tiendaoduy
member
ID 79637
02/04/2015
|
‘Đảng CSVN không làm được cái ǵ hay cho đất nước’
‘Đảng không làm được cái ǵ hay cho đất nước’
Đảng Cộng sản Việt Nam đă trải qua 11 kỳ đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam đang hướng tới đánh dấu tṛn 85 năm ngày thành lập. Nhân dịp này, các cơ quan truyền thông do Nhà nước kiểm soát đều đồng loạt mở ra các ngợi ca vai tṛ lănh đạo của Đảng Cộng sản đối với Việt Nam.
Tại một hội thảo hôm 28/1 do Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức, các quan chức và học giả của Đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng ‘Đảng duy nhất có khả năng và được nhân dân giao phó trọng trách cầm quyền’.
‘Đều là vô nghĩa’
Trao đổi với BBC, ông Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến lăo thành ở Hà Nội, người đă có nhiều năm sống và làm việc dưới thể chế ‘xă hội chủ nghĩa’, cho biết ông từng ngộ nhận về những điều mà Đảng cho là công lao này.
“Tôi đă có một thời trẻ và cho đến cách đây 10 năm vẫn thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam có công với đất nước, với dân tộc là đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập,” ông Giang nói.
“Qua một quá tŕnh, tôi nhận ra cuộc kháng chiến chống Mỹ là vô nghĩa. Đáng lẽ không nên xảy ra núi sông xương máu như vậy.
“Cho đến cách nay mươi năm, tôi vẫn nghĩ là đánh Pháp, đuổi Nhật là công của Đảng trong công cuộc đánh ngoại xâm,” ông nói tiếp
“Nhưng giờ này tôi cũng nhận ra là vô nghĩa.”
“Đi theo con đường của cụ Phan Chu Trinh th́ cũng giành được độc lập từ lâu, không bị tốn xương máu, không bị tụt hậu và giờ đây ít nhất là hàng đầu đông nam Á,” ông giải thích và nói rằng việc Đảng Cộng sản cướp chính quyền hồi năm 1945 là ‘việc không nên làm’ v́ ‘khi thay thế Pháp, Nhật đă có chính quyền Trần Trọng Kim rồi’.
“Tôi nhận thức ít nhất nếu không có tội th́ Đảng Cộng sản cũng không làm được cái ǵ hay cho đất nước, cho dân tộc,” nhà bất đồng nói thêm.
‘Hết sức chướng tai’
Khi được hỏi về lập luận của Đảng cho rằng Đảng có công với đất nước nên được quyền lănh đạo, ông Giang cho rằng nếu có công thật đi nữa th́ nói như vậy cũng là ‘hết sức chướng tai’.
“Không được xem đất nước, dân tộc này là mớ rau, mớ thịt được anh mua về bây giờ anh muốn băm, muốn chặt, muốn ăn, muốn uống thế nào cũng được,” ông nói, “Kiểu như bà mẹ chồng thời phong kiến cưới được con dâu th́ bà nghĩ rằng bà mất tiền mua mâm th́ bà đâm cho thủng.”
“Không có nhân dân nào giao phó quyền lănh đạo cho Đảng cả,” ông nói thêm và cho biết Đảng ‘đem chủ nghĩa Mác-Lênin và các thứ tuyên truyền vào để lừa mị nhân dân.”
“So với Việt Nam, các nước không bị rơi xương, đổ máu có tự do, hạnh phúc hơn. C̣n dưới ách đô hộ của Đảng Cộng sản Việt Nam th́ Đảng tự tung tự tác nên không chỉ đổ máu, mà c̣n phá tan hoang nền kinh tế, phá tan hoang đạo lư của dân tộc.”
Ông Giang cho rằng Đảng Cộng sản đă ‘lừa mị nhân dân’
Ông Giang không đồng ư rằng Việt Nam đa đảng sẽ ‘dẫn đến loạn’ và cho rằng đây là ‘sự hù dọa’ của Đảng đối với nhân dân.
“Phải có đa đảng th́ mới có sự khống chế của các đảng với nhau,” ông giải thích, “Có sự cạnh tranh lành mạnh của các Đảng th́ mới chống được tham nhũng và trong t́nh h́nh hiện nay là bảo vệ chủ quyền và biển đảo.”
Về khả năng sửa chữa những thiếu sót của Đảng để đưa đất nước tiến lên, ông Giang cho là ‘nói mà không làm, không chịu làm, không muốn làm và không thể làm được’.
“Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam là đẻ ra tham nhũng th́ làm sao mà chống được tham nhũng?,” ông nói.
“Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin đẻ ra đủ thứ tham nhũng, ăn gian nói dối, nịnh nọt th́ xă hội không thể nào khá lên được.”
Nguồn: BBC
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
tiendaoduy
member
REF: 691891
02/04/2015
|
Đảng CS không có trái tim Việt Nam
Đảng Cộng Sản (CS) Nga chiếm được chính quyền ngày 7-11-1917. Sau ba năm tiêu diệt các thành phần đối lập và nhóm Bạch Nga, ổn định nội bộ, đảng CS Nga nghĩ đến việc bành trướng chủ nghĩa cộng sản ra nước ngoài và cạnh tranh với các nước Âu Mỹ, v́ trước đây, vào thế kỷ 19, nước Nga chậm chân hơn các nước Âu Mỹ, kể những nước nhỏ như Netherlands (Ḥa Lan), Belgium (Bỉ), Portugal (Bồ Đào Nha) … trong việc tiến chiếm thuộc địa trên thế giới.
Tại Đại hội II của Đệ tam Quốc tế Cộng Sản (ĐTQTCS) ở Petrograd (hay St. Petersbourg) từ 19-7-1920 đến 23-7, và sau đó tiếp tục tại Moscow từ 24-7 đến 7-8-1920, Lenin đưa ra bản “Cương lĩnh về vấn để Dân tộc và Thuộc địa” (Thesis on the National and Colonial Questions), khuyến khích các nước bị đô hộ (các nước thuộc địa) nổi lên chống các đế quốc, giành độc lập, giải phóng dân tộc, rồi gia nhập vào khối Liên Xô.
Theo quyết định của Đại hội nầy, “Các chính đảng muốn gia nhập Cộng sản Quốc tế, phải từ bỏ tất cả những ǵ mà chủ nghĩa đế quốc của chính nước họ thực thi tại nước thuộc địa. Không những dùng ngôn ngữ để ủng hộ mà họ phải có hành động thực tế để thúc đẩy cho cuộc vận động giải phóng tại nước thuộc địa. Phải đánh đuổi các phần tử chủ nghĩa đế quốc của chính nước ḿnh ra khỏi nước thuộc địa.” (Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Kư Văn Học, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tr. 42.)
QUỐC TẾ CỘNG SẢN GỞI NGUYỄN ÁI QUỐC QUA TRUNG HOA
Để thực hiện kế hoạch trên đây, ĐTQTCS thành lập Đại học Cộng sản Lao động phương Đông (Communist University of the Toilers of the East) tại Moscow, chính thức khai giảng ngày 21-10-1921, đồng thời t́m kiếm nhân sự đưa về huấn luyện tại đây để phóng đi hoạt động khắp nơi.
Tháng 10-1922, Dmitri D. Manuilsky, đại diện ĐTQTCS, từ Nga qua Paris dự Đại hội II đảng CS Pháp. Tham dự Đại hội, có một đảng viên Việt tân ṭng là Nguyễn Ái Quốc. Chính trong mục tiêu t́m người đào tạo, Manuilsky mời Nguyễn Ái Quốc (NAQ) sang Moscow tham gia Hội nghị Quốc tế Nông dân vào năm 1923. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại 1892-1924, tập 1: 1892-1924, in lần thứ hai, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 224.) Sự việc nầy có nghĩa là ĐTQTCS tuyển chọn NAQ để đưa qua Liên Xô huấn luyện.
Khi NAQ đến Moscow ngày 30-6-1923, ông được đại diện ĐTQTCS hứa hẹn trong ṿng ba tháng, ĐTQT sẽ gởi ông qua Trung Hoa hoạt động. Tuy nhiên, không hiểu v́ lư do nào, ĐTQTCS giữ NAQ ở lại Moscow, chưa thực hiện lời hứa nầy.
Đợi một thời gian khá lâu, NAQ viết thư ngày 11-4-1924 bằng tiếng Pháp, gởi ban Chấp hành ĐTQTCS, xin t́nh nguyện qua Viễn đông để hoạt động. Trong thư, NAQ c̣n xin cấp phát cho ông mỗi tháng 100 Mỹ kim (rất có giá trị vào thời đó), không kể tiền vé từ Liên Xô qua Trung Hoa. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, tt. 251-252. Sách nầy in đầy đủ bản dịch lá thư của Nguyễn Ái Quốc.).
Trong thời gian nầy, tại Đại hội QTCS kỳ 5 từ 17-6 đến 7-7-1924, NAQ được cử làm Uỷ viên Đông phương bộ, phụ trách Cục phương nam. Với chức danh mới trong ĐTQTCS, NAQ được ĐTQTCS gởi qua Trung Hoa tháng 10-1924 thi hành công tác điệp báo và tổ chức. Nguyễn Ái Quốc lấy bí danh mới là Lư Thụy, một công dân Trung Hoa, và ngụy trang làm thông dịch viên cho cơ quan Russia Telegraphic Agency (ROSTA) [Đại lư Bưu tín Nga], do Mikhail Borodin, đứng đầu. (Sophie Quinn-Judge, Ho Chi Minh, The Missing Years, Diên Vỹ và Hoài An dịch, Diễn đàn www.x.cafevn.org , không ghi năm và nơi xuất bản, tt. 70-71.) (Trần Mỹ-Vân, A Vietnamese Royal Exile in Japan, Prince Cường Để (1882-1951), New York: Routledge, 2005, tr. 113.)
Lư Thụy rời Moscow tháng 10-1924, đi Vladivostok (phiên âm là Hải Sâm Uy), hải cảng cực đông Liên Xô, trên bờ Thái B́nh Dương. Từ đây, Lư Thụy đáp tàu thủy, xuống Quảng Châu khoảng giữa tháng 11-1924. Vừa đến Quảng Châu, nhờ t́nh báo Liên Xô, Lư Thụy móc nối ngay với nhóm Tâm Tâm Xă và Phan Bội Châu.
Trước khi Lư Thụy đến Quảng Châu, vào đầu năm 1924, Phan Bội Châu đă biến Việt Nam Quang Phục Hội thành Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngày 19-6-1924, Phạm Hồng Thái, một thành viên Tâm Tâm Xă, ném bom ám sát toàn quyền Pháp tại Đông Dương là Martial Merlin (ghé Quảng Châu trên đường công du), nhưng thất bại, phải nhảy xuống sông bỏ trốn, và bị chết đuối.
Đến Quảng Châu, nhiều lần Lư Thụy viết thư đề nghị Phan Bội Châu sửa đổi lại cương lĩnh và chương tŕnh VNQDĐ, nhưng Phan Bội Châu chưa chịu. (Phan Bội Châu, Tự phán, hay Phan Bội Châu niên biểu, trong Phan Bội Châu toàn tập tập 6 của Chương Thâu, Huế: Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 288.)
Trưa ngày 11 tháng 5 năm ất sửu (1-7-1925), Phan Bội Châu từ Hàng Châu đến ga Thượng Hải th́ bị Pháp bắt. Kẻ chỉ điểm cho Pháp bắt Phan Bội Châu là Lư Thụy cùng một viên cộng sự là Lâm Đức Thụ. Cả hai bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu, vừa để lănh thưởng, vừa để loại bỏ nhà lănh đạo cách mạng dân tộc uy tín nhất ở hải ngoại và giành lấy tổ chức của ông. (Tưởng Vĩnh Kính, sđd, tt. 84-85.)
Ở Quảng Châu, Lư Thụy mở những khóa huấn luyện và đào tạo cán bộ CS cho vùng Đông Nam Á, lập cơ sở CS tại các nước trong vùng nầy, báo cáo thường xuyên t́nh h́nh Đông Dương lên Đông phương bộ QTCS. (xin xem các báo cáo của Nguyễn Ái Quốc qua “Văn kiện đảng” trong web của CSVN là: ). Lư Thụy bắt liên lạc với đảng Cộng Sản Trung Hoa, mời Lưu Thiếu Kỳ (Liu Shaoqi), Châu Ân Lai, Lư Phúc Xuân (Li Fuchun) và Peng Pai (Bành Bài?) đến nói chuyện tại các lớp huấn luyện do y tổ chức. (Qiang Zhai, China & Vietnam Wars, 1950-1975, The University of North Carolina Press, 2000, tr. 10.)
Ngoài công việc huấn luyện, Lư Thụy thành lập một nhóm thanh niên mệnh danh là Cộng Sản Đoàn, làm ṇng cốt cho các tổ chức cộng sản về sau. Tháng 6-1925, Lư Thụy thành lập thêm một tổ chức mới là Việt Nam Cách Mệnh [Mạng] Thanh Niên Hội (VNCMTNH), và tự làm bí thư. Trong lúc nầy, những người sát cánh với Lư Thụy là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lâm Đức Thụ, Trương Văn Lễnh, Lê Quảng Đạt, Vương Thúc Oánh (con rể Phan Bội Châu). Lư Thụy thường xuyên báo cáo công tác về ĐTQTCS.
Trong lúc lưu trú ở Quảng Châu, Lư Thụy (NAQ), Uỷ viên Đông phương bộ của ĐTQTCS, kết hôn với một nữ đảng viên CSTH là Tăng Tuyết Minh (1905-1991) vào tháng 10-1926. Lễ kết hôn diễn ra tại nhà hàng Thái B́nh, thành phố Quảng Châu, có mặt các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Châu Ân Lai), Bào La Đ́nh, Thái Sướng. Hai vợ chồng chia tay khi chiến tranh quốc cộng Trung Hoa bùng nổ ngày 12-4-1927. (Hoàng Tranh (Huang Zheng), “Hồ Chí Minh với bà vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, tạp chí Đông Nam Á Tung Hoành tháng 11-2001. Báo Diễn Đàn, Paris, số 121, tháng 9-2002 dịch đăng lại, tt. 17-20.) Tưởng Giới Thạch, lănh tụ Quốc Dân Đảng Trung Hoa, chẳng những tấn công đảng CSTH, mà cả những nhóm cộng sản các nước khác.
Borodin phải về lại Liên Xô. Lư Thụy bỏ trốn đi Vũ Hán, đến Thượng Hải, theo đường biển lên Vladivostok, qua Moscow khoảng giữa tháng 6 năm 1927. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại 1892-1924, tập 2: 1825-1945, in lần thứ hai, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1993, tr. 85.)
QUỐC TẾ CỘNG SẢN GỞI NGUYỄN ÁI QUỐC ĐẾN XIÊM LA
Tháng 11-1927, ĐTQTCS gởi NAQ từ Moscow qua Pháp. Tháng sau, NAQ qua Bỉ, tham dự Hội nghị Quốc tế Liên đoàn chống đế quốc, rồi qua Đức chờ quyết định của ĐTQTCS. Cuối tháng 5-1928, NAQ đến Ư, và xuống tàu ở hải cảng Naples, qua Xiêm La (Thái Lan ngày nay).
Nguyễn Ái Quốc đến Xiêm La tháng 8-1928, thành lập tỉnh uỷ cộng sản U-đon, thống nhất việc lănh đạo VNCMTNH ở Xiêm La. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, Portland, OR, U.S.A.: Nhóm T́m Hiểu Lịch Sử, 1991, tr. 43.) Đang hoạt động ở Xiêm La, ngày 27-10-1929 NAQ được ĐTQTCS ra lệnh phải qua Trung Hoa để giải quyết những tranh chấp giữa các kỳ bộ VNCMTNH ở trong nước Việt Nam.
Cuộc tranh chấp giữa các kỳ bộ VNCMTNH trong nước xảy ra từ sau Đại hội ĐTQTCS kỳ 6 ở Moscow (từ 17-7 đến 1-8-1928). Lúc đó, Stalin giữ chức bí thư thứ nhứt đảng Cộng Sản Liên Xô (CSLX). Chủ trương mới của đảng CSLX do Bukharin đưa ra trong Đại hội ĐTQTCS kỳ 6 là dẹp bỏ thế liên minh và hợp tác với giới tư sản dân tộc, dân chủ xă hội, đồng thời bỏ qua vấn đề cách mạng dân tộc, tự ḿnh tiến lên trực tiếp thực hiện cách mạng vô sản.
Tháng 3-1929, kỳ bộ Bắc Kỳ của VNCMTNH bí mật họp tại nhà số 5Đ phố Hàm Long, Hà Nội, thành lập chi bộ đảng Cộng Sản để tiến tới việc thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng, nhằm thay thế VNCMTNH, lănh đạo phong trào cách mạng Việt Nam và thực hiện những chủ trương mới của ĐTQTCS.
Trước t́nh h́nh mới, ngày 1-5-1929, Lâm Đức Thụ (Nguyễn Công Viễn), với tư cách uỷ viên tổng bộ VNCMTNH, triệu tập Đại hội lần thứ nhứt (cũng là lần duy nhứt) của VNCMTNH tại Hương Cảng. Có năm phái đoàn tham dự: 1) Đại diện tổng bộ. 2) Đại diện xứ bộ Xiêm La. 3) Đại diện kỳ bộ Bắc Kỳ. 4) Đại diện kỳ bộ Trung Kỳ. 5) Đại diện kỳ bộ Nam Kỳ. Trong Đại hội nầy, đại diện kỳ bộ Bắc Kỳ VNCMTNH đề nghị giải tán VNCMTNH, thành lập đảng Cộng Sản, nhưng không được các đại biểu khác chấp thuận, nên đă bỏ họp. Hội nghị VNCMTNH bế tắc, không đưa đến kết quả nào đáng kể.
NHỮNG ĐẢNG CỘNG SẢN ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM
Trở về Việt Nam, các đảng viên trong chi bộ 5Đ Hàm Long thuộc kỳ bộ VNCMTNH ở Bắc Kỳ họp ngày 17-6-1929 tại nhà số 316 phố Khâm Thiên, Hà Nội, thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng (ĐDCSĐ), cử ban chấp hành, đưa ra bản tuyên ngôn theo đúng đường lối mới của ĐTCSQT, và quyết định xuất bản báo Búa Liềm, làm cơ quan ngôn luận của đảng. Đông Dương Cộng Sản Đảng thu hút hầu hết các chi bộ Bắc Kỳ của VNCMTNH, phát triển vào tới Đà Nẵng, và gởi đại diện vào Sài G̣n thuyết phục kỳ bộ Nam Kỳ.
Kỳ bộ Nam Kỳ của VNCMTNH cũng muốn thống nhứt lực lượng cho đoàn thể được mạnh, nhưng đại diện ĐDCSĐ (Bắc Kỳ) chỉ đồng ư cho các đoàn viên VNCMTNH Nam Kỳ gia nhập với tư cách cá nhân.
Vào đầu tháng 8-1929 (có sách viết là tháng 11-1929), kỳ bộ Nam Kỳ VNCMTNH họp ở Sài G̣n, tại nhà hàng Phong Cảnh Khách Lâu, góc đường Bonard (sau nầy là đường Lê Lợi) và Filippini (sau nầy là đường Nguyễn Trung Trực), tự đổi thành An Nam Cộng Sản Đảng (ANCSĐ), bầu lên ban chấp hành riêng. Từ đó, nổ ra cuộc tranh căi giữa hai đảng CS Bắc và Nam Kỳ cùng thoát thân từ VNCMTNH.
Trong khi đó, tại Trung Kỳ, Tân Việt Cách Mạng Đảng, hậu thân của các tổ chức Hưng Nam và Phục Việt, càng ngày càng yếu. Những thành phần ṇng cốt của đảng nầy muốn cộng tác với ĐDCSĐ, nhưng không được, nên triệu tập hội nghị ngày 1-1-1930 tại Hà Tĩnh, để thành lập một tổ chức riêng. Trên đường tham dự hội nghị, một số đại biểu bị bắt. Những người c̣n lại, căn cứ vào các văn kiện đă được soạn thảo, công bố thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (ĐDCSLĐ), nhưng không bầu ban chấp hành trung ương. (http://www.cpv.org.vn. Bài: “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của đảng”.)
MỆNH LỆNH CỦA ĐỆ TAM QUỐC TẾ CỘNG SẢN
Như thế, VNCMTNH xem như tan ră và ba tổ chức cộng sản cùng xuất hiện ở Việt Nam. Trước t́nh h́nh nầy, Ban bí thư bộ Phương Đông của ĐTQTCS do đảng Cộng Sản Liên Xô chỉ huy, họp bàn về việc thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), dựa trên dự thảo ngày 18-10-1929 của ĐTQTCS như sau: “… nhận thấy rằng những người cộng sản Đông Dương sẽ dốc hết mọi nỗ lực để hoàn thành những nhiệm vụ mà Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đă đề ra cho họ: đẩy mạnh hoạt động trong quần chúng công nông, tăng cường mối liên hệ của Đảng với quần chúng, khắc phục t́nh trạng nhóm phái trong tổ chức đảng và phát triển cuộc đấu tranh chính trị – tư tưởng trước hết chống các khuynh hướng cơ hội và qua đó mà tạo ra mọi điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản thực sự, nay Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản khuyến nghị lập tức bắt tay vào việc tổ chức Đảng Cộng sản thống nhất của Đông Dương…” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 1 (1924-1930), tr. 608.)
Cũng theo văn kiện trên, những thành phần được mời tham dự Đại hội thành lập đảng CSĐD được quy định như sau:”… Chỉ có những tổ chức địa phương nào của Việt Nam Cách mệnh Thanh niên và của Tân Việt đă hoàn toàn thừa nhận các nghị quyết của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản và của Quốc tế Cộng sản th́ mới được công nhận là các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương và có quyền cử đại biểu đi dự Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương, ngoài ra trong số những tổ chức phi công nhân chỉ có những tổ chức nào thực tế tham gia vào phong trào quần chúng của công nhân hoặc của nông dân mới được công nhận là các tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương và có quyền cử đại biểu đi dự Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương. Những tổ chức và những thành viên của các tổ chức ấy mà không thừa nhận các nghị quyết của Quốc tế Cộng sản th́ phải bị khai trừ ra khỏi Đảng…” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 1 (1924-1930), tr. 609.)
Cuối cùng, Ban bí thư bộ Phương Đông ra nghị quyết cho những người cộng sản ở Đông Dương, theo đó “nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp của tất cả những người cộng sản Đông Dương là sớm lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản, nghĩa là một đảng cộng sản quần chúng. Đảng ấy phải là một đảng duy nhất ở Đông Dương, chỉ có đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thôi.”
Đồng thời ĐTQTCS chỉ thị cho Lư Thụy chịu trách nhiệm “hợp nhất các phần tử cộng sản chân chính lại, để thành lập một đảng duy nhất.” (http://www.cpv.org.vn. Bài: “Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh đầu tiên của đảng”. Mục III “Hội nghị thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam…”)
LƯ THỤY THI HÀNH MỆNH LỆNH CỦA ĐTQTCS
Theo mệnh lệnh của ĐTQTCS, Lư Thụy từ Xiêm La (Thái Lan) đến Hương Cảng ngày 23-12-1929, tổ chức cuộc họp tại một sân bóng tṛn ở Hương Cảng ngày 6-1-1930, để tránh sự theo dơi của nhà cầm quyền. (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, Nxb. Tuổi Xanh, không đề nơi xuất bản, 2001, tr. 73.) Ngoài Lư Thụy (đại diện ĐTQTCS), hiện diện trong cuộc họp nầy c̣n có Trịnh Đ́nh Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại diện ĐDCSĐ ở Bắc Kỳ), Nguyễn Thiệu (Nghĩa) và Châu Văn Liêm (đại diện ANCSĐ ở Nam Kỳ); không có đại diện ĐDCSLĐ ở Trung Kỳ đến họp. Theo tài liệu của CSVN, ĐDCSLĐ mới thành lập, không kịp cử đại biểu đến dự.
Cuộc họp đi đến quyết định thống nhất ba đảng, kể cả đảng bộ cộng sản Hoa kiều ở Việt Nam, thành một đảng, lấy tên là đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), có “cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản. Các đại biểu phải tổ chức một Trung ương lâm thời gồm 7 uỷ viên chính thức và 7 uỷ viên dự khuyết.” (Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc đề ngày 18-2-1930 (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3.)
Trần Phú, lúc đó vẫn c̣n đang ở Liên Xô, có tên Nga là Likvei hay Li-Kvei, được ĐTQTCS chỉ định làm tổng bí thư đầu tiên của đảng CSVN. (Sau đó, ĐDCSLĐ (Trung Kỳ) chính thức gia nhập đảng CSVN ngày 24-2-1930.) Trong khi đó, sau khi đảng CSVN được thành lập, Lư Thụy (NAQ) được lệnh của ĐTQTCS trở qua Xiêm La, tiếp tục làm nhiệm vụ quốc tế, tổ chức các đảng cộng sản Xiêm La và Mă Lai. (Hoàng Văn Hoan, sđd. tt. 63-64.)
Trong báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh tŕnh bày ngày 11-2-1951 tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của đảng CS tại Thái Nguyên, th́ đảng CSVN thành lập ngày 6-1-1930. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr. 154.) Tuy nhiên, về sau tại Đại hội III đảng Lao Động ở Hà Nội từ 5 đến 10-9-1960, Bộ chính trị Trung ương đảng yêu cầu Đại hội thông qua quyết định thay đổi ngày thành lập đảng là 3-2-1930, v́ “các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu lưu trữ của Liên Xô”. (Nguyễn Minh Cần, sđd. tr. 74.) Từ đó, ngày 3-2 được xem là ngày thành lập đảng CSVN.
KẾT LUẬN
Lư Thụy (NAQ, về sau là Hồ Chí Minh) là một nhân viên t́nh báo của ĐTQTCS, hoạt động theo lệnh của ĐTQTCS, vâng lệnh ĐTQTCS đứng ra tổ chức cuộc họp thành lập đảng CSVN. Đảng nầy xuất phát từ nước ngoài, v́ quyền lợi của nước ngoài, dựa trên lư thuyết nước ngoài, theo mệnh lệnh của nước ngoài, được nước ngoài nuôi dưỡng và viện trợ, thậm chí ngày thành lập cũng theo lệnh của nước ngoài.
Những “thành tích” của đảng nầy từ khi thành lập cho đến ngày nay là: Năm 1945, cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim, độc tôn quyền lực, chủ trương tiêu diệt tiềm lực, giết hại tất cả những thành phần dân tộc, không cộng sản. Khi Pháp trở lui, nhà nước CSVN thỏa hiệp với Pháp để duy tŕ quyền lực chứ không chống Pháp. Pháp đ̣i kiểm soát Hà Nội, Hồ Chí Minh và đảng CS sợ bị bắt, quyết định chống Pháp để trốn chạy, đặt chiến tranh lên vai toàn dân, giao Hà Nội lại cho Trung đoàn Thủ đô bảo vệ, trong khi quân đội cộng sản chính quy th́ cao bay xa chạy, nhằm để cho Pháp tiêu diệt Trung đoàn Thủ đô, v́ Trung đoàn nầy lúc đó gồm những trí thức, thanh niên, sinh viên học sinh yêu nước. Cuộc chiến 1946-1954 là cuộc chiến giữa CSVN và Pháp chứ không phải giữa dân tộc Việt Nam và Pháp. Cuộc chiến 1960-1975 là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng như lời Lê Duẫn đă nói.
Như thế, từ khi thành lập ngày 06-01-1930 cho đến ngày nay, đảng CSVN chỉ làm lợi cho đảng CSVN, làm lợi cho đảng viên CS và cho QTCS, cho Liên Xô, cho Trung Cộng, chứ chẳng làm ǵ có lợi cho đất nước, mà chỉ phá hoại đất nước về tất cả các mặt và điều nguy hiểm nhất là đảng nầy hiện nay đang âm mưu từ từ bán nước cho những kẻ bành trướng phương Bắc. Đảng CSVN không có trái tim Việt Nam, hoàn toàn không có nhịp thở của người Việt Nam
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 01-02-2015)
|
|
hoami09
member
REF: 691993
02/11/2015
|
Đảng không làm được cái ǵ hay cho đất nước’
Ai nói câu này là sai lắm lun á. ĐCSVN đă biến những thằng đầy tớ nhân dân dép râu nón cối thành những đại dza giàu xù xụ , hỏi trên thế giới có đảng nào làm được như vậy chưa nè ?
|
|
tiendaoduy
member
REF: 695908
05/23/2015
|
Tú Kép: Bài phát biểu của tổng Trọng so với thực tế
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ khánh thành Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Triều
Vừa qua, nhân kỷ niệm 125 năm sinh của Hồ Chí Minh (HCM), đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tổ chức một cuộc mít-tin tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọngđọc diễn văn tŕnh bày tiểu sử và ca tụng sự nghiệp HCM. Lời phát biểu của viên tổng bí thư thường là tài liệu học tập cho toàn đảng CS và cho thanh niên, sinh viên, học sinh trong nước. V́ vậy, cần phải so sánh lời phát biểu của người đứng đầu đảng CSVN với thực tế đă diễn ra để làm sáng tỏ tiểu sử và sự nghiệp HCM.
Trước hết, Nguyễn Phú Trọng ca tụng HCM “sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh nhà nho yêu nước…” Tài liệu cho thấy thân phụ của HCM, ông Nguyễn Sinh Sắc không phải là con của Nguyễn Sinh Nhậm mà là con rơi của Hồ Sĩ Tạo. (Trần Quốc Vượng [sử gia Hà Nội], Trong Cơi, California: Nxb. Trăm Hoa), 1993, tr. 258.) Nguyễn Sinh Sắc sau đổi tên là Nguyễn Sinh Huy thi đỗ phó bảng năm 1901, xin đi làm thừa biện (thư kư) Bộ Lễ ở Huế, và măi đến 8 năm sau mới được bổ làm tri huyện B́nh Khê (tỉnh B́nh Định) năm 1909. Ông Huy có tật nghiện rượu khi c̣n ở Huế. Năm 1906, người con gái ông Huy từ Nghệ An vào Huế thăm cha, chịu không nỗi tật nghiện rượu của cha, phải bỏ về Nghệ An năm 1907. Làm tri huyện B́nh Khê chưa đưọc một năm, vào đầu 1910, trong cơn say rượu, ông Huy sai người đánh roi làm chết một tù phạm. Gia đ́nh người nầy kiện lên triều đ́nh. Triều đ́nh Huế ra sấc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh ông Huy 100 trượng (roi lớn), được chuyển đổi qua hạ bốn cấp và sa thải. (Daniel Hémery, De l’Indochine au Vietnam, Paris: Gallimard, 1990, tr, 133.) Vậy là tổng Trọng viết thiếu, mà phải viết đầy đủ là HCM sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh nhà nho “yêu nước cay cay” mới đúng.
Trong bài phát biểu, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp rằng HCM “ra đi t́m đường cứu nước khi 21 tuổi, với khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân cho nước…” Thật ra, HCM đâu ra đi t́m đường cứu nước mà chỉ ra đi t́m đường cứu nhà, v́ nhà ông ta lâm vào cảnh quá khó khăn. Cha thất nghiệp, lang thang kiếm sống ở trong Nam rất cực khổ.
Rời Sài G̣n ngày 5-6-1911, HCM đến hải cảng Marseille (Pháp) ngày 6-7-1911. Hai tháng sau, tại Marseille, ngày 15-09-1911, HCM viết thư xin tổng thống và bộ trưỏng bộ Thuộc địa Pháp đặc cách cho HCM vào học Trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp. V́ HCM học chưa hết lớp nhất niên (tương đương với lớp 6 ngày nay) trường Quốc Học Huế, HCM không đủ tiêu chuẩn về tŕnh độ học vấn để vào Trường Thuộc Địa Paris, nên đơn của HCM bị người Pháp bác bỏ. Nếu các quan chức Pháp không từ chối đơn của HCM, th́ đâu có chuyện ra đi t́m đường cứu nước. Việc ra đi t́m đường cứu nhà là việc tốt của mọi người, tại sao không nói cứu nhà cho đúng sự thật, mà tổng Trọng lại nói t́m đường cứu nước làm chi cho ḷi ra nói láo. Giấy tờ với bút tự của HCM c̣n sờ sờ ra đó mà sao tổng bí thư nói láo tỉnh rụi như thiệt vậy.
“Với sự ra đời của đảng Cộng sản Đông Dương do Người sáng lập vào năm 1930…” Thực sự, HCM không sáng lập đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) mà HCM vâng lệnh và dùng tiền của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) để lập đảng CSĐD. Trong cuộc họp ngày 18-10-1929 tại Moscow, Ban bí thư bộ Phương Đông ĐTQTCS đưa ra khuyến cáo: “…lập tức bắt tay vào việc tổ chức đảng Cộng sản thống nhứt của Đông Dưong…” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đảng toàn tập, tập 1, tr. 609.) Đồng thời Ban bí thư bộ Phương Đông giao cho HCM, lúc đó là điệp viên CSQT chịu trách nhiệm thi hành quyết định nầy. (http://w.w.w.cpv.org.vn, Tư liệu về đảng, lịch sử đảng,)
Đảng CS được thành lập tại Hương Cảng ngày 6-1-1930, và lấy tên là đảng Cộng Sản Việt Nam. Tuy nhiên ĐTQTCS bác tên nầy và buộc phải đổi thành đảng Cộng Sản Đông Dương và cũng đổi luôn ngày thành lập là 3-2-1930. Như thế đảng CSĐD hoàn toàn là công cụ của Liên Xô, gọi dạ bảo vâng đến nỗi danh xưng và ngày tháng thành lập cũng phải tuân theo lệnh của Liên Xô. Lúc đó HCM chỉ là đảng viên CS Pháp làm việc cho ĐTQT, được gởi qua Á Châu làm nhiệm vụ gián điệp, cho đến khi về Pắc Bó, rồi cướp chính quyền năm 1945, chứ HCM chưa phải là đảng viên đảng CSĐD hay CSVN. Cho đến khi chết, HCM cũng chưa tuyên thệ vào đảng CSVN. Nhờ tổng Trọng xem lại việc nầy có đúng không?
“Dưới sự lănh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, cách mạng nước ta đă vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu… Đó là thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội.” (Trích bài phát biểu.)
Muốn hiểu dưới sự lănh đạo của HCM, đảng CSVN đă vượt qua muôn ngàn khó khăn như thế nào th́ phải trở lại lịch sử của đảng CSVN. Từ khi chiến tranh bùng nổ ngày 19-12-1946, CSVN thua chạy dài trên rừng núi cho đến năm 1949. Vào năm nầy, Trung Cộng thành công và thành lập Cộng Ḥa Nhân Nhân Trung Hoa (CHNDTH) ngày 1-10-1949. Hồ Chí Minh qua Trung Cộng rồi qua Liên Xô cầu viện.
Tại Moscow, Stalin giao cho Trung Cộng phụ trách giúp đỡ cho CSVN. Trung Cộng gởi qua cho CSVN chẳng những quân viện mà cả các tướng lănh và cố vấn chính trị. Do sự chỉ huy của Trần Canh, một viên tướng thân cận của Mao Trạch Đông, CSVN dùng biển người đánh thắng trận Đông Khê tháng 9-1950. Từ đó, tất cả những trận đánh của CSVN đều do quân uỷ Trung Cộng ở Bắc Kinh chỉ huy và cuối cùng trận Điện Biên Phủ cũng do Trung Cộng quyết định. (Mời đọc Qiang Zhai, China and Viet Nam Wars, The University of North Carolina Press, 2000.) Vơ Nguyên Giáp chỉ là viên thư kư của quân uỷ Bắc Kinh. (Mời đọc thêm Hồi kư của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy dịch.) Lê Duẫn biết rơ việc nầy nên rất xem thựng Vơ Nguyên Giáp.
Trong cuộc chiến 1960-1975, CSVN chưa thắng một trận lớn nào, kể cả trận Mậu Thân năm 1968 và trận Mùa hè đỏ lửa năm 1972. Việc CSVN thắng lợi năm 1975 chẳng qua do hoàn cảnh quốc tế, những trao đổi giữa các cường quốc trong chiến tranh lạnh toàn cầu. Ngày nay, mỉa mai là CSVN lại trải thảm đỏ, rước Mỹ vào giúp phục hưng kinh tế và làm thế đối trọng với Trung Cộng.
Ngoài ra, kết quả thắng lợi của CSVN đưa đến việc Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 và sau đó dần dần chiếm thêm Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, Trường Sa…Ngày nay, Trung Cộng là mối hiểm họa thường trực, đang đe dọa Việt Nam về tất cả các mặt. Trong mấy ngày gần đây, Trung Cộng đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trong vịnh Bắc Việt khiến ngư dân Việt Nam hết sức lo ngại. Như thế CSVN thắng lợi năm 1975 có ích ǵ không ông tổng Trọng? Dùng xương máu của dân tộc Việt Nam để phục vụ Trung Cộng chỉ có HCM và đảng CSVN phản quốc mới làm, chứ chẳng ai thèm làm.
Khoe khoang thành tích HCM chưa đủ, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng c̣n thêm: “Người đă để lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quư báu, gồm ba bộ phận. Đó là : Tư tưởng Hồ Chí Minh; Thời đại Hồ Chí Minh; và Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vô cùng trong sáng và cao thượng, kết tinh của tinh hoa văn hoá Việt Nam…Chính v́ vậy mà không chỉ nhân dân Việt Nam kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhân dân thế giới cũng rất yêu quư Người, dành cho Người những t́nh cảm trân trọng và những lời nói tốt đẹp nhất.”
Tổng Trọng có biệt danh là Trọng Lú. Có lẽ v́ quá lú lẫn, tổng Trọng quên chuyện xưa, nhất là chuyện Đại hội 2 của đảng CS vào tháng 2 năm 1951 tại Tuyên Quang để đưa đảng CS ra hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là đảng Lao Động theo lệnh của Stalin . Trong Đại hội nầy, HCM phát biểu: “Về lư luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin…lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” Khi đó, đại biểu miền Nam là Nguyễn Văn Trấn đă tŕnh bày với HCM rằng: ” Có đồng chí c̣n nói: hay là ta viết “tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Hồ Chí Minh trả lời: “Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác- Lê nin.” (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, California: Nxb Văn Nghệ tái bản, tt. 150-152.)
Nguyễn Văn Trấn lúc đó vốn là một đảng viên cao cấp, từng nổi tiếng là hung thần CS miền Nam. Chắc chắn ông Trấn viết không sai, v́ c̣n có một đảng viên CS khác đă từng là chức sắc Hà Nội, thêm rằng cũng trong Đại hội nầy, HCM nhiều lần tuyên bố: “Ai đó th́ có thể sai, chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông th́ không thể sai được.” (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, California: Nxb. Tuổi Xanh, 2001, tr. 63.) Một lần khác, có người hỏi HCM v́ sao ông không viết sách về lư thuyết cộng sản, th́ ông trả lời ông không cần viết, v́ đă có Mao Trạch Đông viết rồi. (Oliver Todd, “Huyền thoại Hồ Chí Minh”, dịch đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Paris: Nxb. Nam Á, tr. 277.)
Để thật cụ thể hơn, nhất là để những đảng viên trung kiên như tổng Trọng yên tâm, có lẽ xin mời mọi người đọc lại bài báo nhan đề là “Lời Hồ Chủ tịch trong Đại hội toàn Đảng”, trên nội san Học Tập của đảng bộ CS Liên khu Bốn, số 35, tháng 4-1951, nguyên văn như sau:
“Vừa nghe báo cáo của đồng chí Giáp, các đồng chí thấy – và trước khi nghe cũng đă thấy – Quân đội ta từ chỗ yếu tiến đến chỗ mạnh, từ chỗ nhỏ tiến đến chỗ to, từ không thắng tiến đến thắng, từ thắng ít đến thắng nhiều, rồi từ thắng nhiều đến thắng lợi hoàn toàn (Đại hội vỗ tay).
Đó là v́ đâu? Là v́ trong chính trị, cũng như trong mọi mặt công tác khác, Đảng ta có một chủ nghĩa cách mạng nhất, sáng suốt nhất, đó là chủ nghĩa của ba ông kia ḱa: (Hồ Chủ-tịch vươn tay chỉ và hướng về phía chân dung 3 vị lănh tụ: Marx, Engels, Lénine) (Đại hội vỗ tay vang dậy)
Đó là nhờ chúng ta, toàn giai cấp lao động thế giới, toàn quân đội nhân dân thế giới có một ông Tổng tư lệnh là ông kia ḱa. (Hồ Chủ tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: Staline) (Đại hội vỗ tay dậy vang và cùng đứng dậy hô lớn) (Đồng chí Staline muôn năm!)
Chắc ít người biết mà có lẽ cũng không ai ngờ. Ông ở xa đây mấy muôn dặm, mà ông theo rơi cuộc kháng chiến của ta, của Triều Tiên, của Mă Lai và cuộc đấu tranh của các nước Động nam Á. Ông cảm động khi nghe kể lại những cử chỉ chiến đấu anh dũng của một chiến sĩ Thổ khi giết giặc lập công như thế nào. V́ vậy có thể nói tuy ông ở xa nhưng tinh thần của ông và hiểu biết của ông ở với chúng ta. (Đại hội vỗ tay)
Chúng ta nhờ có ông này: (Hồ Chủ tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chân dung đồng chí: Mao Trạch Đông) – (Đại hội vỗ tay vang dậy – và đứng dậy hô lớn Đồng chí Mao Trạch Đông muôn năm!)
Ông Mao cách đây mấy ngh́m dặm. C̣n ông Staline th́ xa những muôn dặm… Ông theo rơi từng bước cuộc chiến đấu cách mạng của chúng ta. Như lúc quân đội và nhân dân ta giải phóng biên giới, như lúc chúng ta mở chiến dịch Trung du, có thể đêm ông không ngủ mà chờ tin tức… (Đại hội có tiến tấm tắc)
… Có ông thầy, ông anh như thế nên quân đội ta, quân đội Việt-Miên-Lào, từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn, từ chỗ yếu đến chỗ mạnh, từ không thắng đến thắng hoàn toàn…”
Ghê gớm quá, ba ông kia ḱa. Tư tưởng HCM là như thế đấy. Ba ông kẹ kia ḱa. Đáng sợ không? Báo của đảng bộ cộng sản Liên khu 4 viết rơ như thế, không đùa đâu nhá, cũng không phải báo của tụi phản động viết đâu nhá.
C̣n “tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” th́ thật là không ai bằng v́ một người đạo đức có ai mà chà đạp t́nh người, giết vợ đợ con như HCM của tổng Trọng đâu? Chứng cớ của hành động dă man nầy quá rơ ràng, sách báo c̣n sờ sờ ra đó, nhắc lại làm ǵ thêm đau khổ cho người c̣n sống hiện đang ở Hà Nội. Tổng Trọng hăy thử hỏi có đảng viên CSVN nào dám học tập đạo đức HCM, giết vợ đợ con như HCM không, chứ đừng nói đến bàn dân thiên hạ. Nếu tổng Trọng mà khuyến khích đảng viên học tập HCM giết vợ đợ con, th́chắc chắn đảng viên của tổng Trọng sẽ ế vợ hết v́ chẳng phụ nữ nào dám lấy đảng viên CSVN để bị đập chết rồi quăng xác ra đường cho xe cán thêm lần nữa.
Chuyện phong cách HCM lại càng thú vị. Xin hăy theo dơi phong cách của HCM do chính HCM kể: “Một người như Hồ chủ tịch của chúng ta với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộ bao nhiêu công việc làm sao có thể kể lại cho tôi nghe b́nh sinh của người được?” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tr. 9.) Như thế phong cách HCM là phong cách tự sướng một cách sống sượng của một kẻ dùng cái tên khác để tự đề cao ḿnh là “khiêm nhường”? HCM là người “khiêm nhường” đến nỗi cả gan dám so sánh ḿnh với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị đại anh hùng vào thế kỷ 13 mà dân tộc Việt Nam tôn thờ là Đức Thánh Trần. Bài thơ hợm hĩnh của HCM ai cũng biết trừ tổng Trọng. Thật là lú hết biết!
Nói đến cái tên khác, Hồ Chí Minh chẳng những có một tên khác mà có tới trên 170 tên khác. Điều nầy sách trong nước đă viết rồi, không cần chứng minh. Dùng nhiều tên cũng là phong cách HCM mà một tác giả trong nước đă khen là “một diễn viên kỳ tài”. (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, California: Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 459.) Nhận xét của Vũ Thư Hiên cũng giống như một người ngoại quốc là tác giả Bernard Fall. Ông nầy viết rằng HCM có phong cách của “một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại”. (Bernard Fall, Les deux Viet-Nam, Paris: Payot, 1967, tr. 102,)
Mấy ông nhà văn nhà báo ưa viết lách ngoại giao văn hoa bay bướm, gọi HCM là một diễn viên hay kịch sĩ là mỉa mai cho vui tai, tránh nói trắng ra là HCM là một tên đại bịp trong lịch sử. Hèn ǵ học HCM mà tổng Trọng và đám đảng viên CS toàn là một lũ bịp bợm từ trên xuống dưới, mới một chút xíu mà đă bịp là HCM ra đi t́m đường cứu nước.
C̣n nhiều phong cách của HCM đáng nói lắm, ví dụ mới khoảng 50 tuổi mà HCM tự xưng là cha già dân tộc. Trong sách của ḿnh, Trần Dân Tiên hay HCM viết: “Nhân dân gọi chủ tịch là cha già của dân tộc v́ Hồ chủ tịch là người con trung thành nhất của tổ quốc Việt Nam.” (Trần Dân Tiên, sđd. tr. 149. )
Thật là lạ, tại sao HCM tự xưng trung thành với tổ quốc th́ được gọi là cha già dân tộc? Biết bao nhiêu người trung thành với tổ quốc sao không gọi họ là cha già dân tộc?
Hồ Chí Minh tự xưng là người con trung thành với tổ quốc, sao HCM chẳng trung thành tư nào cả. Gia nhập đảng CS Pháp, làm việc cho ĐTQTCS, HCM làm tay sai cho Liên Xô, cho Trung Cộng và bán nước cho Mao Trạch Đông. V́ những cam kết của HCM với Mao Trạch Đông khi cầu viện năm 1950, nên Phạm Văn Đồng phải kư công hàm bán nước năm 1958. Cái công hàm đó di hại măi cho đến ngày nay.
Khi đi ra nước ngoài, phong cách của HCM nổi bậc đến nỗi báo chí người ta nhắc nhở đích danh HCM. Thật là nhục nhă, mất quốc thể. Đây là báo Indonesia ngày Thứ Bảy, 8-3-1959 về phong cách ngoại giao của HCM:
Sẽ rất là thiếu sót về phong cách HCM nếu không kể thêm chuyện báo Polska Times (Thời Báo Ba Lan) ngày 5-3-2013 đă dành cho HCM những nhận xét trân trọng và những lời nói tốt đẹp nhất khi sắp hạng HCM là tên đồ tể thứ 11 trong 13 tên đồ tể khát máu nhất trên thế giới trong thế kỷ 20. (Đàn Chim Việt 20-3-2013.)
Hết lời ca tụng HCM, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng c̣n mượn lời HCM tung hê chủ nghĩa CS: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; “chỉ có chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân toàn thế giới”; chủ nghĩa Mác – Lênin là “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”, là “cái cẩm nang thần kỳ”, là “cái la bàn”, là “trí khôn” của Đảng ta; nó là “vũ khí tinh thần” của giai cấp công nhân, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng.”
Ai cũng biết chủ nghĩa CS với cái cẩm nang thần kỳ, cái la bàn, cái trí khôn, vũ khí tinh thần, kim chỉ nam cho đảng CSVN, là thứ chủ nghĩa đă bị quăng vào sọt rác từ lâu rồi. Ngày 25-1-2006, tại Strasbourg, một thành phố miền đông bắc nước Pháp, Quốc hội Âu Châu, với đa số áp đảo, đă đưa ra nghị quyết số 1481, lên án chủ nghĩa cộng sản là tội ác chống nhân loại được dịch như sau: “Những chế độ toàn trị cộng sản từng cai trị ở Trung và Đông Âu trong thế kỷ qua, và hiện vẫn c̣n cầm quyền ở vài nước trên thế giới, tất cả (không ngoại trừ) biểu thị chân tướng của sự vi phạm nhân quyền tập thể. Những vi phạm nầy khác nhau tùy theo nền văn hóa, quốc gia và giai đoạn lịch sử, bao gồm cả những cuộc ám sát và xử tử cá nhân hay tập thể, gây chết chóc trong các trại tập trung, cho chết đói, đày ải, tra tấn, nô lệ lao động, và những h́nh thức khác về khủng bố thể xác tập thể, ngược đăi v́ chủng tộc hay tôn giáo, vi phạm các quyền tự do lương tâm, tư tưởng và phát biểu, tự do báo chí và cả không đa nguyên chính trị.” (Điều 2 của nghị quyết 1481.)
Sang thế kỷ 21 mà c̣n nghe những lời lẽ trên đây của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người ta có cảm tưởng dường như tổng Trọng là một kẻ mộng du từ thế kỷ 18 c̣n vất vưởng đâu đây, nói lảm nhảm về chủ nghĩa CS như một bệnh nhân tâm thần hạng nặng. Hèn chi tổng Trọng có biệt danh là Trọng Lú, quả danh bất hư truyền, chính hiệu con nai vàng, chẳng sai tư nào.
Để kết luận bài phát biểu, tổng bí thư Trọng Lú nhắc nhở đảng viên CSVN: “Mỗi cấp uỷ, mỗi cán bộ, đảng viên thấm nhuần và quán triệt sâu sắc những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh, thật sự tự giác rèn luyện, tu dưỡng theo những lời dạy của Người, th́ nhất định Đảng ta sẽ ngày càng trong sạch, vững mạnh, khắc phục được những nguy cơ của một Đảng cầm quyền, giữ ǵn được bản chất và truyền thống tốt đẹp của Đảng, tiếp tục được nhân dân tin yêu, ủng hộ.”
Đúng là đảng viên của tổng Trọng đă thực hiện theo gương HCM nên cán bộ đảng viên của CSVN tham nhũng hơn bao giờ cả. Tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Chuyện tham nhũng ở Việt Nam là chuyện măn tính, tự nhiên. Không biết tham nhũng, không biết đút lót, không biết bôi trơn th́ không sống được ở Việt Nam. Tham nhũng cùng khắp. Ngày nào cũng có dân oan khiếu nại kiện tụng. Ngày nào cũng có dân oan chửi rủa. Theo bản tin tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Tran International, viết tắt TI ) ngày 3-12-2014 th́ Việt Nam cộng sản thuộc hàng “top ten”, mười nước tham nhũng nhất thế giới trong số 197 nước mà TI đă khảo sát. Chính tổng Trọng cũng đă phải xác nhận: “Hiện tượng hư hỏng tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nh́n vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có…” (Trích Vn Economy, báo điện tử thuộc Thời Báo Kinh Tế, ngày 13-2-2015.)
Nh́n vào đâu cũng thấy tham nhũng, sờ vào đâu cũng có tham nhũng là nhờ học tập theo gương đạo đức HCM, cho nên toàn đảng CSVN tham nhũng trắng trợn, tham nhũng tinh vi, đến nỗi về hưu rồi người dân mới biết tham nhũng, như những biệt thự xa hoa, lộng lẫy của tổng bí thư Lê Khả Phiêu, tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Biết đâu, rồi đây dân chúng sẽ được chiêm ngưỡng biệt thự của tổng Trọng? Lương của tổng bí thư bao nhiêu mà nhà cửa hoành tráng bảnh quá vậy các ông tổng?
Nhờ học tập HCM, đảng CSVN tham nhũng, giàu có, nên ngược lại làm cho nước Việt Nam tụt hậu một cách thê thảm, c̣n sau cả Lào và Cambodia mới thật là đau điếng chứ. Trước đây, khi nào Lào và Cambodia cũng đều sắp hạng sau lưng Việt Nam khá xa. Dưới thời quân chủ, Lào và Cambodia có lúc c̣n phải qua triều cống Việt Nam.
Bài phát biểu của tổng Trọng c̣n nhiều điều bàn tiếp, nhưng bài viết đă dài rồi, xin tạm dừng ở đây. Chỉ một kết luận thật đơn giản là ngày nay công nghệ truyền thông tiến bộ, dân chúng biết quá nhiều về HCM, về chủ nghĩa CS, về đảng CSVN, nên tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu ba hoa chích cḥe cho lắm cũng không bịp được dân chúng, mà chỉ làm cho dân chúng thêm chán ghét và muốn giải thể chế độ CS càng sớm càng tốt mà thôi.
(Toronto, 19-5-2015)
© Đàn Chim Việt
THEO D̉NG SỰ KIỆN:
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|