nvdtdnguyen
member
ID 16166
10/15/2006
|
Vua Karl XII của Thụy Điển(4)
Theo sau trận Narva, vài cố vấn của Karl đă tham mưu rằng ông có thể đánh chiếm Moskva một cách dễ dàng, hạ bệ Pyotr, và kư một ḥa ước để thêm lănh thổ mới vào đế quốc của Thụy Điển ở vùng Baltic. Karl thấy viễn tượng này là hấp dẫn, nhưng quân Thụy Điển bị thiếu ăn và bệnh tật. Quân Nga đă tàn phá Livonia; số lương thực c̣n lại đă được binh sĩ của Pyotr Đại đế tiêu thụ hết. Không thể nhận hàng hậu cần từ Thụy Điển trong mùa đông, và ngựa của kỵ binh Thụy Điển chẳng bao lâu đă phải nhai vỏ cây. Bị yếu v́ kém ăn, quân Thụy Điển c̣n bị bệnh tật hoành hành. Bệnh sốt và kiết lỵ lây lan, hàng trăm binh sĩ ngă ra chết. Đến mùa xuân, không đầy phân nửa binh lính là c̣n đủ sức chiến đấu. Karl đành phải cho quân vào trú đông.
Khi mùa xuân 1701 đến, Karl vẫn xem xét ư tưởng xâm lăng nước Nga nhưng không c̣n hào hứng mấy. Ông nghĩ có đánh thắng Pyotr thêm một trận nữa chỉ làm cho châu Âu phá lên cười, trong khi đánh thắng đạo quân Saxony có kỷ luật của Augustus II sẽ làm cho cả lục địa phải thán phục. Lư do thực tế nữa là Karl nghĩ không nên tiến quân vào Nga trong khi quân đội Saxony c̣n nguyên vẹn đang hoạt động phía sau ông.
Tháng 6 năm 1701, Karl dẫn 18.000 quân tiến về hướng nam, dự định vượt sông Dvina gần Riga để tiêu diệt 9.000 quân Saxony và 4.000 quân Nga dưới quyền chỉ huy của tướng Steinau của Saxony. Không may cho Karl, kỵ binh Thụy Điển không thể vượt sông, và quân Saxony rút lui được tuy chịu nhiều thiệt hại. Bốn trung đoàn Nga hoảng hốt tháo chạy mà không tham chiến. Karl càng thêm khinh thường quân đội của Pyotr.
Không bao lâu sau chiến thắng nhỏ nhoi này, vào tháng 7 năm 1701, Karl, bấy giờ được 19 tuổi, đi đến một quyết định chiến lược khiến thay đổi một cách sâu xa cuộc đời của ông và của Pyotr: tập trung lực lượng để tận diệt Augustus II trước khi tiến công nước Nga. Không thể nào tấn công cả hai kẻ thù cùng một lúc, và trong số này, Saxony đang hoạt động trong khi Nga đang nằm ĺ. Hơn nữa, Saxony và ngay cả Ba Lan là những mục tiêu rơ ràng, trong khi đất Nga quá bao la đến nỗi Thụy Điển có thế đánh sâu vào mà vẫn không thể t́m thấy đầu năo của một cơ thể khổng lồ.
Năm này sang năm khác, Thụy Điển tiếp tục thắng trên vũng lầy Ba Lan, nhưng chiến thắng cuối cùng vẫn chưa đến. Trong khi ấy, Nga được dễ thở cũng đi từ chiến thắng này đến chiến thắng khác dọc bờ Biển Baltic: tàn phá vùng sản xuất nông nghiệp của Livonia, chiếm pháo đài Nöteborg rồi đổi tên thành Schlüsselburg (năm 1702), tiêu diệt hạm đội Thụy Điển trên Hồ Ladoga và Hồ Peipus (1702-1704), kiểm soát toàn chiều dài sông Neva, nhờ đó xây lên thành phố Sankt-Peterburg cùng cảng biển ở cửa sông, chiếm các thị trấn Dorpat và Narva (năm 1704). Chuỗi thành công của Nga đi kèm với chuỗi van nài khẩn thiết từ thần dân của Karl: tiếng kêu cứu khẩn cấp của dân các tỉnh ven bờ Biển Baltic, lời khuyên và van nài của Nghị viện Thụy Điển, lời yêu cầu nhất trí của các tướng lĩnh, ngay cả lời kêu gọi của người chị. Tất cả đều van xin nhà vua băi bỏ chiến dịch ở Ba Lan và đi giải cứu các tỉnh ven bờ Biển Baltic. Phản ứng của Karlđối với mọi người đều như nhau: "Ngay cả nếu ta có phải lưu lại đây 50 năm, ta sẽ không rời khỏi nước này nếu chưa lật đổ được Augustus."
Cuối cùng, Karl đạt thêm chiến thắng, tạo thêm sức ép cho Ba Lan. Nghị viện Ba Lan chấp nhận quyết tâm của Karl là ngày nào mà Augustus II c̣n ngự trên ngai vàng Ba Lan, ngày đó Karl vẫn c̣n lưu lại, nên vào tháng 2 năm 1704 họ quyết định truất phế vua của họ. Karl chọn ứng viên lên ngai vàng là Stanisław Leszczyński, nhà quư tộc 27 tuổi, có trí thông minh khiêm tốn và trung thành kiên định với Karl XII.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|