OT
guest
REF: 92787
08/06/2006
|
Mỗi nước đều có cơ quan khí tượng cuả mình để gọi tên các trận bão ảnh hưởng đến nước mình. Tuy nhiên, nước nhỏ thì trình độ khoa học thấp hơn, biết chậm hơn, nên phải theo dự báo cuả những nước phát triển hơn mình. Do đó, họ gọi tên trận bão là gì thì mình gọi theo. Nhưng ngôn ngữ cuả họ khác mình, nên người mình … méo mồm đi cũng không đọc được, nói chi tên nam hay nữ! (Vì vậy, mình cứ gọi theo số là tiện. Ví dụ Bão số 4, số 5, v.v…)
Kể từ thập niên 1950 trở đi, thế giới mới có cơ quan quốc tế lấy tên là “Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới” (World Meteorological Organization, WMO; tương tự như Y Tế Thế Giới là WHO; Mậu Dịch Thế Giới là WTO) quyết định đặt tên các trận bão lúc đầu là tên nữ bằng tiếng Anh, nhưng đến đầu thập niên 1980 thì luân phiên nam, nữ, bằng tiếng Pháp và Tây Ban Nha!
Ngày nay, WMO chia điạ bàn bão ra làm hai khu vực, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, và lập ra 6 danh sách tên (từ A đến Z, cả nam lẫn nữ) cho mỗi đại dương, và mỗi danh sách cho một năm. Cũng may là mỗi năm chỉ có mươi trận bão, nên chưa bao giờ thiếu tên!
Trong khi hầu hết các nước trên thế giới dùng tên người để đặt tên bão, thì các nước ở vùng Tây Thái Bình Dương, kể từ năm 2000, bắt đầu áp dụng phương thức mới, là mỗi nước trong số 14 nước nạp một danh sách gồm tất cả 141 tên, bây giờ không nhất thiết phải là tên người, hay tên nữ giới, mà có thể là tên hoa, tên thú vật, tên tử vi, hay … gì gì cũng được!
Thân ái,
|