1
tiendaoduy
member
ID 77663
04/11/2014

|
Đầu tư công: Quyết sai thì ai chịu?

Đầu tư công: Quyết sai thì ai chịu?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, quyết chủ trương đầu tư là cơ quan dân cử, quyết dự án là thủ trưởng cơ quan hành pháp.
NGUYỄN LÊ
Từng được bàn thảo nhiều chiều tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phiên họp tháng 2/2014, quy định xử lý trách nhiệm liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư công tại dự án Luật Đầu tư công lại tiếp tục gây tranh cãi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 11/4.
Theo dự thảo luật mới nhất, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, không cân đối được vốn để thực hiện gây thất thoát, lãng phí do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Dự thảo luật cũng quy định, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đặt câu hỏi, Quốc hội phê chuẩn dự án sai liệu có kỷ luật được Chủ tịch Quốc hội không, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng nếu quyết định chủ trương đầu tư là tập thể, thì không thể kỷ luật được.
Nhận xét lĩnh vực đầu tư công vốn nhiều tai tiếng, thất thoát, tham nhũng làm xói mòn niềm tin của nhân dân, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng quyết định chủ trương đầu tư sai là gốc của lãng phí tham nhũng. Vì thế, đề xuất đầu tư sai thì phải xử lý.
Ông Minh phân tích, đã quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, là có dấu hiệu phạm tội. Nên nếu chỉ nói phải bồi thường thiệt hại và kỷ luật là không đúng mà phải xử lý theo quy định của pháp luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đại biểu Minh cũng đặt vấn đề, quy định tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm là cách chơi chữ, hay có vùng cấm gì chỗ này? Quy định như vậy theo ông Minh còn rất mập mờ, cần chỉnh sửa cho chặt chẽ hơn nữa.
Trở lại quan điểm đã phát biểu ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết chủ trương đầu tư và quyết dự án là hai chuyện khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, quyết chủ trương đầu tư là cơ quan dân cử, quyết dự án là thủ trưởng cơ quan hành pháp.
Tuy nhiên, không phải tất cả công trình đều đưa ra Quốc hội và hội đồng nhân dân quyết, mà Quốc hội chỉ quyết chủ trương các công trình đặc biệt quan trọng tác động đến toàn bộ nền kinh tế, vì thế tiêu chí của dự án đưa ra Quốc hội quyết chủ trương đầu tư là phải rõ trong luật, Chủ tịch lưu ý.
Theo Chủ tịch, Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.
“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Ông cũng cho rằng Quốc hội không nên quyết các vấn đề quá cụ thể của các dự án đầu tư công, mà phải để Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch ủy ban quyết.
Với nhận xét quy định về trách nhiệm tại dự thảo luật vẫn như dòng sông êm đềm không vướng víu, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị cần phải phân định rõ trách nhiệm của người quyết định chủ trương đầu tư và quyết dự án cụ thể.
Bởi có dự án được trình Quốc hội quyết chủ trương nhưng trên thực tế đại biểu không nắm được đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định chính xác. Đồng thời hàng năm, địa phương phải báo cáo công trình nào đầu tư sai không hiệu quả để khắc phục, đi liền với xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
Nếu chỉ nói xử lý theo quy định của pháp luật thì nghe êm đềm lắm, đại biểu Bùi Văn Phương đồng tình với đại biểu Đương.
Cho rằng còn một số vấn đề lớn sẽ mắc khi sửa Luật Ngân sách, đại biểu Đinh Văn Nhã đặt vấn đề nên lùi việc thông qua Luật Đầu tư công đến kỳ họp Quốc hội thứ 8 thay vì thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới.

Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
 |
tiendaoduy
member
REF: 674468
04/11/2014
|

Thế thì lũ dân ngu hết kêu la nữa nhá! Thằng chủ tịch quốc hội nói: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”?
http://splashurl.com/k3b7hfj
Theo Chủ tịch, Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.
“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Cập nhật 1: .
Cập nhật 2: .
Câu trả lời khác (5)
Được xếp hạng cao nhất
tnt đã trả lời 24 phút trước
Mạ nó, nó chia nhau, chỉ định nhau vào mấy cái ghế QH, dân có được quyết cái éo gì đâu?
Cái gì đúng thì các ông hưởng, cái gì sai thì chúng mày (dân) chịu.
1
0
Bình luận
Me đã trả lời 10 phút trước
Ước chi tui có quyền cầm một lá phiếu chọn bầu cho ông cách tự do thì, tui bầu cho Ông thêm cục đá trong óc nữa để xứng đáng chức chủ tịch.
0
0
Bình luận
Vui Chơi Giữa Đời đã trả lời 17 phút trước
Tiên sư bố chúng nó!
Có thằng dân đen nào biết chúng nó chia nhau những cái ghế, chúng nó họp bàn ăn nhậu với nhau như thế nào không, mà chúng có thể mở miệng ra mà nói "Quốc Hội tức là dân"?
Một lũ gian manh dối trá!
0
0
Bình luận
Ngô đã trả lời 21 phút trước
Dung qua chu con gi ma kêu gào. Dai bieu QH do dan bau, va ho da lam xuat ssac nhiem vu khi gay dau bấm nút.
Dân bầu nhưng dân không duoc chọn nguoi dể ma bỏ phiếu.
0
0
Bình luận
cong hoa đã trả lời 32 phút trước
nó trách dân kìa
"Biết sai mà vẫn ký" phải chăng đây là châm ngôn cs được áp dụng phổ biến từ khi Phạm Văn Đồng?
http://batdongsan.vietnamnet.vn/fms/chin...
Tôi nói rõ quan điểm mình ký văn bản đề nghị này là sai do sức ép nào đó. Tôi phải ký vì tôi là ........
Câu trả lời khác (5)
Được xếp hạng cao nhất
Yêu ViệtNam đã trả lời 2 giờ trước
CNXH nó vậy mà, họ biết khi nói ra thì sai nhưng vẫn phải nói.
Khi làm cái gì cũng đều sai nhưng vẫn cứ làm.
1
0
Bình luận
Me đã trả lời 9 phút trước
Đường cong như ruột của...khuất tất là thường với...hơi đâu mà với thèm tham của chúng!
0
0
Bình luận
tnt đã trả lời 51 phút trước
Ăn tiền rồi ko ký ko được.
Sai thì sửa, sửa lại sai, sai lại sửa..... Sửa đi sửa về bộn tiền túi.
Mà ko làm sai ở chế độ này thì đừng hòng mà tại vị nhé. Càng sai nhiều càng nhanh thăng chức.
0
0
Bình luận
Mai Trinh đã trả lời 54 phút trước
ủa đó là vụ gì vậy.
0
0
Bình luận
Canhtan đã trả lời 57 phút trước
Bạn xem công hàm ông Phạm văn Đồng,có từ nào nhắc đến Hoàng Sa hay Trường Sa không ?
0
0
Bình luậ
|
 |
hatlinh
member
REF: 674591
04/13/2014
|

|
 |
hatlinh
member
REF: 674725
04/15/2014
|

Nhân dân là ai?
Hai từ Nhân dân rất thường hay được nhắc đến trong ngôn ngữ chính trị, tại Việt Nam. Việc này có liên quan đến trách nhiệm trong việc điều hành đất nước như thế nào? Và nó liên quan đến sự hình dung về quyền lực ra sao tại ở Việt Nam hiện nay?

Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, tại hội nghị của các đại biểu Quốc hội về đầu tư hôm 11/4/2014.
Courtesy vne
Ngày 11/4/2014 ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nói trong một hội nghị của các đại biểu Quốc hội về đầu tư rằng: Quốc hội chủ trương đầu tư sai thì phải nhận khuyết điểm chứ không kỷ luật được. Lý do được giải thích đằng sau phát biểu này là: Quốc hội là đại biểu của nhân dân, mà trong thể chế hiện nay ở Việt Nam có qui định nhân dân làm chủ, cho nên không thể kỷ luật nhân dân hay là người chủ được.
Quốc Hội đại diện cho nhân dân?
Mô hình của thể chế hiện nay tại Việt Nam được những người cộng sản gọi là một nền dân chủ tập trung, thường được diễn tả qua câu khẩu hiệu tuyên truyền của Đảng: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Và Nhân dân ở đây được hiểu là được đại diện bởi Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo qui định trong Hiến pháp của quốc gia. Và đây có lẽ là nguyên nhân của câu phát biểu của ông Nguyễn Sinh Hùng, gây nhiều bàn tán sau đó.
Ông Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến hiện đang sống tại Đà Lạt, và từng đề đạt những cải tổ chính trị sâu rộng cho thể chế Việt Nam hiện tại, nói với chúng tôi về lời phát biểu của ông Hùng:
Vẫn có trách nhiệm chứ không thể đổ cho dân được. Tôi bầu anh ra mà anh làm không đúng nhiệm vụ thì dân có thể bãi miễn anh.
-Hà Sĩ Phu
“Cứ cho rằng Quốc hội theo đúng ra trong chức năng là đại biểu chân chính của nhân dân, thế nhưng những đại biểu chân chính do nhân dân bầu ra đó mà làm không đúng ý nhiệm của nhân dân thì nhân dân cũng có quyền bãi miễn mà. Vẫn có trách nhiệm chứ không thể đổ cho dân được. Tôi bầu anh ra mà anh làm không đúng nhiệm vụ thì dân có thể bãi miễn anh.”
Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng không chấp nhận mô hình tam quyền phân lập của các cơ quan Hành pháp, Tư pháp, và Lập pháp như nhiều quốc gia phát triển hiện nay đang thực hiện nhằm kiểm soát quyền lực của nhau. Thay vào đó họ chủ trương tất cả các cơ cấu quyền lực đó thống nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Ông Hà Sĩ Phu nói tiếp:
“Quốc hội ấy có phải do dân bầu đâu, mà là do đảng cử dân bầu. Thế thì cái việc anh làm trái với ý nhiệm của nhân dân, thì trách nhiệm chẳng những qui về cho các đại biểu quốc hội mà còn qui về sự lãnh đạo cao nhất là đảng nữa. Đảng cử ra, thế thì trách nhiệm quá lớn, chứ sao đổ về cho dân được. Nhân dân chúng tôi chẳng có liên quan đến các sai lầm của các ông cả.”

Hội nghị của các đại biểu Quốc hội về đầu tư hôm 11/4/2014 tại Hà Nội.
Courtesy vov.
Trong thực tế thì đại đa số các đại biểu quốc hội ở Việt Nam là đảng viên cộng sản. Các cơ quan ngoại vi của đảng mang hình dáng các hội đoàn dân sự như Mặt trận Tổ quốc cũng do các đảng viên cộng sản nắm quyền lãnh đạo.
Những lời phát biểu về tầm quan trọng của các định chế nhà nước, hay sự cân đối quyền lực trong xã hội đôi khi được các nhà lãnh đạo Việt Nam trình bày không giống với sự hiểu thông thường của đại đa số. Hồi năm ngoái ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu rằng Hiến pháp là văn bản quan trọng thứ hai sau Cương lĩnh của đảng cộng sản. Nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam trong đó có nhà văn Phạm Đình Trọng đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích phát biểu này. Ông còn nói thêm rằng lời phát biểu của ông Tổng bí thư đảng là một sự nhận thức chứ không phải là một lời nói lỡ miệng.
Nay lại tới nhận thức về khái niệm nhân dân của ông chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Nhân dân là ai?
Vậy liệu có phải là những người cộng sản Việt Nam có sự lấn cấn nào đó trong khái niệm về Nhân dân. Trả lời câu hỏi này nhà văn Phạm Đình Trọng nói:
Họ lấn cấn trong khái niệm về cầm quyền thì đúng hơn là khái niệm về nhân dân. Theo họ thi cái gì đúng là của họ, cái gì sai là của dân.
-Phạm Đình Trọng
“Họ lấn cấn trong khái niệm về cầm quyền thì đúng hơn là khái niệm về nhân dân. Theo họ thi cái gì đúng là của họ, cái gì sai là của dân. Khái niệm cầm quyền đó đáng ra thuộc về nhân dân, nhưng họ coi cái việc cầm quyền của họ là đương nhiên. Giống như điều bốn Hiến Pháp vậy. Họ cho rằng sự cầm quyền của họ là bất khả xâm phạm và họ muốn nói gì thì nói. Theo tôi thì họ sai lầm trong khái niệm cầm quyền chứ không phải khái niệm về nhân dân.”
Diễn biến của phiên họp mà ông Nguyễn Sinh Hùng chủ trì lại một lần nữa đưa đến bài toán trách nhiệm tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua không ít lần các nhà lãnh đạo Việt Nam thừa nhận là phải có một trách nhiệm cá nhân trong việc điều hành đất nước. Nhưng với cơ chế chính trị dân chủ tập trung mà cả ba cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp đều nằm một mối trong tay đảng cộng sản thì quả là khó khăn. Ông Nguyễn Sinh Hùng đã đưa trách nhiệm đó về Nhân dân.
Ông Hà Sĩ Phu nhận định về khái niệm Nhân dân của những người cộng sản:
“Người cộng sản họ hiểu và nói về nhân dân một cách không bình thường.
Tôi nghĩ thế này, họ cứ nói nhân dân sáng tạo ra lịch sử, nhân dân quyết định vận mệnh của đất nước. Không cần những cái câu sang trọng như vậy. Quan trọng là có nghe lời hay không.”
Dĩ nhiên không ai có thể xử phạt một Nhân dân cả. Nhưng, như nhiều người đồng ý là những người trên nguyên tắc làm đại diện cho dân thì khi làm sai phải bị phế truất.
Kính Hòa, phóng viên RFA
|
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đã đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ý kiến |
|
|
|
|