hoaanhtuc
member
ID 38090
03/09/2008
|
HOA ANH TÚC ( xin cho tôi lời khuyên..huhuhu)
Chào các bạn!
Chiều nay khi lang thang trên các trang Web tôi vô tình nhìn thấy 1 vườn hoa, đó là Hoa Anh Túc. Phải nói là rất đẹp. Tôi thích thú và lấy tên Hoaanhtuc cho nick name của mình.
Vừa giờ khi nghe Mialau hỏi về hoa Anh Túc tôi mới xem lại về loài hoa này và các tác dụng của Hoa.Tôi giật mình vì Hoa Anh Túc rất đẹp ngoài vẻ đẹp huyền bí của nó ra thì HAT còn là 1 loại cây chữa rất nhiều loại bệnh hữu hiệu. Ngược lại điều đặc biệt nữa là HAT là 1 loại cây mà con người dùng để chế biến ra thuốc phiện.Tôi định bỏ nick này nhưng tôi đang nghĩ bản thân HAT không có tội,công bằng mà nói thì hoa Anh Túc mang lại rất nhiều lợi ích trong việc chưãu trị bệnh cho con người. Nhưng các bạn ơi, , vẫn còn có vô cùng nhiều người xấu họ đã và đang trồng cây này với mục đính hủy hoại con người ,nhất là lớp trẻ. Tôi thấy đau xót vô cùng khi nghĩ tới điều này,tự trách mình sao vô tâm,vô ý lại đi chọn cái nick này..buồn ghê!
Các bạn khuyên tôi có nên xóa cái nick này để biểu hiện sự phản đối việc trồng cây thuốc phiện không?
Nhưng phải nói là hoa rất đẹp...tôi sẽ đưa 1 số hoa cho các bạn xem trước khi tôi xóa nick nha các bạn.
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
hoaanhtuc
member
REF: 313318
03/09/2008
|
Quê hương của Anh túc ở miền Trung Á, Ấn Độ và Iran.
Anh túc là cây thân thảo, tuổi thọ 2 năm. Toàn thân màu phớt lục, lá hình bầu dục dài, mọc ôm thân, nở hoa vào mùa hè, m
Hoa Anh túc
Hoa Anh túc
(Ảnh: kuleuven-kortrijk)
ọc riêng lẻ ở ngọn, hoa to đẹp, nở hướng lên trên, có các màu đỏ, tím và trắng. Hoa chóng rụng, quả sóc hình cầu, trong có nhiều hạt nhỏ.
Đông y sử dụng vỏ quả để làm thuốc, lương y thường ghi trong đơn thuốc là "vỏ ngự mễ" hoặc "anh xác". Sau khi "lấy nhựa", mùa hè sẽ thu hái, vứt bỏ hạt và đầu dài, phơi khô, sao dấm hoặc tẩm mật ong cất giữ. Hạt Anh túc chứa 50% dầu, có thể ép dầu.
Vỏ Anh túc tính bình, vị chua chát, độc, chứa morphin, codein, Narcotin, papaverin,... Khoảng hơn 30 alkaloid, có tác dụng giả đau, giảm ho, ngừng ỉa chảy, dùng chữa các bệnh ho hen lâu ngày, đau sườn, đau ngực, đau bụng, kiết lị lâu không khỏi, còn dùng chữa di tinh, hoạt tinh bởi thận hư.
Trong quả Anh túc chất nhựa trắng, lấy ra phơi khô thành thuốc phiện, trong đó chứa 10% morphin, có thể giải trừ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim, chủ yếu dùng trong co thắt cơ tim tắc động mạch. Nhưng dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trở thành "con nghiện", sau đó nghẹt thở chết. Do đó, ngoài việc trồng làm thuốc được quản lý chặt chẽ ra, nhà nước cấm trồng cây Anh túc.
|
|
mialau
member
REF: 313325
03/09/2008
|
Chào Chị Hoa Anh Túc . Một caí tên thật đẹp , hoa cũng đẹp . Noí thật với Chị là Hoa này mía biết , nhưng ko biết tên VN ...hihihi.
Cảm ơn Chị đã giới thiệu về hoa nhen ...
Đúng như Chị noí, cây này dùng để chế thuốc phiện. Ngày xưa y học dùng để làm thuốc giảm đau . Hiện nay trong các nhà thương ở Đức vẫn xử dụng dưới dạng dảm đau cho người bệnh ung thư ( Morphium / Opium ). Thuốc này làm tê liệt các thần kinh cảm giác và cũng ăn mòn các chất kháng thể. Nên đến thời kì cuối thì BS chích để bịnh nhân ko còn cảm thấy đau đớn và sẽ ra đi trong thời gian gần ...
Xin lỗi Chị là mía nhắc đến việc này...
Nếu Chị hoỉ có nên giữ nick hay ko ...???. Sao lại ko .... !!!. Chị cứ nghĩ là nó đẹp và nó cũng có ưu điểm trong y khoa thì tính chất cuả nó vẫn đẹp ...hihihi.....
Chúc Chị vui nha ...Mía lau...
|
|
hoaanhtuc
member
REF: 313328
03/09/2008
|
Ý nghĩa chung : giấc ngủ thiên thu, sự lãng quên, ảo tưởng.
Anh túc đỏ : Khoái lạc, sự quyến rũ phù du
Anh túc trắng : Sự an ủi
Anh túc vàng : Sự giàu có, thành công
Poppy" xuất phát từ chữ Hy Lạp "rhoeas" có nghĩa là đỏ. "Papaver" là từ tiếng Latin, nghĩa là "pap", tinh chất "sữa" của cây thuốc phiện. Những cây anh túc phương Đông chứa thuốc phiện (opium) đã được sử dụng hàng thế kỷ nay. "Corn poppy" - (một loại anh túc ngũ cốc?) không chứa opium.
Theo thần thoại Hy Lạp, hoa anh túc được nữ thần Ceres tạo ra để xoa dịu nỗi đau của mình bằng những giấc ngủ khi đi tìm con gái bị thất lạc là Proserpine. Hai anh em sinh đôi - Hypnos và Thanatos (Giấc Ngủ và Cái Chết) với vương miện có hoa anh túc hay cầm hoa anh túc trên tay. Những biểu tượng đó chứng tỏ rõ ràng là từ xa xưa, người Hy Lạp cổ đại đã nhận thức được rằng một giấc ngủ êm ái gây bởi thuốc phiện có thể dẫn đến cái Chết.
Trong câu chuyện khác về hoa anh túc, một phù thủy ác độc nọ đã hóa phép biến một phụ nữ thành một bông hoa anh túc. Kể từ đó, người phụ nữ phải sống trên cánh đồng với những bông hoa anh túc khác và chỉ được về thăm nhà vào ban đêm. Một đêm nọ, người phụ nữ bảo với chồng mình rằng, nếu anh tìm và hái được bông hoa anh túc của cô thì lời nguyền của phù thủy sẽ không còn hiệu lực. Sáng sớm hôm sau, người chồng đi vào cánh đồng và nhìn thấy hàng trăm ngàn bông anh túc ở đó, tất cả đều giống nhau y hệt. Sau khi chịu khó tìm xem từng bông hoa nhỏ, anh đã rất vui mừng khi tìm được vợ mình - đó là bông hoa anh túc duy nhất trên cánh đồng buổi sớm không bị ướt bởi sương đêm vì tối qua nàng đã ở nhà. Khi anh hái bông hoa anh túc đó, lời nguyền mất hiệu lực và thế là từ đó, hai vợ chồng được sống với nhau thật hạnh phúc.
Ở New Zealand, chữ "Tall Poppy" dùng để chỉ những người nổi trội so với những người khác. Còn "Corn Rose" là tên thời La Mã chỉ những bông hoa anh túc dại, vì chúng thường mọc trên những cánh đồng ngô. Thời Trung Cổ người ta còn gọi anh túc là "Smoke of the Earth". Người ta cho rằng khói khi đốt cây đuổi được tà ma, xui rủi.
Hoa anh túc được chú ý trong suốt những cuộc chiến tranh của Napoleon vì những bông hoa kỳ bí này nở xung quanh những ngôi mộ mới của những chiến binh tử trận. Sau cuộc chiến 1914-1918, hoa anh túc mọc ngập tràn trên những ngôi mộ ở bãi chiến trường ở Flanders. Người ta nói rằng những bông anh túc mọc lên từ máu đã nhỏ xuống. Nó là biểu tượng để tưởng nhớ những người đã chết trong chiến tranh.
Được chạm khắc vào những chiếc ghế dài trong một số nhà thờ Thiên Chúa giáo, hoa anh túc biểu hiện cho niềm tin rằng chúng ta đang "yên nghỉ" trong khi biết trước về Ngày Tận Thế (the Last Day ?).
Loài thực vật này có đặc tính chữa trị gây mê được dùng trong y học. Morphine và Codeine là hai loại chất gây mê thông dụng chế biến từ anh túc. Cây thuốc phiện cũng đã là nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh giữa Anh và Trung Quốc năm 1939. Hàng thế kỷ nay, cây thuốc phiện đã trồng ở Ấn Độ.
Chất nhựa trắng phơi khô làm thuốc phiện
|
|
hoaanhtuc
member
REF: 313331
03/09/2008
|
Cám ơn Mialau nha!
Chị không dám tặng hoa này cho mialau đâu..hihi.
Chị sẽ cân nhắc việc có nên để nick này không,chị sợ để nick này thì có toàn bạn xì ke tìm chị làm wen..chít...hihi
Chúc em luônvui vẻ và xuất bản nhiều thơ hay cho chị coi với nha
|
|
mialau
member
REF: 313335
03/09/2008
|
hihihihi...Chị lầm goì , với mía hoa nào cũng đẹp cả . Nhưng trong lòng mía chỉ có hoa cỏ dại , loài hoa ko ai chăm sóc , ko ai thương yêu và thậm chí không có cái tên ....hihihhi
Nếu Chị thích, Chị cứ tặng tự nhiên ...hhhihi
Chúc Chị ngày chủ nhật thật nhiều niềm vui nha . Mía lau....
TB. Nếu toàn bạn xì ke tìm Chị , thì Chị hãy dùng tấm lòng cao thượng tươi đẹp như cái tên Anh Túc để caỉ huấn các bạn ấy làm lại cuộc đời ....Biết chắc là Chị sẽ làm được mà...hihihi
|
|
hoaanhtuc
member
REF: 313340
03/09/2008
|
Nếu Mialau thích hoa cỏ thì chị tặng em hoa cỏ này..quê chị đầy hoa cỏ..hihi
Mía ơi!
Chị không làm được điều đó đâu,chị chỉ là người bình thường và hơi nhút nhát chút,không phải là chị kỳ thì hay gì đó khác nhưng chị rất sợ khi phải đối mặt với những người ấy,chất gây nghiền thường làm họ mất đi ý chí...chị sợ lắm
Chị xóa nick đây,hẹn gặp lại em sau nha mía!
|
|
cau2dexom
member
REF: 313770
03/10/2008
|
ấy , đừng đổi và cũng đừng xoá , cứ để cái nick đó , cứ tặng hết cho cậu2 , cậu2 nghe thấy Hoa Anh Túc cũng muốn dc Nghiện rùi...hí hí hí
|
|
hoabinh07
member
REF: 314459
03/11/2008
|
Câu 2 ơi ! lâu ròi không thấy cậu ,Tôi tưởng cậu ănn tết rồi đi chùa lễ phật quên đường về ,Hôm nay lai thấy !
Ban Anh túc ơi đừng bỏ níc này hay lắm đó !!
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|