banglang07
member
ID 37359
02/24/2008
|
* * * HOA QUỲNH * * *
HOA QUỲNH
Trắng trong như ngọc , như ngà
Hương thơm dịu nhẹ lẫn ḥa vào đêm
Đợi khi ánh mặt trời lên
Cánh hoa khép nhẹ mi mềm ngủ say …
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
rdinh
member
REF: 306142
02/24/2008
|
Em Quỳnh chỉ thức về đêm
Cho nên em phải ngủ thêm ban ngày
T́m em anh gặp nơi đây
Em mải ngủ ...sao ban ngày đi shopping !!!
Chẳng biết muội có ngủ ngày không, nếu có ngủ ngày chắc là Muội đêm thức để làm thơ.
Vào chọc Muội một chút. Chúc Muội vui, khoẻ để chăm sóc vườn hoa và thả hồn thơ
|
|
goldsnow142
member
REF: 306143
02/24/2008
|
Quỳnh thường trồng cạnh cây dao
Như anh em chả khi nào rời nhau
Hoa quỳnh cũng có nhiều màu
Nhưng trắng đẹp nhất thanh tao dịu dàng
|
|
anhtrangthu
member
REF: 306211
02/24/2008
|
Phải rồi hoa nở về đêm
Trắng như ngà ngọc lại thêm diệu huyền
Cành giao thắm thiết đi liền
Âm dương hoà hợp(*) nên duyên chàng nàng...
(*)-Ở Việt Nam người ta có kinh nghiệm rằng cây quỳnh và cây giao trồng gần nhau, chẳng khác ǵ âm dương ḥa hợp, làm cây quỳnh chóng có hoa, và hoa to, đẹp và tỏa hương nhiều hơn. Theo sự giải thích ở trên về đặc tính " epiphyte" của cây quỳnh, thật ra quỳnh không phải cần cây giao để mà sống được, nên Quỳnh Giao đi đôi với nhau chỉ có đặc tính văn hóa như trong truyện Kiều có câu :
"Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao"
|
|
cakinh222
member
REF: 306220
02/24/2008
|
Biết tôn trọng nỗi buồn của người khác là người đứng đắn
Biết chia sẻ nỗi buồn của người khác là người có đức dục
Biết trêu đùa cho người khác vơi buồn là người tuấn kiệt
Than thay không phải ai cũng được vậy! Cho dù có ăn học đến đâu cũng không thể thay đổi bản chất "chỉ v́ riêng ta mà mặc nỗi đau của kẻ khác".
Bây giờ mới hiểu thêm tại sao người ta phân rơ hai vế trong chuyện học:
Giáo Dục & Đào Tạo !!!
Không biết làm thơ nên viết mấy ḍng trên topic của Bằng Lăng. Cùng là phận gái nên cakinh rất cảm thông với bạn.
Cakinh222
|
|
lathuhn
member
REF: 306269
02/24/2008
|
Tiếng đêm trong vắt không gian
Đoá Quỳnh e ấp nồng nàn dâng hương
Thanh tao ngày mới ngậm sương
Giao Quỳnh vấn vít mộng thường dịu êm.
(Lathuhn.)
|
|
mayha2000
member
REF: 306296
02/24/2008
|
hoa quỳnh thoảng dịu hương thơm
nồng nàn say đắm màn đêm ngọt ngào
trắng trong tao nhă kiêu sa
hương quỳnh thoáng đó ....tàn ba canh giờ
***tặng các anh chị của Mayha đoá quỳnh đỏ nè....
các anh chị ui! cây giao là cây ǵ vậy????
|
|
lathuhn
member
REF: 306300
02/24/2008
|
Quỳnh Hương kiều mỵ lá hoa
Cành Giao mảnh dẻ như là thân kim
Dáng thư sinh, nét thanh mềm
Quỳnh Giao tương đắc đẹp thêm duyên t́nh!
MayHa coi 2 ảnh of chị Anhtrangthu post đó. Cây Giao toàn thân, lá, cành đều chung 1 kiểu dáng h́nh kim thôi, rất ngộ, thường được gọi là Cành Giao thay v́ gọi cây Giao . Mối thâm t́nh Quỳnh- Giao đúng như chị ATT tả ở trên đó.
Cây hoa Quỳnh thường được trồng kèm Cành Giao (có thể liền chung 1 chậu kiểng). Khi Giao và Quỳnh cùng lớn, ta thường cột tạo dáng chung và tạo cho Quỳnh có chỗ dựa nữa (cũng để Quỳnh bớt la đà tự do).
Chúc MayHa tạo được 1 chậu kiểng Giao-Quỳnh ưng ư ha! (ah, mà h́nh như cây hoa Mayha post đó là hoa Thanh Long đỏ, đúng ko MH nhỉ)
|
|
goldsnow142
member
REF: 306342
02/24/2008
|
Lathuhn ơi ! Gold cũng thấy giới thiệu hoa quỳnh có nhiều màu , trong đó có màu như mayha2000 đă post lên chứ không gọi là hoa thanh long đỏ .Ai biết nhờ giải thích thêm .Xin tặng banglang một số h́nh về hoa quỳnh .
|
|
lequynh08
member
REF: 306370
02/24/2008
|
gửi banglang và tất cả các bạn,
Quỳnh là tên gọi của ḿnh,
Cám ơn ai đă có t́nh cùng hoa.
Dù không rực rỡ mặn mà,
Nhưng quỳnh riêng tặng cho ai có ḷng.
V́ quỳnh chỉ nở về đêm,
Sáng hoa tàn úa hương thơm tan rồi.
Đời hoa ngắn ngủi vậy thôi,
Ai nguời tao nhă, ngọt bùi sớt chia!
....le quynh
|
|
mayha2000
member
REF: 306374
02/24/2008
|
Mayha tặng thêm các bạn chậu quỳnh màu hồng nè. cùng là một loại mang tên quỳnh.
nhưng màu đỏ - hồng hoa chơi được lâu hơn khoảng 2 tuần cánh hoa mới tàn lận.
***lathuhn ui! hoa đó k phải hoa thanh long đâu. bông hoa quỳnh màu vàng của anh tuyết đẹp thật.
|
|
banglang07
member
REF: 306387
02/24/2008
|
Chào huynh Rdinh và các bạn Goldsow , Anhtrangthu , Lathu , Mayha , Cakinh , Lequynh !
Hoa Quỳnh chỉ nở về đêm
Cuộc đời ngắn ngủi – một đêm đă tàn
Hương thơm tao nhă , nồng nàn
Mỏng manh nhưng vẫn muôn phần kiêu sa
Bao người say đắm v́ hoa
Để ḿnh với bạn t́nh xa nên gần …
Cám ơn các bạn đă vào họa thơ và cung cấp cho ḿnh thật nhiều kiến thức về hoa Quỳnh và cả cành Giao nữa . Thực ra ở trong này cây Giao rất nhiều ( nguời ta gọi là cây xương rồng ). Hôm trước ḿnh ra miền Trung thấy cây Giao đó mọc hoang 2 bên đường rất nhiều , mà toàn là cây cổ thụ rất đẹp .Ḿnh tiếc ơi là tiếc . Giá mà chở về nhà trồng được th́ tốt biết mấy …
|
|
anhtrangthu
member
REF: 306415
02/24/2008
|
Chi Quỳnh
Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum)
Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum)
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Caryophyllales
Họ (familia): Cactaceae
Phân họ (subfamilia): Cactoideae
Chi (genus): Epiphyllum
Haw.
Một số loài
Khoảng 19 loài, trong đó có:
* Epiphyllum Ackermannii
* Epiphyllum anguliger
* Epiphyllum caudatum
* Epiphyllum chrysocardium
* Epiphyllum crenatum
* Epiphyllum guatemalense
* Epiphyllum hookeri
* Epiphyllum laui
* Epiphyllum lepidocarpum
* Epiphyllum macropterum
* Epiphyllum oxypetalum
* Epiphyllum phyllanthus
* Epiphyllum pumilum
* Epiphyllum thomasianum
Chi Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa quỳnh. Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.
Phân bố
Các loài trong chi quỳnh có thể thấy ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, phần lớn Châu Á cũng như được trồng ở những vùng khí hậu tương đối ấm áp của Mỹ và Châu Âu. Trong tự nhiên, quỳnh mọc bám vào thân cây khác trong những khu rừng nhiệt đới nhưng không phải sống kư sinh mà chỉ sống dựa vào chất đất mùn bám trên vỏ cây. Quỳnh có thể mọc ở độ cao tới 2000m.
Mô tả
Thân cây rộng và dẹp, rộng 1-5 cm, dày 3-5 mm, thường với các ŕa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8-16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.
Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3-4 cm.
Một số loài thường thấy
Hoa cỡ nhỏ, đường kính từ 3-5 inch:
* Epiphyllum caudatum: hoa màu trắng bên ngoài màu xanh ngọc, hương nhẹ.
* Epiphillum pumilum: không hương nhưng hoa đẹp.
Hoa cỡ trung b́nh, đường kính từ 5-7 inch:
* Epiphyllum aguliger: hoa trắng, bên ngoài có màu vàng, c̣n có tên riêng là Darahii.
* Epiphyllum cartagense: hoa trắng, bên ngoài có màu hồng pha vàng.
Hoa cỡ lớn, đường kính 7-9 inch:
* Epiphyllum guatemalese: hoa trắng, nhị như màng nhện vàng, hương nhẹ.
* Epiphyllum hookeri (E. strictum): hoa đẹp nhưng hương nồng.
Có một loài quỳnh hoa rất lớn, đường kính hơn 9 inch là Epiphyllum thomasianum, hoa trắng, có ánh đỏ, giống như cái chuông, hương thơm nhẹ. Hiện nay, việc lai tạo đă cho ra đời rất nhiều loại quỳnh lai (hybrid) có màu sắc rất phong phú, hoa có thể nở được trong 2-3 ngày. Theo "Hội Hoa quỳnh Hoa Kỳ", có trụ sở tại Monrovia (gần Los Angeles), th́ hiện có khoảng hơn 10.000 loại quỳnh lai được đăng kư bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc Latinh như Epiphyllum saigon, Epiphyllum madonna,...
Ở Việt Nam, có thể thấy một số loài quỳnh sau:
* Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum) là một loài quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này c̣n có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện (昙花一现) nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng h́nh giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10-20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ).
* Quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn Quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng Quỳnh trắng.
* Ngoài ra c̣n có một số loài quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng ...với kích thước hoa rất khác nhau. Ở Đà Lạt, sau 5 năm công phu lai ghép giữa quỳnh với thanh long và dùng đèn điện thắp sáng, năm 2004, ông Mười Lới, một người trồng hoa đă tạo ra được loài quỳnh hoa nở ban ngày, gọi là nhật quỳnh. Hiện nhật quỳnh đă phát triển thêm được nhiều loại có màu sắc phong phú.
Trồng quỳnh
Quỳnh nguyên thủy sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên cây quỳnh tương đối dễ trồng, có thể trồng bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được. Quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài. Cây quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của nó. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng cũng có thể tưới loại phân bón " Peters 20-20-20", "Miracle Gro", hoặc "Super Bloom" mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao. Lư do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ).
Hoa quỳnh trong văn hóa
Sự tích hoa quỳnh
Theo truyền thuyết, thời nhà Tùy, Tùy Dạng Đế hôn quân vô đạo, trác táng, xa hoa, phung phí, đêm nọ nằm mơ thấy một cây trổ hoa đẹp. Đúng lúc đó, ở chùa Dương Ly thành Dương Châu đang đêm bỗng có ánh sáng như sao sa và hương thơm sực nức lạ lùng khiến dân chúng đổ xô đến xem. Cạnh giếng nước trong sân chùa mọc lên một cây lạ, nở một đóa hoa ngũ sắc với 18 cánh to ở trên, 24 cánh nhỏ ở dưới, hương ngào ngạt bay tỏa khắp nơi nơi. Dân chúng đặt tên là hoa Quỳnh. Thấy trùng với điềm báo mộng, vua yết bảng bố cáo: "Ai vẽ được loại hoa Quỳnh đem dâng lên, sẽ được trọng thưởng". Khi một họa sĩ dâng lên bức tranh vẽ đóa hoa vô cùng đẹp, vua liền quyết định tuần du để thưởng ngoạn hoa Quỳnh. Tùy Dạng Đế ra lệnh khai Đại Vận Hà từ Lạc Dương đến Dương Châu và cùng đoàn tùy tùng trang bị vô cùng xa xỉ lên đường. Trong số quan quân hộ giá, có cha con Lư Uyên và Lư Thế Dân. Qua thời gian hơn 90 ngày, đoàn tuần du đến đất Dương Châu. Thuyền vừa cặp bến, Lư Thế Dân cùng bằng hữu rủ nhau lén đi xem hoa ngay trong đêm, sợ sáng hôm sau khó chen chân lọt vào vườn hoa. Lư Thế Dân là người có chân mạng đế vương (về sau trở thành vua Đường Thái Tông) nên hoa nhún ḿnh 3 lần nghinh đón. Cánh hoa trắng như ngọc, nhụy điểm xuyết màu vàng, hương tỏa ngọt ngào dưới ánh trăng. Lư Thế Dân vừa xem xong, một cơn mưa to đổ xuống khiến hoa rụng hết. Sáng hôm sau, Tùy Dạng Đế xa giá đến xem hoa, chỉ c̣n thấy cánh hoa úa rũ, tan tác. Vua tức giận, tiếc công đi ngh́n dặm không được xem hoa, ra lệnh nhổ bỏ, vứt đi. Từ đó hoa Quỳnh chỉ nở trong một thoáng về đêm.
Quỳnh trong đời sống
Từ đặc tính của loài hoa này, ở Việt Nam, hoa quỳnh tượng trưng cho:
* Những ǵ đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi: sớm nở, chóng tàn.
* Vẻ đẹp e ấp, dịu dàng, thanh khiết của người thiếu nữ.
Khi trồng quỳnh, người Việt Nam thường trồng cùng với cây cành giao (thuộc họ Thầu dầu, danh pháp khoa học: Euphorbia tirucalli, c̣n có tên khác là xương khô, san hô xanh, thập nhị), lá của nó đă thoái hóa nên rất nhỏ và rụng ngay khi vừa mọc. Quỳnh trông như chỉ có lá và trĩu xuống như cần nâng đỡ; giao lại chỉ có cành nên hai loài cây khi đứng bên nhau như là sự bổ sung, ḥa hợp âm dương và cây quỳnh cành giao trở thành một biểu tượng của t́nh yêu đẹp. Nhiều người c̣n tin rằng khi trồng bên cạnh cành giao, quỳnh sẽ cho hoa nở rộ, đẹp hơn và hương thơm nồng nàn hơn.
Văn chương
* Truyện Kiều (Nguyễn Du):
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao.
Khi chén rượu, lúc cuộc cờ
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên
* Bài thơ Hoa Quỳnh (Lâm Thị Mỹ Dạ):
Đời của hoa thơm ngát
Con ong nào biết đâu
Hoa nở trong lặng lẽ
Âm thầm vào đêm sâu
E ấp mà kiêu hănh
Hoa nghiêng trong trăng sao
Như đàn thiên nga nhỏ
Sắp bay lên trời cao.
* Bài hát Quỳnh Hương (Trịnh Công Sơn):
Đêm này đêm
Buồn bă với những môi hôn
Trong vườn trăng
Vừa khép những đóa mong manh
******************************************************************
Và có các bài thơ của các bạn
|
|
lathuhn
member
REF: 306453
02/24/2008
|
Mến chào cả nhà! Thật vui v́ chúng ta có một góc vườn để ngắm và hiểu thêm về quỳnh hoa! Uống Trà ngồi chờ canh hoa quỳnh nở thật là một niềm vui khó quên, được trông đợi từ bao ngày theo dơi ngắm nghía nụ quỳnh lớn lên...
Huynh Gold và bạn Mayhà ui, Lá cũng phân vân măi… C̣n chậu kiểng mới of MH th́ chính xác là hồng quỳnh rùi nè (tuy dáng bông hoa khá là khác quỳnh trắng).
H Gold ơi, mấy tấm ảnh H mới post rất đẹp, theo Lá ảnh 1 chính là quỳnh hoa. C̣n 3 tấm kia, Lá vẫn ngờ ngợ đó là các hoa Thanh Long ạ (nhưng có thể Lá sai mà).
Thực ra, Lá cũng ko biết nhiều đâu, chỉ căn cứ vào thân, cành, lá các cây để suy ra tên hoa thôi. Cũng khó phân biệt, v́ Quỳnh và Thanh long khá giống nhau về: đặc điểm thân cành, lá, hoa và cách sinh trưởng…, nhất là: cùng mọc nụ hoa và sinh lá thân cành mới từ các mắt lá và mắt thân cành (đặc biệt hoa quỳnh trắng và Thanh long trắng là giống nhau nhiều nhất). C̣n điểm khác rất cơ bản là: Thanh long th́ rất mập, khoẻ, thân cành lá gai cứng nhọn (Xương rồng cành đa số có h́nh sao), chịu đựng tốt, thời gian hoa sống (sau khi nở) khá lâu...; c̣n Quỳnh th́ ngược lại: thân cành tṛn nhẵn, mềm, lá mềm và bẹt (so với Thanh Long), khó thích nghi với môi trường khắc nghiệt… (nhất là quỳnh trắng, héo ngay khi mặt trời mọc, kể cả khi nó đương c̣n trên cành)…
Ôi, Lá sao cứ nghĩ: Quỳnh là 1 loại biến thể "mềm hoá" cuả loài Thanh long cành vậy!!!.
Lá rất mong được Huynh Gold và các bạn trao đổi thêm nha!
Viết đến đây lại nhớ Quỳnh hương của Cố Nhạc sĩ -Thi sĩ Trịnh Công Sơn : Ai mang cho ta một đoá quỳnh... Quỳnh thơm hay môi em thơm...
Xin cảm ơn thật nhiều và chúc cả nhà một tuần mới vui tươi, thanh thản và may mắn!
|
|
banglang07
member
REF: 307005
02/26/2008
|
Cám ơn Anhtrangthu và Lathu đă cung cấp cho BL và mọi người thật nhều kiến thức bổ ích về hoa Quỳnh , loài hoa mà nhiều người yêu thích . BL suốt ngày lo chuyện cơm áo gạo tiền nên cứ như con ếch ngồi dưới đáy giếng , chả hiểu biết ǵ cả . Chỉ thấy thích hoa là thích thôi
Một lần nữa cám ơn 2 bạn và tất cả các bạn đă vào topic của BL , giúp BL hiểu thêm nhiều kiến thức thật là thú vị .
|
|
anhtrangthu
member
REF: 307024
02/26/2008
|
Bằng lăng ơi
Ḿnh cũng chỉ sưu tầm trên web rồi post cho mọi người cùng đọc thôi mà, nhưng thực sự cũng thấy hay bạn nhỉ
Chúc bạn vui
|
|
lathuhn
member
REF: 307083
02/26/2008
|
Chị Bằnglăng ơi, Lá cũng là ếch em đây nè! Thui, hôm nay chị em ḿnh dừng tay ngắm hoa một chút, rùi lại cùng chạy đi làm ha!
Em mong chị vui và giữ sức khoẻ nha chị!
Chúc cả nhà vui nhiều.
Em Lathu!
|
|
hoabinh07
member
REF: 307133
02/26/2008
|
Dep qua ! hihi cam on
|
|
tanrau
member
REF: 307332
02/26/2008
|
|
|
banglang07
member
REF: 307808
02/27/2008
|
Cám ơn Lathu và Anhtrangthu đă chia sẻ với BLbao điều tốt đẹp về hoa và về cả t́nh người
Bạn Tanrau c̣n đem đến cho chúng ta cả 1 bài thơ hay và một tác phẩm nghệ thuật tuyệt tác .
Bạn ơi !
Hoa Quỳnh như thực , như mơ
Để cho ai dệt bài thơ tuyệt vời
Quỳnh hương hư ảo giữa đời
Cho trăng e thẹn , cho người ngẩn ngơ …
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|