nvdtdnguyen
member
ID 17378
11/27/2006
|
Lịch sử Việt Nam(phần 4:Giai đoạn Bắc thuộc (111 TCN - 938) )
Phần 4: Giai đoạn Bắc Thuộc(111 TCN-938)
Năm 207 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Đà, vua của nước Nam Việt chiếm, và đến năm 111 trước công nguyên, nước Nam Việt bị đế quốc Hán tiêu diệt. Âu Lạc bị chuyển sang tay nhà Hán và bị chia thành các quận, huyện. Từ đây, Việt Nam bước vào thời kỳ chịu sự thống trị của các đế chế Trung Hoa, kéo dài trong mười một thế kỷ.
Chính trị nhà Tây Hán: Chiếm nước ta rồi cải tên nước là Giao Chỉ và chia ra làm 9 quận, mỗi quận có quan thái thú coi việc cai trị trong quận và có quan thứ sử để giám sát các quận. Ở trong quận Giao Chỉ th́ có những Lạc tướng hay Lạc hầu vẫn được thế tập giữ quyền cai trị các bộ lạc.
1. Nam Hải (Quảng Đông).
2. Thương Ngô (Quảng Tây).
3. Uất Lâm (Quảng Tây).
4. Hợp Phố ( Quảng Đông).
5. Giao Chỉ. 6. Giao Chỉ.
7. Nhật Nam.
8. Châu Nhai (đảo Hải Nam).
9. Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).
♦ Bắc thuộc lần thứ hai (từ năm 43 - 544):
Chính trị Nhà Đông Hán (năm 25-220): Mă Viện đánh được Trưng Vương, rồi chỉnh đốn binh lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành đắp luỹ đến đấy và cải cách chính trị trong các châu quận. Đem phủ trị về đóng ở Mê Linh. Từ đó chính trị nhà Đông Hán càng ngày càng ngặt thêm, quan lại sang cai trị tham lam độc ác, bắt dân lên rừng xuống bể để t́m những châu báu.
Đời Tam quốc (năm 220-265):
Nhà Đông Ngô (222-280): Nhà Đông Hán mất ngôi th́ nước Tàu phân ra là ba nước: Bắc Ngụy, Tây Thục, Đông Ngô. Đất Giao Châu bấy giờ thuộc về Đông Ngô.
Nhà Tấn (năm 265-420): Nhà Tấn làm vua được 50 năm th́ mất cả đất ở phía tây bắc. Ḍng dơi nhà vua lại dựng nghiệp ở phía đông nam, đóng đô ở thành Kiến Nghiệp (thành Nam Kinh) gọi là nhà Đông Tấn. Đất Giao Châu ta vẫn thuộc nhà Tấn. Những quan lại sang cai trị thỉnh thoảng mới gặp đuợc người nhân từ tử tế, th́ dân mới được yên ổn. C̣n th́ những người tham lam độc ác làm cho nhân dân phải lầm than khổ sở.
Nam Bắc triều (năm 420-588): Năm Canh thân (420) Lưu Dụ cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tống ở phía nam. Lúc bấy giờ ở phía bắc th́ nhà Ngụy gồm cả nước Lương, nước Yên, nước Hạ. Nước Tàu phân ra làm Nam triều và Bắc triều. Bắc triều th́ có nhà Ngụy, nhà Tề, nhà Chu nối nhau làm vua; Nam triều th́ có nhà Tống, nhà Tề, nhà Lương và nhà Trần kế nghiệp trị v́. Lúc bấy giờ Giao Châu phụ thuộc về Nam triều.
♦ Bắc thuộc lần thứ ba (603 -939):
Nhà Tuỳ (năm 589-617): Làm vua bên Tàu được 28 năm th́ mất.
Nhà Đường (năm 618-907): Năm Mậu Dần (618) nhà Tuỳ mất nước; nhà Đường kế nghiệp làm vua nước Tàu. Đến năm tân tị (621) vua Cao Tổ nhà Đường sai Khâu Ḥa làm đại tổng quản sang cai trị Giao Châu. Nhà Đường cai trị nước ta nghiệt ngă. Năm Kỷ Măo (679) vua Cao Tông nhà Đường chia đất Giao Châu ra làm 12 châu, 59 huyện và đặt An Nam đô hộ phủ. Nước ta gọi là An Nam khởi đầu từ đấy.
Mười hai Châu đời Đường:
1. Giao Châu - có 8 huyện (Hà Nội, Nam Định...).
2. Lục Châu - có 3 huyện (Quảng Yên, Lạng Sơn).
3. Phúc Lộc Châu - có 3 huyện (Sơn Tây).
4. Phong Châu - có 3 huyện (Sơn Tây).
5. Thang Châu -có 3 huyện.
6. Trường Châu - có 4 huyện. 7. Chi Châu -có 7 huyện.
8. Vơ Nga Châu -có 7 huyện.
9. Vơ An Châu-có 2 huyện.
10. Ái Châu - có 6 huyện (Thanh Hóa)
11. Hoan Châu - có 4 huyện (Nghệ An)
12. Diễn Châu - có 7 huyện ( Nghệ An)
Theo lệ cứ hàng năm phải triều cống vua nhà Đường. Các cuộc nổi dậy của nhân dân dành chủ quyền như: khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa của Phùng Hưng (năm 766-791).
Đời Ngũ Quí (năm 907 - 959): Năm Đinh Măo (907) nhà Đường mất ngôi, nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu, tranh nhau làm vua. Mỗi nhà được mấy năm, gồm tất cả 52 năm, gọi là Ngũ Quí hay là Ngũ Đại. Tại nước ta liên tục các cuộc dấy binh chống lại đô hộ của phía Bắc và các chính quyền tự chủ được thành lập.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat