Minhxotxa
member
ID 52605
05/31/2009
|
Những mối nguy từ hàng Trung Quốc
Những mối nguy từ hàng Trung Quốc
Làm sao có thể biết trong những loại đồ chơi Trung Quốc này có bao nhiêu cái xuất xứ từ Quảng Đông? - Ảnh: Khả Ḥa
Thời báo Bắc Kinh đưa tin: Ngày 26.5, Cục Công thương Bắc Kinh (Trung Quốc) kiểm tra hàng loạt đồ dùng trẻ em và đă phát hiện 6 sản phẩm không đạt chất lượng, trong đó có 2 sản phẩm dễ gây bệnh truyền nhiễm. Những sản phẩm này đă bị buộc thu hồi. Trước đó, cơ quan chức năng nước này phát hiện một số lớn đồ dùng trẻ em sản xuất tại Quảng Đông chứa nhiều hóa chất độc hại...
Trung Quốc thu hồi hàng loạt sản phẩm
Theo trang web của Cục Giám chế chất lượng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc (http://www.gdqts.gov.cn/), nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1.6, cơ quan này quyết định kiểm tra chất lượng 3 loại sản phẩm dành cho thiếu nhi (đồ chơi, quần áo và đồ dùng gia đ́nh) trên toàn tỉnh Quảng Đông. Sau khi kiểm tra 202 lô hàng bán buôn, chỉ có 138 lô đạt chất lượng, tỷ lệ lô hàng hợp lệ chỉ đạt 68,3%, tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng chỉ 74,3%. Đặc biệt, tỷ lệ quần áo thiếu nhi đạt tiêu chuẩn chỉ có 48,3%. Nguyên nhân là thành phần, hàm lượng nguyên liệu không đúng với tiêu chuẩn đă ghi trên bao b́. Chẳng hạn một chiếc váy trẻ em kiểu công chúa, ghi trên sản phẩm là 100% bông nhưng khi kiểm tra lại không có tí bông nào.
Các sản phẩm gia dụng cho thiếu nhi như giường, tủ, bàn... đạt tiêu chuẩn chỉ 67,7%. Trong đó nhiều sản phẩm sử dụng hóa chất rất độc hại tới sức khỏe của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh. Ngoài ra, nhiều sản phẩm thuộc kim với h́nh dáng không đúng tiêu chuẩn, dễ gây tổn thương nghiêm trọng cho trẻ.
Cục Giám chế chất lượng Quảng Đông đă ra công văn đề nghị 53 đơn vị sản xuất đồ dùng trẻ em không đạt tiêu chuẩn ở tỉnh này lập tức khắc phục trong một khoảng thời gian quy định và báo cáo lại. Cục này cũng ra lệnh ngưng sản xuất hoặc thu hồi những sản phẩm có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng. Tính tới ngày 26.5, số sản phẩm bị thu hồi do không đạt tiêu chuẩn đă lên tới 131 loại, gồm 17 loại đồ chơi, 55 quần áo, 59 đồ gia dụng. Cục này cũng phát hiện 11 đơn vị sản xuất có những sản phẩm kém chất lượng nghiêm trọng như chứa chất cực kỳ độc hại... Hàng hóa của những đơn vị này đă bị phong tỏa. Cục này cũng đă niêm phong 3.120 món đồ chơi (trị giá 39.000 tệ, xấp xỉ 1 tỉ VND), 518 món hàng hóa, chờ xử lư.
Theo website euobserver.com, Trung Quốc vẫn đứng đầu danh sách những nước sản xuất hàng tiêu dùng (không phải là thực phẩm) nguy hiểm được t́m thấy trên lănh thổ EU trong năm 2008, và Brussels đă tỏ vẻ thất vọng với cách thức Bắc Kinh xử lư vấn đề này. Hệ thống cảnh báo nhanh của EU, với tên gọi RAPEX – được thiết kế nhằm chia sẻ thông tin giữa các nước thành viên và ủy ban chuyên trách các sản phẩm nguy hiểm, cho thấy 59% trường hợp thông báo trong năm 2008 là về những sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc, tăng từ mức 52% trong năm 2007.
Ủy viên phụ trách các vấn đề của người tiêu dùng EU Meglena Kuneva hôm 20.4 thừa nhận rằng nhà chức trách Trung Quốc đă có cách tiếp cận năng động hơn nhằm xoa dịu những lo ngại, và đă nỗ lực điều tra gần phân nửa sản phẩm (không phải là thực phẩm) được xác định là nguy hiểm, nhưng điều đó vẫn chưa đủ. “Tôi không hài ḷng và tôi đang làm việc với chính quyền Trung Quốc”, bà Kuneva nói. Số sản phẩm được thông báo là nguy hiểm thông qua hệ thống RAPEX trong năm 2008 lên đến 1.866, tăng 16% so với năm 2007. Đồ chơi chiếm đến 32% trong số các sản phẩm nói trên, sau đó đến thiết bị điện 11%, ô tô 10% và quần áo, sản phẩm dệt và sản phẩm thời trang 9%. Nước đưa ra nhiều thông báo về sản phẩm nguy hiểm nhất là Đức, chiếm 13%, Tây Ban Nha 11% và Slovakia 9%. (T.Q)
Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
|
|
thichnghenhac
member
REF: 453101
06/01/2009
|
Cảm ơn Minhxotxa sưu tầm bài viết này.
|
|
Minhxotxa
member
REF: 453133
06/01/2009
|
Cảnh báo cần thiết
Ngày Quốc tế thiếu nhi đến vào dịp các học sinh lớp nhỏ, từ mầm non tới cấp 1 - 2 vừa được nghỉ hè. Đó cũng là dịp để phụ huynh và người thân mua tặng các em nhiều món quà phù hợp với lứa tuổi. Trong những quà tặng gồm đồ chơi và quần áo trẻ em ấy, hàng đến từ Trung Quốc chiếm một tỷ lệ rất cao, do giá rẻ và mẫu mă khá bắt mắt.
Nhưng, Nhật báo Trung Quốc số ra ngày 28.5.2009 đă đưa một tin động trời: gần một nửa mặt hàng quần áo (trong đó có quần áo trẻ em) và 1/3 sản phẩm đồ dùng cho trẻ em (trong đó có đồ chơi trẻ em) được sản xuất ở tỉnh Quảng Đông (miền nam Trung Quốc) không bảo đảm an toàn cho người dùng, nhất là cho trẻ em, v́ chứa nhiều hóa chất độc hại. Theo Nhật báo Trung Quốc th́ đây là kết quả của một cuộc điều tra chính thức mà chính quyền tỉnh Quảng Đông tiến hành. Gần 47% số hàng may mặc được kiểm tra đă chứa những hóa chất độc hại vượt mức cho phép, trong đó có chất formaldehyde - một loại hóa chất có thể gây nhiễm trùng da và đường hô hấp, cũng là một trong những tác nhân gây ung thư. Với đồ dùng trẻ em đến từ Quảng Đông, th́ gần 33% là những sản phẩm bị phát hiện chứa quá nhiều formaldehyde hoặc các kim loại nặng độc hại có thể gây ung thư như ch́, cadmi và crôm.
Lâu nay, hàng Trung Quốc, đặc biệt là đồ chơi và đồ dùng trẻ em - phần rất lớn được sản xuất từ Quảng Đông - đă “hành quân” qua Việt Nam theo rất nhiều con đường, từ buôn bán tiểu ngạch tới buôn lậu. Trong một thế giới tiêu dùng có quá nhiều nguy cơ và rủi ro như bây giờ ở nước ta, lẽ ra chính những cơ quan chức năng của Việt Nam mới là những nơi đầu tiên lên tiếng cảnh báo về những mối nguy hiểm đến từ hàng hóa nước ngoài có chứa những chất độc hại. Nhưng các cơ quan chức năng ở ta thảy đều… không biết ǵ, cho tới khi phía Trung Quốc điều tra và đưa ra bằng chứng về độ nguy hiểm chứa trong hàng hóa của họ. Dĩ nhiên, họ điều tra để cảnh báo người tiêu dùng Trung Quốc phải đặc biệt cảnh giác khi mua và sử dụng những mặt hàng “nội hóa” này, chứ không nhằm “cảnh báo giúp” cho người tiêu dùng Việt Nam. Là phụ huynh, cha mẹ, ông bà và người thân của trẻ em Việt Nam, chúng ta làm sao có thể “cho qua” thông tin này được! Trong khi hằng ngày ra chợ, vào cửa hàng tạp hóa từ thị thành tới nông thôn, hay vào các siêu thị, kể cả những siêu thị lớn, th́ đập vào mắt chúng ta là rất nhiều các mặt hàng chứa “độ nguy hiểm cao” này đến từ Quảng Đông, Trung Quốc.
Phải công nhận là nhiều mặt hàng, nhất là đồ chơi và quần áo trẻ em do Trung Quốc sản xuất, có h́nh thức khá hấp dẫn và giá bán rất mềm, phù hợp với túi tiền của nhiều gia đ́nh có mức sống trung b́nh và cận nghèo ở Việt Nam. Người ta hay nói “của rẻ là của ôi”, nhưng ở những trường hợp này, “của rẻ” là hàng Trung Quốc, lại không “ôi”, thậm chí c̣n đẹp. Nó chỉ gây nguy hiểm v́ chứa quá nhiều hóa chất độc hại thôi. Và như thế, có khi c̣n đáng sợ hơn cả “ôi” nữa kia!
Ngày 1.6 hằng năm nhắc nhở người lớn toàn thế giới hăy quan tâm chăm sóc trẻ em. Hăy bảo vệ an toàn cho các cháu ngay khi ta muốn mua một món đồ chơi hay một bộ quần áo làm quà tặng!
Thanh Thảo
|
|
Minhxotxa
member
REF: 453134
06/01/2009
|
CẢNH BÁO VỀ TRÁI CÂY CỦA TRUNG QUỐC
Để cả tháng vẫn c̣n tươi!
Nhiều nước đă phát hiện ra chất cấm nguy hại có trong trái cây Trung Quốc và đă cấm cửa mặt hàng này.
Đă có một thời gian, trái cây Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam. Hiện tại số lượng hàng nhập về đă giảm do những thông tin liên quan đến chất lượng trái cây Trung Quốc nhưng tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM), trái cây Trung Quốc vẫn chiếm thị phần lớn hơn cả. Chị Nguyễn Thị Nhỏ - tiểu thương kinh doanh trái cây tại chợ đầu mối này cho biết: “Các vựa lớn ở các chợ đầu mối một lần nhập khoảng 15- 20 tấn hàng, chủ yếu là trái cây Trung Quốc. Bởi trái cây Trung Quốc, các cửa hàng mua về bán lẻ để cả chục ngày sau vẫn c̣n tươi nguyên, thậm chí để cả tháng vẫn cứ tươi roi rói”. Chị Hải, một tiểu thương chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, cho biết vừa nhập về khoảng 10 tấn trái cây, trong đó hơn 70% là hàng Trung Quốc. Để cạnh tranh với hàng Việt Nam, trái cây Trung Quốc thường có giá khá rẻ.
Trong khi đó, hàng trái cây nhập từ Mỹ, Úc lại có giá bán cao. Chẳng hạn, nho nhập từ Úc giá phải trên 100.000 đồng/kg và chỉ để được vài ngày là hỏng. C̣n hàng Trung Quốc chỉ khoảng 60.000 đồng - 80.000 đồng/kg”, và để được... cả tháng. Cũng theo một số tiểu thương chợ Thủ Đức, nếu như trước đây TP.HCM được xem là thị trường trọng điểm của trái cây Trung Quốc th́ nay đă chuyển sang các tỉnh.
Theo Ban quản lư chợ đầu mối Thủ Đức, vừa qua, đoàn thanh tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM phát hiện nhiều loại trái cây, rau củ tươi nhập từ Trung Quốc không có nhăn phụ tiếng Việt, giấy chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, các mẫu này c̣n có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn. Một số tiểu thương thừa nhận: “Chúng tôi biết trái cây Trung Quốc có chất làm ngọt, chất bảo quản... nhưng không biết rơ chúng là chất ǵ, độc hại đến mức nào nên vẫn bán”.
Theo Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM, qua kiểm tra các test nhanh thấy táo, lê, cam của Trung Quốc có gốc lân và carbamat, nhưng khi đem về kiểm tra lại không xác định được chất ǵ, dư lượng bao nhiêu. Tại cuộc họp mới đây giữa HĐND TP.HCM với Sở NN-PTNT, một đại biểu cũng đặt ra vấn đề kiểm soát chất lượng trái cây Trung Quốc: “Tôi đă thử xem xét chất lượng trái cây Trung Quốc một cách đơn giản nhất, đó là quan sát bề ngoài trái táo trong điều kiện b́nh thường. Rơ ràng là để ngày này qua ngày khác, thậm chí cả tháng mà trái táo vẫn tươi nguyên. Tôi cũng như bao nhiêu người tiêu dùng khác thắc mắc, trái cây Trung Quốc sử dụng chất bảo quản ǵ, độc hại thế nào?”. Theo một số phản ảnh của tiểu thương, Trung Quốc c̣n bán sang Việt Nam rất nhiều loại thuốc bảo quản hoa quả. Mỗi gói này giá chỉ 10.000 đồng, phun được hàng tạ trái cây để giữ cho đẹp và bảo quản được lâu.
Quang Thuần - Cẩm Nhi
|
1
|
Kí hiệu:
:
trang cá nhân :chủ
để đă đăng
:
gởi thư
:
thay đổi bài
:ư kiến |
|
|
|
|