠNH TỬ
Mạnh Tử (372-289 TCN) là người thi hành Nho gíáo
*
孟子
*
A: Mencius.
*
P: Mencius.
Mạnh: họ Mạnh. Tử: thầy. Mạnh Tử là thầy Mạnh.
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, là ḍng dơi họ Công Tộc Mạnh Tôn ở nước Lỗ.
Mạnh Tử người gốc ở đất Trâu đời Xuân Thu, thuộc nước Lỗ, nay là huyện Trâu tỉnh Sơn Đông, Trung quốc.
Theo sách Mạnh Tử phả, Mạnh Tử sanh ngày mùng 2 tháng 4 năm thứ 4 đời vua Chu Liệt Vương (372 trước TL) và mất vào ngày 15 tháng 11 năm thứ 26 đời vua Chu Noăn Vương (289 trước TL), thọ 83 tuổi.
1. Thời ấu trĩ: (Mạnh mẫu trạch lân).
Theo Liệt Nữ Truyện, năm Mạnh Kha lên 3 tuổi, đă mồ côi cha, nhà nghèo, ở gần nghĩa địa tại chân núi, thấy người ta đào chôn xác chết, lăn khóc, về nhà cậu bé Mạnh Kha cũng bắt chước đào chôn, lăn khóc.
Bà mẹ của Mạnh Kha là Chương thị (về sau gọi là Mạnh mẫu) thấy thế th́ nói:
- Chỗ nầy không phải là chỗ cho con ta ở được.
Nói rồi, Bà dọn nhà ra ở gần chợ. Mạnh Kha thấy người ta buôn bán đảo điên, thêm bớt tiền nong, th́ cậu bé Mạnh Kha về nhà cũng bắt chước nô nghịch một cách đảo điên như người ở chợ. Mạnh mẫu thấy thế lại nói:
- Chỗ nầy cũng không phải là chỗ cho con ta ở được.
Bà liền dọn nhà đến ở cạnh một trường học. Cậu bé Kha thấy trẻ nhỏ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, tập đọc tập viết. Về nhà cậu bé Kha cũng bắt chước tập lễ phép và cắp sách vở. Bấy giờ Mạnh mẫu mới vui ḷng nói:
- Chỗ nầy con ta ở được.
Một hôm, cậu Kha thấy nhà hàng xóm giết heo làm thịt, về hỏi mẹ: - Người ta giết heo làm ǵ thế?
Mạnh mẫu nói đùa: - Để cho con ăn thịt đấy.
Nói xong Bà lại hối rằng: Ta nói lỡ lời rồi. Con ta c̣n thơ ấu, trí thức mới mở mang, mà ta nói dối với nó th́ chẳng hóa ra ta dạy nó nói dối hay sao? Rồi Mạnh mẫu ra chợ mua thịt heo đem về làm cho con ăn thật.
Lại một hôm, Mạnh Kha đi học, bỗng bỏ về nhà chơi. Mạnh mẫu đang ngồi dệt vải trông thấy bèn đứng dậy, kêu con lại rồi cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, nói rằng:
- Con đang đi học mà bỏ học th́ cũng như mẹ đang dệt tấm vải nầy mà cắt đứt bỏ đi.
Từ hôm đó, cậu bé Mạnh Kha không dám bỏ học, lại học tập rất chuyên cần, học mỗi ngày một tiến, lại hay tập việc tế lễ.
2. Thời kỳ niên thiếu:
Khi lớn lên, Mạnh Tử theo học với thầy Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Đức Khổng Tử.
Mạnh Tử học với Tử Tư hiểu được cái đạo của Đức Khổng Tử, lại có tài hùng biện và sở trường về khoa nói thí dụ. Lời nói của ông chắc chắn và mạnh mẽ, có sức thuyết phục. Mạnh Tử làm điều ǵ cũng lấy Đức Khổng Tử làm tiêu chuẩn.
Mạnh Tử nói Đức Khổng Tử là bậc Thánh về thời, nghĩa là Đức Khổng Tử có gồm hết các đức tốt của các bậc Thánh khác và ở vào thời nào cũng đều ứng dụng được cả.
Mạnh Tử ở vào thời Chiến Quốc, loạn lạc khắp nơi. Mạnh Tử cũng muốn đem tài học ra cứu đời. Ông muốn bắt chước Đức Khổng Tử định đi chu du các nước chư Hầu để đem cái đạo của Thánh nhân ra ứng dụng.
3. Thời kỳ đi chu du các nước chư Hầu:
Thời Chiến Quốc, thiên tử nhà Chu quá nhu nhược, không thể điều khiển được các vua chư Hầu. Mạnh Tử đành phải giúp vua chư Hầu, những nước nhỏ bé quá th́ không thể làm ǵ được, nên Ông lưu ư đến hai nước lớn là Tề và Lương.
Những nước lớn nầy lại không chịu theo Vương đạo, mà chỉ muốn theo Bá đạo đặng làm Bá chủ thôn tính các nước khác, nên họ cho lời nói của Mạnh Tử là viễn vông, không thiết thực. Cho nên, khi Mạnh Tử đến nước Lương, vua Lương Huệ Vương hỏi Mạnh Tử:
- Ông có thuật ǵ làm lợi cho nước tôi không?
Mạnh Tử đáp:
- Nhà vua hà tất nói đến lợi, chỉ nên nói Nhân Nghĩa mà thôi. Nếu vua xướng lên nói rằng làm thế nào lợi cho nước ta, th́ quan Đại phu cũng bắt chước nói rằng làm thế nào lợi cho nhà ta, kẻ sĩ và thứ dân cũng nói rằng làm thế nào lợi cho thân ta, kẻ trên người dưới tranh nhau điều lợi th́ nước nguy mất.
C̣n lấy Nhân Nghĩa mà nói, th́ người bề tôi đem ḷng nhân nghĩa thờ vua, người làm con đem ḷng nhân nghĩa thờ cha, người làm em đem ḷng nhân nghĩa mà thờ anh. Vua tôi, cha con, anh em, đều bỏ lợi, chỉ đem ḷng nhân nghĩa mà tiếp đăi nhau, như thế mà không trị được thiên hạ là chưa có vậy. Vậy hà tất phải nói lợi.
Ư của Mạnh Tử là nếu người ta ai cũng nghĩ đến điều lợi mà quên nhân nghĩa, thành ra người ở đời cứ say đắm vào chỗ lợi lộc riêng th́ sẽ t́m cách phá hại lẫn nhau, bởi đó sanh ra biến loạn và chiến tranh. Rốt lại, lợi ấy chính là điều hại.
C̣n nói Nhân Nghĩa, tuy không nói đến lợi, nhưng kỳ thực là cái lợi rất lớn, v́ mọi người ở với nhau trong xă hội, ai cũng đem ḷng lo lợi chung trước mà lợi riêng sau th́ trên dưới ḥa thuận, thiên hạ hưởng phước thái b́nh.
Mạnh Tử đem thuyết Nhân chính nói với Huệ Vương:
- Bắt dân làm việc công, đừng bắt vào mùa cấy gặt th́ dân trong nước dư lúa ăn. Khuyên dân không được đánh cá ở đầm, ao sâu bằng lưới dầy th́ trong nước sẽ thừa tôm cá. Chặt cây trong rừng phải có mùa th́ củi gỗ dùng không hết, khiến cho dân trong nước nuôi người sống, táng người chết, không phải phàn nàn thiếu thốn, là bắt dân làm Vương đạo đó. Rồi cấp ruộng đất cho dân, bắt họ chăm cày bừa, làm cỏ, trồng dâu nuôi tằm, khuyên họ nuôi các loài gia súc, lập nhà học ở làng, ở quận, để dạy dân biết hiếu đễ, trung tín, h́nh phạt th́ giảm bớt, thuế má thu nhẹ. Dân đă ấm no lại biết lễ nghĩa th́ chỉ cầm gậy mà có thể đánh bại được đạo binh hùng mạnh với giáp dầy giáo nhọn của hai nước Tần và Sở.
Đó là Nhân chính rất hay, nhưng tiếc rằng Lương Huệ Vương không chịu theo.
Mạnh Tử bỏ nước Lương đi qua nước Tề, được vua Tề đăi vào bực khách khanh.
Vua Tề cũng muốn mở mang đất đai, bắt nước Tần và nước Sở phải chầu phục, ngự trị cả Trung nguyên.
Mạnh Tử bảo vua không làm Nhân chính mà lại muốn được như thế kia, chẳng khác ǵ leo cây mà t́m cá.
Mạnh Tử ở vào thời quân chủ nhưng lại có một quan niệm rất mới, cho rằng thiên hạ là của chung, ông vua không có quyền lấy thiên hạ làm của riêng. Cái quyền cai trị dân là do Trời trao cho, tức là do ḷng dân ưng thuận cho ai th́ người ấy được. Cho nên Mạnh Tử nói:
- Dân vi quí, xă tắc thứ chi, quân vi khinh. Nghĩa là có dân mới có nước, có nước mới có vua. Cái chức vụ của người làm vua là phải bảo dân nghĩa là phải ǵn giữ cái hạnh phúc của dân. Làm vua mà không hiểu rơ cái nghĩa vụ ấy là trái ḷng dân, tức là trái mệnh Trời.
Vua phải quí trọng kẻ có đức, tôn trọng người có học thức, kẻ hiền ở ngôi, kẻ giỏi ở chức, nước nhà nhàn hạ.
Bởi cái tư tưởng ấy nên trong cái triết lư về chánh trị của Mạnh Tử có tinh thần Duy dân và Bảo dân.
Mạnh Tử là học tṛ của Khổng Cấp (Tử Tư) nên lấy đạo Trung Dung của Đức Khổng Tử làm căn bản. Lúc bấy giờ có nhiều học thuyết của nhiều nhà xung đột nhau kịch liệt lắm.
- Học thuyết của Dương Chu lấy Vị Ngă làm chủ nghĩa, nhổ một sợi lông của ḿnh mà lợi cho cả thiên hạ th́ cũng không làm.
- Học thuyết của Mặc Địch lấy Kiêm Ái làm chủ nghĩa, dẫu nhẵn trán ṃn gót mà làm lợi cho thiên hạ th́ cũng làm.
Mạnh Tử cực lực bài xích các học thuyết cực đoan nầy để làm sáng tỏ Đạo của Khổng Tử. Mạnh Tử học rộng, lư luận rất chặt chẽ, muốn đem cái sở đắc ra hành đạo nhưng không gặp thời. Ông có công rất lớn trong việc làm sáng tỏ Đạo Nho.
4. Thời kỳ tuổi già: Dạy học và làm sách Mạnh Tử.
Mạnh Tử đi chu du qua nhiều nước chư Hầu, muốn giúp vua chư Hầu thi hành Đạo của Thánh nhân, nhưng không vua nào chịu theo. Đến khi tuổi già, sức đă mỏi, ông xin từ chức quan khanh ở nước Tề trở về quê nhà dạy học tṛ, và cùng với các môn đệ như: Nhạc Chính Khắc, Vạn Chương, Công Tôn Sửu, sáng lập ra Thuyết Tánh Thiện, đồng thời ghi chép lại những điều mà Mạnh Tử đối đáp với các vua chư Hầu hoặc với bọn môn đệ, cùng những lời Mạnh Tử phê b́nh các chênh lệch của các học thuyết khác mà làm thành sách, đặt tên là sách Mạnh Tử, gồm 7 thiên, được liệt vào Tứ Thư của Nho giáo. (Tứ Thư gồm: Đại học, Luận Ngữ, Trung Dung, Mạnh Tử).
Đây là chỗ rất giống nhau giữa cuộc đời của Khổng Tử và Mạnh Tử. Đức Khổng Tử cũng ôm tài học b́nh sanh, đi chu du các nước chư Hầu, thuyết phục các vua chư Hầu chịu áp dụng cái đạo của Ngài để giúp dân giúp nước. Ngài chủ trương Vương đạo mà các vua chư Hầu lại muốn Bá đạo, Ngài thất bại và trở về nhà lo dạy học và làm sách lúc tuổi già. Cuộc đời của Mạnh Tử th́ cũng rập khuôn y như vậy. Nhưng nhờ làm sách, dạy học tṛ, xiển dương cái đạo của Thánh hiền mà đạo Thánh được trường tồn măi đến ngày nay.
Cái học của Mạnh Tử là chân truyền của cửa Khổng.
Mạnh Tử lănh hội lời của Đức Khổng Tử nói trong sách Luận Ngữ: Tánh Trời phú cho người ta, ai cũng thiện cả, v́ tập nhiễm nên mới có khác nhau. Nếu có thành ra bất thiện là v́ người ta không biết giữ cái bổn tâm, chứ cái nguồn gốc của tánh là không thể không thiện được.
Mạnh Tử theo ư ấy mà lập nên thuyết Tánh Thiện, sở dĩ nói cái Tánh Thiện là v́ tin có cái Thiên lư chí thiện, mà tánh người là một phần của Thiên lư ấy, tất phải thiện. Sự giáo dục phải lấy cái thiện căn ấy làm căn bản, rồi giữ cho nó không mờ tối và trau giồi phát triển lên để thành người lành người tốt.
Nếu nói rằng người có tánh ác, hay không thiện không ác th́ không hợp với cái Thiên lư chí thiện.
Tánh là bổn nguyên của Trời phú cho con người. Tánh bổn thiện th́ Tâm cũng bổn thiện. Tâm với Tánh có cùng một gốc, hễ hiểu rơ cái Tâm th́ biết rơ cái Tánh, mà khi đă biết rơ cái Tánh th́ biết rơ Trời Đất và vạn vật.
Tâm là cái thần minh chủ tể có đủ mọi lư để ứng với vạn sự, Tánh là cái lư hoàn toàn của Tâm, và Trời là nguồn gốc của cái lư ấy. Biết rơ Tánh là biết Nhân và Lễ của cái đức Nguyên và đức Hanh của Trời, Nghĩa và Trí là cái đức Lợi và đức Trinh của Trời. Biết rơ bốn đức Nguyên Hanh Lợi Trinh ấy là đạt được cái diệu dụng của Trời.
Trời cho ta cái Tâm ấy để làm chủ con người của ta, th́ Tâm ấy với Trời cùng một thể. Đó chính là cái đạo nhất quán của Đức Khổng Tử.
Mạnh Tử đại biểu cho khuynh hướng lư tưởng của Nho giáo, chủ trương Duy Tâm, nên đă đạt được cái Tâm học cao thâm huyền diệu của Nho giáo, trở thành một vị thầy đứng sau Khổng Tử. Do đó, người ta tôn Mạnh Tử là bực Á Thánh, tức là bực Thánh đứng hàng thứ nh́ dưới Khổng Tử, và được truy phong là Trâu Quốc Công (Trâu là đất Trâu, sanh quán của Mạnh Tử) , được phối hưởng nơi miếu thờ Đức Khổng Tử.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat