nvdtdnguyen
member
ID 16168
10/15/2006
|
Vua Karl XII của Thụy Điển(6)
----------------Quân Thụy Điển đầu hàng---------------------
Lewenhaupt nhận quyền chỉ huy đoàn quân ở lại. Sáng hôm sau, ngày 1 tháng 7, khi họ sắp lên đường, 8.000 kỵ binh Nga và 2.000 Cossack dưới quyền Menshikov xuất hiện. Lewenhaupt tham khảo với các đại tá. Càng thảo luận, ư định đầu hàng càng mạnh hơn. Lúc 11 giờ ngày 1 tháng 7, Lewenhaupt mang 14.288 người và 34 khẩu pháo ra đầu hàng mà không chống cự ǵ cả. Cộng với 2.871 bị bắt ở Poltava, Pyotr bây giờ cầm giữ 17.000 tù binh Thụy Điển. Ngay khi Lewenhaupt đầu hàng, quân Nga vượt sông Dnepr để đuổi bắt vua Thụy Điển và Mazeppa. Họ đuổi theo kịp 600 người vẫn c̣n đang chờ sang sông Bug. Quân Nga tấn công, và 300 quân Thụy Điển đầu hàng. Quân Cossack biết họ sẽ không được khoan hồng, nên chiến đấu đến người cuối cùng. Từ bên kia bờ sông, Karl bất lực nh́n trận chiến vô vọng.
Sự tàn sát này là trận đánh cuối cùng trong cuộc xâm lăng của Thụy Điển vào nước Nga. Trong 23 tháng kể từ lúc Karl rời khỏi Saxony, một đoàn quân vĩ đại bị tiêu diệt. Bây giờ, vua Thụy Điển cùng với 600 tàn quân đi vào Ottoman.
______________________Karl trở về nước__________________________
Nga và Ottoman kư kết Ḥa ước Adrianople, khiến cho Karl XII không thể lưu lại Đế chế Ottoman lâu hơn nữa. Karl quyết định giấu tung tích trong chuyến trở về. Ngày 20 tháng 9 năm 1714, ông cải trang lên đường, mang hộ chiếu với tên giả. Ông không dừng lại nơi nào quá một giờ, ít khi qua đêm trong quán trọ mà thích ngủ trên một xe đưa thư. Đến đêm 10 tháng 11, ông về đến Stralsund. Sau 15 năm đi vắng, vua Thụy Điển đă trở về lănh thổ thuộc Thụy Điển. Chuyến đi tạo nên một chuyện thần kỳ. Trong ṿng không đến 14 ngày, nhà vua đă di chuyển gần 2.100 kílômét, tức 160 kílômét mỗi ngày - mức độ thần tốc thời bấy giờ.
Karl lưu lại Stralsund, ra lệnh gửi quân và pháo tăng viện. Hội đồng Nhiếp chính không thể cưỡng lệnh của nhà vua giờ đă đặt chân lên lănh thổ thuộc Thụy Điển, nên gửi đến 14.000 quân. Đúng như Karl dự đoán, vào mùa hè 1715 liên quân Phổ–Đan Mạch–Saxony gồm 55.000 người tấn công Stralsund.
Đường tiếp tế cho thị trấn là qua biển Baltic. Nếu hải quân Thụy Điển tải đến đủ quân nhu và đạn dược, Karl có thể cầm cự đến mùa thu. Nhưng hải quân Đan Mạch xuất hiện giao chiến với hải quân Thụy Điển, rồi có 8 chiến hạm lớn của Anh trợ lực, khiến hạm đội Thụy Điển phải rút về. Khi đường biển bị cắt đứt, việc thất thủ Stralsund là không tránh khỏi. Ngày 22 tháng 12 năm 1715, Stralsund đầu hàng.
Trước đó, Karl đă rời đi trên một chiếc thuyền nhỏ, rồi được một chiến hạm Thụy Điển đưa về chính quốc. Bốn giờ sáng ngày 24 tháng 12 năm 1715, sau 15 năm và 3 tháng vắng bóng, nhà vua Thụy Điển đặt chân trở lại trên đất nước của ông.
Vị vua Karl cứng đầu đă trở về Thụy Điển tạo dựng một đoàn quân mới, rồi sau đó dẫn quân đi đánh Đan Mạch. V́ một cơn giông làm mặt băng bị vỡ, ông chuyển hướng đi đánh miền nam Na Uy, lúc này c̣n là một tỉnh của Đan Mạch. Ông chiếm được thành phố Kristiania (hiện nay là thủ đô Oslo của Na Uy), nhưng phải rút quân về v́ thiếu hàng hậu cần.
Mùa thu 1716, trong khi liên minh Anh, Hà Lan, Đan Mạch và Nga chuẩn bị đánh Thụy Điển bằng hải quân, Karl chia quân ra trấn giữ và củng cố các pháo đài. Nhưng ngày 17 tháng 9, th́nh ĺnh Pyotr tuyên bố băi bỏ cuộc tiến công v́ cho rằng đă quá muộn, phải hoăn đến năm sau.
Không biết liệu việc đổ bộ được băi bỏ hẳn hay là chỉ được dời qua mùa xuân năm sau, suốt mùa đông 1716 Karl XII lưu lại Lund, ở mũi cực nam của Thụy Điển, đối diện với Đan Mạch ở bờ biển bên kia. Cuối cùng, nhà vua sống và làm việc ở đây trong gần hai năm.
Nhiều người Thụy Điển xem việc ông trở về nước là điều bất hạnh. Từ ước vọng vinh quang cho đất nước và nền thương mại phồn thịnh, họ đă chuyển qua khát khao ḥa b́nh. Karl XII biết thế, nhưng giải thích với em gái Ulrika: "Tôi không chống lại ḥa b́nh. Tôi chỉ mong một nền ḥa b́nh có thể duy tŕ được trong lâu dài. Đa số các nước đều muốn Thụy Điển suy yếu hơn lúc trước. Chúng ta phải dựa trên thực lực của chính ḿnh trên hết."
Trong mùa hè 1718, khi đại sứ của hai bên Thụy Điển và Nga đang đi đi về về mang theo các đề xuất và phản đề xuất cho các ṿng đàm phán ḥa b́nh, karl không hề có ư định ḥa hoăn với Nga. Đối với Karl đàm phán chỉ là để kéo dài thời gian nhằm đảm bảo Nga sẽ không tấn công chính quốc Thụy Điển, để ông rảnh tay hành quân nơi khác.
Khi hoạch định chiến lược của ḿnh, Karl nhận ra rằng Nga quá mạnh, nên ông không thể trực diện đánh bật Nga ra khỏi các lănh thổ đă bị Nga chiếm. Ông muốn đánh gục Đan Mạch trước qua ngả Na Uy, rồi sẽ tính đến Bắc Đức. Từ vị trí được củng cố này, ông định dẫn quân đi đánh Nga lần nữa.
____________________Cuộc tấn công cuối cùng của Karl XII__________________
Vào tháng 8 năm 1718, Karl dẫn 43.000 quân Thụy Điển tiến công mục tiêu đầu tiên là Na Uy. Đến tháng 11, đại quân tiến đến pháo đài vững chắc Frederiksten. Karl điều đại pháo đến, và cuộc vây hăm bắt đầu.
Sau bữa tối ngày 30 tháng 11, Karl đi ra con hào ở tuyến đầu để thị sát công tác đào hào mà quân Thụy Điển thực hiện mỗi đêm để lợi dụng bóng tối tránh hỏa lực từ trong pháo đài. Khoảng 9:30 giờ tối, Karl đang ở trong một con hào sâu cùng với vài sĩ quan, rồi quyết định leo lên phía trên bờ hào để thị sát, để lộ đầu và ngực ông trong tầm đạn súng của Na Uy lúc đó đang bắn chung quanh. Các sĩ quan tùy tùng đang đứng trong con hào, đầu của họ ngang với chân của Karl, cảm thấy lo lắng, nhưng không ai dám lên tiếng ngăn cản, biết rằng làm như thế nhà vua sẽ càng trở nên khinh suất hơn. Karl đứng như thế một hồi lâu trong khi các sĩ quan tùy tùng bàn nhau làm thế nào khuyên ông bước xuống. Nhưng nhà vua vui vẻ nói "Đừng có sợ," rồi vẫn đứng như thế mà quan sát.
Th́nh ĺnh, những người đứng bên dưới trong con hào nghe một tiếng động, "như viên đá ném mạnh xuống bùn." Sau đó, họ không thấy Karl có cử động ǵ khác, cánh tay ông đă thơng xuống. Thế rồi, một sĩ quan nhận biết việc ǵ đă xảy ra, kêu lên: "Chúa ơi! Nhà vua trúng đạn rồi." Một viên đạn súng ṇng dài đă chui vào bên trái mang tai, xuyên qua sọ rồi trổ ra bên phải của đầu, giết chết Karl ngay lập tức.
Hai ngày sau, các tướng lĩnh Thụy Điển ra lệnh hủy bỏ cuộc tiến công. Các xe gọng tiếp vận – trong số đó có một chiếc mang thi thể của Karl XII – lăn bánh qua các ngọn đồi để quay về. Sau khi đă đi vắng khỏi chính quốc Thụy Điển trong 18 năm, cuối cùng Karl đă vĩnh viễn trở về nước.
Nhà vua đă đi vắng quá lâu và gây ra quá nhiều gánh nặng chiến tranh đến nỗi thần dân Thụy Điển không thương tiếc ông.
Riêng kỳ phùng địch thủ của Karl XII th́ khác. Khi nghe tin báo cái chết của Karl, Pyotr Đại đế đẫm nước mắt thốt lên: “Charles thân yêu, ta thương xót cho ông xiết bao!” Rồi ông ra lệnh cho triều đ́nh Nga để tang trong một tuần.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
Trang nhat