Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ý mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ý

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ý mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thông báo >> Hãy cứu Sông Mê Kông

 Bấm vào đây để góp ý kiến

1

 camlien
 member

 ID 59386
 03/12/2010



Hãy cứu Sông Mê Kông
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Chiến dịch vận động cứu sông Mêkông do các nhà môi trường thuộc "Liên hiệp cứu lấy sông Mêkông" (Save the Mekong Coalition – SMC) chủ xướng, tính đến cuối tháng 6/2009 đã thu hút được gần 17.000 người sau hơn ba tháng triển khai, trong số đó có hơn 11.000 cư dân trong vùng lưu vực sông Mêkông và khoảng 5.000 người khắp nơi trên thế giới.

SMC được thành lập năm 2008 với nhiệm vụ chính là bảo vệ sông Mêkông, mà mục tiêu trước mắt là theo dõi chặt chẽ việc Trung Quốc xây dựng khoảng 11 đập thủy điện ở thượng lưu con sông, đe dọa đến nguồn sống cũng như cách sống của hàng chục triệu cư dân ở khu vực hạ nguồn sông Mêkông. Tổ chức Southeast Asian Rivers Network ước tính rằng, nguồn cá dự trữ ở khu vực biên giới Thái Lan - Lào đã giảm một nửa do những hoạt động các dự án xây dựng đập của Trung Quốc, không giới hạn ở dải sông thuộc chủ quyền của họ.

Bản kiến nghị bằng bảy thứ tiếng nói trên đã được gửi đến chính phủ các nước thành viên của Ủy hội sông Mêkông (Mekong River Commission - MRC) là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nhưng không đề cập gì đến các con đập mà Trung Quốc đã xây dựng ở thượng nguồn cùng hàng loạt các công trình thủy điện khác, phải chăng vì Bắc Kinh không phải là thành viên của MRC?

Lần này mục tiêu lớn nhất mà cuộc vận động của SMC hướng tới là thuyết phục chính phủ các nước Thái Lan, Lào, Campuchia dỡ bỏ kế hoạch xây dựng 11 đập thủy điện trên dòng chảy chính của sông. Vào tháng 6/2007, Chính phủ Lào đã phê chuẩn ban đầu cho con đập trị giá 1,7 tỷ USD trên sông Mêkông do hai công ty năng lượng Trung Quốc xây dựng. Một công ty Trung Quốc khác đang tiến hành nghiên cứu tính khả thi của dự án năng lượng sông Mêkông ở Campuchia. Ngoài ra, vài con đập phụ khác trên sông Mêkông ở Đông Nam Á cũng sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng China Exim, tổ chức tín dụng lớn nhất của Trung Quốc.

Nếu những kế hoạch trên đây trở thành hiện thực, hàng triệu người dân trong lưu vực sẽ bị ảnh hưởng, mất sinh kế và không được đảm bảo về lương thực. Việc xây đập cũng sẽ làm suy kiệt các loài cá di cư, một trong những nguồn thủy sản hứa hẹn nhất của sông Mêkông, đồng thời gây ra nhiều hệ lụy về môi trường và văn hóa, xã hội.

Một con số đáng kinh ngạc: khoảng 17% số cá đánh bắt được ở các vùng nước nội thủy trên khắp thế giới là từ con sông này và 90% cư dân của lưu vực sông Mêkông là nông dân lâu nay sống phụ thuộc chủ yếu vào những cánh đồng được cung cấp phù sa màu mỡ cùa dòng sông.

Sông Mêkông chảy vào Việt Nam qua hai ngã sông Tiền và sông Hậu. Một khi các con đập kể trên được xây dựng xong, nước ta do ở cuối nguồn sẽ bị thiệt hại nhiều nhất. Số lượng người Việt Nam sinh sống ở vùng lưu vực sông Mêkông lên đến 17 triệu, chiếm gần 1/3 tổng số 60 triệu cư dân toàn khu vực.

Ông Ngô Xuân Quảng, thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Việt Nam, cảnh báo, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ phải gánh chịu các tác hại nặng nề do việc dòng Mêkông bị ngăn chặn, từ nguy cơ không còn phù sa màu mỡ, nước ngọt bị thiếu khiến đất hóa phèn, cho đến nguy cơ lượng cá đánh bắt tụt giảm, chưa kể hiện tượng dòng chảy của sông Mêkông yếu đi sẽ làm cho nước biển lấn vào gây ngập mặn. Nghiêm trọng nhất là hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp sẽ bị nạn đất xói mòn, còn Tiền Giang thì sẽ bị khô hạn.

Thế nhưng đáng buồn hơn cả là có vẻ như chúng ta chưa quan tâm đúng mức về hiểm họa khôn lường ấy, thể hiện qua việc chỉ vỏn vẹn hơn 300 người Việt Nam ký tên vào bảng kiến nghị nói trên, so với Lào là 611 người, Campuchia là 2.673 người, Thái Lan 7.756 người.

Nên chăng các tổ chức, đoàn thể trong nước mở cuộc vận động người dân hưởng ứng chiến dịch của SMC, bằng cách vào trang web: http://www.savethemekong.org/?langss=vi Ghi tên mình vào bản kiến nghị là góp phần tham gia vào việc bảo vệ môi trường sinh thái của dòng Mêkông nói chung .
(st)



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 thuctu
 member

 REF: 526439
 03/13/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin bạn Camlien cho tôi nhắn gởi trang chia sẻ này nhưng không có ý thả rác hay spam trong ddây:

Năm ngoái! Cũng vì cái chủ đề “Cấp cứu…cứu sống…Sông Cửu Long” (theo tiếng Việt thấy nó thân yêu và thương mến hơn cái từ ngoại ngữ Mê Kông không hay ho gì hết. Đó cũng là theo ý riêng của tôi) và luôn cả hai hòn Đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà cái máy của tôi bị tụi khốn nạn hackers nó gài mìn Trojan Virus và Trojan.backdoor phá phách lung tung beng cái máy tính của tôi. Trojan nó làm cho cả trang web nhà Firefox và Internet Explorer của tôi nó thay đổi từ tiếng Anh sang nguyên trang và nổi lên toàn là thứ chữ “đến từ miền Đông-nam-Á-châu”; mất cả tuần mới tiêu diệt xong loài virút dài hơn Vạn-lý-trường-thành. Chúng nó cũng không có được như ý muốn khi cài cái thư sâu bọ Trojan này. Nhưng tôi vẫn lên tiếng vì tôi là người Việt-Nam và mãi mãi là người Việtnam máu đỏ da vàng…ghi ơn Hùng Vương…Quang Trung…Lê Lai Lê Lợi…Trần Hưng Đạo…dòng giống Lạc Hồng. Tôi biết cuộc sống ở/gần/trên Sông Cửu Long: tôi đã có những ngày kỷ niệm như bơi lội, thả diều, giăng câu, đắp đê bắt tôm, bắt cá khi phù sa lên từ Sông Cửu Long, v.v.

Theo tôi thấy thì cũng chẳng có hy vọng được bao nhiêu cho các nước như Việtnam, Cam-bốt, Lào, Thái-Lan…dân cư sinh sống ở cuối Sông Cửu Long, trong khi đó đầu Sông lại từ Trung Quốc bất cứ khi nào nếu họ muốn ngăn đê hay ngăn đập hay thả “nước dơ” từ các sông ngòi từ rạch ruộng rẫy nho nhỏ thì dù cho Liên-Hiệp-Quốc có can thiệp cũng “như không.” Trung Quốc bây giờ không như 10 hay 20 năm trước…là một cường quốc chính trị + kinh tế và còn là ông chủ cho thiếu nợ cho vay tận Châu Phi chẳng hạn.

Nếu ai yêu nước yêu quê hương thì khi đọc xong chủ đề này hãy lên tiếng nhưng đừng có quên: “Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ càng những gì người ta nói và cũng hãy nhìn kỹ những gì người ta làm và sẽ làm.”

Trân trọng

Thuctu


 

 giacphudu
 member

 REF: 526523
 03/13/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai







* Nếu các con đập ở thượng lưu xây lên thì điều gì sẽ xảy ra cho ĐBSCL?

- Điều dễ thấy nhất sẽ là thiếu nguồn nước ngọt nghiêm trọng. Điều đó đã xảy ra vào mùa khô giữa tháng tư vừa qua và trong những năm tới sẽ còn tiếp tục gay gắt. Vào mùa lũ, lượng nước cũng đã sụt giảm chứ không dồi dào như nhiều người lầm tưởng. Thấy nhiều vậy chứ không còn bao nhiêu đâu. Kết quả đo nước hồi tháng 10-2008 cho thấy lưu lượng nước chỉ còn ở mức 28.000m3/s trong khi trước đây tới 40.000m3/s.

Vụ đông xuân 2009 vừa qua, lưu lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu chỉ đạt mức 1.600m3/s, so với nhu cầu của 1,5 triệu ha lúa phải là 1.700m3/s. Vì vậy mà vụ lúa vừa rồi ta thấy ở một số vùng hạ lưu sông Cửu Long nông dân phải chạy vạy kiếm nước tưới ruộng rất khổ sở. Đặc biệt là những vùng duyên hải các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… nước mặn xâm nhập sâu trong đất liền có nơi tới 70km.

Riêng ở thị xã Vị Thanh (Hậu Giang), lần đầu tiên trong lịch sử, người dân nội ô thị xã “nếm mùi” nước mặn 3-4 ngày liền, do nước mặn tràn vô mà ngành cấp nước không hay biết, cứ tưởng còn ngọt nên vẫn lấy nước mặn cung cấp.


(Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên – môi trường (Sở Tài nguyên – môi trường TP Cần Thơ)



 
  góp ý kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đã đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ý kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | Hình ảnh | Danh Sách | Tìm | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2025 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network