codon910
member
ID 63758
09/27/2010
|
LƯỢM LẶT GẦN XA
Hà Nội chi hơn 600 tỷ đồng làm nửa km đường
Sáng 17/4 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu thuộc vành đai 1 (Hà Nội) đă được khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư 642 tỷ đồng từ ngân sách thành phố. Đây là đoạn đường đắt giá nhất cả nước.
Đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu dài 547 m, nối tiếp với đường Xă Đàn - Đào Duy Anh - Trần Khát Chân thuộc vành đai một hiện hay. Đoạn đường này rộng 50 m, trong đó mặt đường rộng 32 m, dải phân cách giữa rộng 3 m, vỉa hè 7 m... Trên tuyến được đầu tư hệ thống cấp, thoát nước, hào kỹ thuật, chiếu sáng, cây xanh.
Khởi công xây dựng đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Ảnh: Đoàn Loan.
Dự án này phải giải phóng mặt bằng 5 cơ quan và 450 hộ dân. Do nằm trong trung tâm thành phố nên chi phí đền bù, giải tỏa tới 527 tỷ đồng, trong khi chi phí xây dựng 53 tỷ đồng.
Dự án đă được khởi công, song công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành. Hội đồng giải phóng mặt bằng quận Đống Đa mới hoàn thành khảo sát 440 trong tổng số 450 hộ dân và 5 cơ quan.
Tại lễ khởi công, Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Khôi cho rằng, vành đai một là tuyến đường huyết mạch của thành phố, hiện mới hoàn thành được 5 km trong số 8 km toàn tuyến. Đoạn Kim Liên - Hoàng Cầu hoàn thành sẽ góp phần giải quyết t́nh trạng ùn tắc giao thông phía đông sang phía tây thành phố.
Phó chủ tịch yêu cầu quận Đống Đa nhanh chóng giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu thực hiện đúng tiến độ xây dựng là 12 tháng.
Tháng 10/2005, tuyến Kim Liên - Ô Chợ Dừa (thuộc vành đai 1) dài 1,1 km khởi công, có tổng vốn đầu tư khoảng 733 tỷ đồng, được coi là tuyến đường đắt nhất cả nước. Sau khi đưa vào sử dụng, tuyến đường này đă mọc lên hàng chục ngôi nhà h́nh thù kỳ dị, địa chỉ lộn xộn.
Hiện nay, đoạn nối Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu tiếp tục lập kỷ lục về "đắt đỏ", với hơn 547m được đầu tư hơn 600 tỷ đồng. Trung b́nh mỗi mét đường tốn hơn một tỷ đồng.
Đoàn Loan
Nguồn : http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1AEEF/
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
codon910
member
REF: 567305
09/27/2010
|
Làng bay trên... đắk Pô Kô
Lao Động số 128 Ngày 07/06/2010 Cập nhật: 8:07 AM, 07/06/2010
Qua sông mỗi ngày.
(LĐ) - Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - ông Hà Ban - nói với tôi: "Mai này có xây dựng được những cây cầu nối hai bờ Pô Kô th́ tỉnh cũng giữ lại những "đường bay", chỉ để vận chuyển hàng hóa và để làm... chứng tích... du lịch".
Phóng viên Báo Lao Động là một trong số hiếm hoi những nhà báo đă tự ḿnh "bay" qua sông Pô Kô để "thị sát" thật gần thân phận của những ngôi "làng người bay".
Qua sông mỗi ngày.
Bay qua “làng không tên”
A Tới - chàng trai người Giẻ Triêng - ngồi trên bao sắn khô chờ đến lượt “bay” qua sông trả lời với chất giọng nhát gừng, chút hồn nhiên pha lẫn khẩu khí “giang hồ”: “Mùa nước lũ (thuyền găy, cáp treo ngập nước - PV), có khi cả tuần đ... có gạo ăn; cả làng phải nhổ sắn ḿ mà nấu”. Một mảnh khắc họa cay đắng về thân phận những ngôi làng ở bên kia đăk (sông) Pô Kô từ nhiều năm nay.
Sông Pô Kô đoạn thượng nguồn qua các huyện Ngọc Hồi, Đăk Gley (Kon Tum) thường cặp kè với đường Hồ Chí Minh mà chảy, sâu và xiết. “Đường bay” của cư dân mấy làng Đăk Yắ 1, Đăk Yắ 2, làng... không tên (làng của những dân di tự do từ phía bắc, đều thuộc xă Đăk Ang, Ngọc Hồi) và hàng trăm dân làm gỗ, đào đăi vàng mỗi ngày qua lại nằm ở một khúc sông như vậy; chỉ cách thị trấn Ngọc Hồi chừng mươi cây số, cách tỉnh lỵ Kon Tum chừng 80km.
Từ mặt đường Hồ Chí Minh bước xuống điểm xuất phát là hàng chục mét sâu; hai sợi cáp cách nhau chừng 30m - một sợi đi, một sợi về; từ sợi cáp mảnh như ngón tay thiếu nữ căng ngang xuống mặt sông lại sâu thêm 20 - 30m nữa, thăm thẳm và dài chừng 150m, qua sông.
Sau vài phút chần chừ cùng một cái tặc lưỡi, tôi quyết định... “bay”; cùng với A Dân ở làng Đăk Yắ 2. Dân bảo: “Rớt xuống sông th́ bơi (tôi không biết bơi); mắc kẹt giữa chừng th́ dùng tay mà kéo”. Quả thực, so với “đường bay” này, cái cảm giác hồi hộp khi lần đầu lên những cáp treo Bà Nà, Yên Tử... chẳng “là cái đinh ǵ”.
Cùng với tiếng rít dài của sợi cáp mỏng manh xát vào ṛng rọc tạm máng, cái lao đi với tốc độ... “tên lửa” không một mảy may bảo hiểm khiến các giác quan bất chợt hầu như mất biến cho đến khi, cũng nhanh như thế, đôi chân bất ngờ chạm đất, đúng hơn là chạm vào một bên vách sông gần như dựng đứng. Không c̣n độ sâu hun hút với ḍng sông đục ngầu cuộn chảy nhan nhản đá ngầm bên dưới. B́nh an trở lại!
Chưa ráo mồ hôi sau khi h́ hụi cùng với chiếc... xe máy bay qua sông như một màn xiếc tận cùng mạo hiểm, Trần Văn Thuận - cư dân của “làng không tên” - vẫn cười vô tư: “Không “bay” qua “cầu” này th́ biết đi cầu nào? Ngày ít th́ hai lượt, nhiều th́ 4 hoặc 6 lượt”, bay như chim. Không chỉ xe máy, nông sản, vật dụng thiết yếu... mà cả học sinh, sản phụ cũng phải... bay.
“Hai thằng con ông Chín - cư dân “làng không tên” - đấy thôi, chừng 6 - 7 tuổi, hằng ngày đă tự ôm nhau như khỉ bay qua sông đi học” - Thuận nói thêm. Trong chiếc cặp của trẻ con vùng này, ngoài sách vở, vật “thiết thân” mang theo không phải bánh kẹo, sữa hay đồ chơi mà là... ṛng rọc. Cái ṛng rọc sau khi máng vội lên cáp để bay th́ yên vị trong ngăn bàn học hay trong ba lô; để mất ṛng rọc có khi... mất đường về nhà như chơi.
Tại “bến bay” gần “làng không tên”, cả nhóm trẻ con đang chờ đến lượt vui vẻ nô đùa, đấy là Y Soi, A Giá, Y Du, Y Dung... tầm 13 - 15 tuổi, cùng là học sinh trường xă Đăk Ang, nghỉ hè về bên này cùng bố mẹ làm rẫy. Cư dân khác - chị Nguyễn Thị Loan, 43 tuổi - có đứa con út Trần Thị Sen đă 18 tháng tuổi, nhưng không được xă cấp giấy khai sinh, v́ “giấy chứng sinh đă bị lũ cuốn trôi mất rồi”.
Bé Sen sinh ra tại Bệnh viện Ngọc Hồi sau hành tŕnh cùng mẹ là sản phụ Loan bay qua sông bằng con đường như thế. Cư dân “làng không tên” từ Nghệ An vào lập nghiệp “ngoài kế hoạch” đă nhiều năm nhưng không khai sinh, không hộ khẩu; đấy cũng là nguyên nhân khiến nhiều đứa trẻ không được đến trường; các cháu như Nguyễn Thị Hải, Trần Thị Ngân, chừng 15 - 16 tuổi, vừa hết lớp 9, sau ba - bốn lần xin vào lớp 10 trường huyện không được về khóc cả tuần rồi cũng đành bậm môi vác cuốc lên rẫy với bố mẹ, chuẩn bị cho một cuộc đời khác, tăm tối hơn.
Thật t́nh cờ, giữa nắng trưa và lúc ở bên này “đường bay”, chị Y Nhét - người làng Đăk Yắ 1 - bế đứa con chừng 4 - 5 tuổi đứng chờ xe đ̣ về huyện sau khi đă cùng con “bay” qua sông từ 7 giờ sáng. Hỏi mới hay, con chị bị bỏng khá nặng, đang t́m đường về bệnh viện huyện.
Cám cảnh, bác sĩ Trần Thị Ngọc Phượng (nguyên GĐ Bệnh viện Từ Dũ; cùng đoàn chúng tôi được Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi đưa đường để khảo sát xây cầu) đă dùng xe riêng đưa mẹ con Y Nhét đi bệnh viện sau khi “úy lạo” thêm 500.000 đồng. Trước đó không lâu, chính Y Nhét cũng bị rơi xuống sông Pô Kô khi “bay”, nằm viện mất hơn một tháng.
Anh Thuận, rồi anh Phạm Văn Tá cùng bảo: “Rơi oành oạch, rơi... thoải mái; có thằng nằm viện mất vài tháng, vừa khỏi lại phải “bay”; không th́ lấy ǵ mà sống”. Và “năm nào cũng chết vài người”. Nói xong lại phớ lớ cười; ít có ở đâu người ta lại rẻ rúng mạng ḿnh đến thế. Anh Trần Khắc Chín - chồng chị Loan và là “làng trưởng” cái “làng không tên” chừng 20 hộ - bảo: Tính cả các làng Đăk Yắ 1 và 2, cùng dân văng lai làm đủ các loại nghề th́ mỗi ngày có đến hàng trăm lượt người “bay” qua sông Pô Kô bằng con đường như thế.
Anh chính là người phát kiến ra “đường bay” ở khu vực này và người “làng không tên” góp tiền; mỗi “đường bay” cả đi và về mất 5 triệu đồng; phục vụ cho cả cộng đồng Kinh - Thượng. “Khó ló khôn mà thôi chứ sung sướng ǵ” - anh Chín thở dài.
Bao giờ số phận... thôi bay?
Tác giả cùng những đứa trẻ ở “làng không tên”.
“Sự kiện làng đu dây” hầu như được đổ lỗi cho trận băo số 9 (cuối năm 2009 mà Kon Tum là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất). Kỳ thực không hoàn toàn như vậy. Theo cư dân vùng này, “đường bay” qua sông Pô Kô đă được người dân tự thiết lập từ 5 - 6 năm nay; ở những đoạn không có cầu mà nhu cầu dân sinh cấp bách. Băo số 9 quét sạch 9 cây cầu treo trên toàn hệ thống và chỉ tăng thêm phần khó khăn mà thôi.
Tác giả cùng những đứa trẻ ở “làng không tên”.
Tại khu vực “làng không tên” (tọa lạc trên tiểu khu 154 thuộc xă Đăk Ang) và các làng Đăk Yắ, chưa từng có cây cầu nào; cũng không có điện, dù đêm đêm vẫn vọng sáng thật gần từ huyện lỵ Ngọc Hồi; ôtô các loại vẫn vút qua như con thoi trên đường Hồ Chí Minh bên kia sông. Cùng với đôi cáp treo, mấy làng khu vực này vốn chỉ qua sông bằng một chiếc thuyền của người làng Đăk Yắ. Lũ lớn từ băo số 9 khoét rộng ḷng sông và đập găy tan chiếc thuyền duy nhất, t́nh thế càng thành nghiêm trọng.
Theo Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Hà, trên toàn tuyến sông Pô Kô thuộc huyện Ngọc Hồi có tới 6 vị trí đang được thiết kế xây cầu cho dân “vùng lơm” bên kia sông. Trừ hai cây cầu bêtông đă duyệt kế hoạch, một đang thi công, một đang chờ vốn, 4 vị trí c̣n lại đang đợi “nguồn vốn hảo tâm” để làm 4 cây cầu treo; khái toán mỗi cây cầu treo chừng 1,2 tỉ đồng.
Trong 4 vị trí (ở các xă Đăk Ang, Đăk Nông và thị trấn Plei Kần) mà hiện người dân vẫn đang phải “bay” qua sông mỗi ngày (và c̣n nhiều tháng ngày tới) th́ vùng ở “làng không tên” là khó khăn nghiêm trọng nhất, do dân sinh tập trung, các vùng khác chỉ chủ yếu qua lại mưu sinh chứ chưa định cư.
Cũng theo ông Hà, kết quả khảo sát của huyện cho thấy các vị trí cáp treo đều không đảm bảo an toàn, song biện pháp khắc phục hiện chỉ là “vận động không đưa con em, học sinh qua lại bằng dây cáp treo; các hộ dân khi qua lại sông Pô Kô phải chú ư an toàn, không được chở vật nặng kèm theo người, khi qua lại phải có áo phao, giá đỡ...”. Thực tế đă diễn ra không theo “chỉ đạo”.
“Bay” với mật độ và tốc độ kinh hoàng đến thế, nhưng “hai đầu dây chỉ được buộc vào cọc gỗ (hoặc gốc gỗ tự nhiên) chôn xuống đất để định vị dây cáp” và đă nhiều lần “đường bay” bị đứt, người và hàng bị nước cuốn trôi.
Đọc đến đoạn văn “khảo sát kỹ thuật đường bay - PV” trong báo cáo của UBND huyện Ngọc Hồi và xác minh từ người dân, nhiều người trong đoàn chúng tôi bất chợt đổi ư, chỉ “khảo sát một bờ”, cho chắc. Rời xa đăk Pô Kô, sau lưng chúng tôi vẫn là một vùng lơm tối tăm, có lẽ là c̣n lâu lắm... Ánh mắt của những đứa trẻ bên kia sông và tiếng rít ghê người từ chiếc ṛng rọc tạm máng trên dây đeo bám bên tai như ám ảnh từ những phận người...
Nguyễn Thịnh
|
|
codon910
member
REF: 567306
09/27/2010
|
Chuyện về thầy Đỗ Việt Khoa bây giờ mới kể xong
Tác giả: Thảo Dân
(TVN/VNN)Cuộc đời thầy Đỗ Việt Khoa đă làm nên hai sự kiện. Nhưng cả hai sự kiện ấy ngẫm đi ngẫm lại đều là những sự kiện buồn. Ngành giáo dục có thay đổi được ǵ đáng nói sau sự kiện thứ nhất thầy Khoa làm nên hay không? Tôi không dám chắc. Nhưng cuộc đời thầy Khoa th́ thay đổi, nhưng là một thay đổi buồn…
Thầy Khoa đă dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Hồi đó, nhiều người cứ tưởng ngành giáo dục nhân cơ hội ấy mà dọn dẹp căn nhà có không ít nhếch nhác và bừa bộn của ḿnh. Thế nhưng, ngày tháng cứ trôi đi, mọi chuyện trở lại yên ắng như không gian "b́nh yên" sau một tiếng nổ.
Ngay từ ngày ấy, không ít người có suy nghĩ cẩn trọng đă dự báo rằng: những động thái của ngành giáo dục đối với thầy Khoa chỉ là một cách đối phó và lựa theo dư luận chứ không phải muốn thay đổi thực sự. Bởi ngày ấy, sự kiện thầy Khoa là một "quả bom" làm chấn động dư luận.
Đến ngay cả một giáo sư danh tiếng và cẩn trọng như giáo sư Văn Như Cương cũng tuyên bố sẵn sàng bảo vệ thầy Khoa đến như thế cơ mà. Rồi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đă về thăm thầy Khoa. Rồi các phương tiện truyền thông vào cuộc rầm rộ. C̣n các giáo viên th́ chỉ lấy sự kiện của thầy Khoa mà bàn tán, tranh căi với người khen, kẻ chê... tán loạn.
Thầy Khoa đă dũng cảm lên án những "phần tối" trong nhà trường. Ảnh VTV3
Hầu như tất cả chúng ta bị sự kiện thầy Khoa cuốn đi và không làm sao cưỡng nổi. Nó cho thấy ngành giáo dục đă xuống cấp đến mức nào. Nó cho thấy xă hội muốn có một cuộc cách mạng đối với ngành giáo dục nước nhà. Nhưng h́nh như kết quả từ sự dũng cảm của thầy Khoa chỉ có tác dụng làm cho truyền thông "bốc" lên. Việc "bốc" lên của truyền thông cũng chẳng có ǵ lạ v́ đó chính là một trong những đặc điểm của nó.
Thế rồi đến bây giờ, thầy Khoa lại làm ra sự kiện thứ 2 khi thầy buồn bă và có phần tủi thân thông báo sẽ rời bỏ ngành giáo dục vĩnh viễn. Sự kiện lần này không "nổ to" bằng sự kiện lần thứ nhất nhưng nghe cay đắng và ê chề hơn.
Nhưng cay đắng và ê chề hơn cho thầy Khoa khi xă hội nghe giáo sư danh tiếng Văn Như Cương chối từ không nhận thầy Khoa vào trường ḿnh nữa cho dù thầy Khoa chưa chắc có ư định đó. Có một người bạn học thân thiết của thầy Khoa đă khóc như một nỗi tủi hổ khi đọc những lời của giáo sư Văn Như Cương trả lời báo chí và nói kỹ đến mức phũ phàng về thầy Khoa.
Anh thương bạn ḿnh quá. Cho dù có những lúc anh đă tâm sự và khuyên thầy Khoa không nên làm thế này hay chỉ nên làm thế kia. Anh hiểu bạn ḿnh có lúc đă không nh́n nhận vấn đề thật thấu đáo. Anh cũng hiểu bạn ḿnh quả thực bị dư luận xă hội lúc đó có lúc làm cho "choáng váng".
Nhưng anh hiểu bạn ḿnh đấu tranh từ những ngày đầu là xuất phát từ sự chân thành và không thể đứng nh́n những tṛ phi giáo dục trong ngành giáo dục. Anh nói thầy Khoa không ảo tưởng ǵ về ḿnh như lời giáo sư danh tiếng Văn Như Cương nói mà thầy Khoa cứ tưởng hầu hết những người trong xă hội ủng hộ thầy, đứng về phía thầy bởi những lợi ích cho chính con em họ hay v́ lợi ích cho xă hội.
Thế là thầy Khoa lao vào chiến đấu với những ǵ mà cá nhân thầy cho rằng những cái đó đang nguy hại cho ngành giáo dục. Thầy Khoa cứ tin rằng phía sau ḿnh là cả một biển người đi theo thầy. Nhưng thực ra người ta chỉ đứng xem thầy như một sự ṭ ṃ. Chỉ có rất ít người thực sự ủng hộ thầy mà cũng lo cho thầy. Và đếnkhi chiến đầu măi không giành được chiến thắng, thầy Khoa quay lại và bắt đầu thấy hoang mang.
Cuối cùng, thầy tự đầu hàng. Cứ cho là những lời nhận xét của giáo sư danh tiếng Văn Như Cương là đúng th́ có nên nói ra như thế không về một người là thầy Khoa đă phải dùng đến hạ sách cho cuộc đời ḿnh.
Người bạn của thầy Khoa hiểu rơ rằng: nếu thầy Khoa có ảo tưởng bởi báo chí tung hô quá mức hay Người đương thời ǵ đó th́ trong đó có cả sự ảo tưởng đến từ sự bênh vực của một người danh tiếng chính là giáo sư Văn Như Cương. T́m hiểu ra mới thấy giáo sư Văn Như Cương là một trong những người làm thầy Khoa tin tưởng mănh liệt nhất. Bởi thầy Khoa vô cùng kính trọng giáo sư và hoàn toàn tin sự lên tiếng sẵn sàng nhận thầy Khoa đă làm thầy Khoa như bị "sốc" thuốc.
Không phải thầy Khoa tin vào việc giáo sư danh tiếng Văn Như Cương nhận thầy Khoa khi có mệnh hệ nào để ḿnh vẫn có việc làm mà nuôi con, mà thầy Khoa tin vào việc ḿnh đấu tranh là hoàn toàn đúng. Cũng như những món quà tặng hay bằng khen th́ không phải là bằng khen hay quà mà là ḷng tin của thầy Khoa vào việc làm của ḿnh và tin vào xă hội quanh ḿnh.
Nhưng sau những ngày "thăng hoa", những người đứng về phía thầy Khoa và lên tiếng về ngành giáo dục dần dần rút lui và để lại trận chiến cho một kẻ duy nhất là thầy Khoa. Thế là thầy Khoa chẳng biết "kẻ thù" của ngành giáo dục đang ở phía nào. Thầy Khoa những ngày tháng sau đó giống như một người lính chẳng có người chỉ huy. Nhưng trong lúc đó, quanh thầy đầy tiếng la ó, tiếng dọa dẫm của "kẻ thù". V́ thế, thầy Khoa có hoảng hốt mà "bắn" loạn xạ âu cũng là chuyện dễ hiểu.
Lúc đầu tôi cứ nghĩ sự kiện đầu của thầy Khoa đă kể xong câu chuyện về ngành giáo dục và về xă hội chúng ta. Nhưng đến khi sự kiện thứ hai của thầy Khoa xẩy ra th́ mới ngă ngửa người ra rằng: câu chuyện về thầy Khoa bây giờ mới kể xong.
Vâng câu chuyện đă kể xong. Nghe mà buồn thấu ruột. Nghe mà ứa nước mắt về nhiều chuyện. Không biết thầy Khoa và những người hiểu đúng câu chuyện này sẽ buồn đến khi nào?
|
|
codon910
member
REF: 567307
09/27/2010
|
Thư gửi một người thất bại
Kính thưa thầy Đỗ Việt Khoa,
Đọc báo thấy thầy quyết định giă từ giảng đường mà ḷng tôi trống rỗng vô cùng. Tôi cảm thấy thật cay đắng khi nghĩ đến một người thầy đứng trên bục giảng đă gần 20 năm giờ phải quyết định rời bỏ nơi ấy vĩnh viễn. Việc thầy rời bỏ giảng đường phải hiểu đúng nhất đó là cuộc bỏ chạy. Thầy đă không đủ ư chí để đứng thêm nơi chốn đó được nữa. Thầy đă thất bại.
Thầy đă không chịu nổi một nơi chốn mà chúng ta gọi là mái trường, không chịu nổi những đồng nghiệp, những phụ huynh và cả những học sinh đă và đang nh́n thầy với đôi mắt đầy oán hận. Tại sao họ lại oán hận thầy? V́ thầy đă mở tung ra trước mắt thiên hạ một sự thật, sự thật của những điều tồi tệ trong sự nghiệp trồng người mà những con người đang oán hận thầy là những kẻ liên can.
Thầy Đỗ Việt Khoa. Ảnh: VNE
Hơn bao giờ hết, tôi nhận thấy thầy thật cô đơn trên con đường thầy chọn. Tôi cảm thấy ai đó đang khóc và nh́n theo thầy. Tôi cảm thấy nỗi cay đắng và cô độc đang dâng lên như nước lũ nhấn ch́m thầy. Tôi thấy những ô cửa của từng lớp học mở ra đầy vô cảm.
Có những người nói rằng thầy đă đấu tranh với tấm ḷng trung thực, với trái tim quả cảm nhưng c̣n những điều chưa hợp lư trong phương pháp của ḿnh. Chuyện đó nếu đúng cũng không phải là điều đáng nói. Điều đáng nói là số người trong ngành giáo dục đứng bên thầy quá ít. Sự ích kỷ, thói hưởng lợi cá nhân và nỗi sợ hăi bị liên luỵ đă đánh gục ḷng tự trọng và nhân cách của nhiều thầy cô.
Tôi cũng không tán thành việc một số báo chí tung hô, vinh danh thầy như một tượng đài chống tiêu cực. Nhưng tôi trân trọng hành động của thầy, một con người b́nh thường trong xă hội nhưng đă có can đảm nói lên sự thật.
Cho đến lúc này, tôi vẫn băn khoăn với câu hỏi: v́ sao những người quản lư giáo dục và xă hội đă không đứng bên thầy một cách chân thực và quả cảm nhất. Nhưng tôi lại thấy cho dù là mơ hồ rằng thầy đă trở thành ví dụ của một người đấu tranh cho sự trong sạch trong sứ mệnh dạy người trong một lúc nào đó như là một thứ thời thượng. Rồi tất cả bỏ đi, để lại ḿnh thầy đứng bơ vơ nơi đầy băo gió khắc nghiệt của những người chống lại thầy.
Tôi không phải là một ai đó trong số người kia. Nhưng tôi vẫn cảm thấy một cảm giác xấu hổ đang táp vào tôi như bùn đen. Bởi tôi đă chẳng thể làm ǵ để thầy dừng bước và quay lại mái trường thân yêu của ḿnh.
Và tôi lại dày ṿ tự hỏi: sao những người có trách nhiệm không đứng bên thầy, trao đổi chân thành với thầy, giúp đỡ thầy, động viên thầy và cùng bao thầy cô như thầy nắm chặt tay nhau v́ nhân cách và tương lai tốt đẹp của những đứa trẻ. Tôi cảm thấy họ đă không làm như thế. Họ đă bỏ lại thầy một ḿnh và thầy đă có lúc không biết sẽ phải làm như thế nào.
Tại sao sự trung thực của thầy lại bị săn đuổi?
Tại sao sự quả cảm của thầy lại bị dè bỉu?
Tại sao có lúc thầy lại phải hoang mang trên con đường đúng?
Tại sao thầy lại trở thành một kẻ cô đơn?
Lúc này đây, tôi muốn nói với thầy một điều mà thực sự tôi không muốn nói, rằng: thầy đă thất bại. Thầy thất bại là những người như tôi thất bại. Những đồng nghiệp chân chính của thầy thất bại. Những giấc mơ về một mái trường thân yêu ngập tràn t́nh yêu thương thất bại. Và những đứa trẻ đang mong đợi chúng ta mang đến cho chúng những điều ư nghĩa và đẹp đẽ cũng thất bại.
Đêm nay tôi nhận thấy: những con đường trên xứ sở của chúng ta đầy gió. Tôi lại nghe vang lên những câu thơ của nhà thơ vĩ đại J. Brodsky: Chỉ cần ngước mắt lên cao hơn, chỉ cần khóc, chỉ cần hát và chỉ cần sống.
Và tôi muốn thầy cũng nghe thấy những câu thơ ấy.
(Tác giả: Trực Ngôn - TVN/VNN)
|
|
codon910
member
REF: 567309
09/27/2010
|
Nữ bác sĩ đi t́m công lư cho 3 thanh niên bị án hiếp dâm
VnExpress - Thứ Tư, 12/5
Trong một lần khám bệnh, câu chuyện ẩn ức của nam phạm nhân khiến bác sĩ Phạm Thị Hồng cảm động. Bà đă vượt hàng ngh́n cây số gặp gỡ nhân chứng, gơ cửa cả chục cơ quan... để t́m công lư. Ba thanh niên được 'giải oan' sau 10 năm tù v́ tội hiếp dâm
Cơn mưa dông chớm hè sầm sập kéo đến, bà Phạm Thị Hồng tất tả rời bệnh viện về căn nhà nhỏ, xinh xắn ở Hà Đông (Hà Nội) sau ngày làm việc. Cảm động trước tấm ḷng nhân hậu của bà - nữ thầy thuốc dành nhiều thời gian, công sức đi t́m công lư cho 3 thanh niên gần 10 năm ngồi tù v́ tội cướp tài sản và hiếp dâm - những ngày qua nhiều người đă đến nhà chia sẻ.
Tiếp khách với nụ cười hồn hậu, bà Hồng kể về cái ngày định mệnh khiến cuộc đời bà gắn kết với 3 chàng trai ở xă Yên Nghĩa, Hà Đông là Nguyễn Đ́nh Kiên (tức Lợi), Nguyễn Đ́nh Kiên (cùng 30 tuổi), Nguyễn Đ́nh T́nh (29 tuổi).
Bà nhớ, khoảng cuối tháng 12/2006, một trong ba người là Nguyễn Đ́nh Kiên (Lợi) nhập bệnh viện đa Khoa Hà Đông trong t́nh trạng bị liệt nửa người bên trái, hai chân và tay vẫn bị c̣ng số 8. Phạm nhân Lợi được xác định bị bệnh do suy nghĩ nhiều dẫn đến tinh thần uất ức...
Những ngày Lợi điều trị ở bệnh viện, trong một lần tṛ chuyện với bà Hồng, anh bật khóc: "Cháu bị bắt nhận án hiếp dâm nhưng cháu không làm".
Ban đầu, bà Hồng không tin, bởi với bà "hiếp dâm" là tội ác xấu xa. Rồi phạm nhân Lợi nhanh chóng phải trở lại trại giam nên câu chuyện giữa nữ thầy thuốc và anh này vẫn c̣n dang dở.
Năm 2008, Lợi tiếp tục phải ra bệnh viện điều trị. Sự chân thật của nam phạm nhân mang án hiếp dâm đă lấy được ḷng tin của bà. Đặc biệt, việc này lại được củng cố khi với kinh nghiệm nhiều năm của lương y chuyên sâu về huyệt đạo, bà Hồng phát hiện thanh niên này "chưa từng quan hệ với phụ nữ".
Với niềm tin Lợi "bị oan", suốt nhiều tháng thậm chí xin nghỉ làm, bà lặn lội đi t́m lại bị hại cùng những nhân chứng cũ, xác định lại hiện trường, thời gian gây án...
"Vụ án xảy ra lúc khoảng 22h, nhưng lúc đó nhiều nhân chứng nói rằng Lợi cùng hai người bạn là T́nh và Kiên (bị bắt cùng vụ án) vẫn c̣n ngồi ở buổi sinh nhật của bạn đến gần 23h mới về", bà Hồng cho hay.
Gần 10 lần bà lên trại giam thăm 3 phạm nhân này nhưng hầu hết không được gặp. Nữ thầy thuốc đành mang quà bánh, thuốc thang về... Rồi khi T́nh bị chuyển về trại giam ở vùng núi cao heo hút ở Tân Lập, Phú Thọ. Không quản ngại đường xa, bà lặn lội vượt hàng trăm cây số bằng mọi cách để gặp được thanh niên này.
"Hôm đó trời mưa, người tôi ướt sũng. Khi gặp nhau, hai cô cháu cùng bật khóc", bà Hồng kể, đôi mắt đỏ hoe.
Sau những cuộc gặp như thế, hàng trăm lá đơn kêu oan cho 3 thanh niên đă được bà Hồng và gia đ́nh của họ gửi đi 36 cơ quan chức năng.
"Nhưng tất cả những bằng chứng tôi thu thập đều không được nhà chức trách chấp nhận. Khi TAND Tối cao trả lời rằng họ không xử sai, tôi choáng váng đến ngất xỉu", bà Hồng nhớ lại.
Sau những bài báo, đơn thư, thông tin về vụ án đă đến Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông yêu cầu VKSND Tối cao rà soát và báo cáo vụ việc.
Cùng thời điểm này, thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh (Giám đốc Công an Hà Nội) và thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến (lúc đó là Phó giám đốc Công an Hà Nội, nay là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát pḥng, chống tội phạm Bộ Công an) cũng đă chỉ đạo điều tra lại vụ án.
Thượng tá Lă Ngọc Tỉnh (Phó pḥng cảnh sát điều tra Công an Hà Nội) và các cán bộ điều tra giỏi mất nhiều ngày đêm để đọc lại hồ sơ của vụ án xảy ra cách đây 10 năm.
"Ngay khi đọc hồ sơ vụ án, chúng tôi thấy có nhiều mâu thuẫn. Hiện trường gây án bị xác định sai, hung khí gây án trong hồ sơ cũng khác với lời khai của các bị hại... Đặc biệt, lời khai 7 nhân chứng xác nhận bằng chứng ngoại phạm của 3 thanh niên trên cũng không được thể hiện trong hồ sơ", chiều 11/5 một cán bộ điều tra cho VnExpress.net biết.
Cũng theo cán bộ này, sai phạm nghiêm trọng tiếp theo mà họ phát hiện, đó là trước thời gian xảy ra vụ án 4 ngày, Lợi tặng bạn gái một dây chuyền bằng bạc sợi nhỏ nhưng bị từ chối nên anh này đă đeo.
"Căn cứ lời khai của bị hại là "tên hiếp dâm có đeo dây chuyền xích to, h́nh con đại bàng", cơ quan điều tra đă lấy đó làm "chứng cứ" để ép Lợi nhận tội", nữ điều tra viên nói.
Sau nhiều tháng truy t́m chứng cứ, vượt hàng ngh́n cây số để lấy lại lời khai của các nhân chứng, bị hại và dựng lại hiện trường của vụ án... Từng chi tiết của vụ án đă được thượng tá Lă Ngọc Tỉnh và cán bộ điều tra ghi lại bằng tập hồ sơ lên tới hàng ngh́n trang để báo cáo với 3 ngành tư pháp Hà Nội.
Và niềm vui đến với những người tâm huyết khi gần 2 tháng sau đó VKSND Tối cao ra kháng nghị bản án đă tuyên với 3 thanh niên trên.
Bản kháng nghị kư vào cuối tháng 1 năm 2010 đă chỉ ra 9 điểm sai sót trong quá tŕnh điều tra. "Tại phiên ṭa sơ thẩm và phúc thẩm cũng như sau khi xét xử, các bị cáo và nhiều nhân chứng có đơn xác nhận, tối 24/10/2000, các bị cáo T́nh, Kiên, Lợi trong khoảng thời gian xảy ra vụ án đang có mặt để dự sinh nhật một người bạn. Tuy nhiên, cả 2 phiên ṭa, HĐXX đều không quan tâm, xét hỏi tới lời tŕnh bày trên, mà chỉ tập trung vào các t́nh tiết buộc tội có trong hồ sơ để kết tội bị cáo. Do đó, việc xét hỏi tại hai phiên ṭa là phiến diện, không đầy đủ dẫn tới kết luận không đúng với t́nh tiết khách quan của vụ án...", kháng nghị thể hiện.
Sau khi VKSND Tối cao lên tiếng, hiện nay 3 thanh niên xă Yên Nghĩa đă trở về nhà, nhưng họ vẫn đau đáu một nỗi đau. Họ đang chờ đợi phán quyết giám đốc thẩm công minh của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao để chính thức được minh oan trong một ngày gần nhất.
Gần 10 năm trước, trải qua hai phiên ṭa, các cấp xét xử cùng xác định, tối 24/10/2000, T́nh, Kiên, Lợi bàn nhau đi trấn lột. Khi đến gần trạm bơm Yên Nghĩa, phát hiện một đôi trai gái đang ngồi tâm sự, họ lội qua mương đến gần. Lợi dùng dao gí vào cổ, khống chế người đàn ông kéo xuống mương, cướp tài sản. Sau đó, cả nhóm thay nhau hăm hiếp cô gái.
3 thanh niên đă bị kết án tổng cộng 41 năm và vừa được trở về nhà sau gần 10 năm ngồi tù.
Anh Thư
|
|
codon910
member
REF: 567311
09/27/2010
|
Tăng trưởng kinh tế nhưng chất lượng cuộc sống chưa cao
Tuổi Trẻ Online - Thứ Sáu, 28/5
TT- – TTO - Hôm nay, Quốc hội (QH) thảo luận tại hội trường về Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xă hội và ngân sách nhà nước.
Nhiều đại biểu đặt câu hỏi trực tiếp về chất lượng điều hành của Chính phủ, đề cập nhiều vấn đề bức xúc xă hội, đặc biệt là chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trường, xuống cấp đạo đức xă hội, bạo lực với trẻ em...
Giá cả tăng, dân khó khăn
Đại biểu Vơ Tuấn Nhân, Quảng Ngăi cho rằng báo cáo của Chính phủ chỉ tập trung về kinh tế mà chưa đánh giá rơ những vấn đề xă hội và môi trường. Ông Nhân nhấn mạnh trong những chỉ tiêu kinh tế xă hội năm 2009, tất cả có 25 chỉ tiêu nhưng Chính phủ không hoàn thành đến 8 chỉ tiêu, tập trung chủ yếu về môi trường.
Khu công nghiệp, khu chế xuất có khu xử lư nước thải chưa đạt chỉ tiêu, theo ông Nhân, có thể gây tác động lớn. Chính v́ những chỉ tiêu chưa đạt chủ yếu về chất lượng cuộc sống nên ông Vơ Tuấn Nhân cho rằng tăng trưởng kinh tế chưa giúp chuyển biến tích cực chất lượng cuộc sống, đặc biệt số trẻ suy dinh dưỡng vẫn cao… Ông Nhân đề nghị Chính phủ cần phấn đấu hài ḥa các chỉ tiêu để hướng đến phát triển bền vững, đồng thời, cần tập trung vốn đầu tư hiệu quả hơn chứ “hiện đầu tư chưa trọng tâm, trọng điểm”.
"Thu hút đầu tư cũng đang nhức nhối v́ nhiều địa phương chỉ thấy lợi ích trước mắt, không tiên lượng hậu quả, như cấp phép khai thác khoáng sản, cho nước ngoài thuê rừng trong khi dân thiếu đất sản xuất, chuyển đất màu mỡ làm khu công nghiệp..."
Ông Vơ Tuấn Nhân nêu vấn đề ngư dân đang rất bức xúc v́ bị tàu nước ngoài bắt giữ đ̣i tiền chuộc. Đề nghị Chính phủ có biện pháp hữu hiệu bảo vệ ngư dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Đại biểu Đỗ Thị Huyền Tâm, Bắc Ninh băn khoăn Việt Nam làm nhiều hàng hóa, dự kiến 2010 xuất khẩu lớn nhưng quan trọng là làm hàng ǵ, giá bán ra sao lại chưa làm tốt. “Giá bán gạo của Việt Nam thường thấp hơn 50-70 USD/tấn so với gạo cùng loại của Thái Lan” bà Tâm cho rằng không hợp lư. Chỉ số hiệu quả đầu tư trên vốn (ICOR) đă đến 8, gấp 3 các nước trong khu vực nên bà Tâm cho rằng các chỉ tiêu khác đạt được cũng chưa thực sự phấn khởi. Bà Tâm đề nghị Chính phủ cần giải quyết nhanh nhất những bất cập trong thời gian tới.
Đại biểu Trần Hồng Việt, Hậu Giang đánh giá báo cáo Chính phủ khá lạc quan và ấn tượng. Tuy nhiên, thực tế th́ cần có phân tích thận trọng hơn. Về con số tăng tưởng, theo ông Việt nên đánh giá xem do nội lực hay nhờ cái ǵ khác. Riêng chỉ số ICOR, ông Việt cho rằng đă cao bậc nhất thế giới. Ông Việt nói việc thu hút đầu tư cũng đang nhức nhối v́ nhiều địa phương chỉ thấy lợi ích trước mắt, không tiên lượng hậu quả, như cấp phép khai thác khoáng sản, cho nước ngoài thuê rừng trong khi dân thiếu đất sản xuất, chuyển đất màu mỡ làm khu công nghiệp...Ông Việt đặt câu hỏi với cơ quan chống tham nhũng liệu có tham nhũng ở cấp phép đầu tư đồng thời cảnh báo “Con cháu sau này sẽ phải chịu cái giá rất đắt cho tăng trưởng hôm nay của chúng ta”...
Ngoài ra, ông Trần Hồng Việt khẳng định thu nhập của dân Việt Nam không tăng kịp giá xăng dầu, thuốc chữa bệnh… Với lư do các cơ quan nhà nước đưa ra là v́ giá thế giới tăng, ông Việt khẳng định dân VN không đủ sức theo giá thế giới. Việc cúp điện, theo ông Việt cũng đang ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất, đời sống người dân. “Dân rất hoài nghi hoạt động điện lực VN” – ông Việt nói.
Bức xúc chuyện công nhân tăng giờ làm, tăng ca, điều kiện ăn ở quá tồi tệ, doanh nghiệp th́ cứ nợ bảo hiểm, ông Việt phê phán nhiều nơi trải thảm mời nhà đầu tư nhưng chưa ai nói kiên quyết đấu tranh đảm bảo quyền lợi của công nhân.
Đại biểu Phương Thị Thanh, Phó đoàn đại biểu QH tỉnh Bắc Kạn cũng cho rằng thời gian qua giá xăng dầu, điện, ga, phân bón đều tăng đă ảnh hưởng đến đời sống người dân, đặc biệt là đời sống người dân vùng sâu, vùng xa càng khó khăn. Bà Thanh hỏi giá vẫn tăng như hiện nay liệu Chính phủ có đảm bảo lạm phát năm nay ở mức 7% không? Bà Thanh cũng thông báo cử tri rất băn khoăn hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, theo bà Thanh, tỷ lệ hộ nghèo nhiều nơi chênh lệch lớn. Với cách hỗ trợ như hiện nay, bà Thanh cho rằng chưa tạo điều kiện cho hộ nghèo thoát nghèo bền vững. “Theo chuẩn nghèo hiện tại với CPI hiện nay, đời sống người nghèo đang giảm xuống. Đề nghị Chính phủ bên cạnh quan tâm tăng trưởng, cần quan tâm chất lượng đời sống người dân” – bà Thanh nói.
Cần giảm khoảng cách giàu nghèo
Đại biểu Nguyễn Hữu Nhị, Nghệ An nêu những tồn tại lớn trong điều hành hiện nay để QH, Chính phủ giải quyết. Nhấn mạnh chính sách đất đai, ông Nhị cho rằng khiếu nại, tranh chấp đất đai đang chiếm trên 80% khiếu nại tố cáo của công dân, nhưng lại đang có mâu thuẫn pháp lư khiến dân bị đẩy vào t́nh trạng đi ḷng ṿng. Dân khiếu nại, Chính quyền đẩy dân sang ṭa án, ṭa án nói không thuộc thẩm quyền.
"Hiện nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp tuyển sinh khá dễ dàng trong khi cơ sở vật chất, giảng viên không tăng kịp để đảm bảo tăng chất lượng. Phải chăng ngành giáo dục đang chạy theo thành tích để hậu quả chất lượng đào tạo sinh viên phải chịu".
Đại biểu Ngô Thị Minh, Quảng Ninh
Đại biểu Trần Ngọc Vinh, Hải Pḥng cũng cho rằng trong điều hành của Chính phủ, phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xă hội chưa hài ḥa. Tại sao ICOR tăng lên nhanh chóng? Ông Vinh băn khoăn hiệu quả đầu tư không cao trong thời gian dài mà chưa t́m được giải pháp cụ thể để kiềm chế.
Trước thực trạng nông dân c̣n phàn nàn hàng giả rất nhiều trong phân bón, giống… ông Vinh đề nghị Chính phủ cho thí điểm xây dựng tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Khoảng cách giàu nghèo thể hiện sự b́nh đẳng trong xă hội đang giăn ra, ông Vinh yêu cầu Chính phủ cần có biện pháp đồng bộ rút ngắn khoảng cách. “Cần hết sức tránh t́nh trạng quy định pháp luật có lợi cho các bộ, ngành th́ triển khai rất nhanh như việc thu thuế. Có lợi cho dân, như hỗ trợ dân gặp khó khăn th́ triển khai chậm” - ông Vinh nói.
Đại biểu Ngô Thị Minh, Quảng Ninh th́ nhấn mạnh chất lượng giáo dục. Theo bà Minh, hiện nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp tuyển sinh khá dễ dàng trong khi cơ sở vật chất, giảng viên không tăng kịp để đảm bảo tăng chất lượng. Phải chăng ngành giáo dục đang chạy theo thành tích để hậu quả chất lượng đào tạo sinh viên phải chịu.
Thực trạng nhiều sinh viên không xin được việc làm theo chuyên ngành đă đào tạo, ảnh hưởng đến thời gian tuổi trẻ, chi phí xă hội, bà Minh cho rằng các trường phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đào tạo. Với nhà nước, bà Minh hỏi “Tại sao cấp chỉ tiêu ngân sách theo đầu vào mà không đ̣i hỏi chất lượng đầu ra?”. Đề xuất Chính phủ nghiên cứu cấp ngân sách theo chất lượng đầu ra v́ bà Minh cho rằng đông đảo học sinh, sinh viên không t́m được việc làm đang mất ḷng tin vào Chính phủ nên đă gây nhiều bức xúc.
Cũng đề cập bất cập trong giáo dục, đại biểu Hoàng Thị B́nh, Cao Bằng nhận xét đầu tư trong giáo dục chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Như chương tŕnh kiên cố hóa trường lớp học, theo bà B́nh, có xây trường nhưng không có pḥng chức năng trong khi vẫn đầu tư thiết bị dạy học nhiều tỷ đồng. Có thiết bị nhưng không có pḥng đă khiến thiết bị hỏng, chất đống, lăng phí.
Ông Huỳnh Văn Tí, Bí thư tỉnh ủy B́nh Thuận cũng cho biết cử tri đang rất quan tâm đến thực trạng đạo đức xă hội. “V́ sao giờ người ta chém giết nhau dễ dàng như vậy? Con cháu bạc đăi ông bà, cha mẹ, cha con dắt nhau ra ṭa v́ mảnh đất. Rồi truy bức, hành hạ trẻ em gây bức xúc lớn trong nhân dân. Bây giờ học sinh đánh nhau không chỉ bằng tay chân, mà c̣n hung khí. Không chỉ nam sinh mà cả nữ sinh đánh nhau. Thầy giáo cô giáo không dám nặng lời với học sinh, người ngay không dám nặng lời với kẻ gian”... Ông Tí yêu cầu cần đánh giá điều ǵ đang diễn ra làm băng hoại đạo đức xă hội.
Về t́nh trạng xâm hại trẻ em vẫn xảy ra, bà Ngô Thị Minh lo lắng ngoài trường hợp như Hào Anh ở Cà Mau được biết đến, c̣n có trường hợp đánh đập trẻ đến chết, ta không bảo vệ được. “Trẻ em bị xâm hại t́nh dục gia tăng", bà Minh cho rằng một trong những nguyên nhân là chủ trương giải thể Ủy ban dân số gia đ́nh trẻ em. Bộ máy Ủy ban bị chia ra, chuyển sang ba Bộ, cán bộ bị chia ra, v́ vậy, đang thiếu cán bộ am hiểu bảo vệ chăm sóc trẻ em – bà Minh nói
CẨM VĂN K̀NH
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Giảm dần việc xuất khẩu than
Tại kỳ họp này nhiều đại biểu Quốc hội đă đề nghị nên cấm xuất khẩu than, trao đổi với báo chí về vấn đề nêu trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng nói: Than ngày càng cạn kiệt, vài chục năm tới nếu không có phát hiện mới sẽ rất khó khăn. Nên sử dụng than thế nào là câu chuyện liên quan đến an ninh năng lượng...
Từ năm 2009 trở về trước, ngành than khai thác vượt nhu cầu trong nước, giai đoạn 2008-2009 b́nh quân mỗi năm khai thác khoảng 40 triệu tấn than và trong nước chỉ sử dụng 20 triệu tấn. Có nhiều chủng loại than tốt mà trong nước chưa sử dụng đến, ví dụ để phát điện hay làm nhiên liệu cho các ngành khác th́ lăng phí, trong khi có thể xuất khẩu với giá cao. Hơn nữa, ngành than đang cần nhiều kinh phí, ngoại tệ để tái đầu tư cho nhu cầu của ngành than, từ máy xúc, máy ủi, xe tải lớn cho đến các nhà máy tuyển quặng…
Với t́nh h́nh hiện nay, theo tôi nghĩ Chính phủ đă chủ trương không thể kéo dài với mấy ư sau: thứ nhất, nguồn than ngày càng cạn kiệt; thứ hai, đảm bảo than cho các nhu cầu trong nước; thứ ba là việc tiếp tục xuất khẩu có thể dẫn đến một số tiêu cực do các biện pháp kiểm tra của chúng ta có mức độ…
Thời gian tới khai thác và sử dụng than như thế nào không chỉ là câu hỏi với riêng ngành than mà c̣n với các cơ quan quản lư nhà nước. Theo tôi th́ chúng ta phải giảm dần việc xuất khẩu than, để dành than cho nhu cầu trong nước. Tuy nhiên việc giảm dần phải tính đến mức độ nhất định, v́ chúng ta vẫn cần ngoại tệ trước hết cho ngành than, cho nên giảm đến mức nào và xuất khẩu loại than ǵ cần tính toán rất cụ thể.
* Lộ tŕnh giảm dần việc xuất khẩu than sẽ như thế nào?
- Chúng tôi đă có chương tŕnh dài hạn về khai thác và xuất khẩu than, theo đó 2015 trở đi, khi nhu cầu than trong nước tăng lên rất lớn với việc một loạt các nhà máy điện mới vào th́ không những chúng ta không xuất khẩu được than mà sẽ phải nhập khẩu. Đó là bức tranh mà chúng ta h́nh dung đến hiện nay.
Tuy nhiên trong ngành than có đặc thù là một số chủng loại than chất lượng rất cao mà dùng trong nước th́ lăng phí, th́ có thể chúng ta vẫn xuất khẩu đồng thời với nhập một số chủng loại than chất lượng thấp hơn phục vụ các hộ tiêu thụ trong nước…
V.V.THÀNH (ghi)
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|