Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Những Tục Lệ Ngày Tết

 Bấm vào đây để góp ư kiến

Trang nhat

 okedoki
 member

 ID 19585
 02/03/2007



Những Tục Lệ Ngày Tết
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Ngày 23 tháng 12 âm lịch nhiều nhà làm cơm cúng tạ ơn và tiễn đưa ông Táo về trời. Ông Táo theo truyền thống được ví như là một ông thần ở trong bếp nhà ḿnh suốt năm. Ông nh́n thấy tất cả nết na của mọi người trong gia đ́nh ḿnh và mỗi năm tới ngày này ông bay về trời để tâu tŕnh với Thượng Đế về nết ăn nết ở của gia đ́nh này.

Sau khi tiễn ông Táo về trời, là lúc mọi nơi tổ chức tiệc tất niên mừng năm cũ đă qua và đón năm mới sắp đến. Phố phường đă nhộn nhịp với tiếng đàn, kèn trống vang ca tiếng hát mừng xuân. Người đi kẻ chạy, nhộn nhịp mua bán sắm sửa để dành ăn trong những ngày TẾT, v́ trong ba ngày TẾT đa số các hàng quán, chợ búa đều đóng cửa.

Từ ngày 25 trở đi nhiều nhà đă bắt đầu gói bánh chưng để cúng TẾT, đem biếu và để dành ăn mấy ngày đầu năm. Bánh chưng ở ngoài Bắc gói h́nh vuông thường vào khoảng 7 inches mỗi cạnh và dầy 2 inches, với lá dong và lá chuối, cùng nhân thịt, đậu xanh. Hương vị thật đặc biệt của quê hương Việt Nam ta.

C̣n người miền Nam gói bánh dạng dài. Bánh gói bằng lá dong hoặc lá chuối, ở bên trong có lớp gạo nếp bọc lớp đậu xanh nghiền nhuyễn và lớp nhân thịt heo đă ướp hành mắm muối tiêu thơm phức, gọi là bánh tét

Bánh chưng thường được ăn chung với củ cải dầm nước mắm. V́ thế trước đó trên hiên nhà nào cũng có lọ củ cải phơi nắng.

Giao Thừa - là giây phút thiêng liêng nhất, là đúng 12 giờ đêm của ngày cuối cùng trong năm. Khi màn đêm buông xuống, mọi con mắt đều chốc chốc lại hướng nh́n về phía đồng hồ để chờ đợi giờ giao thừa. Chuông nhà thờ đổ dồn dă, tiếng chuông đại hồng bên chùa ngân vang, tiếng trống đ́nh làng vang vọng, tất cả nhộn nhịp báo tin năm mới vừa đến.


Tiếng pháo giao thừa nổ ran mọi nơi, trẻ con reo ḥ, tiếng nhạc mừng xuân vang lừng báo hiệu phút giây thiêng liêng đă đến với trong niềm vui thịnh vượng và hạnh phúc.

Nhiều gia đ́nh đi chùa lễ Phật đêm giao thừa, theo truyền thống họ thường hái lộc, mang về nhà những nhánh cây có lá non nụ mới, như xin Phật được sự tươi mát cùng phước lành mang về nhà.

Mồng một tết
Là ngày đầu tiên trong năm mới, thường dành riêng cho gia đ́nh của ḿnh. Trẻ con người lớn đều mặc quần áo đẹp quây quần bên nhau. Con cháu bắt đầu chắp tay trước ngực cung kính mừng tuổi và chúc tết, chúc sức khỏe ông bà, cha mẹ.
Sau đó, ông bà cha mẹ và người lớn ĺ x́ mừng tuổi cho trẻ con. Ĺ x́ đây là tặng một chút tiền, thường là tiền giấy mới tinh, gọi là chút quà đem lại may mắn cho trẻ con kèm lời chúc khuyến khích trẻ con cố gắng học hành giỏi giang, đối xử tốt với bạn bè và sống ḥa thuận với những người chung quanh.

Thức ăn, bánh trái, kẹo mứt, rượu bia thuốc lá,hoa quả đă bày đầy trên bàn thờ, giờ đây mọi người tới lễ lạy tổ tiên, rồi khi nhang tàn hạ thức ăn xuống cả nhà cùng ăn, nói cười rộn ră.

Mồng 1 Tết: Người khách đầu tiên bước vào nhà gọi là xông đất, được ví như là người mang đến vận hên xui cho gia chủ năm đó. Thế nên có nhiều gia đ́nh rất cẩn thận, họ xếp đặt để chọn người khỏe mạnh tươi tắn nhiều may mắn đến xông đất nhà ḿnh.

Mồng 2 Tết: Là ngày thứ nh́ trong năm mới, thường dành để thăm viếng chúc tết gia đ́nh hai bên thông gia và gia đ́nh những người bạn thân. Đi tới đâu trẻ con cũng được ĺ x́ và mọi người bày bàn đánh bài hay xổ số lô tô được mở ra để mọi người thử vận hên xui cho năm mới.

Mồng 3 Tết: Là ngày thứ ba trong năm mới. Mối giây liên hệ xă giao mở rộng ra ngoài phạm vi gia đ́nh. Ḿnh đi chúc tết bè bạn, thầy giáo, boss và hàng xóm láng giềng....

Tối ngày này là thường có bữa cơm cúng tiễn đưa tổ tiên về lại cơi trên. Có nhiều gia đ́nh tin theo lời truyền, họ đốt vàng mă là những thỏi vàng bạc giả bằng giấy để gửi tiền lộ phí cho tổ tiên về cơi thiên đ́nh.

Mồng 4 Tết: Là ngày thứ tư, là ngày chẵn tốt ngày. Mọi văn pḥng dịch vụ, cửa hàng, nhà băng thường chọn ngày này để mở cửa lại. Khi xưa, các vị học giả nhà nho cũng cẩn thận chọn ngày tốt, giờ tốt đem bút giấy ra khai bút làm thơ hay viết câu đối.

Giờ này ngoài thành phố từ từ mọi sinh hoạt đă bắt đầu trở lại b́nh thường. Người lớn đi làm lại và các học tṛ chuẩn bị trở lại trường.

Ta thường nói “Ba ngày TẾT” nhưng thật ra không khí TẾT kéo dài cả tháng. Những lễ hội mừng TẾT lan rộng từ phạm vi gia đ́nh, họ hàng, tới hàng xóm rồi tới làng xă, đâu đâu cũng có lễ hội mừng xuân. Người ta nô nức rủ nhau đi chùa hoặc nhà thờ để xin được nhiều phước lộc. Các thôn làng thường tổ chức văn nghệ và hội múa lân cho cả làng tham dự vui vẻ. Rồi các cuộc thi đua tranh tài được diễn ra trong sân đ́nh làng. Tất cả mọi người hồ hởi vui vẻ trong ngày xuân, họ sống trong sự ḥa thuận hạnh phúc. Đó là ư nghĩa thiêng liêng của ngày TẾT Nguyên Đán Việt Nam ta.


Sưu Tầm




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network